Qua Các Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Gia Đình 18300


du lịch (của các khách sạn lớn), còn patin có ở cả ba khu kinh tế. Tuy nhiên, để tham gia chơi hai môn thể thao này (tennis, patin), đòi hỏi người chơi ngoài yếu tố thời gian, phải bỏ ra một ít kinh phí để thuê sân và mua dụng cụ chơi, vì vậy đối tượng chơi thường thuộc những gia đình có điều kiện kinh tế, trong đó tennis là môn thể thao dành cho người lớn, patin là môn thể thao dành cho trẻ em. Mặc dù xuất hiện chưa lâu ở vùng ven biển Hà Tĩnh, nhưng qua số liệu điều tra sân tennis và sân patin là những thiết chế thể thao có sức thu hút lớn đối với cư dân. Có 29,6% số người dân được hỏi trả lời có đến sân tennis ở khu kinh tế du lịch (hai khu kinh tế còn lại chưa có thiết chế thể thao này). Về sân patin: ở khu kinh tế đánh bắt có 30,9%; ở khu kinh tế du lịch có 37,6%, và ở khu kinh tế công nghiệp có 44,3%. Bên cạnh sân tennis và sân patin, sân thể thao (bóng đá, bóng chuyền,…) cũng là thiết chế được cư dân lựa chọn hiện nay, tuy nhiên về thực tế sự phục vụ của thiết chế này chưa đáp ứng được nhu cầu của cư dân. Số phiếu dành cho thiết chế thể thao (bóng đá, bóng chuyền,..) này ở khu kinh tế đánh bắt có 38,9%, ở khu kinh tế du lịch có 39%, và ở khu kinh tế công nghiệp 43,9%.

Đứng ở vị trí thấp nhất về lượng nhu cầu cư dân đến trong số các thiết chế công cộng, thể hiện qua phiếu điều tra xã hội học là thiết chế thư viện xã. Như trên đã đề cập, mô hình ở các xã hiện nay, thiết chế thư viện hoặc là để ở bưu điện xã hoặc là có phòng đọc riêng nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc của xã. Tuy nhiên, cho dù đặt ở đâu thì cũng không ngoài mục đích phục vụ bạn đọc tốt nhất. Kết quả phiếu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế, thể hiện như sau: Có 17,6% tỷ lệ phiếu trả lời có đến thư viện xã ở khu kinh tế đánh bắt; 19,3% tỷ lệ phiếu trả lời có đến thư viện xã ở khu kinh tế du lịch; 17,4% tỷ lệ phiếu trả lời có đến thư viện xã ở khu kinh tế công nghiệp. Kết quả điều tra này cho thấy, mặc dù văn hóa đọc góp phần gìn giữ nét văn hoá truyền thống dân tộc, nhưng nhu cầu người dân đến với thiết chế thư viện hiện nay không nhiều. Chị Hà Thị Liên, cán bộ trực thư viện xã Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh cho biết: “Ngày nay bạn đọc ở thư viện xã chủ yếu là các cụ hưu trí, các cụ cao tuổi, trung niên còn bận đi làm, lớp trẻ thì thường đến các quán Internet, nên lượt bạn đọc rất ít”.


3.3. Mức độ tiêu dùng văn hóa

Để hiểu rò thực trạng TDVH của cư dân, bên cạnh tìm hiểu nhu cầu, là việc xem xét mức độ TDVH qua các phương tiện TDVH trong gia đình và tại các thiết chế, địa điểm công cộng.

3.3.1. Qua các phương tiện tiêu dùng văn hóa tại gia đình

Phiếu điều tra xã hội học về mức độ TDVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh qua phương tiện TDVH tại gia đình được đưa ra với ba mức độ: Thường xuyên (hàng ngày), thỉnh thoảng và rất ít [PL4.11, tr.209], thu được kết quả như sau:

Ở khu kinh tế đánh bắt: Mức độ sử dụng hàng ngày cao nhất là ti vi và truyền hình cáp, với tỷ lệ phiếu dành cho xem ti vi hàng ngày là 79,6%, thỉnh thoàng xem là 17,5%, và trả lời rất ít xem ti vi chỉ chiếm 0,8%; đối với truyền hình cáp, trả lời có xem hàng ngày là 79,3%, thỉnh thoảng xem là 28,2%, rất ít xem là 0,9%. Tiếp theo là Internet, mức độ truy cập hàng ngày là 69%, thỉnh thoảng truy cập là 22%, rất ít truy cập là 11,2%. Dịch vụ truyền hình My TV, mức độ xem hàng ngày là 17,3%, thỉnh thoảng xem là 55,8%, rất ít xem là 2,8%. Mức độ đọc sách, báo (giấy) hàng ngày có kết quả thấp chỉ có 8,9% cư dân được hỏi trả lời có đọc hàng ngày, còn thỉnh thoảng mới đọc có tỷ lệ phiếu trả lời là 34,8%, rất ít đọc có số phiếu trả lời cao nhất trong số các phương tiện TDVH của cư dân hiện nay là 55,8%. Mức độ nghe đài/radio hàng ngày có 2,9%, thỉnh thoảng mới nghe có 0,4%, rất ít có 0%.

Ở khu kinh tế du lịch, mức độ TDVH của cư dân qua các phương tiện truyền thông tại gia đình thể hiện như sau: Mức độ hàng ngày chiếm vị trí cao nhất là xem ti vi với 92,9%, mức độ thỉnh thoảng mới xem có 4,8%, rất ít xem có 0%. Sau xem ti vi ở khu kinh tế này là truy cập Internet với mức độ hàng ngày là 69,5%, mức độ thỉnh thoảng có 29,3%, rất ít truy cập Internet có 0,8%. Về truyền hình cáp và My TV mức độ xem của cư dân ở khu kinh tế du lịch thấp, xem truyền hình cáp hàng ngày có 3,2%, thỉnh thoảng mới xem có 35,2%, rất ít xem có 62,5%; Với dịch vụ MyTV mức độ xem hàng ngày có 6,8%, mức độ thỉnh thoảng xem có 0,4%, mức độ xem rất ít có 13,5%. TDVH thấp nhất trong số các phương tiện thông tin ở khu kinh tế này cũng giống ở khu kinh tế đánh bắt, đó là đọc sách, báo (giấy) với tỷ lệ 3,2% số cư dân được hỏi trả lời có đọc sách báo hàng ngày, 27,5% số cư dân trả lời thỉnh


thoảng mới đọc và có tới 58,3% số cư dân đưa ra câu trả lời rất ít đọc sách, báo. Về nghe đài ở khu kinh tế này không có phiếu nào lựa chọn ở cả ba mức độ.

Ở khu kinh tế công nghiệp, chiếm số phiếu cao nhất về mức độ sử dụng hàng ngày vẫn là ti vi với số phiếu trả lời của cư dân cho rằng việc xem ti vi của họ diễn ra hàng ngày đạt 98,7%, số phiếu trả lời thỉnh thoảng mới xem ti vi có 1,3% và không có người nào trả lời rất ít khi xem ti vi. Đứng sau ti vi ở khu kinh tế này là truy cập Internet, truy cập Internet của cư dân ở khu kinh tế công nghiệp diễn ra hàng ngày có 87,8%, thỉnh thoảng mới truy cập có 8,9% và truy cập rất ít chỉ có 3,3%. Bên cạnh ti vi và Internet, là truyền hình cáp và dịch vụ truyền hình My TV cũng có tỷ lệ cao thừa nhận rằng đã sử dụng các dịch vụ này hàng ngày, trong đó trả lời cho xem truyền hình cáp hàng ngày có 66,3%, thỉnh thoảng mới xem có 22,2% và rất ít xem có 11,5% . Về dịch vụ truyền hình My TV với mức độ xem hàng ngày trong cư dân là 65,2%, thỉnh thoảng mới xem có 22,4%, rất ít xem có 12,4%. Về đọc sách báo vẫn có số phiếu thấp nhất về mức độ tiêu dùng của cư dân, mức độ đọc hàng ngày có 11,2%, thỉnh thoảng đọc có 32,1%, rất ít đọc có 55,8%. Không có phiếu nào lựa chọn nghe đài ở khu kinh tế này.

Như vậy, tìm hiểu thực trạng mức độ TDVH qua các phương tiện truyền thông tại gia đình của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, nhận thấy: ở cả ba khu kinh tế mức độ xem ti vi chiếm số lượng lớn nhất, hầu hết cư dân ven biển Hà Tĩnh sử dụng thời gian rỗi hàng ngày của mình để xem ti vi. Sau ti vi ở khu kinh tế đánh bắt là truyền hình cáp và Internet, nhưng ở khu kinh tế du lịch và khu kinh tế công nghiệp là Internet, mức độ sử dụng Internet hàng ngày trong cư dân ở ba khu kinh tế khá lớn. Tiếp đến có mức độ sử dụng nhiều trong số các phương tiện truyền thông tại gia đình ở khu kinh tế công nghiệp là dịch vụ truyền hình cáp và My TV, còn ở khu kinh tế du lịch cả hai dịch vụ truyền hình cáp và My TV được cư dân sử dụng rất thấp. Nhưng, thấp nhất trong cả ba khu kinh tế là đọc sách, báo và nghe đài.

3.3.2. Qua các thiết chế, địa điểm công cộng

Về tiêu dùng văn hoá của cư dân qua các thiết chế văn hoá, địa điểm vui chơi giải trí công cộng trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay không còn thường xuyên, quan trọng hay duy nhất như trước. Bởi, nếu trước đây trong thời kỳ bao cấp, các


thiết chế cộng cộng là nơi duy nhất để cư dân thể hiện tài năng và sự yêu thích văn hoá văn nghệ của mình, cũng là nơi duy nhất diễn ra các sinh hoạt văn hoá văn nghệ của cư dân, thì ngày nay đã khác: các phương tiện tiêu dùng văn hoá cá nhân và gia đình rất phong phú, đa dạng giúp cư dân có thể thoả mãn nhu cầu TDVH ở mọi lúc mọi nơi. Vì thế, ngày nay cư dân đến với các thiết chế công cộng ở mức độ thường xuyên không nhiều, mà con số ở mức độ thỉnh thoảng chiếm số lượng lớn ở cả ba khu kinh tế [PL4.15, tr.212, 213]. Thực tế TDVH ở các thiết chế công cộng khác với TDVH qua các phương tiện truyền thông tại gia đình, đó là cư dân không có nhiều thời gian rỗi để đến các thiết chế công cộng hàng ngày giống như việc xem ti vi hay TDVH qua các phượng tiện truyền thông khác tại gia đình. Hơn nữa tại các thiết chế công cộng (Nhà văn hóa, sân thể thao) không phải lúc nào cũng có các chương trình tiết mục diễn ra để cư dân có thể xem hoặc chơi (còn chưa bàn đến chất lượng của các chương trình, tiết mục), đồng thời một số thiết chế mang tính chất dịch vụ văn hóa (như karaoke, …) thì cư dân muốn đến phải bỏ chi phí tương đối lớn và thường phải đi theo nhóm (bạn bè, đồng nghiệp, …), mà việc tập hợp nhóm trong điều kiện công việc rất đa dạng của cư dân ở thời kỳ CNH, HĐH hiện nay lại không hề đơn giản,… Do đó, số đông cư dân trả lời ở mức độ thỉnh thoảng mới đến các thiết chế công cộng là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, cũng có một số thiết chế công cộng có số phiếu trả lời của cư dân khá cao (trên 60%) ở cả ba khu kinh tế rằng rất ít đến các thiết chế này, đó là thư viện xã, vì như ở phần trên đã đề cập, hiện tượng văn hoá đọc đang có xu hướng mai một trong cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH. Cùng với thiết chế thư viện, quán karaoke ở khu kinh tế đánh bắt và khu kinh tế công nghiệp cũng có trên 60 % cư dân trả lời rất ít đến thiết chế vui chơi giải trí này, bởi hầu hết cư dân ở hai khu kinh tế này có rất ít thời gian rỗi để tụ tập bạn bè cùng đi hát karaoke, do tính chất công việc của nghề đánh bắt trên biển lâu ngày và làm việc ở khu công nghiệp rất bận rộn. Việc đến sân thể thao và đến bưu điện xã ở hai khu kinh tế này cũng có tỷ lệ phiếu cao trả lời cho mức độ rất ít, chiếm trên 30% ở khu kinh tế đánh bắt và trên 40% ở khu kinh tế công


nghiệp. Ngoài ra, các môn thể thao hiện đại được xem là phát triển mạnh ở khu kinh tế du lịch như tennis và patin, nhưng tỷ lệ phiếu cư dân trả lời ít đến các thiết chế thể thao này cũng chiếm tới hơn 40% số phiếu cho mỗi loại thiết chế, như vậy thiết chế thể thao hiện đại ở khu kinh tế du lịch không phải hướng vào phục vụ cư dân địa phương mà chủ yếu là để phục vụ khách du lịch.

Biểu đồ 3.1: Mức độ tiêu dùng văn hóa của cư dân tại địa điểm công cộng


Khu kinh tế đánh bắt

Khu kinh tế công nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 15



Thư viện xã Điểm bưu điện Nhà Văn hóa Sân thể thao Sân Patin

Quán Internet


0.6


11.3

18.8

18.7


20.9


13.6


38.5


32.8


32.2

3

36.2

1.6


3

41.2

6.9


60.9


55.9


62.5


58.1


Thư viện xã Điểm bưu điện Nhà Văn hóa Sân thể thao Sân Patin Quán Internet

0.4

38.1

61.5


15.1

38. 46.4

5

27.9 55.2

26.9

17.9

20.7

32.6

49.5


32.8

46.5

8.8

38.9

52.3

0.6

38.2

61.2

Quán karaoke


Quán karaoke


0.8

28.3


30.8


68.7

0 20 40 60 80


0 20 40 60 80


Khu kinh tế du lịch



Khu vui chơi trẻ em


Thư viện xã Điểm bưu điện Nhà Văn hóa Sân tennis

Sân thể thao Sân Patin Quán Internet Quán karaoke


Rất ít

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

11.3

28.5

60.2


60.8

1

38.2

26.1

18.5

20.8

20.8

55.4


58.4

12.5

38.4

49.1


24.5

26.8

48.7

42.3

18.7 39

35.7

11.2

53.1

21.1

22.4

56.5

0 20 40 60 80


3.4. Nội dung tiêu dùng văn hóa

3.4.1. Qua các phương tiện tiêu dùng văn hóa tại gia đình

3.4.1.1. Xem trên truyền hình vô tuyến (ti vi)

Kết quả điều tra xã hội học và những phân tích trên đây đều cho thấy ti vi là phương tiện TDVH được sử dụng nhiều nhất trong số các phương tiện TDVH của cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh. Với sự phong phú về chương trình cũng như thời lượng phát sóng nên ti vi đã trở thành phương tiện TDVH rất được yêu thích của người dân. Tuy nhiên, với mỗi phương tiện truyền thông hiện nay đều có khá nhiều nội dung để người tiêu dùng lựa chọn. Với cư dân ven biển Hà Tĩnh, nội dung TDVH qua ti vị (truyền hình vô tuyến) được thể hiện như sau:

Trong số 10 chương trình được đưa ra để tìm hiểu về những nội dung mà cư dân ở ba khu kinh tế thường xem trên ti vi [PL4.16, tr.214], kết quả điều tra cho thấy “thời sự, tin tức”, “thể thao”, “ca nhạc”, “trò chơi giải trí”, “phim truyện”, …là những chương trình thu hút được nhiều người xem nhất với tỷ lệ phiếu đạt từ trên 50% đến gần 100% số phiếu. Cụ thể: Ở khu kinh tế đánh bắt, thời sự, tin tức 97%, thể thao 81,1%, ca nhạc 70,2%, trò chơi giải trí 91,2%, phim truyện 67,7%. Ở khu kinh tế du lịch, thời sự, tin tức 88,6%, thể thao 77,7%, ca nhạc 84,4%, trò chơi giải trí 85,2%, phim truyện 62,1%. Ở khu kinh tế công nghiệp, thời sự, tin tức 97,7% thể thao 85,2%, ca nhạc 55,6%, trò chơi giải trí 73,5%, phim truyện 63,6%.

Bên cạnh các chương trình trên, một số các chương trình khác trên ti vi cũng được cư dân quan tâm với tỷ lệ phiếu đạt từ trên 30% đến trên 50%, đó là: ở khu kinh tế đánh bắt, quảng cáo có 51%, thế giới động vật có 43,9%, phổ biến kiến thức có 41% và thấp nhất ở khu kinh tế này là chương trình vòng quanh thế giới với 32,6%. Ở khu kinh tế du lịch, quảng cáo có 56,7%, phổ biến kiến thức có 48,3%, vòng quanh thế giới có 42,4% và thấp nhất ở khu kinh tế này là thế giới động vật với 39%. Ở khu kinh tế công nghiệp, quảng cáo có 46,1%, phổ biến kiến thức có 41,2%, thế giới động vật 34% và thấp nhất là vòng quanh thế giới có 27,8% (đây là tỷ lệ thấp nhất trong các chương trình ở ba khu kinh tế).


Biểu đồ 3.2: Nội dung xem ti vi của cư dân



1.1

Thời sự/ tin tực

88.697.7

97

Thể thao

778.785.2

Ca nhạc

55.6


70.2

84.4

Trò chơi giải trí Phim truyện

Phổ biến kiến thức Thế giới động vật


41.428.3

41

343943.9

73.5 85.921.2

62.1

63.6

67.7


Khu kinh tế công nghiệp


Khu kinh tế du lịch

Vòng quanh thế giới

27.8

42.4


Quảng cáo

Khác


51

23.5

32.6

46.356.7

Khu kinh tế đánh bắt


0

0 50 100 150


Như vậy, trong số các chương trình trên truyền hình vô tuyến (ti vi), thì thời sự là chương trình thu hút người xem lớn nhất, do nhu cầu nắm bắt thông tin kinh tế-chính trị-xã hội ngày càng trở nên cấp thiết trong xã hội hiện đại. Sau thời sự là trò chơi giải trí trên truyền hình cũng hấp dẫn và có sức thu hút nhiều người xem hiện nay, đây là một trong những chương trình tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, phong phú và đa dạng cho nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau từ em bé cho đến cụ già. Có thể nói xem truyền hình vô tuyến đang có sức thu hút mạnh mẽ sự tiêu dùng văn hoá của cư dân ở vùng ven biển Hà Tĩnh, do tính phong phú, đa dạng và hấp dẫn của các chương trình được phát trên đó. Các chỉ số về nhu cầu, mức độ, nội dung đều cho thấy truyền hình vô tuyến chiếm số lượng cư dân tiêu dùng lớn nhất, gần đạt 100% kết quả cho tất cả các số liệu điều tra. Ngoài ra, các chương trình như phổ biến kiến thức, thế giới động vật, vòng quanh thế giới, hay quảng cáo cũng có tỷ lệ cư dân quan tâm khá lớn, chiếm 1/3 cho đến gần một nửa. Có thể khẳng định tiêu dùng văn hoá qua ti vi đang có sức thu hút người tiêu dùng khá lớn, mà rò nét cho vấn đề này là ở vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.

3.4.1.2 Xem trên truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình khác

Bên cạnh tiêu dùng văn hoá qua ti vi, thì tiêu dùng văn hoá qua truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình khác cũng đang được cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh


lựa chọn để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng văn hoá đa dạng và ngày càng cao của bản thân.

Biểu đồ 3.3: Nội dung xem trên truyền hình cáp và dịch vụ truyền hình khác


83.1

77.1

71.9

61. 65.4

9

60


47

47.2 44.3

46.1

39.9

32.2 28.830.4

33.6

42.8

34

30

.1

33.8

32.7


6.27

1.80.31.2

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Phim Ca

nhạc


Học ngoại ngữ


Hoạt

hình


Trò chơi giải trí


Thể

thao


Thông tin thế giới


Khác


Khu kinh tế đánh bắt

Khu kinh tế du lịch

Khu kinh tế công nghiệp


Theo kết quả điều tra xã hội học về 8 chương trình được đưa ra để khảo sát nội dung tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh qua truyền hình cáp và dịch vụ My TV [PL4.17, tr.212] cho thấy: nội dung xem phim cao nhất là ở khu kinh tế đánh bắt, nội dung nghe ca nhạc cao nhất là ở khu kinh tế du lịch và xem các thông tin thế giới cao nhất là ở khu kinh tế công nghiệp. Đây là kết quả hoàn toàn hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm lý của cư dân ở từng khu kinh tế, cư dân làm nghề đánh bắt sau những vật lộn với sự ồn ào, giữ dội của sóng biển, thời gian rỗi còn lại muốn được thư giãn nhẹ nhàng qua các bộ phim truyện; với cư dân ở khu kinh tế du lịch thích được thỏa mãn đời sống tinh thần bằng những tiết mục ca nhạc vui nhộn, sôi động,… đó chính là đặc điểm nổi bật ở các khu, điểm du lịch; còn với khu kinh tế công nghiệp cập nhật thông tin kinh tế trên thế giới là vấn đề cần thiết đối với cư dân đang sống và làm việc với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài,…. Về nội dung học ngoại ngữ thấp nhất là ở khu kinh tế đánh bắt, hai khu kinh tế còn lại có tỷ lệ học ngoại ngữ tương đương nhau, điều này nói lên cư dân ở hai khu kinh tế này do điều kiện môi trường sống và làm việc thường xuyên tiếp xúc, giao lưu với người nước ngoài, do đó việc học ngoại ngữ được cư dân chú trọng. Các nội dung còn lại như hoạt hình, giải trí, thể thao không có sự chênh lệch nhiều giữa ba khu kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022