Hệ Thống Dtls Ở Địa Phương Cần Khai Thác, Sử Dụng Trong Dhls Việt Nam Từ 1858 Đến 1945 Ở Trường Thpt Tỉnh Thừa Thiên Huế


chính quyền cách mạng đã về tay nhân dân. Chiều 30/8/1945, tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị; trên Kỳ Đài, cờ quẻ li bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên, bay cao phất phới, đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến ở Việt Nam.

Bên cạnh tiết LSDT, nội dung lịch sử lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 còn được trình bày trong 2 tiết LSĐP, cụ thể:

- Lớp 11: Thừa Thiên Huế đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1858 - 1918) (1 tiết) trình bày quá trình nhân dân Thừa Thiên Huế tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam thông qua một số sự kiện và nhân vật lịch sử điển hình từ năm 1858 đến năm 1918.

- Lớp 12: Thừa Thiên Huế từ năm 1919 đến năm 1954 (1 tiết) trình bày cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến ở Thừa Thiên Huế từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1954, để cùng nhân dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945 và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1954).

2.1.5.2. Chương trình môn Lịch sử THPT (2018)

Chương trình môn Lịch sử THPT (2018) gồm hệ thống các chủ đề và chuyên đề về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử ở cấp THCS. Chương trình được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, tạo điều kiện cho nhà trường và GV lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Đây là thuận lợi để GV có thể lựa chọn các sự kiện, nhân vật gắn liền với DTLS địa phương vào giảng dạy, giúp HS hiểu sâu sắc hơn lịch sử quê hương.

Những nội dung lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 liên quan đến DTLS ở Thừa Thiên Huế được thể hiện đậm nét trong các chủ đề và chuyên đề của Chương trình môn Lịch sử THPT (2018). Cụ thể, lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 được trình bày trong 02 mạch nội dung: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) (lớp

11) và Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) (lớp 12): Ở mạch nội dung Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân


tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số trận đánh như cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kỳ, Thuận An, cuộc phản công của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế… để xây dựng bảng tóm tắt nội dung chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX về: thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả,... và giải thích được nguyên nhân vì sao cuộc kháng chiến không thành công. Thông qua việc giới thiệu về các tấm gương như Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Trần Thúc Nhẫn… GV giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong mạch nội dung Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay), HS được tìm hiểu về chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi trình bày nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, GV có thể sử dụng một số DTLS để cụ thể hoá quá trình giành chính quyền tại địa phương mình như Đình Hiền Sỹ (huyện Phong Điền), Đình làng Tây Hồ (huyện Phú Vang), Đình Bàn Môn (huyện Phú Lộc), Đình làng Dạ Lê Thượng (thị xã Hương Thủy)… và sự kiện 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị ở Ngọ Môn (Huế).

Ngoài ra, nội dung Việt Nam từ 1858 đến 1945 còn liên quan đến một số chủ đề, chuyên đề như:

- Chủ đề Lịch sử và Sử học: GV lấy ví dụ về DTLS của Thừa Thiên Huế giúp HS phân biệt nguồn sử liệu hiện vật với các nguồn sử liệu khác, cũng như hướng dẫn các em phương pháp sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin từ DTLS để học tập, khám phá lịch sử và giải thích được vai trò của DTLS đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể…

- Chuyên đề 10.2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam, GV hướng dẫn HS xác định vị trí phân bố các di tích của Cố đô Huế trên bản đồ và giới thiệu nét cơ bản về một số di tích tiêu biểu trong Quần thể Di tích của Cố đô Huế. Liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 có các di tích như: Lăng tẩm (Tự


Đức, Khải Định, Dục Đức), Cung An Định, Quốc Tử Giám, Văn Thánh, …

- Chuyên đề 11.1. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam: Thông qua các DTLS như Quần thể Di tích Cố đô Huế (kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật); Thanh Bình Từ Đường, Nhà thờ Cổ Nhạc, Danh nhân Ưng Bình tại Châu Hương Viên (âm nhạc); Lăng mộ Lê Văn Miến (mỹ thuật)…, HS mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, âm nhạc thông qua HĐTN thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,... Từ đó, các em nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn so với các thời kỳ trước.

- Chuyên đề 11.3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam: Ngoài các danh nhân theo gợi ý của chương trình, GV hướng dẫn sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và đánh giá được vai trò của một số danh nhân của Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 trên các lĩnh vực: Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh… (quân sự); Lê Văn Miến, Tuy Lý Vương, Hải Triều, Tố Hữu… (văn hoá); Lê Văn Miến… (giáo dục – đào tạo); Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Chí Diễu, Hoàng Anh (chính trị)…

- Chủ đề: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam: GV sử dụng hệ thống DTLS để cụ thể hoá quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia đình sinh sống, học tập và tham gia hoạt động yêu nước ở Huế (1895 – 1901, 1906 – 1909), cũng như hệ thống bảo tàng, nhà lưu niệm ở Thừa Thiên Huế giúp HS giải thích được vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hoá, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

- Chuyên đề 12.1. Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam: GV hướng dẫn HS liên hệ với tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, người có công với quê hương, đất nước thông qua hệ thống nhà thờ, lăng mộ, nhà lưu niệm nhân vật lịch sử. Thừa Thiên Huế còn là trung tâm Phật giáo, Thiên Chúa giáo ở miền Trung qua các thời kỳ lịch sử với hệ thống chùa chiền, nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, mà còn có giá trị lớn về nghệ thuật. Ngoài ra, GV tổ chức các hoạt động thực hành lịch


sử như HS tham quan DTLS địa phương, thi tìm hiểu, tổ chức trò chơi về DTLS ở địa phương…

2.1.6. Hệ thống DTLS ở địa phương cần khai thác, sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.6.1. Một số yêu cầu khi lựa chọn DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

* Đảm bảo tính khoa học: Đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử, đó là DTLS được coi là nguồn sử liệu, cơ sở của quá trình nhận thức lịch sử. Tuy nhiên, DTLS chỉ là dấu vết của quá khứ, chứ không phải là toàn bộ quá khứ, đã bị tách khỏi bối cảnh lịch sử nảy sinh ra nó. Mặt khác, phần lớn DTLS ở Thừa Thiên Huế đã bị hư hại, không còn nguyên vẹn, cho nên, rất nhiều nội dung liên quan đến DTLS có thể bị sai lệch, thậm chí được hiện đại hóa, thần thánh hoá. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tái hiện, nhận thức lịch sử để đưa ra nhận xét, đánh giá sự kiện, nhân vật một cách khách quan, khoa học của HS.

Chính vì vậy, khi sử dụng DTLS ở địa phương để DHLS ở trường phổ thông, GV ưu tiên lựa chọn di tích được xếp hạng, bởi những nội dung của di tích đã được các nhà khoa học xác định, lập hồ sơ và cơ quan có trách nhiệm (Bộ, Sở Văn hóa- Thông tin) thẩm định. Đối với những di tích chưa được xếp hạng, GV nên tham khảo thông tin về DTLS ở nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy, cố gắng tiếp cận tài liệu gốc và tiến hành so sánh giữa các nguồn khác nhau để kiểm chứng nội dung.

* Đảm bảo tính sư phạm: Tính sư phạm của việc lựa chọn DTLS ở địa phương trong DHLS, trước hết thể hiện ở nội dung các di tích phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, thời lượng tiết học, với trình độ, khả năng nhận thức của HS, với điều kiện và cơ sở vật chất của nhà trường và đối tượng HS cụ thể. Ngoài ra, DTLS ở địa phương sử dụng trong dạy học phải góp phần làm rõ những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học và thực hiện mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất của HS.

* Đảm bảo tính toàn diện: DTLS ở Thừa Thiên Huế rất phong phú, đa dạng


về loại hình. Chính vì vậy, ngoài những nội dung liên quan đến quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, GV cũng cần khai thác giá trị văn hoá, nghệ thuật của các DTLS để đảm bảo tính toàn diện của kiến thức lịch sử, đồng thời giúp HS hiểu được đóng góp nổi bật của DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 vào kho tàng DSVH của dân tộc. Mặt khác, trong QTDH, GV không chỉ lựa chọn những di tích còn nguyên vẹn, được bảo tồn tốt, mà còn sử dụng cả những DTLS đã xuống cấp, bị tàn phá để qua đó giáo dục cho các em ý thức rõ hơn trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH quê hương.

2.1.6.2. Hệ thống DTLS ở địa phương cần được khai thác, sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở nghiên cứu Chương trình THPT hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018), luận án đã xác định hệ thống DTLS ở địa phương liên quan đến các sự kiện, nhân vật của LSDT, hoặc liên hệ LSDT với LSĐP cần khai thác để DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, chúng tôi đã biên soạn nội dung cơ bản của các DTLS bao gồm: Thời gian xuất hiện, địa điểm, nhân vật/sự kiện lịch sử liên quan, giá trị của DTLS [PL.8].

* Chương trình hiện hành

- LỊCH SỬ LỚP 11


Bài

Nội dung lịch sử dân tộc

– DTLS ở địa phương

Liên hệ lịch sử địa phương

– DTLS ở địa phương

Bài 19.


- Ngoài việc tham gia đánh Pháp ở

Nhân dân

các mặt trận, từ tháng 9/1858, quân

Việt Nam

và dân Thừa Thiên Huế theo lệnh

kháng

của triều đình tổ chức phòng thủ

chiến

các cửa ải, cửa biển.

chống

DTLS: Hải Vân quan, Trấn Hải

Pháp xâm

thành.

lược (Từ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 9


năm 1858

đến trước năm 1873)



Bài 20.

Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của

nhân dân ta từ năm 1873 đến

năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Mục I.1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất

- Các đề nghị cải cách canh tân đất nước.

DTLS: Nhà thờ và lăng mộ

của Đặng Huy Trứ, Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Lộ Trạch.


Mục I.3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kỳ trong những năm 1873 - 1874

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.

DTLS: Lăng mộ và nhà thờ

Nguyễn Tri Phương.


Mục III.1. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884

- Trận chiến ở Thuận An (1883).

DTLS: Trấn Hải thành, Lăng

mộ Trần Thúc Nhẫn.


Bài 21.

Phong trào

Mục I.1. Cuộc phản công

quân Pháp của phái chủ



yêu nước

chiến tại Kinh thành Huế và


chống

sự bùng nổ phong trào Cần

Pháp của

vương

nhân dân

- Pháp thiết lập chế độ bảo hộ

Việt Nam

và bộ máy chính quyền thực

trong

dân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

những năm

DTLS: Toà Khâm sứ Trung

cuối thế kỷ

Kỳ, Đồn Mang Cá (Trấn

XIX

Bình đài)


- Diễn biến cuộc phản công

- Liên hệ với lễ cúng Kinh đô thất


quân Pháp của phái chủ chiến

thủ.


tại Kinh thành Huế.

DTLS: Chùa Ba Đồn, Đàn Âm


DTLS: Kinh thành Huế, Toà

hồn, Miếu Âm hồn.


Khâm sứ Trung Kỳ, Đồn



Mang Cá (Trấn Bình đài).



- Phong trào Cần vương.

- Đêm 4, sáng ngày 5/7/1885, khi


DTLS: Phủ thờ Tôn Thất

Tôn Thất Thuyết đang chỉ huy cuộc


Thuyết.

tập kích quân Pháp ở Huế, thì cha



con Đặng Hữu Cát, Đặng Hữu Phổ



cũng lãnh đạo đội Đoàn kiệt đánh



vào huyện nha Quảng Điền (đóng



tại Hạ Lang). Cuộc đánh chiếm thất



bại, hai cha con ông đều bị bắt.



Đặng Hữu Phổ bị xử tử tại bến đò



Quai Vạc (thôn Bác Vọng Đông –



Quảng Phú).



DTLS: Lăng mộ và nhà thờ Đặng



Hữu Phổ.

Bài 22. Xã

Mục I.1. Những chuyển biến

- Ở Thừa Thiên Huế, một số công


hội Việt Nam trong cuộc khai

thác lần

thứ nhất

của thực dân Pháp

về kinh tế

- Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông. Những cơ sở công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện … cũng ra đời.

DTLS: Cầu Tràng Tiền.

trình giao thông quan trọng đã được xây dựng. Pháp cho xây dựng nhà một số cơ sở công nghiệp.

DTLS: Ga Huế, Nhà máy nước Vạn Niên, Nhà máy vôi Long Thọ.

Bài 23.

Mục 2. Phan Chu Trinh và

- Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ

Phong trào

xu hướng cải cách

đang học ở trường Quốc Học Huế

yêu nước

- Phong trào chống thuế năm

đã tham gia làm thông ngôn cho

và cách

1908 ở Trung Kỳ.

đoàn biểu tình tại Toà Khâm sứ

mạng ở


Trung Kỳ.

Việt Nam


DTLS: Toà Khâm sứ Trung Kỳ.

từ đầu thế



kỷ XX đến



Chiến



tranh thế



giới thứ



nhất (1914)



Bài 24.

Mục II.2. Phong trào đấu


Việt Nam

tranh vũ trang trong chiến

trong

tranh

những năm

- Khởi nghĩa Thái Phiên – Trần

Chiến

Cao Vân.

tranh thế

- DTLS: Ngôi mộ chung Thái

giới thứ

Phiên – Trần Cao Vân, Lăng

nhất (1914

vua Duy Tân.

- 1918)

Mục III.2. Buổi đầu hoạt

- Thời kỳ Nguyễn Tất Thành sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023