Các Loại Bài Hát Được Lựa Chọn Khi Đến Quán Karaoke


3.4.1.3. Nội dung, mục đích khi sử dụng Internet

Khi được hỏi về mục đích và nội dung khi truy cập Internet của cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh [PL4.18, tr.215], thu được kết quả như sau: ở khu kinh tế đánh bắt, đứng đầu về mục đích truy cập Internet là vào mạng xã hội với 77,8%, tiếp đến là xem tin tức với 61%, thứ ba là khám phá các chương trình du lịch giải trí có 56,4%, nhận và gửi thư có 32,6%, chát có 30,1%. Riêng các mục sử dụng Interent để học tập, tìm kiếm các phần mềm và mua hàng chỉ đạt xấp xỉ trên dưới 20%, lần lượt là: học tập 19,2%, tìm kiếm phần mềm 18,8% và mua hàng 20,5%, 3% dành cho các mục đích khác.

Ở khu kinh tế du lịch, đứng đầu về mục đích sử dụng Internet là xem tin tức với 76,4%, tiếp đến là vào mạng xã hội với 62,1%, thứ ba là du lịch giải trí với 59,6%. Các nội dung nhận và gửi thư, chát, học tập, tìm kiếm các phần mềm và mua hàng, lần lượt là 47%, 36,1%, 13,4%, 31,9% và 33,1%; chỉ có 2,7% số phiếu của cư dân ở khu kinh tế này sử dụng cho các mục đích khác.

Ở khu kinh tế công nghiệp, đứng đầu về mục đích sử dụng Internet là vào mạng xã hội với 79,8%, tiếp đến là xem tin tức với 78,9%, thứ ba là du lịch giải trí với 77,5%, thứ tư là chát với 59,1%. Các nội dung nhận và gửi thư, học tập, tìm kiếm các phần mềm và mua hàng, lần lượt là 20,6%, 26,4%, 27,8% và 16,1%; chỉ có 0,9% sử dụng cho các mục đích khác.

Như vậy, có thể thấy rằng, mục đích sử dụng Internet của cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay tập trung nhiều nhất cho các nội dung: “vào mạng xã hội”, “xem tin tức”, “du lịch giải trí", đạt tỷ lệ từ trên 50% đến gần 80% ở cả ba khu kinh tế. Còn lại các mục đích khác chủ yếu ở mức dưới 50%, tuy nhiên ở khu kinh tế công nghiệp, việc sử dụng Internet cho nội dung chát vẫn chiếm tỷ lệ phiếu cao nhất trong ba khu kinh tế và vượt mức trên 50% (59,1%), với kết quả này đưa đến nhận định ở khu kinh tế công nghiệp thời gian rỗi của cư dân để gặp mặt thăm hỏi người thân, gặp gỡ bạn bè không nhiều, do đó cư dân sử dụng mạng Internet để chát với bạn bè, người thân,… Bên cạnh đó, mục đích vào Internet để tìm kiếm các phần mềm ở khu kinh tế công nghiệp cũng cao hơn khu kinh tế đánh


bắt và khu kinh tế du lịch. Trong khi đó mục đích sử dụng Internet để học tập và mua hàng ở khu kinh tế du lịch lại có tỷ lệ phiếu cao hơn hai khu kinh tế còn lại, đây cũng là một thực tế hợp lý bởi ở khu kinh tế du lịch lượng du khách đến du lịch hàng năm khá đông, và để phục vụ tốt nhu cầu của du khách và đem lại thu nhập cao, cư dân sở tại đã phải sử dụng cả hình thức mua bán hàng hoá qua mạng Internet và học tập nhiều kiến thức qua mạng để đem đến sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng, đặc biệt là đối với khách du lịch là người nước ngoài.

3.4.1.4. Nội dung khi nghe đài/radio

Với số lượng rất ít cư dân hiện nay còn nghe đài ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh, qua phiếu điều tra xã hội học về các nội dung cư dân thường nghe [PL4.19, tr.215] thể hiện như sau: nghe “tin tức” có 6,2% ở khu kinh tế đánh bắt, 8,8% ở khu kinh tế du lịch và 3,5% ở khu kinh tế công nghiệp; nghe ca nhạc 7,1% ở khu kinh tế đánh bắt, 5% ở khu kinh tế du lịch và 5,8% ở khu kinh tế công nghiệp; nghe chuyên mục phổ biến kiến thức có 8,7% ở khu kinh tế đánh bắt, 6,7% ở khu kinh tế du lịch và 4,4% ở khu kinh tế công nghiệp. Riêng chuyên mục thể thao có tỷ lệ phiếu thấp hơn cả, chỉ có 3,3% ở khu kinh tế đánh bắt, 2,2% ở khu kinh tế du lịch và 3,5% ở khu kinh tế công nghiệp. Như vậy, có thể nhận thấy việc TDVH của cư dân qua đài radio hiện nay rất ít, do ngày nay có rất nhiều phương tiện truyền thông hiện đại vừa chuyển tải được nội dung thông tin lại vừa chuyển tải được các hình ảnh đẹp mắt, hấp dẫn có sức lôi cuốn cư dân mạnh mẽ, nhất là đối với thế hệ trẻ. Vì vậy, với phương tiện radio ngày nay chủ yếu được một số cụ ông cao tuổi do mắt kém nên các cụ phải nghe đài vì không xem được ti vi hay các phương tiện thông tin có hình ảnh khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

3.4.2. Qua các thiết chế, địa điểm công cộng

3.4.2.1. Nội dung đọc sách, báo ở thư viện

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 16

Trong số 10 nội dung được đưa ra để hỏi cư dân ở ba khu kinh tế khi đọc sách, báo [PL4.20, tr.216], gồm có: chính trị -xã hội, thể thao, văn hóa-văn học- nghệ thuật, kinh tế-lao động, quảng cáo-rao vặt, tập san chuyên đề (gia đình, phụ nữ,…), sách phổ biến kiến thức, sách chuyên môn, sách lịch sử-địa lý, và một số sách mang nội dung khác, nhận thấy: thực trạng của việc đọc sách, báo hiện nay


trong cư dân rất ít, các nội dung đều có tỷ lệ phiếu thấp. Có số phiếu cao nhất về nội dung được cư dân quan tâm khi đọc báo ở cả ba khu kinh tế, đó là thông tin kinh tế, lao động và quảng cáo rao vặt, cả ba khu kinh tế đều đạt từ trên 40 đến trên 50%, điều này phản ánh đúng thực trạng những vấn đề mà cư dân thời kỳ CNH, HĐH rất quan tâm. Còn lại các nội dung khác theo điều tra có tỷ lệ phiếu dưới 30% đến dưới 10%, riêng với loại sách phổ biến kiến thức được cư dân khu kinh tế du lịch khá quan tâm, đạt trên 40% tỷ lệ phiếu (cao nhất về nội dung này ở ba khu kinh tế), có lẽ ở khu kinh tế du lịch cư dân quan tâm nhiều hơn đến loại sách này với mong muốn để phục vụ tốt cho các nghề kinh doanh mới mẻ của mình, đó là kinh doanh nuôi trồng thuỷ hải sản và các nghề dịch vụ du lịch, ăn uống,…

Biểu đồ 3.4: Các nội dung sách báo được cư dân quan tâm


Chính trị, xã hội

23.1 32.7

29.7

Thể thao

21.5

32.7


Văn hóa, văn học, nghệ thuật

Kinh tế, lao động


13.4

18.8

26.3


37.2


8

50. 57.3

45.1


Khu kinh tế công nghiệp

Quảng cáo, rao vặt Tập san, chuyên đề về gia…


15.9

17.1

43.9

44.1

36.7


55.2

Khu kinh tế du lịch Khu kinh tế đánh bắt

Sách phổ biến kiến thức

Sách chuyên môn

13.4


.66.2

9 12.5

7

6.7

29.7

40.3

Sách lịch sử, đại lý

Khác


2

1.8

7.5

17.1

2.3

0 20 40 60 80


3.4.2.2. Các loại bài hát được lựa chọn khi đến quán Karaoke

Điều tra về xu hướng lựa chọn các bài hát được cư dân yêu thích hiện nay ở ba khu kinh tế [PL4.21, tr.214] thể hiện như sau:

Về thể loại nhạc và ca khúc được cư dân ở ba khu kinh tế lựa chọn nhiều nhất hiện nay là dân ca: với 77,9% ở khu kinh tế đánh bắt, 93% ở khu kinh tế du lịch và 86% ở khu kinh tế công nghiệp. Tiếp theo là sự lựa chọn cho ca khúc cách mạng, với 56,9% ở khu kinh tế đánh bắt, 78,5% ở khu kinh tế du lịch và 70,4% ở


khu kinh tế công nghiệp. Về ca khúc Việt Nam hiện đại, ở khu kinh tế du lịch có sự lựa chọn khá cao, lên đến 97,8%, trong khi đó lựa chọn cho loại ca khúc này ở khu kinh tế công nghiệp là 43,9%, và ở khu kinh tế đánh bắt là 17,1%. Như vậy, lựa chọn cho yêu thích ca khúc Việt Nam hiện đại có sự chênh lệch khá cao giữa ba khu kinh tế, trong đó ở khu kinh tế du lịch với đặc điểm là khu nghỉ ngơi vui chơi giải trí nên cư dân có điều kiện môi trường tốt trong tiếp cận các giá trị mới, giúp cho việc nâng cao thị hiếu TDVH của mình, và vì thế tỷ lệ cư dân lựa chọn và đến với ca khúc Việt Nam hiện đại ở khu kinh tế này cao. Có thể khẳng định, chính sự phát triển du lịch với các dịch vụ vui chơi giải trí và sự giao lưu hợp tác với bên ngoài, trong đó có yếu tố nước ngoài là những tác nhân chính góp phần nâng cao thị hiếu TDVH của cư dân, đẩy nhanh quá trình tiếp cận và xu hướng vươn tới các yếu tố mới và hiện đại. Kết quả trả lời về sự yêu thích và lựa chọn nhạc nước ngoài của cư dân cũng cho kết quả tương tự với ca khúc Việt Nam hiện đại, đó là số phiếu lựa chọn cao nhất cho thể loại nhạc này là khu kinh tế du lịch với 60.9%, tiếp đến là khu kinh tế công nghiệp 40,1%, và ở khu kinh tế đánh bắt 21,4%. Đây là kết quả cao cho sự lựa chọn tiêu dùng, thưởng thức nhạc nước ngoài ở vùng ven biển Hà Tĩnh, điều này thể hiện xu hướng và thị hiếu tiêu dùng văn hoá của cư dân được nâng cao nhờ vào quá trình CNH, HĐH, giao lưu tiếp xúc rộng rãi với bên ngoài, tiếp xúc với yếu tố hiện đại, yếu tố nước ngoài. Thấp nhất trong số các loại nhạc mà cư dân lựa chọn hiện nay là cải lương, chèo, nhạc cổ truyền: ở khu kinh tế đánh bắt 23%, ở khu kinh tế du lịch 1,26%, ở khu kinh tế công nghiệp 18,2%.

Biểu đồ 3.5: Các loại nhạc được cư dân lựa chọn


93

97.

78.5

70.4

56.9

77

86

60.9


40.1

23 18.2

1.26

21.4

17

8

43.9


.1

.9

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


Ca khúc cải lương, Dân ca Nhạc


Khu kinh tế đánh bắt Khu kinh tế du lịch

Khu kinh tế công nghiệp

Ca khúc

cách mạng

chèo, nhạc cổ truyền

quốc tế Việt Nam

hiện đại


3.4.2.3. Các loại thể thao được yêu thích

Kết quả điều tra về các môn thể thao được yêu thích của cư dân ở ba khu kinh tế khi đến sinh hoạt tại các thiết chế thể thao [PL4.22, tr.217] được thể hiện như sau: môn thể thao được lựa chọn nhiều nhất ở ba khu kinh tế là trượt patin của các cháu, ở khu kinh tế đánh bắt là 24,6%, ở khu kinh tế du lịch là 29,8%, ở khu kinh tế công nghiệp là 43,9%. Còn môn thể thao được yêu thích và chơi nhiều nhất đối với người lớn ở cả ba khu kinh tế là bóng chuyền, có thể nói ở vùng ven biển Hà Tĩnh rất phổ biến với môn thể thao này, trong các lễ hội của vùng đây là môn thi đấu không thể thiếu giữa các thôn/ xã, số phiếu lựa chọn môn thể thao này ở ba khu kinh tế như sau: ở khu kinh tế đánh bắt 30,1%, ở khu kinh tế du lịch 41,1%, ở khu kinh tế công nghiệp 18,3%. Còn các môn bóng đá, vò và dưỡng sinh, tỷ lệ phiếu ở khu kinh tế công nghiệp cao hơn hai khu kinh tế còn lại, cụ thể: bóng đá ở khu kinh tế đánh bắt có 21,3%, ở khu kinh tế du lịch có 27,3%, ở khu kinh tế công nghiệp lên tới 32,2%. Vò, ở khu kinh tế đánh bắt là 11,2%, ở khu kinh tế du lịch là 14,7%, ở khu kinh tế công nghiệp là 34%. Về thể dục dưỡng sinh ở khu kinh tế đánh bắt là 13,3%, ở khu kinh tế du lịch là 11,7%, ở khu kinh tế công nghiệp là 26%. Về môn cầu lông có tỷ lệ phiếu tương đối đồng đều ở ba khu kinh tế, đây là môn thể thao có tính phổ cập và phù hợp với nhiều lứa tuổi, ở khu kinh tế đánh bắt là 19,2%, ở khu kinh tế du lịch là 12,6%, ở khu kinh tế công nghiệp là 17%. Riêng môn tennis có tỷ lệ phiếu lựa chọn cao ở khu kinh tế du lịch, nhưng lại có tỷ lệ phiếu thấp ở hai khu kinh tế còn lại, cụ thể khu kinh tế đánh bắt có 6,2%, ở khu kinh tế du lịch có 37,3%, ở khu kinh tế công nghiệp có 8%. Về tennis như đã có dịp đề cập ở trên, ở khu kinh tế du lịch có 02 sân tennis, trong khi đó ở hai khu kinh tế còn lại chưa có sân tennis, do đó số phiếu lựa chọn cho chơi tennis ở khu kinh tế đánh bắt và khu kinh tế công nghiệp chủ yếu dành cho đối tượng là cán bộ công chức nhà nước, vì họ có thể chơi môn này ở cơ quan nơi họ công tác, còn tại địa phương chưa có thiết chế thể thao này.

3.4.2.4 Nội dung được lựa chọn khi đến Nhà văn hoá

Điều tra về những sinh hoạt được cư dân lựa chọn khi đến nhà văn hoá ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh [PL4.23, tr.217], cho thấy nội dung tham gia các sinh hoạt tập thể và hội họp có số phiếu cao nhất, ở khu kinh tế đánh bắt là 61,9%, ở


khu kinh tế du lịch là 65,1%, ở khu kinh tế công nghiệp là 77,1%. Tiếp theo, nội dung có số phiếu đứng sau sinh hoạt và hội họp là xem các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng: ở khu kinh tế đánh bắt có 32%, ở khu kinh tế du lịch có 38,9%, ở khu kinh tế công nghiệp có 26,5%. Việc tham gia các câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật cũng nhận được sự hưởng ứng của cư dân khá cao, với 26,3% ở khu kinh tế đánh bắt, 33,1% ở khu kinh tế du lịch và 29,1% ở khu kinh tế công nghiệp. Có tỷ lệ phiếu thấp nhất trong số các nội dung được điều tra về sự lựa chọn khi đến Nhà văn hoá là tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, nội dung này có số phiếu thấp cũng dễ hiểu, bởi để đến xem các hội thi, hội diễn thì ai cũng đến được, nhưng để tham gia các hội thi, hội diễn thì chỉ có những người có thể hát hoặc có thể lên sân khấu mới có thể tham gia, với lý do đó nên số phiếu lựa chọn nội dung này có tỷ lệ thấp nhất ở ba khu kinh tế, cụ thể như sau: ở khu kinh tế đánh bắt là 18,6%, ở khu kinh tế du lịch là 22,5%, ở khu kinh tế công nghiệp là 11,4%.

Với các kết quả trên đây cho thấy sự lựa chọn của cư dân đến với các thiết chế văn hoá, thể thao mang tính Nhà nước (Sân thể thao, Nhà văn hóa, Thư viện xã,…) không cao, do tính thiếu hấp dẫn của các thiết chế Văn hóa, Thể thao này. Vì vậy rất cần phải nâng cao chất lượng, số lượng, cũng như sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức của các chương trình ở các thiết chế Văn hóa thể mang tính Nhà nước, tạo sức hấp dẫn của các thiết này để cư dân đến ngày càng đông hơn, nhất là cư dân ở thời kỳ CNH, HĐH.


Tiểu kết

Tiêu dùng văn hoá là vấn đề đã được một số học giả nghiên cứu trong những năm gần đây. Với quan niệm TDVH là việc chủ thể tiêu dùng/hưởng thụ các sản phẩm, giá trị văn hoá tinh thần, là biểu hiện cơ bản của ĐSVH của một cộng đồng cư dân nhất định. Từ những lý thuyết TDVH, NCS đã vận dụng vào nghiên cứu trường hợp TDVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh trên hai phương diện cụ thể: Tiêu dùng văn hoá tại gia đình và tiêu dùng văn hoá tại các địa điểm công cộng. Để đạt


được mục tiêu nghiên cứu của nội dung này, phương pháp xã hội học như thu thập thông tin trong phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn cộng đồng đã được sử dụng một cách tối đa để luận giải cho những vấn đề đặt ra cần giải quyết như: việc sử dụng ti vi, truyền hình Cáp, My Tv, Internet, các thiết chế văn hoá truyền thống và hiện đại; nhu cầu, mức độ và nội dung tiêu dùng văn hóa của cư dân thể hiện qua các phương tiện, địa điểm tiêu dùng,... Những số liệu điều tra xã hội học và điền dã nhân học tại các làng/xã ở vùng ven biển Hà Tĩnh đã minh chứng cho thực trạng đời sống văn hoá của cư dân nơi đây về cách thức, nhu cầu, mức độ, nội dung tiêu dùng văn hoá hiện tại ra sao,…là những câu trả lời thiết thực nhất cho các luận điểm mà tác giả đưa ra. Nhìn chung, sau khi nghiên cứu về TDVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh cho thấy, mức độ, chất lượng tiêu dùng các sản phẩm văn hoá của cư dân nơi đây đã ngày một được cải thiện và tăng lên theo tiến trình thời gian, người dân ngày càng có điều kiện được tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm văn hoá hiện đại của thời đại công nghệ thông tin trong bối cảnh hội nhập thế giới.


Chương 4

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HÀ TĨNH THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


4.1. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh ở vùng ven biển Hà Tĩnh

Trong mục tiêu tổng quát của chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020, tỉnh Hà Tĩnh xác định:

Phấn đấu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh mạnh về biển, thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ; kinh tế biển là động lực thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; gắn với bảo vệ và phát triển môi trường biển. Khai thác lợi thế, tiềm năng về biển, đến năm 2020 các ngành kinh tế biển và ven biển của Hà Tĩnh, gồm: khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản; kinh tế hàng hải và giao thông biển, du lịch, đô thị ven biển; khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Kinh tế biển sẽ đóng góp trên 55% GDP của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người vùng ven biển cao gấp hai lần mức bình quân chung của cả tỉnh. Giải quyết tốt các vấn đề về cơ sở hạ tầng, xã hội, xoá đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai cải thiện đời sống của nhân dân vùng ven biển. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tận dụng tối đa lợi thế về biển để khuyến khích, thu hút và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển kinh tế biển nhanh và bền vững [98].

Để thực hiện và đạt được mục tiêu chương trình hành động trên đây, từ nay đến năm 2020, sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh tiếp tục được đẩy mạnh, đưa các khu kinh tế đã được quy hoạch đi vào hoạt động ổn định, góp phần thúc đẩy Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đứng trước thực trạng đó, vùng ven biển Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có những chuyển biến trên các mặt:

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí