Qua Các Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Gia Đình


Nhà văn hoá. Xã Thạch Kim có 7/7 thôn có Nhà văn hoá, thị trấn Thiên Cầm có 10/10 tổ dân phố có Nhà văn hoá và một Nhà văn hoá của thị trấn nên tổng số là 11 Nhà văn hoá, xã Kỳ Phương có 9/9 thôn có Nhà văn hoá. Như vậy, Nhà văn hoá là thiết chế được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhằm hướng đến đáp ứng, phục vụ cho sự TDVH của cư dân. Nhưng trên thực tế, các hoạt động và nội dung chương trình ở các thiết chế này chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu TDVH của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh.

* Điểm bưu điện và thư viện xã: Thông thường ở các xã/ phường/ khối phố, thiết chế bưu điện và thư viện được bố trí chung một chỗ. Bưu điện là nơi giao dịch thư tín, công văn và các giao dịch thông tin truyền thông khác, là nơi cung cấp các loại báo, tạp chí,... Tủ sách thư viện xã/phường phục vụ bạn đọc hàng ngày cũng được đặt trong bưu điện. Theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới mỗi xã/phường/thị trấn phải có một điểm bưu điện văn hoá và 01 thư viện cấp xã. Thực hiện đúng quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, ở các xã/thị trấn ven biển Hà Tĩnh thuộc địa bàn khảo sát của luận án đều có đầy đủ thiết chế bưu điện văn hoá cấp xã và một tủ sách cấp xã (một số xã là gọi là tủ sách Pháp luật). Tuy nhiên, việc nhập bưu điện và thư viện cấp xã làm một chỉ là một trong số những mô hình ở các địa phương, còn có mô hình thứ hai là tủ sách bạn đọc cấp xã được bố trí một phòng đọc riêng nằm trong trụ sở làm việc của UBND xã. Cụ thể về hai thiết chế này ở ba địa bàn khảo sát như sau: xã Thạch Kim có một điểm bưu điện văn hoá và một tủ sách bạn đọc cấp xã được bố trí chung, còn ở thị trấn Thiên Cầm hiện tại tủ sách Pháp luật đang được bố trí tạm thời trong phòng Tư pháp (vì thư viện của thị trấn đang trong thời gian xây dựng), như vậy ở khu vực thị trấn Thư viện được xây dựng riêng, còn xã Kỳ Phương thư viện xã được bố trí phòng đọc riêng nằm trong khuôn viên làm việc của trụ sở xã.

* Khu vui chơi trẻ em: Là địa điểm vui chơi dành cho các cháu nhi đồng. Đến với khu vui chơi này các cháu nhỏ được trải nghiệm các trò: cưỡi ngựa, đi tàu hoả, ngồi đu xít, lái máy bay,… những trò chơi rất phù hợp với sở thích của các cháu. Tuy nhiên, khu vui chơi này chưa thực sự phổ biến ở vùng ven biển Hà Tĩnh, chỉ mới có ở khu kinh tế du lịch vài năm gần đây. Thông thường ở các khu du lịch,


chỗ vui chơi cho trẻ em là một trong những yếu tố rất được quan tâm, bởi du khách mỗi khi đi du lịch theo hình thức gia đình thường mang theo cả trẻ nhỏ, nên ở các khu này chỗ vui chơi cho trẻ em trở thành một tiêu chuẩn, để vừa đáp ứng nhu cầu, vừa đảm bảo quyền được vui chơi ở những chỗ an toàn cho các cháu nhỏ,…Do đó trong ba địa bàn khảo sát của luận án, chỉ có thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên (thuộc khu du lịch Thiên Cầm) là có khu vui chơi trẻ em, còn xã Thạch Kim và xã Kỳ Phương chưa có khu vui chơi này. Như vậy, trong ba địa bàn khảo sát, khi tìm hiểu về các loại hình vui chơi giải trí, thể thao hiện đại, thì ở khu kinh tế du lịch phong phú và đa dạng hơn cả, có đầy đủ các hình thức giải trí cho mọi lứa tuổi [PL4.14, tr. 211, 212]. Trong khi đó ở hai khu kinh tế còn lại, một số loại hình thể thao vui chơi giải trí hiện đại chưa xuất hiện, có thể do nhu cầu thực tại của cư dân ở hai khu kinh tế này chưa đủ mạnh, hoặc cũng có thể do thời gian rỗi của cư dân không nhiều, do đó chưa thích hợp để một số loại hình thể thao, vui chơi giải trí hiện đại ra đời.

Từ thực trạng này cho thấy, ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, các thiết chế văn hoá, thể thao truyền thống mang tính bắt buộc có sự tương đối đồng nhất ở ba khu kinh tế, nhưng về các thiết chế, địa điểm vui chơi giải trí, thể thao hiện đại được ra đời dựa vào thực tế nhu cầu TDVH của cư dân thì chưa có sự phát triển đồng đều ở ba khu kinh tế [PL4.14, tr. 211, 212]. Đặc điểm này khác so với thời kỳ trước CNH, HĐH- thời kỳ mà các thiết chế văn hoá công cộng chỉ gồm các đình, đền, chùa, miếu,… ở đó vừa là nơi thực hành tín ngưỡng, tôn giáo vừa là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng làng xã trong các dịp lễ hội. Chỉ vào dịp lễ hội, lễ tết diễn ra, cư dân ven biển Hà Tĩnh xưa mới có cơ hội để thể hiện các trò chơi, trò diễn, sinh hoạt văn hoá tinh thần của mình, cũng như mới có dịp được thưởng thức và tham gia vào các sáng tạo văn hoá tinh thần cùng cộng đồng. Ngoài dịp lễ hội, lễ tết cư dân ven biển Hà Tĩnh xưa có rất ít cơ hội để thể hiện các sáng tạo văn hoá của bản thân và thưởng thức các sản phẩm văn hoá tinh thần của cộng đồng. Điều đó cũng lý giải vì sao ngày xưa ở vùng ven biển Hà Tĩnh thường có những đêm sinh hoạt văn hoá văn nghệ diễn ra một cách tự phát giữa những tốp nam thanh nữ tú, hát đối đáp với nhau trong những đêm lao động đan lưới, vá lưới


dưới trăng.

Sự biểu hiện phong phú, đa dạng về các thiết chế văn hoá công cộng và các điểm vui chơi giải trí hiện đại ở vùng ven biển Hà Tĩnh, đã khẳng định sự sinh động về nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí của cư dân nơi đây trong thời kỳ CNH, HĐH. Các công trình vui chơi, giải trí này cho thấy khoảng cách chênh lệch về TDVH giữa cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh với cư dân chốn thị thành hiện nay không lớn, thậm chí không còn có sự khác biệt. Anh Phan Văn Nhàn, 52 tuổi, Trưởng ban xây dựng nông thôn mới ở huyện Lộc Hà cho biết:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện hiện nay có 13 xã, có 1/19 tiêu chí là thiết chế văn hoá công cộng dành cho cộng đồng cư dân địa phương, gồm: các công trình văn hoá truyền thống, các công trình, địa điểm văn hoá có tính hiện đại và các dịch vụ văn hoá như nhà khách, quán karaoke, café, Internet,… đã được hình thành và phát triển mạnh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần ngày càng cao của cư dân. Theo số liệu quản lý của chúng tôi, các tiêu chí về đời sống văn hoá cộng đồng nêu trên đều đã được triển khai thực hiện tại các xã trong huyện.

3.2. Nhu cầu tiêu dùng văn hóa

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 14

3.2.1. Qua các phương tiện tiêu dùng văn hóa tại gia đình

Kết quả phiếu điều tra xã hội học về nhu cầu tiêu dùng văn hoá qua sử dụng các phương tiện truyền thông tại gia đình trong thời gian rỗi của cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh [PL4.11, tr.209] thu được kết quả như sau:

Ở khu kinh tế đánh bắt, nhu cầu TDVH của cư dân qua các phương tiện truyền thông trong thời gian rỗi, đứng đầu là xem ti vi 89,9% số phiếu, tiếp theo là My TV 68,2% số phiếu, thứ ba là truyền hình cáp 61,9% số phiếu, thứ tư là truy cập Internet chiếm 28,4% số phiếu, đọc sách báo tạp chí chiếm 13,9% số phiếu, đứng ở vị trí sau cùng là nghe đài 3,3% số phiếu. Nghe đài có tỷ lệ phiếu thấp ở cả ba khu kinh tế và có xu hướng không còn trong xã hội ngày nay, bởi sự thay thế của các phương tiện truyền thông hiện đại.

Ở khu kinh tế du lịch, đứng đầu về TDVH của cư dân qua phương tiện


truyền thông trong thời gian rỗi cũng là xem truyền hình vô tuyến (ti vi) chiếm 93,6% số phiếu, trong khi đó nhu cầu sử dụng truyền hình cáp, dịch vụ My TV, truy cập Internet, đọc sách báo tạp chí có tỷ lệ phiếu rất thấp, mỗi loại đều nằm dưới mức 10% số phiếu, cụ thể truy cập Internet đạt 6,3%, đọc sách báo tạp chí 4,2%, xem truyền hình cáp 3,36%, dịch vụ My T.V 7,2%. Đem so sánh kết quả nhu cầu TDVH qua các phượng tiện truyền thông của cư dân với thực trạng việc lắp đặt các trang thiết bị này ở khu kinh tế du lịch có kết quả hoàn toàn trái ngược nhau, lượng cư dân trang bị các phương tiện, dịch vụ truyền thông không hề thấp ở khu kinh tế du lịch. Như vậy, qua hai kết quả này đã phản ánh một thực tế ở khu kinh tế du lịch: đó là việc trang bị các phương tiện truyền thông hiện đại ở đây không phải để phục vụ chính cho nhu cầu TDVH của người dân, mà chủ yếu là để làm dịch vụ phục vụ khách du lịch, với mục đích kinh doanh là chính. Nên mặc dù tỷ lệ lắp đặt phương tiện truyền thông và các dịch vụ vui chơi giải trí của cư dân rất cao, nhưng thực tế tiêu dùng trong cư dân không cao.

Ở khu kinh tế công nghiệp, thực trạng TDVH của cư dân qua sử dụng các phương tiện truyền thông có nhiều điểm khác so với hai khu kinh tế trên. Đứng đầu là My T.V với 68,3%, tiếp đến xem vô tuyến (ti vi) 59,6%; sử dụng mạng internet 52,4%; xem truyền hình cáp 45,2%; đọc sách báo 30%; thấp nhất là nghe đài 2,2%. Kết quả này phản ánh thực tế thời gian rỗi của cư dân ở khu kinh tế công nghiệp không nhiều, thời gian xem vô tuyến không cao như ở hai khu kinh tế trên. Với lý do đó, để bù lại sự ít ỏi về thời gian rỗi nhưng vẫn đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng văn hoá, cư dân đã lựa chọn sử dụng dịch vụ truyền hình My T.V với tỷ lệ cao nhất ở khu kinh tế này. Với dịch vụ truyền hình trả tiền như My TV đem lại cho cư dân nhiều cơ hội lựa chọn xem các chương trình khác nhau, và điều quan trong nhất là cư dân chủ động về thời gian TDVH của mình. Thực trạng về nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông tại gia đình của cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh, đã nói lên vai trò to lớn, quan trọng của các phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay đối với vấn đề TDVH của cư dân, nhu cầu TDVH của cư dân đang ngày càng trở nên quan trọng và bức thiết trước những áp lực và sự bộn bề của cuộc sống hiện đại.


3.2.2. Qua các địa điểm, thiết chế văn hóa công cộng

Tìm hiểu nhu cầu cư dân đến các thiết chế văn hoá và các điểm vui chơi giải trí công cộng, số liệu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế [PL4.15, tr.212, 213], cho thấy: thiết chế văn hoá, vui chơi giải trí có số lượng cư dân đến nhiều nhất ở ba khu kinh tế hiện nay là quán karaoke và nhà văn hoá. Hai thiết chế này ở cả ba khu đều chiếm tỷ lệ trên 50% số người được hỏi đã trả lời đây là hai thiết chế được đến nhiều nhất. Đứng vị trí số một ở khu kinh tế đánh bắt và khu kinh tế du lịch là quán karaoke, với 71,9% số phiếu ở khu kinh tế đánh bắt, 94,5% số phiếu ở khu kinh tế du lịch. Đứng thứ hai ở cả hai khu kinh tế này là nhà văn hoá, chiếm 70,7% số phiếu ở khu kinh tế đánh bắt; và 82,3% số phiếu ở khu kinh tế du lịch. Như vậy, song song với chủ trương, chính sách thu hút đầu tư, phát triển du lịch của tỉnh, nhu cầu và thực trạng tiêu dùng văn hoá của cư dân ở khu kinh tế du lịch cũng được phát triển mạnh, lượng người dân đến với thiết chế vui chơi giải trí hiện đại đạt số phiếu rất cao.

Khác với hai khu kinh tế trên, ở khu kinh tế công nghiệp biểu hiện nhu cầu TDVH của cư dân qua thiết chế công cộng, đứng đầu là thiết chế nhà văn hoá với 88,3%, tiếp theo là quán Internet 76,6%, thứ ba mới là quán karaoke 66,8%. Theo anh Nguyễn Tiến Trung, 36 tuổi, Trưởng công an xã Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh cho biết:

Chúng tôi sinh sống trên địa bàn có khu công nghiệp lớn, đời sống của người dân ngày một phát triển.Thực hiện chương trình nông thôn mới của Nhà nước, chính quyền địa phương đã vận dụng có sự sáng tạo và đã xây dựng được ở mỗi thôn một nhà văn hoá có diện tích 300m2 theo quy định, sắm sửa các trang thiết bị chiếu sáng, âm thanh, loa máy và các vật dụng cần thiết cho người dân đến dự họp, sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí tại đây. Hiện nay trên địa bàn xã có 09 thôn, mỗi thôn đều có 01 nhà văn hoá với tổng kinh phí đầu tư lên tới trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các dịch vụ văn hoá, giải trí công nghệ hiện đại cũng được người dân đầu tư để phục nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần như karaoke, Internet. Hiện nay trên địa bàn xã có 03 quán karaoke; 14 quán


internet mở ra để phục vụ nhu cầu của các đối tượng thanh niên, trung niên trong làng và phục vụ đối tượng công nhân vào dịp cuối tuần. Những dịch vụ này chúng tôi quản lý rất chặt và ít để xảy ra các sự vụ gây rối trật tự công cộng.

Mặc dù, có kết quả phiếu khá cao ở ba khu kinh tế trả lời thiết chế Nhà văn hoá có lượng cư dân đến đông, nhưng kết quả này chưa hẳn nói lên nhu cầu tiêu dùng văn hoá của cư dân ở thiết chế này lớn, mà do đây là thiết chế vừa có chức năng chuyên biệt vừa có chức năng tổng hợp. Nên, ngoài các sinh hoạt văn hoá văn nghệ của cư dân địa phương, nhà văn hoá còn là nơi diễn ra các cuộc hội họp, sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong làng (thôn, tổ dân phố), nơi họp bàn các công việc chung của thôn, nơi phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,… đây là những sinh hoạt mang tính bắt buộc đối với mỗi người dân sinh sống trên địa bàn, do đó qua điều tra số lượng cư dân đến với thiết chế nhà văn hoá cao ở cả ba khu kinh tế cũng bao hàm cả lý do này.

Tuy nhiên, cũng cho một kết quả khách quan, chính xác và hoàn toàn hợp lý, khi ở khu kinh tế đánh bắt và khu kinh tế du lịch, đứng vị trí số một về nhu cầu tiêu dùng văn hoá của cư dân là quán karaoke, bởi ở hai khu kinh tế này khi bước sang thời kỳ CNH, HĐH, điều kiện kinh tế và thời gian rỗi của cư dân có phần dư giả hơn so với thời gian rỗi của cư dân ở khu kinh tế công nghiệp. Do đó, cư dân ở khu kinh tế đánh bắt và khu kinh tế du lịch đến với loại hình thiết chế vui chơi giải trí này vì thế cũng cao hơn so với khu kinh tế công nghiệp. Theo chị Nguyễn Thị Trang, 38 tuổi, Trưởng ban Văn hoá thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên cho biết:

Khu vực tôi đang sinh sống là khu phát triển kinh tế du lịch, hàng năm vào mùa hè có hàng nghìn lượt khách đến tắm biển, nghỉ lại vài ngày. Do đó, các hộ gia đình ở đây đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, xây dựng nhiều quán karaoke, quán café,… với phòng ốc hiện đại để phục vụ khách du lịch và phục vụ thanh niên sinh sống trên địa bàn. Theo đăng ký dịch vụ mà chính quyền quản lý, trên địa bàn thị trấn có khoảng gần 15 quán karaoke với các quy mô lớn nhỏ khác nhau và hàng


ngày có khoảng 20 đến 30 lượt khách đến hát tại mỗi quán…

Ngược lại với hai khu kinh tế trên, ở khu kinh tế công nghiệp tỷ lệ phiếu điều tra xã hội học cho biết lượng cư dân đến với quán karaoke chỉ đứng ở vị trí số ba (sau Nhà văn hoá và quán Internet), bởi thực trạng ở khu kinh tế này cường độ lao động và thời gian làm việc của cư dân rất lớn, giờ làm việc được thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Với tính chất và yêu cầu công việc của khu kinh tế công nghiệp, nên thời gian rỗi để cư dân tụ tập bạn bè đến hát ở quán karaoke không nhiều như ở khu kinh tế đánh bắt và khu kinh tế du lịch. Do đó, đứng vị trí số một về sử dụng các thiết chế văn hoá, địa điểm vui chơi giải trí công cộng ở khu kinh tế công nghiệp là Nhà văn hoá, thực tế này cũng dễ hiểu bởi một lý do như đã nói ở trên, đến sinh hoạt ở Nhà văn hoá là yêu cầu bắt buộc đối với mọi người dân, dẫu cư dân có bận rộn với công việc cả ngày, nhưng vẫn phải thu xếp thời gian để đến nhà văn hoá khi có thông báo của thôn. Anh Lê Văn Hoà, 46 tuổi, thôn Nhân Hoà, xã Kỳ Phương cho biết:

Khi có các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phổ biến xuống với dân, hay những buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đều nhận được thông báo qua loa phát thanh của thôn yêu cầu các hộ gia đình phải có mặt đầy đủ ở nhà văn hoá của thôn để nghe phổ biến, trao đổi ý kiến,…hoặc vào những ngày lễ, tết, các sự kiện như “Ngày đại đoàn kết toàn dân”, ngày “Mồng 1 tháng 6”, “Tết Trung thu”,..thôn chúng tôi đều tổ chức các sinh hoạt tại nhà văn hoá, và mọi gia đình trong thôn đều phải tham gia đầy đủ”.

Tiếp theo có nhu cầu khá cao về TDVH của cư dân là quán Internet, đây cũng là một trong những loại hình vui chơi giải trí công cộng có tỷ lệ phiếu khá cao ở cả ba khu kinh tế, Internet là điểm giải trí có sức hút lớn đối với thanh, thiếu niên hiện nay. Thanh, thiếu niên vùng ven biển Hà Tĩnh cũng bị hấp dẫn trước sự cuốn hút của các quán Internet, tỷ lệ phiếu dành cho điểm vui chơi, giải trí này ở khu kinh tế đánh bắt là 67,7% số phiếu; ở khu kinh tế du lịch là 45,3% số phiếu; khu kinh tế công nghiệp 76,6% số phiếu (đứng vị trí số hai ở khu kinh tế công nghiệp,


sau Nhà Văn hóa). Như vậy, ở cả ba khu kinh tế đều cho tỷ lệ phiếu khá cao đối với quán Internet, tuy nhiên đối tượng đến quán Internet như đã đề cập chủ yếu là thanh, thiếu niên. Trong số ba khu kinh tế, thì ở khu kinh tế công nghiệp nhu cầu đến quán Internet cao hơn cả, số lượng quán Internet ở khu kinh tế công nghiệp cũng nhiều nhất trong ba khu kinh tế.

Đứng thứ tư ở cả ba khu kinh tế về nhu cầu TDVH của cư dân là thiết chế điểm bưu điện văn hoá xã, đây là thiết chế công cộng có số lượng người dân ra vào khá đông, chiếm 41,4% số phiếu ở khu kinh tế đánh bắt, 48,5% số phiếu ở khu kinh tế du lịch, 45,2% số phiếu ở khu kinh tế công nghiệp. Mặc dù số liệu điều tra xã hội học đã cho một kết quả chính xác và khách quan, tuy nhiên cũng cần nhận định thêm rằng, người dân đến điểm bưu điện văn hoá xã với nhiều lý do khác nhau (nhận, gửi bưu phẩm thư từ, giao dịch liên hệ lắp đặt thanh toán các khoản phí cho các phương tiện thông tin truyền thông, thông tin liên lạc,…) chứ không phải chỉ đến với mục đích mua báo, tạp chí (tiêu dùng văn hoá), mà mua báo tạp chí chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số người dân đến giao dịch ở đây. Do đó, mặc dù số phiếu lựa chọn đến với thiết chế bưu điện khá cao, nhưng không thể nhận định tất cả người dân đến đây là để TDVH. Chị Hà Thị Liên, 36 tuổi, cán bộ trực bưu điện văn hoá xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà cho biết:

Trong 03 năm trở lại đây, hoạt động của bưu điện văn hoá xã khá phát triển, do nhu cầu của người dân ngày càng nhiều, lại nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, nên đã trở thành điểm đến của mọi người. Nhưng chủ yếu người dân đến đây để giao dịch lắp đặt các thiết bị truyền thông hiện đại, còn đọc sách báo thì số lượng không nhiều, chỉ có đối tượng cao tuổi, họ đến đây đọc báo, sách, tạp chí… Theo sổ thống kê của bưu điện do tôi trực tiếp quản lý bình quân một tháng có khoảng dưới 100 lượt bạn đọc

Có sức thu hút khá lớn, được người dân lựa chọn nhiều hiện nay, là các thiết chế thể thao hiện đại (sân tennis, sân patin…). Hai môn môn thể thao mới được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Ở vùng ven biển Hà Tĩnh, qua số liệu thống kê ở ba khu kinh tế [PL4.14, tr. 211, 212], sân tennis mới chỉ có ở khu kinh tế

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí