Những Đổi Mới Trong Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Để Tạo


g) Quản lý hoạt động thanh toán trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (gọi tắt là TTLNH)

Hệ thống TTĐTLNH là hệ thống thanh toán tổng thể bao gồm tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao, tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp và hệ thống quyết toán tài khoản thanh toán.

Thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện đại, hiệu quả đáp ứng cho nền kinh tế phát triển nhanh nhậy, chuẩn xác, tuy nhiên nếu để xảy ra sai sót thì cũng đưa lại những tổn thất khó lường, do vậy, việc quản lý phải chặt chẽ, nghiêm túc. Thống đốc NHNN có quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 kèm theo quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ngày 09/11/2010 lại có Thông tư quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Hệ thống TTĐTLNH có một Trung tâm thanh toán Quốc gia đặt tại NHTW (Cục Công nghệ tin học ngân hàng). Trung tâm này thực hiện các chức năng tiểu hệ thống giá trị cao, chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị thấp, xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán; giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của NHTW và các chức năng kiểm tra hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thông. Kết nối với Trung tâm thanh toán Quốc gia có 6 trung tâm khu vực gồm HN. HP. Đầ nẵng, HCM, Cần thơ và sở giao dịch NHNN chi nhánh NHTW tỉnh, thành phố và Sở giao dịch NHTW), thực hiện chức năng xử lý các lệnh thanh toán của tiểu hệ thống giá trị thấp và chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị cao trong phạm vi hệ thống TTLNH.

Quy định về quản lý và vận hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng

Kiểm tra Hệ thống thanh toán liên ngân hàng:

1/ Cục Công nghệ tin học hàng ngày kiểm tra tình trạng kỹ thuật của Hệ thống TTLNH về dữ liệu số dư, dữ liệu hạn mức thanh toán giá trị thấp, dữ liệu thanh toán, hệ thống phần mềm, trang thiết bị và mạng truyền thông tại Trung tâm xử lý quốc gia, Trung tâm xử lý quốc gia dự phòng và các Trung tâm xử lý khu vực.


2/ Trung tâm xử lý khu vực thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng hoạt động của Hệ thống TTLNH về trang thiết bị và mạng truyền thông, dữ liệu thanh toán tại trung tâm của mình và các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thuộc địa bàn; thông báo và phối hợp với Cục Công nghệ tin học và các bên có liên quan để xử lý sự cố xảy ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Kiểm tra tính hợp lệ Lệnh thanh toán:

Các lệnh thanh toán trong Hệ thống TTLNH lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng quy định của NHNN. Trong quá trình sử dụng, các thành viên hoặc đơn vị thành viên phải kiểm tra và chịu trách nhiệm pháp lý về tính hợp pháp của chứng từ. Thông tin cần kiểm tra gồm:

Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 19

1/ Loại và khuôn dạng của các dữ liệu;

2/ Tính hợp lệ (được ủy quyền) của người khởi tạo dữ liệu; 3/ Ngày, tháng, tổng kiểm tra;

4/ Tính duy nhất;

5/ Các yếu tố bắt buộc đối với Lệnh thanh toán; 6/ Mã xác nhận tin điện;

7/ Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối và mã người duyệt.

Điều hành hệ thống TTLNH

Thực hiện giám sát quản lý:

- Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước:

1/ Thực hiện chức năng của Trung tâm xử lý khu vực:

Kết nối Trung tâm Xử lý quốc gia để thực hiện các thủ tục thanh toán giá trị cao, thanh toán giá trị thấp giữa các Hội sở của thành viên.

2/ Giám sát và quản lý các tài khoản tiền gửi thanh toán:

a) Giám sát và quản lý số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của các thành viên:

+ Hàng ngày, vào đầu giờ làm việc Sở giao dịch xác định số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của các thành viên để thực hiện các hoạt động thanh toán trong ngày của các đơn vị;


+ Xử lý các phát sinh chuyển tiền của các đơn vị thành viên trong trường hợp

đơn vị thành viên có nhu cầu bổ sung vốn;

+ Cập nhật (cuối ngày) và đồng bộ hóa các tài khoản tiền gửi thanh toán trong hệ thống kế toán của Sở giao dịch;

+ Cập nhật các thông tin về tình trạng hoạt động của các tài khoản tiền gửi thanh toán.

b) Thông qua Trung tâm Xử lý quốc gia, Sở giao dịch cung cấp tức thời và bất kỳ lúc nào cho các thành viên những thông tin sau dưới hình thức điện tử:

- Số dư các tài khoản tiền gửi thanh toán;

- Tình trạng các yêu cầu chuyển tiền;

- Hồ sơ những giao dịch chuyển tiền đã được xử lý;

- Tình trạng các yêu cầu quyết toán bù trừ;

- Tình trạng các yêu cầu quyết toán đang chờ xử lý trong hàng đợi;

- Tình trạng các yêu cầu quyết toán đã hủy. 3/ Quản lý quyết toán bù trừ

a) Theo dõi, kiểm soát việc duy trì hạn mức nợ ròng của các thành viên theo quy định của NHNN;

b) Theo dõi, tính toán và duy trì hạn mức đối với những khoản thanh toán không sử dụng hạn mức;

c) Xử lý các giao dịch liên quan đến ký quỹ các giấy tờ có giá;

d) Giám sát quyết toán bù trừ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. 4/ Thực hiện chức năng thành viên tham gia Hệ thống TTLNH.

Tuân thủ đầy đủ các quy định đối với thành viên tham gia Hệ thống TTLNH.

- Vụ Tài chính – Kế toán:

1/ Quản lý việc hạch toán các khoản thanh toán chuyển tiền thông qua hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng của các đơn vị NHNN.

a) Kiểm soát và đối chiếu số liệu hạch toán thanh toán chuyển tiền giữa các

đơn vị NHNN;


b) Tổng hợp số liệu hạch toán thanh toán chuyển tiền hàng ngày, hàng tháng của các đơn vị NHNN;

c) Quyết toán năm các khoản thanh toán chuyển tiền giữa các đơn vị NHNN theo quy định.

2/ Thực hiện chức năng thành viên tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Tuân thủ đầy đủ các quy định đối với thành viên tham gia Hệ thống TTLNH.

- Vụ thanh toán:

Giám sát việc thực hiện kiểm soát và đối chiếu của Hệ thống TTLNH.

- Cục công nghệ tin học:

1/ Quản lý, vận hành Trung tâm Xử lý quốc gia, Trung tâm Xử lý quốc gia dự phòng;

2/ Phối hợp với các đơn vị: NHNN Chi nhánh TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Sở giao dịch quản lý, vận hành các Trung tâm Xử lý khu vực.

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

1/ Yêu cầu Trung tâm Xử lý quốc gia và Trung tâm Xử lý khu vực xác nhận đã nhận được các Lệnh thanh toán do mình chuyển tới và các thông tin liên quan đến Lệnh thanh toán đó;

2/ Phối hợp tổ chức kết nối cho các đơn vị thành viên trên địa bàn tham gia Hệ thống TTLNH;

3/ Đảm bảo điều kiện kỹ thuật trong phạm vi phụ trách để Hệ thống TTLNH hoạt động thông suốt;

4/ Phối hợp với Trung tâm Xử lý quốc gia, Trung tâm Xử lý khu vực, các thành viên và đơn vị thành viên xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành Hệ thống TTLNH và chuyển sang hệ thống dự phòng.

Ban điều hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng

1/ NHNN thành lập Ban điều hành hệ thống TTLNH, thành phần gồm:

- 01 Phó Thống đốc NHNN là Trưởng ban;


- Đại diện lãnh đạo của một số đơn vị tại trụ sở chính NHNN và NHTM là thành viên:

+ Vụ Kế toán tài chính;

+ Vụ Tín dụng;

+ Vụ Chính sách tiền tệ;

+ Vụ Pháp chế;

+ Sở giao dịch NHNN;

+ Cục Công nghệ tin học NH;

+ Ngân hàng Công thương Việt Nam;

+ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;

+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam;

+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 2/ Quyền hạn và trách nhiệm của Ban điều hành:

a) Chỉ đạo hoạt động thường xuyên của hệ thống TTLNH;

b) Giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống TTLNH;

c) Xử lý tranh chấp;

d) Phê duyệt chương trình, tổ chức, chủ trì các phiên họp Ban điều hành và Hội nghị các thành viên;

e) Phê chuẩn việc tham gia, đình chỉ hoặc rút khỏi hệ thống TTLNH của các thành viên và đơn vị thành viên;

g) Ra quyết định giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan đến hệ thống TTLNH.

2.4.5 Những đổi mới trong hoạt động của ngân hàng thương mại để tạo

điều kiện cho thanh toán phát triển

a) Đổi mới hoạt động ngân hàng

Quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng không chỉ đổi mới từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường một cách hình thức, mà là một trong những hiệu ứng quan trọng của tiến trình đổi mới đó là ngành Ngân hàng Việt Nam đã trực tiếp góp phần


làm cho toàn nền kinh tế khắc phục được nạn khan hiếm phương tiện thanh toán trong khi vẫn giữ được giá trị sức mua của VNĐ. Chủ động kiểm soát được lạm phát, kéo chỉ số lạm phát từ 774,7% trong năm 1986 xuống ở mức 2 con số và xuống 1 con số liên tục 13 năm từ 1992 đến 2007. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của kinh tế Mỹ và một số nước thuộc liên minh Châu Âu, cùng với khó khăn trong nước có nguy cơ lạm phát cao, có lúc lên hai con số đã được Chính phủ sử dụng những giải pháp tích cực kiềm chế lạm phát có hiệu quả, trong đó có sự đóng góp của hoạt động thanh toán. Có được kết quả đó cũng chính là do Việt Nam đã đổi mới cơ bản hệ thống ngân hàng:

Tạo lập một hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh tiền tệ và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật:

+ Đa dạng hóa về loại hình (Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng);

+ Đa dạng hóa về sở hữu (quốc doanh, cổ phần, hỗn hợp quốc doanh và các thành phần kinh tế khác);

+ Sự tham gia của ngân hàng nước ngoài vào thị trường tiền tệ ở Việt Nam (Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,…);

+ Tăng cường tính độc lập và tự chủ trong kinh doanh tiền tệ;

+ Từng bước tạo lập môi trường, điều kiện nhằm bảo vệ người gửi tiền, người cho vay, người sản xuất kinh doanh,… để hoạt động của hệ thống ngân hàng được an toàn.

Các pháp lệnh và luật ngân hàng cũng mở ra khả năng đổi mới triệt để hệ thống ngân hàng và coi đây là mũi đột phá, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế quốc dân.

b) Nâng cao năng lực tài chính và hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại

Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực trong xu thế toàn cầu hóa, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hoạt động Ngân hàng phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả phương diện quy mô, khả năng tài chính và dịch vụ


ngân hàng, trong dịch vụ ngân hàng thì dịch vụ thanh toán có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thanh toán, tác động mạnh mẽ đến việc đẩy mạnh giao lưu hàng hóa và hoạt động kinh doanh sản xuất trong nước và thanh toán quốc tế, đẩy mạnh, nhanh chóng và thuận lợi hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với các NHTM NN, để tăng vốn điều lệ thì phải có các giải pháp tài chính từ nguồn NSNN. Thực hiện chủ trương nói trên từ năm 2002 đến nay, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hai đợt cấp bổ sung vốn điều lệ cho 5 NHTM NN. Đợt I đã thực hiện trong năm 2002 với số vốn cấp cho các NHTM là 4.900 tỷ đồng. Tiếp đến tháng 06/2003, trên cơ sở thống nhất giữa Bộ Tài chính và NHNN, Bộ Tài chính đã quyết định cấp bổ sung vốn điều lệ đợt II là 1.900 tỷ đồng cho 4 NHTM NN; trong đó cấp bổ sung 400 tỷ đồng cho mỗi ngân hàng: Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được cấp 700 tỷ đồng. Đợt III được thực hiện trong quý IV/2003, với tổng số vốn được cấp là 1.950 tỷ đồng; trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được cấp 700 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 450 tỷ đồng, Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mỗi ngân hàng được cấp 400 tỷ đồng. Như vậy tiến trình cơ cấu lại NHTM đứng về giác độ xử lý nợ xấu đã được thực hiện rất kiên quyết, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi, bởi vì nó không tùy thuộc vào nỗ lực chủ quan của ngân hàng. Bởi vậy, để đưa lại hiệu quả của cơ cấu lại ngân hàng, một mặt thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN kiểm tra sắp xếp lại NHTM, với việc giải thể, sáp nhập các NHTM cổ phần nhất là NHCP nông thôn có quy mô và năng lực tài chính thấp để thành lập các NHCP lớn hơn hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn. Đối với các NHTM nhà nước nhằm tăng cường khả năng tài chính trong quá trình hội nhập nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ những năm 2004 đến 2010 Nhà nước bổ sung vốn điều lệ tăng lên một cách nhanh chóng,


đến cuối năm 2010 không còn có NHTM – NN nào có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng.

Hai ngân hàng thương mại Nhà nước được chọn làm thí điểm cổ phần hóa đó là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) năm 2006 và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2007.

Đặc biệt là trong những năm vừa qua, chương trình cơ cấu lại NHTM tiếp tục đi vào chiều sâu, với cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hướng vào việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tới các tầng lớp dân cư và đưa lại kết quả trong hoạt động tiền tệ.

2.4.6 Đưa hoạt động quản lý thanh toán không dùng tiền mặt vào thực tế hoạt động kinh tế xã hội và cuộc sống.

Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta đang phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, trong hoạt động thanh toán nhất là thanh toán không dùng tiền mặt thì còn nhiều yếu kém mà nhiều người nước ngoài thường gọi là kinh tế Việt Nam là kinh tế tiền mặt. Trên thực tế cũng cho thấy tuy chúng ta đã có nhiều cố gắng để giảm dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán hằng năm, cụ thể là : tỷ lệ tiền mặt chiếm trong cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần từ trên 40% năm 1990 xuống còn trên dưới 20% như hiện nay. Năm 1997 là 32,2% ; năm 2001 là 23,7% ; năm 2004 là

20,3% ; năm 2005 là 19% ; năm 2006 là 17,21% ; năm 2007 là 16,36% ; năm 2008 là 14,6% ; năm 2009 là 14,01% và năm 2010 là 15,2 %. Trong khi đó ở nền kinh tế của các nước phát triển như Mỹ chỉ chiếm 4,7% năm 1991 và vương quốc Anh là 2,7%. Ở năm này Nhật Bản là 9,5% ; ở các nước Châu Âu đều dưới 10% và các nước phát triển bình quân trên dưới 10%.

Trong số liệu trên cho ta thấy ở Nhật Bản tỷ lệ này là 9,5% nhưng một điều đáng quan tâm lưu ý là tiền mặt (tiền xu) được sử dụng rộng rãi so với các nước công nghiệp khác. Tiền xu trong lưu thông được phát hành theo Luật năm 1998 về Đơn vị tiền tệ và Phát hành tiền xu, luật này quy định rằng tiền xu phải được chấp nhận trong thanh toán với số tiền lên tới 20 lần giá trị bề mặt trên mỗi loại mệnh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022