Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Vùng Biển Đảo Vân Đồn Và Văn Hóa Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn

biển và “nương nhờ” vào biển nhưng từ bao đời nay người dân duyên hải miền Trung vẫn mang tâm lý “sợ biển”, sợ những thảm họa hiểm nguy đến từ biển, nên chưa thực sự “đối diện” với biển và sẵn sàng “sống chung” với biển. Tâm lý này không chỉ có trong các cộng đồng cư dân duyên hải miền Trung mà là tâm lý chung của người dân ở các miền duyên hải Việt Nam”. Chính vì vậy, tác giả đã nêu ra những chính sách bảo vệ văn hóa biển trong tầm nhìn của một quốc gia biển như Việt Nam.

Bài viết “Có một văn hoá biển đảo ở Việt Nam” của tác giả Phan An (năm 2012) cho rằng: “Các nhà văn hóa xem văn hóa biển đảo Việt Nam có thể nghiên cứu từ nhiều góc cạnh khác nhau như văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức... Dân tộc Việt Nam đã biết và hiểu rõ về biển đảo của mình, đã biết cách ứng xử rất linh hoạt và độc đáo để tồn tại và phát triển với biển đảo. Đó là một dân tộc hướng biển”[1]. Như vậy, tác giả khẳng định Việt Nam có một nét đặc sắc của văn hóa biển đảo. Nền văn hóa ấy được hình thành trong quá trình con người gắn bó với biển.

Trong cuốn Văn hóa biển miền Trung Việt Nam của tác giả Lê Văn Kỳ (năm 2015), tác giả đã tập trung phân tích nét đặc trưng của văn hóa biển ở khu vực miền Trung nước ta qua các bình diện như văn học dân gian vùng biển miền Trung; tục thờ phụng thần biển ở miền Trung; lễ hội, phong tục và dân ca vùng biển miền Trung; các nghề biển truyền thống của ngư dân miền Trung và Văn hóa - du lịch biển miền Trung. Tác giả nhấn mạnh: Nghiên cứu văn hóa biển là “để tìm xem ngư dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân miền Trung đã hoạt động, ứng xử với biển như thế nào trong quá trình làm ăn, chung sống, để từ đó tìm ra giải pháp khai thác tiềm năng của biển tốt hơn” [48; tr.61].

Tác giả Nguyễn Khắc Sử trong bài viết “Các nền văn hóa biển tiền sử Việt Nam những giá trị lịch sử - văn hóa” (năm 2015) đã chỉ ra cội nguồn của văn hóa biển Việt Nam. Nó được hình thành trong quá trình con người gắn bó với biển: “...Văn hóa biển tiền sử Việt Nam đã lưu giữ những bằng chứng về

sự tương thích của con người với những biến động khắc nghiệt của môi trường như biển tiến, biển thoái, động đất, sóng thần, mưa bão để hun đúc nên bản sắc văn hóa biển Việt Nam.”[101; tr 3].

Bài viết “Văn hóa biển đảo Việt Nam, giá trị và cách tiếp cận” của tác giả Nguyễn Chí Bền (năm 2015) cho rằng: “Văn hóa biển đảo Việt Nam là một bộ phận văn hóa đa giá trị, đa dạng về loại hình, thể loại, phong phú về trữ lượng tác phẩm.....” . Theo tác giả, khi nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam cần chú ý đến các cảng biển với vai trò quan trọng trong tiếp nhận và giao lưu văn hóa biển với các văn hóa khác: “Nghiên cứu giá trị của văn hóa biển đảo Việt Nam, các thành tố của văn hóa biển đảo Việt Nam không thể không chú ý đến các cảng biển của nước ta, vai trò của chúng với tư cách đầu cầu, nơi đầu tiên tiếp nhận các luồng văn hóa đến từ các chân trời khác nhau vào Việt Nam bằng đường biển” [10; Tr.17]. Nhận định này của tác giả rất hợp lý bởi lẽ các cảng biển với vị trí chiến lược chính là nơi giao lưu, tiếp biến văn hóa.

Bài viết “Nhận diện văn hóa biển - đảo Việt Nam” của Nguyễn Duy Thiệu (năm 2015) [113] đã đi sâu phân tích khái niệm về văn hóa biển đảo, văn hóa biển - đảo từ góc nhìn bảo tồn/bảo tàng. Bài viết bước đầu nhận diện các thành tố chính cấu thành văn hóa biển - đảo, để từ đó có một cái nhìn cụ thể cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển - đảo trong cuộc sống đương đại.

Cuốn sách Văn hóa biển đảo Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa dân gian (2 tập) của tác giả Vũ Quang Dũng tuyển chọn (năm 2017) [27] với 189 bài viết đã phân tích tổng quan về văn hóa biển đảo Việt Nam từ nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau như văn học dân gian và nghệ thuật dân gian liên quan đến văn hóa biển, đảo Việt Nam; những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và tri thức dân gian. Đây là công trình tập hợp tư liệu có giá trị tham khảo cho những nghiên cứu về văn hoá biển.

Bài viết “Nghiên cứu về văn hóa biển ở Việt Nam hiện nay - vấn đề và cách tiếp cận” của tác giả Trần Thị An (năm 2019) [4; tr. 34] chỉ ra các lý

thuyết tiếp cận, các vấn đề đặt ra về nhân học biển, văn hóa học biển, chủ thể văn hóa biển, tác giả chỉ ra một số hướng nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam,...để đi đến kết luận về những “trăn trở” về việc nghiên cứu văn hóa biển còn rất nhiều khoảng trống, các nhà nghiên cứu văn hóa biển có trọng trách rất lớn trong việc nhận diện văn hóa biển, chỉ ra các rào cản trong văn hóa biển truyền thống cần gỡ bỏ, những thách thức đặt ra trước các chủ thể văn hóa biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Cuốn sách Văn hóa biển miền Trung trong xã hội đương đại [149] do Viện nghiên cứu Văn hóa ấn hành (năm 2019) tập hợp 26 bài về các vấn đề mới trong nghiên cứu văn hoá biển Việt Nam, ví như góc nhìn lịch sử về văn hoá biển miền Trung; thực hành cũng như các thách thức trong sinh kế của các cộng đồng cư dân ven biển miền Trung hiện nay; nhận diện, bảo tồn và phát huy di sản, đặc biệt là văn hoá phi vật thể của các cộng đồng cư dân ven biển,... Có thể nói đây là công trình tiêu biểu cho nhóm chủ đề nghiên cứu về văn hóa biển đảo gần đây.

Đáng chú ý trong những công trình nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam phải kể đến bộ sách “Văn hóa biển đảo Việt Nam” gồm 9 quyển do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, GS.TS. Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam làm Tổng chủ biên. Đây là kết quả của chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển đảo Việt Nam của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam trong hai năm 2015-2016. Trong số 09 tập sách, tập đầu tiên và tập cuối cùng cung cấp cái nhìn tổng quan, chung nhất về văn hóa biển đảo Việt Nam và vấn đề quản lý văn hóa biển đảo Việt Nam.

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 3

Tập 1 - Tổng quan văn hóa biển đảo Việt Nam (GS.TS. Nguyễn Chí Bền chủ biên) nghiên cứu lý thuyết, cách tiếp cận và tình hình nghiên cứu văn hóa biển đảo Việt Nam; làm rõ chủ thể, sự phát triển và giá trị của văn hóa biển đảo Việt Nam; phân tích thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị

văn hóa biển đảo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển đảo ở Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.

Tập 9 - Quản lý văn hóa biển đảo Việt Nam (PGS.TS. Bùi Hoài Sơn chủ biên) tập trung đi sâu vào một lĩnh vực của văn hóa biển đảo, nhưng là một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt, được xem là một trong những giải pháp để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia mạnh toàn diện về biển, đó là lĩnh vực quản lý văn hóa biển đảo.

Các tập sách còn lại (từ tập 2 đến tập 8), là những nội dung nghiên cứu chuyên sâu chia theo vùng văn hóa, trải từ Bắc Bộ qua Trung Bộ, tới Nam Bộ. Mỗi tập sách, các tác giả đều lựa chọn một số địa bàn tiêu biểu để khảo sát, nghiên cứu, từ đó tìm ra, khái quát nên những đặc điểm chung nhất, nổi bật nhất của văn hóa biển đảo vùng.

Có thể khẳng định, Văn hóa biển đảo Việt Nam là một công trình nghiên cứu toàn diện và giàu tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến văn hóa biển đảo các vùng trên cả nước; đề xuất các giải pháp trong quản lý, phát triển văn hóa biển đảo, góp phần thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như phát triển kinh tế - văn hóa biển đảo quê hương, đất nước. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa đối với tác giả luận án không chỉ về những vấn đề lý luận về văn hóa biển đảo Việt Nam nói chung và còn cả những vấn đề thực tiễn về văn hóa biển đảo ở nước ta.

Như vậy có thể nhận thấy, cho đến nay số lượng các nghiên cứu văn hóa biển, văn hóa biển đảo Việt Nam tương đối phong phú, đa dạng về nội dung và các khu vực nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào các vấn đề về lịch sử tiếp xúc và giao lưu của người Việt cổ với biển, các vùng văn hóa có liên quan đến biển, các công trình lý luận về văn hóa biển của người Việt, số ít các công trình nghiên cứu về văn hóa biển với tư cách là đối tượng nhằm quy hoạch, phát triển và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vùng biển đảo Vân Đồn và văn hóa cư dân vùng biển đảo Vân Đồn

* Những công trình nghiên cứu nước ngoài

Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan đến văn hoá cư dân Vân Đồn rất ít và chủ yếu ở khía cạnh khảo cổ và lịch sử.

Năm 1936, trong chuyến làm việc với Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, học giả Yamamoto Tatsuro đã đến khảo cứu Vân Đồn, chuyên khảo đầu tiên về Vân Đồn được ông hoàn thành năm 1939 với tên gọi Annam no Bouekikou Unton (Vân Đồn- Cảng thương mại ở An Nam) [169]. Với chuyên khảo này, lần đầu tiên, thương cảng Vân Đồn được nghiên cứu, nhìn nhận theo quan điểm lịch sử mậu dịch và đặt trong bối cảnh thương mại quốc tế. Sau đó công trình của Yamatomo Tatsuro được dịch sang tiếng Anh với tựa đề: Vân Đồn - A Trade Port in Vietnam, Memoirs of The Toyo Bunko (The Oriental Library), No.39, The Toyo Bunko, Tokyo, 1981 cũng tập trung vào vấn đề thương mại ở Vân Đồn.

Tuy nhiên, từ sau công bố của Yamatomo Tatsuro, cho đến trước những năm 60 của thế kỷ XX, những nghiên cứu chuyên sâu về Vân Đồn lại gần như vắng bóng. Mãi tới gần đây, John K. Whitmore công bố công trình The Disappearance of Van Don: Trade and State in Fifteen Century Dai Viet - A Changing Regime? [168]. Đây là một công trình nghiên cứu về lịch sử thương mại của Vân Đồn, yếu tố văn hóa hầu như không được nhắc đến trong cuốn sách này.

* Những công trình nghiên cứu trong nước

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về văn hóa khu vực Quảng Ninh trong đó có Vân Đồn phải kể đến các công trình sau: Nguyễn Văn Hảo về “Báo cáo khai quật đợt II di chỉ Ngọc Vừng, Xích Thổ” [43] năm 1971 được in trong Tư liệu Khảo cổ học.

Tiếp theo là công trình của Nguyễn Trúc Bình (1972) về “Về tộc danh Đản, Sín trong nhóm người Hoa ở vùng ven biển Quảng Ninh”… Trong các

công trình này, các tác giả đã có những phác thảo về sự hình thành và đặc điểm của văn hóa biển ở Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng.

Năm 1995, tác giả Nguyễn Khắc Sử có bài viết “Biển với cư dân tiền sử vùng Đông Bắc”. Trong đó tác giả chỉ rõ vai trò, vị trí của biển với cư dân tiền sử vùng Đông Bắc Việt Nam với nhận định: “Biển với văn hóa tiền sử vùng Đông Bắc Việt Nam là một điểm sáng trong văn hóa Việt Nam. Chúng phát triển liên tục, kế thừa và giao lưu với thế giới bên ngoài bằng đường biển. Có thể xem vùng biển Đông Bắc Việt Nam là vùng văn hóa biển đậm nét nhất trong các nền văn hóa tiền sử nước ta”. Trong các nghiên cứu khác, Nguyễn Khắc Sử với các bài viết “Di chỉ Cái Bèo với tiền sử vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam” và “Văn hóa biển tiền sử Việt Nam: mô hình và giả thiết”. Trong đó, tác giả đã đưa ra một mô hình và giả thiết về sự hình thành, giao lưu, tiếp nối, lan tỏa và hội nhập của văn hóa biển tiền sử Việt Nam. Các công trình này không chỉ có giá trị tư liệu về mặt khảo cổ học mà còn có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu về những yếu tố văn hóa vùng biển đảo.

Năm 1996, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á công bố công trình Biển với người Việt cổ. Trong nghiên cứu này các tác giả chủ yếu tập trung phân tích yếu tố biển của người Việt từ khía cạnh khảo cổ học. Nghiên cứu này cung cấp cho chúng tôi sự tham khảo hữu ích về cái nhìn của người Việt đối với biển, trong đó có cư dân ven biển Đông Bắc.

Năm 2002, Nguyễn Quang Vinh cũng đã công bố công trình về: Văn hóa dân gian làng Vân [147] trong đó đã giới thiệu về lịch sử, vị thế và cư dân vùng văn hóa làng Vân - một làng quê lâu đời trên đảo Quan Lạn, Vân Đồn, cách đất liền khá xa. Công trình đã đề cập đến cuộc sống lao động, các ngành nghề, một số phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, đình, chùa, nghè, miếu và lễ hội, thơ ca hò vè sưu tầm ở làng Vân.

Năm 2003, công trình Địa chí Quảng Ninh [139] gồm 3 tập ra đời, tập 3 viết về văn hóa - xã hội, đề cập đến các vấn đề gia đình, dòng họ, làng xã, di tích, danh thắng, văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi

trường, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, lễ tết, tôn giáo, ăn, mặc, ở, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, báo, phát thanh truyền hình… Các nội dung trên đều được giới thiệu một cách khái quát, cô đọng, giúp người đọc có cái nhìn khái quát về các vấn đề văn hóa - xã hội Quảng Ninh nói chung, trong đó có huyện đảo Vân Đồn.

Cuốn sách Thương Cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2008) [7] đã tập hợp các bài nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia hội thảo về thương cảng Vân Đồn. Cuốn sách đã đề cập đến các khía cạnh lịch sử, kinh tế và văn hoá của thương cảng Vân Đồn, các vấn đề văn hóa và bảo tồn văn hóa ở Vân Đồn.

Năm 2009, hai tác giả Đàm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Thủy có bài viết “Tục thờ cúng trong đời sống tâm linh của ngư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á [145]. Trong công trình này, các tác giả đã trình bày những nghiên cứu của mình về phong tục thờ cúng khá phong phú của ngư dân đảo Quan Lạn vào các dịp lễ hội trong năm.

Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Kim đã công bố công trình chuyên khảo với chủ đề Vân Đồn: Thương cảng quốc tế của Việt Nam [67]. Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài với nguồn tư liệu khảo sát đồ sộ, có tính hệ thống của tác giả. Tác giả cũng đã đưa ra nhiều cách kiến giải mới, chuyên sâu, vừa mang tính lý thuyết cao, nhưng lại có tính ứng dụng rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả nhận định rằng, “khi khảo cứu về vai trò, hoạt động của thương cảng Vân Đồn, công trình không cố gắng làm rõ quá trình hình thành, phát triển của thương cảng mà còn cố gắng đạt đến những nhận thức toàn diện, hệ thống về truyền thống khai thác biển, tư duy hướng biển của người Việt trước đây cũng như hiện nay qua trường hợp Vân Đồn- Quảng Ninh. Cuốn sách có ý nghĩa rất lớn

với tác giả luận án khi phân tích, đánh giá đặc điểm của văn hóa biển ở Vân Đồn - Quảng Ninh.

Năm 2014, Cao Trường Huy với luận án tiến sỹ kinh tế quốc tế về Kinh nghiệm Đông Á về phát triển khu kinh tế và bài học cho phát triển Khu kinh tế Vân Đồn [58], đã chỉ ra Vân Đồn là cửa sổ quan trọng để Việt Nam nhìn ra thế giới, nắm bắt nhanh nhạy các thông tin bên ngoài, hiểu biết và thích ứng nhanh nhạy với thế giới. Công trình nghiên cứu này chỉ ra những thách thức trong hệ thống thể chế hiện nay ở Vân Đồn. Theo tác giả, để đẩy mạnh phát triển khu kinh tế Vân Đồn, cần phải xây dựng thể chế có tính tương thích cao đối với môi trường kinh doanh quốc tế, đủ thông thoáng cho các dòng tiền tệ, vốn, công nghệ, nhân tài và hàng hoá lưu chuyển tự do, để có thể tham gia vào mạng sản xuất khu vực và toàn cầu.

Năm 2016, tác giả Phạm Quốc Duyệt xuất bản cuốn sách“Dặm dài Quan Lạn” [30] có ghi về lịch sử hình thành, phong tục tập quán tín ngưỡng, lễ hội của cư dân xã đảo Quan Lạn. Đây là công trình nghiên cứu công phu của nhà nghiên cứu sinh ra và lớn lên tại đảo Quan Lạn cho người đọc những thông tin tổng quan nhất về lịch sử hình thành và văn hóa nơi đây.

Công trình Di tích lịch sử - Văn hoá thương cảng Vân Đồn của Ban quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh năm 2010, trên cơ sở nội dung của các bài hội thảo kết hợp với kết quả điều tra thám sát khảo cổ học các di tích thuộc thương cảng cổ Vân Đồn, công trình này cũng đã nêu rõ rằng, qua thời gian, giá trị lịch sử của một thương cảng cổ đã đi sâu vào phong tục tập quán với những nét sinh hoạt cuộc sống thông qua các lễ hội, truyện cổ hay thơ ca dân gian mang đậm chất vùng biển đảo.

Năm 2015, Luận án tiến sĩ văn hóa học “Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)” của Nguyễn Thị Phương Thảo

[106] đã phân tích những yếu tố biển trong các lễ hội ở văn hóa vùng biển Quảng Ninh và có sự đối sánh với các vùng biển khác trên đất nước ta.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí