Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức của khu vực và thế giới, vì thế chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Tân Uyên cũng mang nhiều nét tương đồng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới và cũng như tại Việt Nam. Có thể nêu ra sự tương đồng này trên các khía cạnh nguyên nhân, diễn trình, nội dung và kết quả:
Về nguyên nhân, đô thị hóa diễn ra do tác động trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa, tức khởi đầu từ sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế từ khu vực I sang khu vực III.
Về diễn trình, công nghiệp hóa Tân Uyên diễn ra theo chiều hướng ngày một nhanh và đô thị hóa có tính lan tỏa. Từ chỗ tập trung ở một vài điểm ban đầu, đô thị hóa đã nhanh chóng lan ra hầu khắp các xã, phường trên địa bàn, làm cho bản đồ đô thị hóa ngày càng bao phủ rộng khắp. Đặc điểm công nghiệp hóa là kéo theo đô thị hóa, từ chưa có quy hoạch, tổ chức sang có định hướng, quy hoạch phát triển ngày càng rộng phù hợp với tình hình của thị xã.
Về nội dung, công nghiệp hóa, đô thị hóa là quá trình biến đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội và các khía cạnh khác.
Về kết quả, công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra những thay đổi cơ bản trong tổ chức kinh tế - xã hội. Thấy rõ nhất là các vùng nông nghiệp nông thôn, qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đã dần biến chuyển thành những vùng sản xuất công nghiệp và các khu đô thị, khu dân cư, buôn bán sầm uất.
Từ kết quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa giai đoạn 1997 - 2017 cũng như định hướng quy hoạch thị xã Tân Uyên, có thể đoán định quá trình công nghiệp hóa phát triển và quá trình đô thị hóa sẽ tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn nữa trong tương lai. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Tân Uyên đến năm 2025 trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ và các nguồn lực bên ngoài; phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; song song với phát triển mới, đẩy mạnh chỉnh trang các vùng sản xuất công nghiệp, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tân Uyên giai đoạn 2010 đến năm 2025 trong bối cảnh kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Tân Uyên nói riêng có nhiều thuận lợi nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong tương lai thì Tân Uyên cần quan tâm hơn đến chất lượng trong quy hoạch đô thị, cụm công nghiệp.
Bước vào thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Tân Uyên quyết tâm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhằm xây dựng địa phương tiến nhanh tiến mạnh, vững chắc trên con đường nghiệp hóa, đô thị hóa trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002), NXB. Thông tấn, Hà Nội
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Lấp Kín Các Kcn Trên Địa Bàn Thị Xã Tân Uyên Đến Năm 2015
- Định Hướng Công Nghiệp Hóa - Đô Thị Hóa Thị Xã Tân Uyên Đến Năm 2030
- Khuyến Nghị Giải Pháp Thúc Đẩy Quá Trình Công Nghiệp Hóa - Đô Thị Hóa Ở Thị Xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
- Tiêu Chuẩn Phát Triển Đô Thị Thị Xã Tân Uyên Đến Năm 2015
- Sự Thay Đổi Hành Chính Của Tỉnh Bình Dương Từ Năm 1997 Đến 2017
- Diện Mạo Công Nghiệp, Đô Thị Mới Tại Phường Khánh Bình, Tx.tân Uyên (2017) [79]
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây Dựng.
3. Trương Bá Thanh, Bùi Quang Bình (chủ biên)(2016), Đổi mới cách thức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia.
4. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Xây dựng (1990), Thông tư liên tịch của Bộ Xây dựng – Ban tổ chức cán bộ của chính phủ số 31/TTLT ngày 20 tháng 11 năm 1990 hướng dẫn thực hiện quyết định 132-HĐBT về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị.
5. Ban tuyên giáo Trung ương, Hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
6. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
7. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2003), Bình Dương Thế và lực trong thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia.
8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/12/2001, Hà Nội
9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định về việc phân loại đô thị, số 42/2009/NĐ-CP, ngày 07/5/2009, Hà Nội.
10. Cục thống kê thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
11. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (1999), Niên giám thống kê (1998), Bình Dương.
12. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương(2000), Niên giám thống kê (1999),Bình Dương. .
13. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2003), Niên giám thống kê (2002), Bình Dương.
14. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương(2005), Niên giám thống kê (2004), Bình Dương..
15. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2010), Niên gám thống kê (2009), Bình Dương..
16. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương(2011), Niên giám thống kê (2010), Bình Dương..
17. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2015), Niên giám thống kê(2014), Bình Dương.
18. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương(2002), Bình Dương số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2001, Bình Dương.
19. Nguyễn Đắc Hưng, Phùng Thế Đông (2018), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, NXB Quân đội Nhân dân.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội
21. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1997), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI, lưu hành nội bộ, Bình Dương
22. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2001), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII, lưu hành nội bộ, Bình Dương
23. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2005), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, lưu hành nội bộ, Bình Dương
24. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2015), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X, lưu hành nội bộ, Bình Dương
25. Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Đảng bộ huyện Bắc Tân Uyên (2016), Lịch sử cách mạng và xây dựng Huyện Bắc Tân Uyên ( 1930 -2015), NXB Chính trị Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
26. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2020), Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Số 01 -NQ/ĐH, ngày 19 tháng 10, tr4-5].
27. Điện lực thị xã Tân Uyên (2019) cung cấp số liệu, Bình Dương.
28. Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn Hùng ( chủ biên)( 2019), Xu hướng biến đổi chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội.
29. Lê Vy Hảo (2018), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997 - 2015), Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 20/2018, Tp. Hồ Chí Minh
30. Lê Vy Hảo, Luận án Tiến sĩ (2019), Qúa trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương ( 1986-2010), Trường ĐH. Khoa học xã hội- nhân văn.
31. Nguyễn Văn Hiệp (2014), Đô thị hóa tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đô thị hóa chung cả nước, Hội thảo khoa học 20 năm đô thị hóa Nam Bộ Lý luận và thực tiễn, Bình Dương.
32. Lê Đăng Hoa ( 2019), luận văn thạc sỹ: "Đô thị hóa trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương từ năm 1999 đến năm 2017”, Trường ĐH. Thủ Dầu Một.
33. Đào Thị Minh Hương (chủ biên)( 2016), Phát triển bền vững con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội.
34. Nguyễn Quỳnh Hoa (chủ biên)( 2017), Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thực trạng và định hướng đến năm 2030, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
35. Đinh Thế Huynh ( 2016), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, NXB, Chính trị quốc gia.
36. Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương, Đoàn giám sát (2013), Báo cáo kết quả giám sát về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình giao thông nông thôn và công tác chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số 10/BC-HĐNH, ngày 11/4/2013, Bình Dương
37. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương (2015), Bình Dương 20 năm phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội
38. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2018) Xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
39. Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
40. Chu Viết Luân (2008), Bình Dương hội nhập bài học thành công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
41. Đinh Thị Luyện (2014), Đảng Bộ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội (1999-2012), luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, Trường đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, Tp. Hồ Chí Minh
42. Nguyễn Thị Nga (2018) Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,.
43. Nguyễn Thị Hoài Phương (2017), Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2015, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sự Phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 5/2017, Tp. Hồ Chí Minh
44. Nguyễn Văn Phúc (2020), Con đường công nghiệp hóa trong thế kỷ XXI
- Những thách thức mới và những mô hình nổi trội, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
45. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam tập I, NXB Xây dựng, Hà Nội
46. Vũ Đình Quyền (2016), Đảng với trí thức, trí thức với Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Lao động.
47. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12, ngày 17/6/2009, Hà Nội
48. Sở Y tế Bình Dương (2018), (truy cập lúc 20hh00 ngày 25/3/2019 từ https://soyte.binhduong.gov.vn)
49. Lê Mạnh Tân và Đinh Quang Toàn (2013), Đánh giá tổng quan nguồn nước thải gây ôi nhiễm môi trường trên lưu vực sông Đồng Nai qua địa bàn tỉnh Bình Dương, bài viết được đăng tải trên cuốn sách Phát triển
bền vững kinh tế xã hội, xã hội tỉnh Bình Dương, Nxb ĐH. QGTPHCM, Nguyễn Văn Hiệp chủ biên, Bình Dương
50. Tô Thị Minh Thông (1994), Xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội
51. Tôn Nữ Quỳnh Trân, Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên) (2015), 20 năm đô thị hóa Nam Bộ lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Tp. HCM, Hồ Chí Minh
52. Tôn Nữ Quỳnh Trân, (2015), 20 năm đô thị hóa Nam Bộ - Lý luận và thực tiễn. Thành phố Hồ Chí Minh: Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học (NAFOSTED)
53. Trần Long Tuyền (1999), Nhà trọ bình dân - được nhưng chưa ổn (truy cập lúc 8h00 ngày 1/10/2019 từ http://baobinhduong.org.vn)
54. Thư viện ĐH. Thủ Dầu Một, Báo Bình Dương, Huyện Tân Uyên hậu phương vững chắc cho vùng công nghiệp Nam Bình Dương, đọc ngày 15/12/2020
55. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải (2012), Quy hoạch Tổng thể Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bình Dương
56. Tỉnh Uỷ Bình Dương (2009), Thông báo số 340-TB/TU Ý kiến kết luận và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên đến năm 2020.
57. Tỉnh Ủy Bình Dương (2015), Kỷ yếu hội thảo Khoa Học: “công nghiệp hóa, đô thị hoá qua thực tiễn ở Bình Dương, Bình Dương.
58. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Bình Dương ( 2009), Ý kiến kết luận Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh Ông Nguyễn Hoàng Sơn tại kỳ họp UBND tỉnh ( lần thứ 78), thông qua Quy Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên đến năm 2020.
59. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Quyết định số 780/QĐ- UBND ngày 09/03/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên đến năm 2020, Bình Dương.
60. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2013) , “Nghị quyết 136/NQ-CP năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và 16 phường thuộc thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương do Chính phủ ban hành.
61. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, (1999), “Nghị định 58/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An và thành lập các xã thuộc các huyện Dầu Tiếng và Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
62. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2009), “Nghị quyết số 36/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến cát, huyện Tân Uyên để mở rộng địa giới hành chính thị xã Thủ Dầu Một; thành lập phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một; thành lập thị trấn Thái Hòa thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”
63. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2017), Quyết định số 269/QĐ- UBND ngày 09/02/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tân Uyên đến năm 2020, Bình Dương.
64. Ủy ban Nhân dân Huyện Tân Uyên (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên đến năm 2010- 2020, Phân viện quy hoạch đô thị nông thôn Miền Nam.
65. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2007), Quyết định số 2571/QĐ- UBND của UBND tỉnh ngày 18/6/2007 về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách cộng cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020, Bình Dương .
66. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2008), Quy hoạch Bưu chính viễn thông tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Bình Dương
67. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Dự án cấp thoát mước đô thị Việt Nam (2015), Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội Dự án