Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 20


hành thì bố mẹ hoặc vợ đi. Nói chung chúng tôi rất ít đến các chỗ này (chỉ các thiết chế Văn hóa, Thể thao mang tính Nhà nước)…

Chị Nguyễn Thị Vân, 43 tuổi ở tổ dân phố Song Yên, thị trấn Thiên Cầm cũng cho biết:

Các thành viên trong gia đình tôi (tôi, chồng tôi, cùng 2 đứa con) không ai đến các thiết chế này (sân thể thao, nhà văn hóa, thư viện xã…) vì ở đó chẳng có gì cả. Mặc dù tổ dân phố chúng tôi đều có đầy đủ cả 3 loại thiết chế trên, thư viện thì nằm ở thị trấn cách nhà tôi chưa đến 1km, nhưng chúng tôi ngoài thời gian làm việc còn lại thường xem ti vi, con tôi ngoài thời gian học bài, thỉnh thoảng chúng lên mạng Internet, gia đình chúng tôi đã nối mạng Internet được 2 năm, còn nhà văn hóa của tổ dân phố thì khi nào có thông báo họp chúng tôi mới đến

Được hỏi về vấn đề này, ông Lê Viết Hòa, 63 tuổi, ở thôn Thắng Lợi, xã Kỳ Phương, huyện kỳ Anh cũng cho chúng tôi câu trả lời tương tự:

Gia đình tôi cũng như các gia đình khác trong thôn, vì ở cạnh khu công nghiệp nên việc làm nhiều, mọi người đều bận rộn, các con tôi đều làm việc trong khu công nghiệp, nên thời gian rỗi thường nghỉ ngơi ở nhà và xem ti vi, lên mạng Internet, thi thoảng đi chơi cùng bạn bè, hy hữu lắm vào các ngày lễ lớn xã mới tổ chức các phong trào thi đấu bóng chuyền, bóng đá giữa các thôn ở sân bóng, những lúc đó nếu có thời gian (rỗi) con tôi cũng tham gia, còn ở nhà văn hóa chủ yếu chỉ đến dự họp thôn, thư viện hầu như chúng tôi không đến đọc, mặc dù tủ sách đặt ngay trong trụ sở xã…

Phiếu điều tra xã hội học ở 3 khu kinh tế cũng cho kết quả thấp về mức độ thường xuyên đến các thiết chế văn hóa thể thao (mang tính tập thể, Nhà nước) của cư dân, đó là: ở khu kinh tế đánh bắt có 31,6% số cư dân được hỏi trả lời thường xuyên đến sân thể thao, 18,7% số cư dân được hỏi trả lời thường xuyên đến Nhà văn hóa, 11,3% số cư dân được hỏi trả lời thường xuyên đến điểm bưu điện và 0,6% số cư dân được hỏi trả lời thường xuyên đến thư viện xã. Ở khu kinh tế du lịch có 26,8% số cư dân được hỏi trả lời thường xuyên đến sân thể thao, 20,8% cư dân


thường xuyên đến nhà văn hóa, 18,5% thường xuyên đến điểm bưu điện và 1% số thường xuyên đến thư viện xã. Ở khu kinh tế công nghiệp có 17,9% số cư dân trả lời thường xuyên đến sân thể thao, 26,9% thường xuyên đến Nhà văn hóa, 15,1% thường xuyên đến điểm bưu điện và 0,4% trả lời thường xuyên đến thư viện xã. Thực trạng này phản ánh cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH đang xa dần với các thiết chế Văn hóa Thể thao mang tính Nhà nước, bởi sự thiếu hấp dẫn và sự nghèo nàn của các hoạt động được tổ chức ở các thiết chế này.

4.3.4. Lai căng, pha tạp văn hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ở thời kỳ CNH, HĐH và yếu tố giao lưu hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển trong lĩnh vực kinh tế ở vùng ven biển Hà Tĩnh, là sự du nhập của các yếu tố văn hóa và các sản phẩm văn hóa từ bên ngoài vào. Trước sự xâm nhập, du nhập các yếu tố văn hóa nước ngoài vào vùng ven biển Hà Tĩnh, rất cần vai trò định hướng của các cơ quan chức năng trong việc hướng cư dân tiếp thu, tiép nhận cái gì?, như thế nào?,…Bởi sự tiếp thu, tiếp nhận các yếu tố văn hóa này sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân cách, đạo đức trí tuệ, hành động tư duy của chủ thể văn hóa (cư dân), đặc biệt khi chủ thể văn hóa chỉ thuần túy là các ngư dân cách đây chưa lâu (các ngư dân này trước khi sự nghiệp CNH, HĐH được diễn ra, họ rất ít, thậm chí chưa bao giờ đứng trước bối cảnh có sự giao lưu tác động trực tiếp bởi các yếu tố nước ngoài, chủ yếu họ chỉ tiếp nhận và chịu tác động thứ yếu từ các vùng trung tâm đã qua chọn lọc, lắng đọng sau đó lan tỏa về đây). Do đó, trước thực trạng du nhập trực tiếp các yếu tố nước ngoài vào vùng ven biển Hà Tĩnh như hiện nay và sẽ được phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo bằng nhiều con đường, trong đó có con đường trực tiếp qua nguồn di cư của cư dân nước ngoài vào làm ăn sinh sống (mà chủ yếu là người từ các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…) và gián tiếp thông qua các kênh truyền thông hiện đại như mạng internet, các dịch vụ truyền hình…, sẽ đem đến khả năng lai tạp văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh với luồng văn hóa nước ngoài mà chưa qua sự gạn lọc, khơi trong. Với sự du nhập, xâm nhập trực tiếp của văn hóa nước ngoài vào đời sống của cư dân (với tư cách là người tiêu dùng văn hóa) sẽ dễ dẫn đến sự bắt chước rập khuôn, máy móc thiếu sáng tạo, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cách tiếp nhận trực


Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 20

tiếp này sẽ dễ dẫn đến học theo rồi áp dụng một cách máy móc, sơ sài làm cho văn hóa nước nhà, văn hóa quê hương có thể bị lai căng, pha tạp thiếu sáng tạo. Thực trạng này rất cần đến vai trò quản lý của các cơ quan chức năng nhằm định hướng các giá trị văn hóa phù hợp để người dân tiếp thu, tiếp nhận có chọn loc, có tính sáng tạo phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thời đại, với đạo lý truyền thống và nền văn hóa dân tộc.

* Những khuyến nghị đề xuất với cơ quan quản lý

1. Cần xây dựng kế hoạch lưu giữ, phục hồi và bảo tồn có chọn lọc các tín ngưỡng, lễ hội, phong tục truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh. Sự bảo tồn lưu giữ này cần được quy hoạch tập trung cao ở khu kinh tế du lịch, đặc biệt là ở loại hình du lịch làng nghề (nghề biển), để giới thiệu đến khách thăm quan trong nước và quốc tế về các giá trị văn hóa truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh.

2. Trong quản lý cần linh hoạt, tránh rập khuôn, mô hình hóa, kịch bản hóa làm mất đi tính sáng tạo và nét đặc thù của các lễ hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Phải trả lại đúng vị trí chủ thể của cư dân trong các lễ hội, cơ quan quản lý làm nhiệm vụ theo dòi quản lý để các lễ hội không chệch hướng, không vi phạm các quy định của Nhà nước.

3. Trong lĩnh vực tín ngưỡng, phong tục cần có giải pháp nâng cao nhận thức cho cư dân, để cư dân thay đổi quan niệm trong việc đốt (hóa) đồ mã cho người đã khuất. Việc hóa đồ mã chỉ mang tính tượng trưng thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người đang sống với người đã mất, nhưng không cần thiết phải hóa nhiều, đặc biệt tránh hiện tượng hóa quá nhiều các vật dụng trong sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt gia đình,….làm ảnh hưởng đến kinh tế và môi trường sống.

4. Nâng cao chất lượng và số lượng các chương trình diễn ra tại các thiết chế văn hóa thể thao (mang tính nhà nước), tạo sự sức hấp dẫn và độ kết dính giữa người dân với các thiết chế văn hóa thể thao này. Càng có nhiều chương trình, hoạt động có chất lượng được tổ chức tại các thiết chế văn hóa thể thao truyền thống sẽ tạo được sự hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn được cư dân đến với các thiết chế văn hóa thể thao này ngày càng nhiều. Muốn làm tốt điều này, ngoài các chương trình, hoạt động mang màu sắc nghệ thuật diễn ra tại các thiết chế văn hóa thể thao truyền thống, cần được bổ sung thêm các sinh hoạt chuyên đề thực sự bổ ích cho cư dân nơi đây.


5. Giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới là một tất yếu, thể hiện xu thế mới - hội nhập và phát triển. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp do hội nhập thế giới mang lại, cũng không ít những phản văn hóa, phản giá trị được len lòi, lan tràn trực tiếp vào đời sống của cư dân, chưa qua sự khơi trong, gạn lọc. Vì vậy rất cần có những định hướng kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề tiếp thu, tiếp nhận và kế thừa các giá trị văn hóa, để các giá trị văn hóa đương đại thực sự có tính bổ ích cho các sinh hoạt văn hóa tinh thần trong cuộc sống hàng ngày của cư dân.

Tiểu kết

Qua nghiên cứu thực trạng ĐSVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh (ở chương 2,3) và tìm hiểu bối cảnh kinh tế - xã hội vùng ven biển Hà Tĩnh ở những năm tiếp theo (qua bản Quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050) [79]. Luận án đưa ra một số nhận định về xu hướng biến đổi ĐSVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, đó là: mất đi các phong tục, kiêng kỵ gắn với môi trường sống cũ; phục hồi văn hoá truyền thống trên cơ sở tái cấu trúc và giản lược; tiếp nhận các yếu tố văn hoá mới mang tính thời đại và quốc tế; gia tăng sinh hoạt và hoạt động tín ngưỡng; TDVH hướng tới tính tiện ích, hiện đại và quốc tế. Với những xu hướng biến đổi về ĐSVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH như vừa nêu, một số vấn đề sẽ diễn ra trong ĐSVH của cư dân nơi đây trước những tác động của thời kỳ CNH, HĐH, đó là: mai một các giá trị văn hóa truyền thống; hành chính hóa lễ hội; thiếu tính hấp dẫn của các thiết chế văn hóa mang tính Nhà nước; lai căng, pha tạp văn hóa trong đời sống của cư dân. Để có thể khắc phục những vấn đề trên đây. Luận án đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý là: 1/Cần xây dựng kế hoạch lưu giữ, phục hồi và bảo tồn có chọn lọc các tín ngưỡng, lễ hội, phong tục truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh; 2/ Trong quản lý cần linh hoạt, tránh rập khuôn, mô hình hóa, kịch bản hóa làm mất đi tính sáng tạo và nét đặc thù của các lễ hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh; 3/ Nâng cao chất lượng và số lượng các chương trình diễn ra tại các thiết chế văn hóa thể thao (mang tính Nhà nước), tạo nên sự hấp dẫn và độ kết dính giữa người dân với các thiết chế văn hóa thể thao này; 4/ Cần có những định hướng kịp thời trong vấn đề tiếp thu, tiếp nhận và kế thừa các giá trị văn hóa của cư dân.


KẾT LUẬN


1. Từ việc nghiên cứu lý thuyết khái niệm đời sống văn hoá, biến đổi văn hoá, tiêu dùng văn hoá,… Luận án vận dụng cơ sở lý thuyết này vào nghiên cứu đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, tìm hiểu nét đặc trưng văn hoá, cũng như thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh đang diễn ra hiện nay (có so sánh, đối chiếu với đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh trước thời kỳ CNH, HĐH) và xu hướng biến đổi khi sự nghiệp CNH, HĐH tiếp tục được đẩy mạnh.

2. Khái quát về vùng ven biển Hà Tĩnh qua những đặc điểm về địa lý, tự nhiên, cư dân, kinh tế và văn hoá. Đặc điểm tự nhiên, là vùng có không gian địa lý dài, nhưng hẹp, địa hình đa dạng, phong phú, gồm các bãi cát, cồn cát được bao phủ bởi những thảm thực vật, thỉnh thoảng có những ngọn núi mọc sát ra tận biển. Cư dân tiền trú ở vùng ven biển Hà Tĩnh được các học giả nhận định là cư dân văn hoá Quỳnh Văn và cư dân văn hoá Bàu Tró, giai đoạn về sau cho đến hiện nay có cư dân từ nhiều vùng, miền đến làm ăn, định cư, sinh sống, trong số đó có cả cư dân từ nước ngoài vào. Về đặc điểm kinh tế, biển và ven biển Hà Tĩnh phong phú về tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản, có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng sắt lớn, có quặng Titan, Ilminite ở ven biển Cẩm Xuyên, Vũng Áng (Kỳ Anh); có các bãi tắm đẹp tạo thành những khu du lịch nổi tiếng như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Kỳ Ninh,… có cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương. Với những tiềm năng lợi thế về tự nhiên, nền kinh tế truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh chủ yếu là đánh bắt. Sang thời kỳ CNH, HĐH vùng ven biển Hà Tĩnh hình thành ba khu kinh tế tiêu biểu, chuyên biệt trên cơ sở tiềm năng, lợi thế vùng và đặc điểm kinh tế thời kỳ CNH, HĐH, đó là: khu kinh tế đánh bắt, khu kinh tế du lịch và khu kinh tế tổng hợp (công nghiệp- dịch vụ -hải cảng,…). Sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh trở thành nhân tố tác động, thúc đẩy và nâng cao đời sống vật chất, mức thu nhập của cư dân. Những thay đổi về phương thức mưu sinh, điều kiện kinh tế - xã hội, dẫn đến đời sống văn hoá cũng có những biến đổi sâu sắc.

3. Nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện


nay qua các thành tố tín ngưỡng, lễ hội, phong tục và tiêu dùng văn hoá, cho thấy nhiều nét đặc trưng văn hoá của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh được thể hiện qua các thành tố này. Về đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Hà Tĩnh, phong phú các nhân vật phụng thờ, được phân thành tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng và tín ngưỡng thờ cúng tại gia. Tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng có thờ Cá Ông, thờ Tứ vị Thánh Nương, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, và thờ các tổ sư nghề biển, các nhân vật lịch sử; về tín ngưỡng thờ cúng tại gia có thờ cúng tổ tiên và nhiều vị thần khác, có cả Nhiên thần, Nhân thần và Thiên thần. Về thực hành tín ngưỡng, ngoài dịp lễ hội, lễ tết, mỗi lần ra khơi cư dân lại đến đền thờ Cá Ông và đền thờ các vị thần khác để thắp hương cầu khấn. Về sinh hoạt lễ hội cho thấy nhiều dấu ấn đặc trưng vùng biển, thể hiện trong thực hành nghi lễ, lễ vật và các trò chơi, trò diễn diễn ra trong lễ hội. Về phong tục, cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh có nhiều quan niệm, kiêng kỵ gắn với môi trường biển và nghề biển. Tuy nhiên, dưới tác động của CNH, HĐH, các thành tố văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh có những biến đổi, song sự biến đổi này đều có sự đan xen giữa yếu tố văn hoá truyền thống với yếu tố văn hoá hiện đại, giữa những quan niệm cũ với những nhận thức hiện đại, có cả sự mất đi của cái cũ và sự ra đời xuất hiện của cái mới,…

4. Thời kỳ CNH, HĐH kéo theo đời sống văn hóa tinh thần và nhu cầu tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh có bước phát triển mạnh mẽ, các phương tiện tiêu dùng văn hoá phong phú, đa dạng không chỉ ở các địa điểm, thiết chế văn hoá công cộng, mà còn đa dạng, phong phú ở các phương tiện trang bị trong các gia đình và ở các phương tiện cầm tay mang theo của mỗi cá nhân, đó là vô tuyến truyền hình thường (ti vi), truyền hình cáp, My T.V, mạng Intenet, wifi, điện thoại thông minh (smartphone), Ipad,… rất tiện ích cho tiêu dùng văn hoá thời hiện đại. Cùng với các thiết bị của gia đình, cá nhân, các thiết chế văn hoá, các địa điểm vui chơi giải trí được đầu tư, trang bị các thiết bị hiện đại, phù hợp cho những sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí tập thể, nhóm. Với những phương tiện hiện đại trong truyền dẫn, thu phát âm thanh, hình ảnh như hiện nay, có thể đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng văn hoá của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH. Qua các


số liệu điều tra, phỏng vấn cho thấy việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho TDVH rất phong phú trong cư dân và có xu hướng phát triển ngày cáng mạnh. Bên cạnh sự tiện ích, hiện đại của các thiết bị, phương tiện TDVH, các nội dung tiêu dùng văn hoá của cư dân ngày nay cũng đa dạng, cư dân không chỉ có nhu cầu nghe, mà còn có nhu cầu được xem hình ảnh, không chỉ nghe nhạc và xem phim trong nước mà còn nghe nhạc và xem phim của các nước, nếu những lúc công việc bận rộn chưa xem được một chương trình nào đó, cư dân có nhu cầu được xem lại bằng cộng nghệ My T.V và các dịch vụ truyền hình hiện đại khác,…

5. Từ việc khảo sát, nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh qua bốn thành tố cơ bản là tín ngưỡng, lễ hội, phong tục và tiêu dùng văn hoá, cùng với mục tiêu chương trình hành động thực hiện chiến lược biển của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, luận án chỉ ra 5 xu hướng biến đổi đời sống văn hoá của cư dân VBHT thời kỳ CNH, HĐH là: mất đi các phong tục gắn với môi trường sống cũ, phục hồi văn hoá truyền thống có sự tái cấu trúc và giản lược, tiếp nhận yếu tố văn hoá mới có tính thời đại và quốc tế, gia tăng các hoạt động tín ngưỡng trong cư dân, tiêu dùng văn hoá của cư dân ngày càng tiện ích hiện đại và quốc tế. Với 5 xu hướng biến đổi dẫn đến bốn vấn đề đặt ra cần phải xem xét đối với đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH là: mai một các giá trị văn hóa truyền thống; hành chính hóa lễ hội; thiếu tính hấp dẫn của các thiết chế văn hóa, thể thao (mang tính Nhà nước) và nguy cơ lại căng, pha tạp văn hóa.

Nhận rò các xu hướng biến đổi, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH đảm bảo lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng ven biển Hà Tĩnh phát triển bền vững trên con đường hội nhập thế giới./.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Đặng Thị Thúy Hằng (2009), Danh tướng Lê Khôi với quê hương Hà Tĩnh, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội (đồng tác giả với Phan Thư Hiền).

2. Đặng Thị Thúy Hằng (2010), “Lễ hội đền Lê Khôi trong đời sống văn hoá của cư dân ven biển Thạch Hà, Lộc Hà - Hà Tĩnh”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, 125 (8), tr.68-72.

3. Đặng Thị Thúy Hằng (2013), “Văn hoá truyền thống của cư dân vùng Cửa Nhượng-Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh từ góc độ tín ngưỡng”, Tạp chí di sản văn hoá, 45 (4), tr.76-79.

4. Đặng Thị Thúy Hằng (2014), “Vài nét về biến đổi văn hoá vùng ven biển Hà Tĩnh”,

Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (356), tr.26-31.

5. Đặng Thị Thúy Hằng (2015), “Tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (372), tr.27-30.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022