dẫn HS tìm hiểu một số di tích như Toà Khâm sứ Trung kỳ, Trấn Bình đài (Đồn Mang Cá), Chùa Ba Đồn, Đàn Âm hồn, Miếu Âm hồn… để tìm hiểu mối quan hệ giữa “vụ biến Kinh thành Huế” với “lễ cúng Âm hồn”, giải thích vì sao ngày 23/5 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ lớn, ngày “quẩy cơm chung”, ngày cúng Kinh đô thất thủ. Nhờ đó, các em biết thêm về một nét đặc sắc trong DSVH phi vật thể ngày nay cần lưu giữ và phát huy.
* Về năng lực
Đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử, từ nguồn sử liệu DTLS để tái hiện quá khứ, đánh giá một cách chân thực, khách quan sự kiện, nhân vật thông qua các hoạt động học của HS, nhờ đó hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho các em theo ba mức độ từ thấp lên cao:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tăng cường sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS giúp HS ngày càng thành thục trong việc nhận diện đặc điểm của DTLS; dễ dàng hiểu được nội dung và sử dụng kiến thức từ DTLS để giải quyết các nhiệm vụ học tập, rèn luyện kỹ năng trình bày nói và viết.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: DTLS ở địa phương là nguồn sử liệu gốc. Khi sử dụng, HS sẽ phải quan sát để thu thập thông tin, tái hiện lại bức tranh quá khứ sinh động, làm cơ sở để lí giải mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử, cũng như đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá về các sự kiện, nhân vật,…
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử, mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học để lí giải những vấn đề của cuộc sống, thực tiễn địa phương, rút ra được bài học lịch sử trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
Ví dụ: Để giải thích nguyên nhân năm 1883, quân Pháp quyết định đánh vào hệ thống phòng thủ của nhà Nguyễn ở cửa biển Thuận An, GV hướng dẫn HS tìm hiểu Trấn Hải thành. Trấn Hải thành (thành trấn giữ mặt biển) xây dựng bên cửa
Lấp (hoặc cửa Eo), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13km về phía Nam, thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Tuy nhiên, trận bão năm 1904 đã đổi dời cửa biển, lấp cửa cũ, mở cửa mới cách đó chừng 3km về phía Đông. Ngày nay khi đến Trấn Hải thành, HS rất khó hình dung vị trí chiến lược quan trọng của nó. Vì thế, các em phải nghiên cứu tài liệu, phát huy trí tưởng tượng, tư duy logic tái hiện hình ảnh của Trấn Hải thành đúng vị trí địa lý của nó trong lịch sử để giải thích vì sao khi đánh Huế, quân Pháp chọn tấn công vào Trấn Hải thành, vì sao tướng lĩnh và quân sĩ đã quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ vị trí này, vì sao mất Trấn Hải thành thì tuyến phòng thủ ở cửa biển Thuận An bị vỡ và ngay sau đó triều đình đã ký Hiệp ước Harmand (1883), Hiệp ước Patenôtre (1884) chấp nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp… Ngoài ra, trên cơ sở hiểu được vị trí chiến lược của Trấn Hải thành, HS dễ dàng lý giải vì sao sau năm 1975, đây được chọn trở thành nơi đóng quân của Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Di Tích Lịch Sử Và Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Vấn Đề Đổi Mới Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Ở Địa Phương Trong Dạy Học Lịch Sử
- Giá Trị Của Hệ Thống Dtls Ở Thừa Thiên Huế Liên Quan Đến Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến 1945
- Hệ Thống Dtls Ở Địa Phương Cần Khai Thác, Sử Dụng Trong Dhls Việt Nam Từ 1858 Đến 1945 Ở Trường Thpt Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 10
- Khái Quát Thực Trạng Sử Dụng Dtls Ở Địa Phương Trong Dhls Ở Trường Thpt
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ DTLS; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, trải nghiệm, thực hành lịch sử trên thực địa, DTLS và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;... HS sẽ được hình thành và phát triển các năng lực chung: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Về phẩm chất
Đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS sẽ góp phần bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính; niềm tự hào về truyền thống quê hương; phát triển giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia vào việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị DSVH, cụ thể:
- DTLS là nơi “trưng bày” cụ thể, sinh động về quá khứ, truyền thống dân tộc, không chỉ giúp thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về lịch sử, mà còn là phương tiện để giáo dục tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”. Chính tình yêu quê hương, làng xóm là cơ sở để hình thành lòng yêu
Tổ quốc và hướng suy nghĩ của các em về đất nước ngay trên mảnh đất quê hương mà các em sinh ra, lớn lên như nhà văn Ê - ren - bua từng nói: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc.
- DTLS còn là nơi “ghi công đồng bào, đồng chí sống, chiến đấu, hi sinh ở Huế” [94, tr.67] nên có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc, chiến sĩ, thế hệ đi trước, phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc.
- Đặc biệt, DTLS “như một cơ thể sống, mỗi ngày qua đi thì tuổi thọ cao thêm, lại phải chịu mưa nắng, bão lụt, khí hậu nóng ẩm, nấm mốc, sâu mọt hủy hoại và cả sự thiếu hiểu biết và ý thức của con người hàng ngày làm mai một, sai lệch, làm biến dạng, thậm chí hủy hoại giá trị của nó” [9, tr.14]. Từ đó, hình thành ở HS ý thức và hành động bảo vệ DTLS để lưu giữ, phát triển tinh hoa văn hoá và truyền thống của quê hương, đất nước cho hôm nay và mai sau.
Ví dụ: Được tìm hiểu hiện vật, hình ảnh ở Khu di tích lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, HS hiểu hơn về cốt cách, bản lĩnh, ý chí khát vọng giành độc lập, tự do của đồng chí nói riêng và các thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung. Đây là những xúc cảm không dễ có được nếu chỉ đọc tư liệu ghi chép, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, tạo động lực tinh thần lớn lao, khuyến khích các em học tập để xây dựng đất nước và tỉnh Thừa Thiên Huế càng văn minh, giàu đẹp.
Có thể nói, DTLS là minh chứng sinh động, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của LSDT và LSĐP. Sử dụng di tích trong DHLS là rất cần thiết và nên được tiến hành thường xuyên. Để phát huy tối đa ưu thế của loại tài liệu gốc này, GV phải nghiên cứu, triển khai các phương pháp tích cực, kết hợp đa dạng hình thức dạy học, tạo nên sự hấp dẫn, sinh động đối với HS, nâng cao hiệu quả bài học. Đó là nhiệm vụ mà luận án cần giải quyết.
2.1.5. Mối quan hệ giữa nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT với hệ thống DTLS tại Thừa Thiên Huế
2.1.5.1. Chương trình môn Lịch sử hiện hành
Trong thời kỳ từ 1858 đến 1945, Thừa Thiên Huế có vị trí hết sức quan trọng
trong tiến trình LSDT. Đây là kinh đô của triều Nguyễn thời kỳ độc lập (1802 - 1885), thủ phủ của Chính phủ Nam triều (1885 - 1945), đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa của xứ Trung Kỳ bảo hộ. Do đó, nhiều sự kiện diễn ra ở Thừa Thiên Huế có mối quan hệ và tác động lớn đến tiến trình LSDT và gắn liền với các di tích còn tồn tại đến ngày nay.
- Từ 1858 đến 1884: Sau một thời gian dài điều tra, tìm hiểu, ngày 1/9/1858, liên quan Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ Đà Nẵng (9/1858), quân Pháp từng bước mở rộng xâm lược ra cả nước, trước hết là Nam Kỳ (2/1859), Bắc Kỳ (11/1873, 3/1882), Thuận An (Thừa Thiên Huế, 8/1883). Trước sự xâm lược của Pháp, triều đình Huế đã tổ chức kháng chiến. Nhiều quan lại, tướng sĩ thể hiện sự lòng yêu nước nồng nàn và kiên trung bất khuất như Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm, Hoàng Diệu, Trần Thúc Nhẫn... Tuy vậy, trước sức mạnh quân sự của Pháp, triều đình tỏ ra lo sợ, không có biện pháp đối phó đúng đắn, từng bước nhượng bộ rồi chấp nhận sự bảo hộ của Pháp thể hiện qua các hiệp ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Harmand (1883), Patenôtre (1884), biến Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Trái ngược với thái độ của triều đình, nhân dân Việt Nam do các văn thân và sĩ phu lãnh đạo kiên quyết chiến đấu với tinh thần chủ động, sáng tạo diễn ra theo tiến trình thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu như khởi nghĩa của Trương Định, khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực,... ở Nam Kỳ (1859 - 1875), của Nguyễn Quang Bích, Lã Xuân Oai, Nguyễn Thiện Thuật… ở Bắc Kỳ (1883 -1885), bất chấp lệnh bãi binh của triều đình Huế.
Gắn liền với giai đoạn lịch sử dân tộc từ 1858 đến 1885, nhiều người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế đã kiên quyết chiến đấu, hy sinh như Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm, Trần Thúc Nhẫn, Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoàng, Đặng Hữu Cát, Đặng Hữu Phổ, Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Tiệp…. Không chỉ đánh Pháp, nhiều văn thân, sĩ phu và quan lại nhận thấy rằng cần phải duy tân cải cách đất nước một cách toàn diện thì mới có đủ tiềm lực để bảo vệ Tổ quốc, từ đó kinh đô Huế trở thành trung tâm của trào lưu cải cách cuối thế kỷ
XIX, với nhiều nhân vật tiêu biểu, trong đó có các quan lại và nho sĩ quê ở Huế như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch.
- Từ 1885 đến 1896: Từ sau Hiệp ước Patenôtre (1884), trong triều đình diễn ra sự phân hóa sâu sắc thành hai phe chủ chiến và chủ hòa. Không chấp nhận sự đô hộ của Pháp, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã tận dụng các quyền lực còn lại của triều đình Huế về nội trị và quân sự để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp, nhằm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Chủ trương này dẫn đến vụ biến Kinh thành vào rạng sáng ngày 5/7/1885 (23/5/Ất Dậu), phái chủ chiến tấn công quân Pháp tại Tòa Khâm sứ Pháp và Đồn Mang Cá. Cuộc phản công quân Pháp không thành công, nhà nước phong kiến độc lập sụp đổ hoàn toàn, Việt Nam thực sự trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự kiện trên gắn liền với các di tích và DSVH phi vật thể như Đồn Mang Cá, Đàn Âm hồn, Miếu Âm hồn, Nghĩa địa Ba Đồn, Lễ cúng Âm hồn (23/5)…
Sau sự kiện thất thủ kinh đô, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi xuất bôn để tiếp tục công cuộc chống Pháp. Trưa ngày 5/7/1885, tại làng Văn Xá thuộc thị xã Hương Trà ngày nay, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên phò vua cứu nước, mở đầu cho phong trào chống Pháp mạnh nhất trong nửa sau thế kỷ XIX dưới danh nghĩa phong trào Cần vương.
- Từ 1897 đến 1918: Sau khi cơ bản bình định được phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) trên quy mô lớn, toàn diện từ chính trị cho đến kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng.... Nước Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ chính trị có điểm khác nhau. Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đầu não về chính trị và văn hóa của Chính phủ Nam triều và của xứ bảo hộ Trung Kỳ.
Trong cuộc khai thác thuộc địa từ cuối thế kỷ XIX, Huế là một trung tâm đô thị hóa ở Việt Nam. Hệ thống trụ sở cơ quan hành chính của xứ Trung Kỳ bảo hộ và các phố xá theo kiểu phương Tây được xây dựng ở bờ Nam sông Hương như Tòa Khâm sứ, Tòa Công sứ, Trường Quốc Học, Bệnh viện Huế, Cầu Tràng Tiền, đường bộ (đường Thuộc địa số 1), đường sắt (Ga Huế), Nhà máy nước, Nhà máy đèn, Nhà
máy vôi Long Thọ, Bưu điện, Khách sạn Morin,… Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo sự biến chuyển về kinh tế, xã hội ở Việt Nam, tạo ra tiền đề cho cuộc vận động giải phóng dân tộc chuyển biến theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, với các phong trào tiêu biểu: Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ (1903 - 1908), Duy Tân hội (1904 - 1012), phong trào Đông Du (1905 - 1909), Đông Kinh Nghĩa Thục (1907),…
Vào đầu thế kỷ XX, ở Thừa Thiên Huế, phong trào yêu nước cũng diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào kháng thuế Trung Kỳ (1908) và cuộc vận động khởi nghĩa do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo, vua Duy Tân làm minh chủ (1916).
Cũng trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Thừa Thiên Huế đón nhận sự hiện diện của gia đình Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến sinh sống, học tập, làm quan, dạy học gắn với nhiều di tích còn lưu giữ đến nay như Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 Mai Thúc Loan; Trường Việt – Pháp Đông Ba, Trường Quốc học… Có thể nói thời gian sinh sống, học tập ở Huế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hình thành định hướng cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Từ 1919 đến 1930: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) với tốc độ nhanh, quy mô lớn, làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam biến chuyển sâu sắc hơn trước. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, đỉnh cao là sự ra đời và hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc Dân đảng (1927). Trong bối cảnh phong trào dân chủ tư sản bộc lộ nhiều hạn chế, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam vào năm 1920, mở đường cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển biến theo xu hướng cách mạng vô sản. Sự ra đời, hoạt động và chuyển biến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929. Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930, mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước ở Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để
tang Phan Châu Trinh (1926), cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ ở Viện Dân biểu Trung Kỳ do Huỳnh Thúc Kháng làm Viện trưởng (1926 - 1928); các cuộc bãi khóa của GV và HS Trường Kỹ nghệ thực hành (1926); Trường Quốc Học, Trường Đồng Khánh và Trường Kỹ nghệ thực hành (1927), xuất bản Báo Tiếng Dân (1927 - 1943) do Huỳnh Thúc Kháng đứng đầu… Thừa Thiên Huế cũng ghi dấu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu (Ông già Bến Ngự) từ cuối năm 1925 đến tháng 10/1940.
Trên cơ sở phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, cơ sở cách mạng của các tổ chức yêu nước như Tân Việt Cách mạng đảng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lần lượt thành lập tại Thừa Thiên Huế, gắn liền với các nhân vật tiêu biểu như Đào Duy Anh, Võ Liêm Sơn, Trần Hữu Duẩn, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn… Từ các tổ chức này đã dẫn đến sự ra đời của Tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thừa Thiên Huế vào tháng 4/1930.
- Từ 1930 đến 1945: Trong vòng 15 năm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta trải qua các phong trào cách mạng: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh; Phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Thừa Thiên Huế đã tiến bước theo ngọn cờ của Đảng trong cuộc đấu tranh đòi độc lập, tự do. Nhân ngày kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1930), ở Huế, cờ đỏ búa liềm đồng loạt xuất hiện trên các đường phố Paul Bert (nay là đường Trần Hưng Đạo), đường Gia Long (nay là đường Phan Đăng Lưu), đường Jule Ferry (nay là đường Lê Lợi), các Cửa Thượng Tứ, An Hòa, trước cổng Tòa Khâm, Ga Huế, các trường học, Đình làng An Cựu, trên núi Ngự Bình. Truyền đơn cách mạng được rải ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc kêu gọi đấu tranh đòi cải thiện đời sống, tăng lương, ngày làm 8 giờ, phản đối chủ nghĩa đế quốc…
Trong phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ những năm 1936 - 1939, Huế cùng với Hà Nội và Sài Gòn là ba trung tâm đấu tranh sôi nổi nhất của cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kỳ (Lê Duẩn, Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng
Lưu…), các phong trào vận động Đông Dương đại hội (9/1936), phong trào đón tiếp phái viên Gô-đa (2/1937), đấu tranh nghị trường tại Viện Dân biểu Trung Kỳ, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng diễn ra sôi nổi. Cùng với Báo Tiếng Dân, Xứ ủy Trung Kỳ đã sử dụng tờ Báo Dân làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyên đường lối chính sách của Đảng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh đòi tự do, dân chủ… Nhiều sách báo tiến bộ được phổ biến thông qua Hiệu sách Thuận Hóa do Lê Duẩn (lúc này là Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ) làm chủ hiệu và Hiệu sách Hương Giang do Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) làm chủ quản...
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp tiến hành chính sách đàn áp khốc liệt. Nhiều cán bộ chủ chốt của Tỉnh Đảng bộ và nhân sĩ trí thức bị bắt. Tháng 2/1942, Nguyễn Chí Thanh vượt ngục từ nhà tù Buôn Ma Thuột về bắt liên lạc với các tổ chức cơ sở trong tỉnh. Tháng 7/1942, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại bến đò Vĩnh Tu (Quảng Ngạn, Quảng Điền) đã phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII và thành lập Tỉnh ủy Lâm thời do đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư, công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính được xúc tiến. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Tỉnh ủy đã phát động phong trào đấu tranh kết hợp với chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Việt Minh tỉnh được thành lập (5/1945). Ngày 23/5/1945, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị ở đầm Cầu Hai quyết định nhiều vấn đề quan trọng cho cuộc khởi nghĩa ở Huế và các huyện. Đến đầu tháng 7/1945, không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi động khắp nơi. Nhiều nhân sĩ trí thức, công chức trong triều đình Huế, Chính phủ Trần Trọng Kim, thanh niên, HS đi theo cách mạng. Trường Thanh niên Tiền tuyến thành lập tháng 7/1945 để đào tạo sĩ quan quân đội của Chính phủ Trần Trọng Kim đã được Việt Minh hóa. Đây là lực lượng có vai trò to lớn trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố Huế.
Khi thời cơ cách mạng xuất hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh tỉnh, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế diễn ra từ ngày 18 đến ngày 23/8/1945. Chiều ngày 23/8/1945, tại Sân vận động Huế, hàng vạn đồng bào Thừa Thiên Huế tập trung hàng ngũ chỉnh tế dưới rừng cờ đỏ sao vàng, dự cuộc mít tinh chào mừng khởi nghĩa thắng lợi. Đồng chí Tố Hữu tuyên bố