+ Vô kinh (phục hồi 95% sau dùng thuốc)
Những biểu hiện nặng:
+ Huyết khối tắc mạch, viêm tắc tĩnh mạch: 1/1000
+ Nhồi máu cơ tim, bệnh mạch não.
+ Trầm cảm (phải ngừng thuốc)
2.1.4. Chống chỉ định: cao huyết áp, các bệnh về mạch máu (viêm tắc mạch), viêm gan, ung thư vú – tử cung, đái tháo đường, béo bệu, phụ nữ trên 40 tuổi.
2.1.5. Tương tác thuốc
Làm giảm tác dụng của thuốc thụ thai
+ Thuốc gây cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc ở gan (rifampicin, phenytoin, phenobarbital)
+ Thuốc làm thay đổi vi khuẩn ruột, tăng thải oestrogen, progesteron qua phân
Làm tăng độc tính với gan của thuốc tránh thai: thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, IMAO, …
2.1.6. Chế phẩm
– Marvelon 21: gồm Desogestrel 150mcg + Ethynylestradiol 30mcg, mỗi vỉ có 21 viên và 7 viên không thuốc.
– Nordette : gồm Levonorgestrel 150mcg + Ethynylestradiol 30mcg
– Rigevidon 21: gồm Levonorgestrel 150mcg + Ethynylestradiol 30mcg
– Tri – regol:
6 viên vàng | 5 viên mơ chín | 10 viên trắng | |
Levonorgestrel | 0,05mg | 0,075mg | 0,125mg |
Ethynylestradiol | 0,03mg | 0,04mg | 0,03mg |
Có thể bạn quan tâm!
- Thuốc Ức Chế Gắn Iod Vào Tuyến: Ức Chế Quá Trình Vận Chuyển Iod Như Thiocyanat, Perclorat, Nitrat. Thuốc Độc Vì Thường Gây Mất Bạch Cầu Hạt, Nay Ít Dùng
- Những Điều Cần Chú Ý Khi Dùng Thuốc
- Thuốc Kháng Progesteron : Các Thuốc Còn Đang Trong Giai Đoạn Nghiên Cứu
- Dược lý học - 45
- Dược lý học - 46
- Dược lý học - 47
Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.
Từ ngày thứ 5 của vòng kinh uống viên vàng trước, sau đến viên mơ chín và đến viên màu trắng. Nếu khoảng cách giữa 2 viên > 36 giờ thì không an toàn.
Thuốc thường đóng 21 viên chứa hoạt chất + 7 viên không có hoạt chất, uống theo thứ tự, mỗi ngày uống 1 viên vào buổi chiều sau ăn. Ngày đầu thấy kinh tính là ngày thứ nhất của chu kỳ nếu vòng kinh 28 ngày
2.2. Thuốc tránh thai có progesteron đơn thuần
Cơ chế tác dụng
+ Do chỉ chứa progesteron nên tác dụng chủ yếu ở ngoại biên: làm thay đổi dịch nhày cổ tử cung và làm kém phát triển nội mạc tử cung. Hiệu quả tránh thai không bằng viên phối hợp.
+ Tác dụng chỉ có sau 15 ngày dùng thuốc và chỉ đảm bảo nếu uống đều, không quên. Thường dùng cho phụ nữ có bệnh gan, tăng huyết áp, đã có tắc mạch…
Tác dụng không mong muốn
+ Rối loạn kinh nguyệt, thường xảy ra với người mới dùng thuốc , sau 1 năm kinh nguyệt sẽ dần trở về bình thường.
+ Nhức đầu, chóng mặt, phù, tăng cân.
Chống chỉ định: không dùng cho phụ nữ trẻ < 40 tuổi vì thuốc có tác dụng làm khô dịch âm đạo.
Chế phẩm:
Hiện nay hay dùng loại liều thấp, uống liên tục ngay cả khi thấy kinh. Chỉ định cho người không dùng được estrogen hay có chống chỉ định với thuốc tránh thai phối hợp, một số chế phẩm:
Norgestrel (microval) viên 0,03 mg, uống ngày 1 viên.
Lynestrenol (exluton) viên 0,5mg, uống 1 viên/ngày từ ngày đầu có kinh, liên tục trong 28 ngày
2.3. Thuốc tránh thai sau giao hợp (còn gọi là thuốc tránh thai khẩn cấp)
– Dùng thuốc phối hợp hay một mình estrogen trong vòng 72 giờ có hiệu quả 99%: Ethynylestradiol 2,5mg x 2 lần/ngày x 5 ngày
Diethylstilbestrol 50mg/ngày x 5 ngày
Postinor: mỗi viên chứa levonorgestrel (progesteron) 0,75 mg. Dùng cho phụ nữ giao hợp không thường xuyên. Uống 1 viên trong vòng 1 giờ sau giao hợp. Nếu có giao hợp lại uống thêm 1 viên sau viên đầu 8 giờ. Một tháng uống không quá 4 viên.
– Cơ chế: thuốc tác dụng theo nhiều cơ chế
– Tác dụng không mong muốn : gặp 40%: buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, căng vú, đau bụng, chuột rút..
– Chống chỉ định: nghi ngờ có thai, chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân, bệnh gan thận, tiền sử carcinom vú, buồng trứng hay tử cung.
Vì phải dùng liều cao nên có nhiều tác dụng không mong muốn, tránh sử dụng rộng rãi loại thuốc này.
LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày tác dụng, cơ chế và chống chỉ định của thuốc viên tránh thai.
2. Kể tên những chế phẩm đang được sử dụng nhiều tại Việt nam.
HISTAMIN VÀ THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1
(Sinh viên tự nghiên cứu)
Mục tiêu:
1. Trình bày và phân tích được tác dụng của histamin.
2. Trình bày được tác dụng, cơ chế và chỉ định của thuốc kháng histamin H1 trong bài.
1. Histamin
1.1. Nguồn gốc
Histamin là chất trung gian hoá học, có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và dị ứng, trong sự bài tiết dịch vị và cũng có chức năng như chất dẫn truyền thần kinh. Histamin được tạo ra từ histidin sau khi bị khử carboxyl dưới tác dụng của histidin decarboxylase
CH2 H N
CH
CH NH2
COOH - CO2
CH2 H N
CH
CH NH2 COOH
Histidin Histamin
Bình thường histamin ở dạng phức hợp, không có tác dụng sinh học và được dự trữ trong các hạt trong tế bào mastocyt (dưỡng bào), bạch cầu ưa base, tế bào niêm mạc ruột, tế bào thần kinh…. Da, niêm mạc, khí quản là những mô có nhiều tế bào mastocyt nên dự trữ nhiều histamin.
1.2. Sự Giải phóng
Nhiều yếu tố kích thích sự giải phóng histamin, nhưng chủ yếu là do phản ứng kháng nguyên – kháng thể xảy ra trên bề mặt tế bào mastocyt.
Khi có phản ứng kháng nguyên – kháng thể sẽ làm thay đổi tính thấm của màng với ion calci, tăng calci vào trong nội bào. Khi Ca++ nội bào tăng gây nên vỡ các hạt dự trữ làm giải phóng histamin.
Ánh mặt trời, bỏng, nọc độc của côn trùng, morphin, D – tubocurarin cũng làm tăng giải phóng histamin. Ngoài ra một số yếu tố khác cũng được giải phóng trong phản ứng dị ứng như : yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, các prostaglandin, bradykinin, leucotrien…
1.3. Receptor của histamin : Hiện na, tìm thấy 3 receptor của histamin là H1, H2, H3
Receptor H1 phân bố chủ yếu ở cơ trơn, tế bào nội mô, não và da. Chất đối kháng là các thuốc kháng histamin H1.
Receptor H2 phân bố chủ yếu ở niêm mạc dạ dày, cơ tim, tế bào mastocyt, não. Chất đối kháng là Ranitidin, Cimetidin, famotidin, trotidin.
Receptor H3 phân bố ở các neuron trong não, đám rối nội tạng và các neuron khác.
Chất đối kháng là thioperamid, iodophenpropit, clobenpropit, imipromidin, burimamid.
1.4. Tác dụng sinh học của histamin
Trên tim mạch
+ Làm giãn mạch máu nhỏ ( tiểu động, mao, tiểu tĩnh mạch, mao mạch), làm giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp và tăng cường máu tới tổ chức: thông qua recetor H1 sự xuất hiện tác dụng nhanh, cường độ mạnh nhưng không kéo dài, còn với receptor H2 tác dụng giãn mạch xuất hiện chậm nhưng kéo dài.
+ Làm thoát dịch và protein ra ngoại bào gây phù nề, nóng, đỏ, đau (thông qua
receptor H1)
+ Tác dụng trực tiếp trên cơ tim và thần kinh nội tại làm tăng co bóp tâm thất, tâm nhĩ, chậm khử cực nút xoang và chậm dẫn truyền nhĩ thất.
Trên khí quản – phế quản – phổi: làm co cơ trơn khí phế quản gây cơn hen. Ngoài ra, còn gây xuất tiết niêm mạc khí phế quản, gây phù nề niêm mạc và tăng tính thấm mao mạc phổi (thông qua receptor H1)
Trên tiêu hoá: làm tăng tiết dịch vị thông qua receptor H2, làm tăng nhu động và
bài tiết dịch ruột.
Trên bài tiết: làm tăng tiết nước bọt, nước mắt, nước mũi, dịch tuỵ
Trên thần kinh trung ương
+ Kích thích đầu mút sợi thần kinh ngoại vi gây ngứa, đau
+ Gây giảm thân nhiệt, mất ngủ, chán ăn, tăng tiết ADH ( receptor H1 và H2)
2. Các thuốc kháng histamin
2.1. Phân loại
– Dựa vào các receptor của histamin có 3 nhóm thuốc đối kháng với histamin. Thuốc kháng H2 receptor (đọc bài thuốc tác dụng trên tiêu hoá), thuốc kháng H3receptor đang trong giai đoạn nghiên cứu. Trong phạm vi bài này, chỉ giới thiệu thuốc kháng chọn lọc trên receptor H1.
– Dựa vào dược động học, tác dụng, các thuốc kháng H1 được chia 2 thế hệ.
+ Thế hệ 1: gồm các thuốc có thể đi qua hàng rào máu não dễ dàng, có tác dụng trên cả rceceptor H1 trung ương và ngoại vi, có tác dụng an thần mạnh, chống nôn và kháng cholinergic giống atropin.
+ Thế hệ 2: gồm các thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não, có t/2 dài, ít tác dụng trên receptor H1 trung ương, chỉ tác dụng trên receptor H1 ngoại vi, không tác dụng kháng cholinergic, không an thần và không có tác dụng chống nôn.
2.2. Một số thuốc kháng histamin H1
Tên biệt dược | Liều lượng NL (mg) | |
Thế hệ 1 - Carbinoxamin - Clemastin - Dimethinden - Diphenhydramin - Dimenhydrinat - Pyrilamin - Clopheniramin - Brompheniramin - Hydroxyzin - Cyclizin - Meclizin - Promethazin - Alimemazin Thế hệ 2 - Terfenadin - Acrivastin - Cetirizin - Astemozol - Loratadin - Desloratadin - Fexofenadin | - Cardec, Clistin - Tavist - Fenistil - Benadryl - Dramamin - Nisaval - Chlor – Trimeton - Dimetan - Atarax - Marexin - Antivert - Phenergan - Allerlene - Seldan (có tác dụng không mong muốn trên tim, nay không dùng) - Semprex - Zyrtec, Cetrizet - Hismanal, Scantihis - Claritin - Aerius - Allegra, telfast | 4 – 8 1,3 – 1,7 4 25 – 50 50 – 100 25 – 50 4 – 12 4 – 12 25 – 100 50 12,5 – 50 10 – 25 5 – 20 24, không dùng cho trẻ < 12 tháng tuổi 5 – 10 Hiện nay không dùng 10 5 60 |
2.3. Tính chất dược lý
2.3.1. Tác dụng kháng histamin thực thụ
Do ức chế có cạnh tranh với histamin tại receptor H1 nên thuốc có tác dụng:
+ Làm mất tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của histamin trên mao mạch. Làm giảm hoặc mất phản ứng viêm và dị ứng, giảm phù, giảm ngứa.
+ Làm giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa nên giảm đau bụng do dị ứng.
+ Ức chế tác dụng co mạch của histamin trên thành mach.
+ Ức chế bài tiết nước bọt, nước mắt …
Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng dự phòng tốt hơn là chữa, vì khi histamin đã được giải phóng sẽ giải phóng đồng thời các chất trung gian hoá học khác mà thuốc kháng H1 không đối kháng được. Tác dụng của thuốc mạnh nhất ở cơ trơn phế quản, cơ trơn ruột.
2.3.2. Tác dụng khác
Trên thần kinh trung ương:
+ Thuốc kháng histamin thế hệ I ức chế thần kinh trung ương, làm dịu, làm giảm khả năng tập trung tư tưởng, ngủ gà, chóng mặt
+ Một số thuốc kháng histamin thế hệ II, do có ái lực với receptor H1 ngoại biên, nên ít thấm qua hàng rào máu não và ít tác dụng trên tác dụng trung ương ( terfenadin, astemizol, loratidin…)
– Trên thần kinh thự vật
+ Kháng cholinergic : một số thuốc thế hệ I kháng cholinergic ngay ở liều điều trị và trong một số trường hợp phải chống chỉ định (promethazin, diphenhydramin, …)
+ Thay đổi hệ giao cảm: promethazin ức chế receptor α – adrenergic làm hạ huyết áp, diphenhydramin ức chế thu hồi cathecholamin làm tăng tác dụng của cathecholamin.
Chống say sóng, chống nôn do cơ chế kháng cholinergic (tốt nhất là promethazin). Thường dùng diphenhydramin và dimenhydrinat để chống say tàu xe.
Chống được ho ngoại biên do ức chế sự co phế quản gây phản xạ ho, nhưng tác dụng kém thuốc chống ho trung ương loại morphin.
– Tác dụng khác:
+ Kháng serotonon ở vùng dưới đồi gây kích thích ăn ngon
+ Chống ngứa, gây tê (mepyramin, diphenhydramin)
2.4. Tương tác thuốc
– Các thuốc ức chế thần kinh: rượu, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giảm đau gây ngủ…làm tăng tác dụng trên trung ương của thuốc kháng histamin H 1.
– Thuốc kháng cholinergic: atropin, thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm 3
vòng, IMAO,… làm tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin H1.
– Thuốc cường phó giao cảm và ức chế cholinesterase đối kháng với tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin H1.
– Các kháng sinh : erythromycin, clarythromycin, ketoconazol, itraconazol ức chế
cytocrom P450 làm tăng tác dụng không mong muốn trên tim của terfenadin, astemizol,
2.5. Tác dụng không mong muốn
– Do tác dụng trung ương :
+ Thay đổi tuỳ theo từng cá thể, thường biểu hiện ức chế thần kinh (ngủ gà, khó chịu, giảm phản xạ, mệt), mất kết hợp vận động, chóng mặt. Những biểu hiện trên tăng mạnh nếu dùng thuốc kháng H 1 cùng rượu ethylic hoặc thuốc ức chế thần kinh trung ương. Cấm dùng khi lái xe, đang vận hành máy móc hoặc làm việc nơi nguy hiểm (trên cao).
+ Ở một số người, tác dụng biểu hiện ở dạng kích thích (nhất là ở trẻ còn bú): Mất ngủ, dễ kích động, nhức đầu, có khi co giật nếu liều cao.
+ Để hạn chế tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương có thể giảm liều hàng ngày hoặc dùng lúc chiều tối, hoặc dùng loại kháng H1 thế hệ II.
– Do tác dụng kháng cholinergic: khô miệng, hầu họng; khạc đờm khó; khó tiểu
tiện, bí đái, liệt dương; rối loạn điều tiết thị giác, tăng áp lực trong mắt đặc biệt ở người có glôcôm góc đóng, đánh trống ngực; giảm tiết sữa.
– Phản ứng quá mẫn và đặc ứng
– Tác dụng không mong muốn khác: ảnh hưởng trên tim mạch, thay đổi huyết áp…
2.6. Chỉ định
– Dị ứng: sổ mũi mùa, bệnh da dị ứng (mày đay cấp tính, phù nề ban đỏ; ngứa do dị ứng (như trong chàm); phù Quincke; ngứa do côn trùng đốt; dị ứng thuốc.
– Bệnh huyết thanh
– Chỉ định khác : say tầu xe ( promethazin, diphenhydramin, diphenhydrinat...); gây ngủ (promethazin), phối hợp với thuốc ho để tăng tác dụng của thuốc ho.
2.7. Chống chỉ định
– Phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc hẹp, nghẽn ống tiêu hóa và đường niệu, nhược cơ, dùng IMAO.
– Quá mẫn với thuốc, không dùng thuốc kháng H1 ngoài da khi tổn thương da.
– Ở người có thai, không dùng cyclizin và dẫn xuất (có thể gây quái thai).
– Không dùng các thuốc thế hệ II như terfenadin, astemizol với erythromyci, ketoconazol…
– Khi lái tàu xe, vận hành máy móc
– Trên tim mạch: terfenadin, astemizol kéo dài khoảng QT có thể đưa đến hiện tượng xoắn đỉnh, hiện nay không dùng .
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày tác dụng của histamin ?
2. Trình bày tác dụng, cơ chế và chỉ định của thuốc kháng histamin H1