Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 26


nên mối quan hệ liên kết và hỗ trợ nhau trong thúc đẩy sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Tại đây cũng sẽ là một mô hình khép kín gồm văn phòng, khu triển lãm và các dịch vụ phụ trợ khác. Mô hình này gắn chặt với nhu cầu, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng phải hết sức nỗ lực. Đồng thời, Nhà nước phải hỗ trợ về kinh phí, về cơ chế chính sách, về tín dụng xuất khẩu và sẽ đem lại hiệu quả.

Biểu 3.7: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của Hà Nội và cả nước theo các khu vực đến năm 2010 và 2015

Đơn vị tính: %


Châu lục

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Châu á

Hà Nội

Cả nước

50,91

50,5

47 - 48

45,5

45 - 46

Châu Âu

Hà Nội

Cả nước

23,31

18,1

23,5 - 24

22,0

24 - 25

Châu Mỹ

Hà Nội

Cả nước

20,82

21,3

22,5 - 23

24,0

23 - 24

Châu Phi

Hà Nội

Cả nước

3,73

2,1

4 - 5

2,8

5 - 6

Châu Đại Dương

Hà Nội

Cả nước

1,23

8,0

2 - 3

7,7

3 - 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 26

Nguồn: Bộ Thương mại, Sở Thương mại Hà Nội [11], [41]

Nghiên cứu thành lập các cơ quan đại diện của Thành phố Hà Nội tại nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm để làm cầu nối cũng như tìm kiếm bạn hàng. Tăng cường quảng bá hình ảnh Hà Nội và sản phẩm xuất khẩu của Hà Nội trên thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài. Đây là vấn đề chiến lược đối với xúc tiến xuất khẩu, khi mà sản phẩm của Hà Nội cũng như Việt Nam đã xuất hiện tại nhiều thị trường lớn, nhưng vẫn chưa được biết đến như một nguồn cung cấp hàng xuất khẩu. Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và phương thức thâm nhập thị trường là một chiến lược phù hợp để tránh phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường xuất khẩu then chốt, qua đó cũng hạn chế tác động bất lợi đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu do các rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, đây cũng là chiến lược đòi hỏi cam kết chắc chắn của chính phủ thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại đồng bộ ở nhiều cấp để mở


cửa thị trường xuất khẩu mới. §ẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt là dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kho vận...nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí xuất khẩu cho các doanh nghiệp của Hà Nội.

3.3.5 Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã được Thành phố Hà Nội và ngành thương mại rất quan tâm trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, các cơ quan chính quyền của Thành phố. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, nên trong thời gian tới công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội cần phải đổi mới, nâng lên một tầm cao mới, mới có thể mang lại hiệu quả thiết thực đối với các doanh nghiệp, người dân nhằm tận dụng các cơ hội phát triển kinh tế - xã hội do quá trình hội nhập mang lại.

Phát triển kinh tế gắn liền với việc tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập, đòi hỏi quản lý nhà nước cần luôn luôn đổi mới, đặc biệt là tư duy quản lý; cần đánh giá đúng tầm quan trọng của quản lý nhà nước và phải xây dựng bộ máy quản lý công có hiệu quả. Thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế của Hà Nội theo một lộ trình hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm thiểu các rủi ro đi kèm trong quá trình hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế rõ ràng mở ra một loạt các cơ hội cho tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cơ hội cũng chỉ là cơ hội nếu bản thân các doanh nghiệp và các cơ quan hoạch định chính sách của Hà Nội không thể biến các cơ hội đó thành hiện thực.

Đổi mới tư duy quản lý để tạo môi trường kinh doanh - đầu tư, sản xuất kinh doanh tốt hơn, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Khẩn trương xây dựng, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, thực sự đóng vai trò nòng cốt trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Hà Nội phải liên kết thành các hiệp hội để cùng nhau bảo vệ lợi ích của từng doanh nghiệp cũng như lợi ích của quốc gia, không để cho các đối tác nước ngoài lợi dụng sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp nước ta để trục lợi. Không


ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Hà Nội nói chung, của từng doanh nghiệp, từng sản phẩm, mặt hàng nói riêng. Đây là một nhân tố quan trọng bảo đảm hội nhập thắng lợi. Sức cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện ở chất lượng, hiệu quả, giá cả, khả năng tiếp thị. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ trên thị trường; sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận cần thiết để ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.

Nguyên tắc cơ bản và bao trùm trong hội nhập kinh tế quốc tế là phải bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ và cải thiện môi trường. Trong các quan hệ, dù song phương hay đa phương, đều phải giữ vững nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Nguyên tắc đó được thể hiện ngay trong từng định chế, thể thức mà các bên cam kết và được thực hiện trong thực tế hành động. Một mặt không để thiệt hại đến lợi ích mà nước ta được hưởng, mặt khác phải chấp nhận một sự chia sẻ lợi ích nhất định với các đối tác tùy theo mức đóng góp của các bên tham gia hợp tác. Tham gia hội nhập chính là việc chúng ta phải chấp nhận những luật chơi do những nước đi trước lập lên và áp đặt các nước đi sau phải chấp nhận. Do vậy, chính phủ cũng như chính quyền Thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp phải hiểu biết các luật chơi, đó chính là những luật lệ của các tổ chức kinh tế mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị tham gia. Từ đó có được giải pháp thích nghi, tranh thủ các lợi thế cũng như đối phó các nguy cơ trong quá trình hội nhập.

Nhận thức và các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế của các ngành, các cấp của Thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp chưa đầy đủ và hạn chế, đó là thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có một bộ phận chuyên làm công tác hội nhập kinh tế là Ban hội nhập kinh tế quốc tế, với cơ quan thường trực là Sở Thương mại. Nhưng việc triển khai công tác hội nhập thực tế còn yếu bởi nhiều lý do, đó là năng lực chuyên môn của đội ngũ thực thi, thiếu sự phối hợp với các đơn vị và các ngành hữu quan từ trung ương đến địa


phương, căn bệnh thành tích cố hữu vẫn còn tồn tại dẫn đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các nội dung, lộ trình và giải pháp về hội nhập kinh tế quốc tế cũng chưa được xây dựng và triển khai cụ thể, rõ ràng và đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các doanh nghiệp, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp cần thiết đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao. Các doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về thị trường cũng như luật pháp quốc tế, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước, chưa có chính sách, chiến lược sản xuất, kinh doanh gắn kết với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia. Trong giai đoạn tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao vai trò hoạt động của Ban hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố Hà Nội, đây phải là đầu mối phổ biến, cung cấp thông tin cũng như phối kết hợp với Trung ương, địa phương và các tổ chức quốc tế trong việc hoạch định chính sách và tuyên truyền phổ biến các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội cũng như cả nước. Ban Hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố Hà Nội phải trở thành đầu tàu, điều phối công tác hội nhập kinh tế quốc tế của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và lan tỏa trên phạm vi cả nước.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách các thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công. Nghiêm túc thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại; minh bạch hóa các thủ tục hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là trên Internet truyền tải thông tin và danh mục thủ tục hành chính về thuộc thẩm quyền thụ lý lên Cổng giao tiếp điện tử của Thành phố Hà Nội tại địa chỉ www.hanoi.gov.vn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và Internet trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên mạng sẽ góp phần tạo thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân cũng như nâng cao vai trò quản lý nhà nước của ngành.


3.3.6 Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ cho phát triển thương mại

Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quản lý nhà nước về thương mại, và hỗ trợ cho sự phát triển thương mại của Hà Nội. Một trong những công cụ giúp đổi mới quản lý nhà nước và xây dựng chính phủ điện tử đó chính là ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công. Mua sắm của chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch thương mại của một quốc gia. Rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay tại khu vực Đông Nam Á đã có những qui định chặt chẽ về nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công. Ngày 17/12/1999, Tổng thống Hoa Kỳ đã ban hành chỉ thị yêu cầu các cơ quan của chính phủ phải thúc đẩy sử dụng thương mại điện tử để việc mua sắm công của liên bang được nhanh hơn, rẻ hơn, tiết kiệm hơn. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị cho những nước chậm phát triển trong ứng dụng thương mại điện tử như Việt Nam. Những thành công mới đây của khu vực kinh doanh thương mại điện tử thật đáng ngạc nhiên và càng có ý nghĩa khi tăng trưởng của khu vực phi thương mại điện tử trong thời gian vừa qua không thấy thuyết phục. Do đó, thương mại điện tử là xu thế tất yếu mà ngành thương mại Hà Nội phải nhập cuộc không chậm trễ. Tuy nhiên, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp vừa là yêu cầu bắt buộc lại vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành. Hiện tại, ngân sách công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành thương mại Hà Nội nói riêng rất eo hẹp. Việc tìm ra nguồn vốn để nâng cấp công nghệ cũng là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp trong ngành. Do đó, Hà Nội cần tranh thủ thu hút các nguồn tài trợ quốc tế nhằm nâng cao năng lực và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ cho toàn Thành phố, từ đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia, khai thác. Tiếp tục thu hút các tập đoàn lớn về thương mại, công nghệ cao vào Hà Nội nhằm tiếp cận phương thức quản lý, hấp thu công nghệ và các phương thức kinh doanh hiện đại, đó sẽ vừa là áp lực nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và cơ quan quản lý học tập. Hơn nữa, Hà Nội cần xây dựng và phát triển một số mô hình sàn giao dịch hàng hoá cho một


số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Hà Nội hoặc những sản phẩm mà Hà Nội có thể khai thác thế mạnh của trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [1].

Hiện tại, sau nhiều các thử nghiệm về triển khai thương mại điện tử của Thành phố Hà Nội, nhưng đều không mang lại hiệu quả mong muốn. Do đó, trong thời gian tới, ngành thương mại Hà Nội cần kiên quyết đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương mại điện tử, chính phủ điện tử vào phát triển thương mại. Cần xây dựng một Cổng thông tin thương mại Hà Nội trên mạng Internet, có quy mô xứng tầm, đây phải là cầu nối cho các doanh nghiệp Hà Nội cũng như cả nước với thị trường thế giới, cũng như tạo ra môi trường thương mại điện tử theo đúng nghĩa nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Hà Nội. Tuy nhiên, Cổng thông tin thương mại này nên tập trung vào cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet (mô hình G2B) đồng thời quy tụ các sàn thương mại điện tử hiện có trên địa bàn để quảng bá các sàn thương mại điện tử này ra nước ngoài; nếu thực hiện được mô hình này, quản lý nhà nước về thương mại của Hà Nội sẽ được đẩy mạnh và tạo nên đột phá trong phát triển thương mại điện tử và chính phủ điện tử không những của Hà Nội mà còn cả nước. Đây cũng chính là sự khác biệt đối với các mô hình thương mại điện tử đã được triển khai trước đây như Cổng thương mại điện tử quốc gia (mô hình B2B) do Bộ Thương mại triển khai (www.ecvn.gov.vn), Sàn thương mại điện tử www.vnemart.com.vndo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam triển khai (mô hình B2B)...đã không mang lại hiệu quả mong muốn cũng như chưa phát huy được vai trò của Nhà nước trong đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử.

Ngoài ra, Hà Nội cần triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử; ví dụ, hỗ trợ các ngân hàng trên địa bàn triển khai các hệ thống thanh toán điện tử, hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử, hỗ trợ kinh phí đào tạo thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý, đẩy mạnh công tác phối hợp với các ngành trung ương trong việc xây dựng cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ


thông tin và truyền thông vào quản lý nhà nước, góp phần nâng cao năng lực, sức mạnh và hiệu quả trong hoạt động quản lý. Để thực hiện được điều này, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Sở Thương mại Hà Nội cần bắt tay ngay vào việc ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào việc cung cấp các thông tin và dịch vụ công cho các doanh nghiệp và công dân. Ngành thương mại Hà Nội đặc biệt cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quản lý nhà nước bằng việc phát triển Chính phủ điện tử của ngành; trong những năm tới, tất cả các nội dung thông tin về quản lý nhà nước phải được đưa lên mạng Internet cho mọi tổ chức, công dân được biết; tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết như cấp phép cho các Văn phòng đại diện nước ngoài trên địa bàn qua mạng, cấp phép xuất nhập khẩu, cấp phép các mặt hàng kinh doanh có điều kiện qua mạng Internet; đây là cách tiếp cận nhanh nhất, phổ cập nhanh nhất chính phủ điện tử cho mọi cá nhân, tổ chức, và các cán bộ công chức nhà nước, góp phần minh bạch hoá các thông tin quản lý nhà nước và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của ngành thương mại Hà Nội. Thương mại điện tử là một phương thức kinh doanh hiện đại và có thể nói cần tập trung phát triển trong giai đoạn tới. Do vậy, muốn thành công trong ứng dụng và phát triển thương mại điện tử thì phải có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các ứng dụng thương mại điện tử. Ngành thương mại Hà Nội cần tiến hành một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành như sau:

Tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành, đẩy mạnh hơn nữa việc tin học hoá trong quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn Thành phố. Đây vừa là nhiệm vụ nhưng cũng là yêu cầu đòi hỏi để các doanh nghiệp muốn phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh hơn nữa trong việc truy cập đủ các nguồn thông tin thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin và công tác xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh công tác hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, điều đó sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tiếp cận với phương thức kinh doanh mới đó là thương mại điện tử. Tuy nhiên, đây cũng vừa là


một thách thức nhưng cũng là động lực để phát triển, nếu doanh nghiệp không nỗ lực, thích nghi thì tất yếu sẽ bị đào thải.

Ngành thương mại Hà Nội cần có một tầm nhìn chiến lược, dài hạn trong việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển chính phủ điện tử và thương mại điện tử trong đó phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và Internet đóng vai trò then chốt. Trong vài năm gần đây, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành thương mại đã có những bước cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay chưa sử dụng có hiệu quả các thiết bị công nghệ thông tin, sự trao đổi và khai thác thông tin trong các mạng cục bộ và giữa các hệ thống mạng còn ít, thể hiện rõ tính yếu kém trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với chức năng định hướng cho các doanh nghiệp và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển; mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam rất thấp về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng lại có thể học tập được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước như: vai trò của Chính phủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc hoạch định chính sách cũng như là đối tượng đi tiên phong trong đẩy mạnh ứng dụng phát triển. Những nội dung cần thực hiện là:

Mở rộng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể là hệ thống phần cứng, mạng, tốc độ đường truyền, tăng cường các dịch vụ thương mại qua Internet, các hình thức trao đổi thông tin thông qua Internet...Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin có các giải pháp, sản phẩm gắn với thương mại điện tử và Internet. Cần thực tế bắt tay vào xây dựng một môi trường chính phủ điện tử và thương mại điện tử của Hà Nội, những việc ban đầu rất cần sức mạnh của Nhà nước đứng ra tiên phong, tạo ra một môi trường điện toán hỗ trợ các thông tin, dịch vụ của chính phủ tới người dân và doanh nghiệp, tạo ra môi trường thương mại điện tử cho doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và làm quyen. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải dần chấp nhận cuộc chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Với vai trò là các cơ quan hoạch định chính sách, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì đổi mới quản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2023