An của Nguyễn Thị Duyên (2018). Chúng tôi đã tìm hiểu hệ thống khái niệm, phân tích về vai trò, ý nghĩa, hình thức, biện pháp sử dụng DSVH, DTLS ở địa phương trong DHLS để đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Luận án: Sử dụng bảo tàng và nhà trưng bày tại địa phương trong DHLS Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên (2019) của Mai Văn Nam, Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT (2019) của Ninh Thị Hạnh… đã giúp chúng tôi vận dụng các ứng dụng CNTT tạo ra hiện vật ảo, phòng trưng bày ảo, xây dựng hồ sơ tư liệu điện tử để đa dạng hoá nguồn tài liệu và phát huy tính trực quan của DTLS địa phương DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Luận án Sử dụng DTLS quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong DHLS Việt Nam ở trường THPT (2019) của Phạm Thị Thanh Huyền cũng nhấn mạnh DTLS chính là nguồn kiến thức sống động, công cụ dạy học đa phương tiện, môi trường học tập gắn liền thực tiễn ... có tác dụng hình thành kiến thức lịch sử, nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho HS. Tác giả đã gợi ý hình thức sử dụng trực tiếp và gián tiếp DTLS trong DHLS.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về DTLS ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là cố đô của Việt Nam, có lịch sử, văn hoá lâu đời và truyền thống yêu nước, cách mạng vẻ vang. Trải qua quá trình đấu tranh, xây dựng, bảo vệ quê hương, trên mảnh đất này, lịch sử còn để lại hệ thống DTLS đa dạng và phong phú. Các DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 có thể phân chia thành 3 nhóm: Quần thể DTLS triều Nguyễn do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý; Các DTLS do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế quản lý và phối hợp quản lý; Những di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người do Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế quản lý.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã xuất bản nhiều công trình giới thiệu, nghiên cứu về các DSVH nói chung, DTLS nói riêng của Huế, như: DSVH Huế - 20 năm bảo tồn và phát huy giá trị (2002), Công cuộc bảo tồn di sản Thừa Thiên Huế (2013), DSVH triều Nguyễn - Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị (2016)… Các ấn phẩm cung cấp nguồn tài liệu tranh ảnh, tư liệu gốc, các nhận xét, đánh giá về giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của Quần thể DTLS triều Nguyễn, phục vụ cho việc DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác như: Huế di tích và con người (NXB Thuận Hóa, Huế, 1995) của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế DTLS – văn hoá - danh thắng (NXB Thuận Hóa, Huế, 1996) của Lê Văn Phúc cũng giới thiệu bề dày lịch sử, văn hóa “xứ sở của thi ca và cái đẹp” trên tất cả các lĩnh vực phong tục, tập quán, lễ hội dân gian, DTLS, công trình kiến trúc,…. có thể khai thác để giảng dạy sinh động các nội dung liên quan đến DTLS ở bài nội khoá, cũng như tổ chức HĐTN tìm hiểu lịch sử, văn hoá Huế.
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Di Tích Lịch Sử Và Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông
- Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 4
- Vấn Đề Đổi Mới Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Ở Địa Phương Trong Dạy Học Lịch Sử
- Giá Trị Của Hệ Thống Dtls Ở Thừa Thiên Huế Liên Quan Đến Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến 1945
- Mối Quan Hệ Giữa Nội Dung Cơ Bản Của Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến 1945 Ở Trường Thpt Với Hệ Thống Dtls Tại Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Quần thể di tích Huế (NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2011), Lăng tẩm Huế một kỳ quan (NXB Đà Nẵng, 2015) của Phan Thuận An… góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu trong Quần thể DTLS Cố đô Huế.
Ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là DSVH thế giới, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống DTLS văn hoá, cách mạng phong phú, đa dạng phản ánh quá trình đấu tranh anh dũng và lao động sáng tạo của nhân dân.
Cuốn DTLS cách mạng Thừa Thiên Huế (NXB Thuận Hóa, Huế, 2006) của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế giới thiệu 53 DTLS và địa điểm di tích theo 3 thời kỳ: DTLS trước và trong Cách mạng tháng Tám năm 1945; DTLS trong cuộc kháng chiến chống Pháp; DTLS trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chúng tôi đã kế thừa nội dung các DTLS cách mạng ở Thừa Thiên Huế trước và trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử giai đoạn này.
Trên cơ sở biên tập, chỉnh lý các tập xuất bản năm 2002, 2006 và 2014, cuốn DTLS văn hóa Thừa Thiên Huế (NXB Thuận Hóa, Huế, 2017) từng bước hoàn thiện nội dung của 55 DTLS cấp Quốc gia và 56 DTLS cấp Tỉnh. Trong mỗi bài viết,
tác giả vừa giới thiệu lịch sử ra đời, sự kiện, nhân vật gắn liền với di tích; vừa miêu tả cụ thể cấu tạo giúp người đọc hình dung được tổng thể diện mạo, ý nghĩa của từng DTLS. Đây nguồn tài liệu tham khảo quý giá, đáng tin cậy để tác giả luận án xác định hệ thống DTLS cần khai thác khi dạy học các sự kiện, nhân vật trong bài LSDT, liên hệ LSDT với LSĐP, xây dựng nội dung bài học LSĐP và tổ chức HĐTN liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế cũng là địa phương rất chú trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu về lịch sử và văn hoá quê hương. Nhiều công trình LSĐP, lịch sử Đảng bộ, hồi ký đã được xuất bản, tiêu biểu:
Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc (NXB Hà Nội, 1983) của Phạm Khắc Hòe - nguyên Đổng lý ngự tiền văn phòng của triều đình Huế viết về những chuyển biến trong cuộc đời, quá trình tham gia cách mạng của ông. Hồi ký cung cấp nguồn tư liệu phong phú để tái hiện lại bức tranh sống động về những ngày nhân dân Huế sục sôi làm cách mạng, về sự kiện vua Bảo Đại thoái vị gắn với DTLS Ngọ Môn, Kỳ Đài.
Một lòng vì Đảng vì Dân (NXB Thuận Hóa, Huế, 1984) do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Bình Trị Thiên xuất bản viết về tiểu sử và những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhiều người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế như Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Lê Bá Dị… gắn liền với nhiều di tích ở khắp các địa phương.
Quê hương và cách mạng (NXB Thuận Hóa, Huế, 2001) là hồi ký của Hoàng Anh - nguyên Phó Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong 3 chương đầu, tác giả nhớ lại thời kỳ đi tìm ánh sáng của Đảng, tham gia cách mạng. Những sự kiện trong hồi ký đã cụ thể hoá nội dung các hiện vật được trưng bày ở Địa điểm lưu niệm Hoàng Anh tại xã Phong An, cũng như một số di tích gắn liền với đồng chí như Địa điểm Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945, Đình Thuỷ Lập, …
Chặng đường cách mạng hết sức gian khổ nhưng đầy vinh quang cũng được phản ánh trong cuốn Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1954) (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995). Chúng tôi khai thác những sự kiện tiêu biểu của
lịch sử Thừa Thiên Huế và dân tộc, cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của một thế hệ thanh niên yêu nước như Nguyễn Chí Diểu, Đào Duy Anh, Lâm Mộng Quang, Phan Đăng Lưu, Hoàng Anh, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh… để DHLS Việt Nam từ 1930 đến 1945, gắn liền với các DTLS như Hiệu sách Hương Giang, Hiệu sách Thuận Hoá, Viện Dân biểu Trung Kỳ, Tòa báo Tiếng Dân, Nhà lao Thừa Phủ,…
Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế (NXB Thuận Hoá, Huế, 2000), Địa chí Thừa Thiên, Phần Lịch sử (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005) đã đem đến cái nhìn hệ thống, cụ thể và sinh động về LSĐP từ tiền sử cho đến hiện đại. Trong đó Chương V. Thừa Thiên Huế thời Nguyễn 1802 - 1885; Chương VI. Thừa Thiên Huế thời thực dân Pháp thống trị, tiếp tục đấu tranh và giành chính quyền 1885 - 1945 là nguồn tài liệu đáng tin cậy để lựa chọn nội dung gắn liền DTLS Thừa Thiên Huế trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945.
Thừa Thiên Huế còn vinh dự là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống, học tập và tham gia phong trào yêu nước trong khoảng thời gian 10 năm (1895 - 1901, 1906
- 1909). Hệ thống di tích gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Người được Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế giới thiệu trong cuốn Di tích - địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế (NXB Thuận Hóa, Huế, 2013), giúp giảng dạy sinh động nội dung buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) trong Chương trình hiện hành và chủ đề: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam trong Chương trình môn Lịch sử (2018), cũng như tổ chức HĐTN nhằm giáo dục cho HS về cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức, lối sống và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, để thực hiện luận án, chúng tôi còn tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống DTLS ở Thừa Thiên Huế trên các trang website như Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (http://www.thuathienhue.gov.vn); Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (http://hue worldheritage.org.vn); Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (http://www.baotang lichsu.thuathienhue.gov.vn); Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (http://bthcm.thuathienhue.gov.vn); UNESCO (https://whc.unesco.org).
Có thể khẳng định, những tài liệu có giá trị trên đã giúp xây dựng các đoạn
tường thuật, miêu tả, câu chuyện sinh động về sự kiện, nhân vật gắn liền với DTLS, giáo dục cho HS ý thức được “Huế của chúng ta đẹp lắm và đẹp hơn chăng là tấm lòng ta tha thiết với Huế, ý chí ta nỗ lực làm cho Huế ngày càng giàu đẹp hơn, văn hiến hơn,…” [58, tr.242]. Từ đó, các em có những việc làm cụ thể, thiết thực, ý nghĩa nhằm gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp, bảo vệ DSVH của quê hương.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về sử dụng DTLS trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện Công văn số 5977/BGDĐT - GDTrH ngày 7/7/2008 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và THPT từ năm 2008 - 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011). Trong đó, nội dung môn Lịch sử dành cho HS THPT giúp chúng tôi xác định những sự kiện, nhân vật, DTLS tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan đến bài học LSDT, bài học LSĐP.
Với bài viết Sử dụng DTLS văn hoá Thừa Thiên Huế trong DHLS Việt Nam ở trường THPT (Tạp chí Giáo dục, số 263, 6/2011), Nguyễn Thành Nhân phân tích ý nghĩa của việc sử dụng DTLS văn hoá. Tác giả cũng thống kê các DTLS văn hoá ở Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam (1919 – 1945) và một số biện pháp sử dụng DTLS văn hoá Thừa Thiên Huế trong bài nội khoá LSDT, biên soạn các tiết LSĐP quy định trong chương trình và tiến hành hoạt động ngoại khoá.
Mặc dù không trực tiếp tìm hiểu về DTLS Thừa Thiên Huế, nhưng luận án Sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 ở trường THPT Thừa Thiên Huế (2008) của Nguyễn Thành Nhân đã cung cấp hệ thống tài liệu LSĐP Thừa Thiên Huế phong phú, sinh động để cụ thể hóa các sự kiện, nhân vật, địa điểm gắn liền với di tích ở Thừa Thiên Huế khi dạy LSDT và LSĐP.
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu còn có luận văn Sử dụng DTLS - cách mạng Thừa Thiên Huế trong DHLS Việt Nam ở trường THPT (1858 - 1945) (2003) của Nguyễn Đức Cương. Tác giả hướng dẫn biện pháp sử dụng DTLS - cách mạng Thừa Thiên Huế để DHLS Việt Nam (1858 – 1945) trong bài LSDT và
LSĐP, nhưng chưa đi sâu phân tích hình thức ngoại khoá với DTLS.
Luận văn: Dạy học nhân vật LSĐP trong khóa trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế (Chương trình Chuẩn) (2012) của Lê Thị Bích nghiên cứu về biện pháp dạy học nhân vật LSĐP, trong đó chúng tôi đã tham khảo một số nội dung như: Hệ thống tài liệu về nhân vật lịch sử của Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 để cụ thể hoá nội dung các DTLS lưu niệm nhân vật tại địa phương.
Trong luận văn: Sử dụng tài liệu lịch sử Thừa Thiên Huế trong DHLS Việt Nam lớp 11 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) (2014), Nguỵ Thị Liên đã xác định những sự kiện lịch sử Thừa Thiên Huế liên quan đến LSDT, cũng như hệ thống tài liệu về sự kiện và nhân vật có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam, lớp 11 THPT.
Nhìn chung, công trình về sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế còn ít. Đặc biệt, hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây chính là nhiệm vụ luận án đặt ra và giải quyết.
1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ, NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nhận xét khái quát về các công trình liên quan đến luận án
Trên cơ sở tìm hiểu các công trình trong và ngoài nước nghiên cứu DTLS và sử dụng DTLS trong dạy học, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
Thứ nhất, các công trình trình bày khá hệ thống khái niệm, đặc điểm và phân loại di tích, DTLS, cũng như khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DTLS trong dạy học. Đây là nguồn sử liệu đặc biệt, bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của quá khứ, hàm chứa nhiều giá trị về khoa học, lịch sử, văn hoá và là môi trường giáo dục sống động, gần gũi với HS, khắc phục việc học tập xa rời thực tế... Sử dụng DTLS ở địa phương hoàn toàn phù hợp với đặc trưng bộ môn và yêu cầu đổi mới DHLS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS hiện nay. Những nghiên
cứu trên góp phần khẳng định sự cần thiết trong hướng nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, các công trình sử học và giáo dục lịch sử cũng nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện những sự kiện nhân vật, DTLS Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945. Với bề dày lịch sử, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, có thể nói Thừa Thiên Huế là địa phương có hệ thống DTLS nhiều về số lượng, phong phú về loại hình, có giá trị lớn về lịch sử, khoa học, văn hoá, giáo dục và phát triển kinh tế. Đây là ưu thế lớn của các trường THPT Thừa Thiên Huế trong việc sử dụng DTLS ở địa trương trong QTDH lịch sử.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu còn đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng DTLS trong DHLS ở trường phổ thông. GV có thể sử dụng đa dạng sử liệu về DTLS trong bài học trên lớp, tổ chức bài học tại thực địa và tiến hành các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt, các nghiên cứu đều nhấn mạnh ở các trường có điều kiện, GV cần tăng cường tổ chức bài học tại thực địa để khai thác hết giá trị trực quan và ý nghĩa giáo dục của DTLS.
1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa
Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi kế thừa những vấn đề sau đây:
- Một số vấn đề lý luận về DTLS và sử dụng DTLS trong dạy học như: Khái niệm, phân loại di tích, DTLS; Nội dung DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945; Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hệ thống sử liệu về DTLS ở địa phương để giảng dạy lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hình thức, biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT với bài nội khoá trên lớp, bài nội khoá tại thực địa và hoạt động ngoại khoá.
1.3.3. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
Những công trình nói trên là nguồn tài liệu tham khảo quý, cần được nghiên cứu vận dụng khi thực hiện luận án. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục, sử dụng DTLS như thế nào để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho HS, tận dụng triệt để nguồn tài liệu gốc, trực quan quý giá mà
lịch sử để lại vẫn luôn là câu hỏi thường trực dành cho mỗi GV. Chính vì vậy, đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế là hướng nghiên cứu mới, có giá trị cả về lí luận và thực tiễn. Trên cơ sở kế thừa từ công trình nghiên cứu trước, luận án tiếp tục giải quyết các vấn đề:
- Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực tế, luận án tiếp tục làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định nội dung DTLS ở địa phương cần khai thác để đổi mới sử dụng DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Lựa chọn hệ thống DTLS ở địa phương để DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại để đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng “GV không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho HS mà chú trọng việc hướng dẫn HS nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, xây dựng và phát triển những năng lực chuyên môn của môn Lịch sử” [25].
- Thiết kế kế hoạch bài dạy, tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp sư phạm đã đề xuất.
abc
Ở Chương 1, chúng tôi đã tiến hành tổng quan những công trình trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu về DTLS và sử dụng DTLS trong DHLS ở trường phổ thông. Kết quả cho thấy, các nhà khoa học đều khẳng định: DTLS ở địa phương là nguồn sử liệu đặc biệt, hàm chứa nhiều giá trị về khoa học, lịch sử, văn hoá. Sử dụng di tích trong dạy học hoàn toàn phù hợp với đặc trưng bộ môn và yêu cầu đổi mới DHLS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS hiện nay. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu quý giá, cần được tham khảo khi xây dựng cơ sở lí luận, tìm hiểu