bảo trì thiết bị máy móc phù hợp với các tiêu chuẩn và phù hợp cho mục đích. Thiết bị được trang bị phù hợp với công việc.Tất cả các cá nhân có trách nhiệm làm việc một cách an toàn trên cơ sở áp dụng biện pháp khoa học và thiết bị an toàn được cung cấp. Luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn để công việc tốt hơn. Giữ vệ sinh nơi là việc sạch sẽ, ngăn nắp và lành ạnh. Khám sức khỏe cho tất cả công nhân viên định kỳ hàng năm, mỗi năm một lần nhằm tạo cho công nhân viên an tâm làm việc và chữa trị khi mắc bệnh. Thực hiện Bảo Hiểm Y Tế cho tất cả công nhân viên. [9, tr27]
1.1.2. Vai trò của chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại
* Đối với người lao động
Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động đó là quá trình giáo dục, truyền tải thông tin, thông điệp tới người lao động giúp người lao động có được thêm thông tin chính xác và thực tế đối với bản thân trong quá trình làm việc, từ đó giúp người lao động thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung an toàn trong quá trình làm việc.
Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với cá nhân người lao động quá trình huấn luyện là quá trình đào tạo, giúp cho người lao động hoàn thiện các kỹ năng của mình để hướng đến các hành vi chuẩn mực trong quá trình lao động giúp người lao động cải thiện hiệu quả, năng suất lao động và mức độ an toàn trong lao động
* Đối với người sử dụng lao động
Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động là quá trình giáo dục mang đến cho bản thân họ những thông tin hữu ích để phục vụ cho công tác quản lý, bố trí công việc, sắp xếp công việc cho người lao động, thông qua hoat động đó sẽ giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động cũng như mức độ an toàn trong quá trình sản xuất.
Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là quá trình người sử dụng lao động được đào tạo về các kỹ năng nghiệp vụ trong công tác quản lý, cũng như trong công tác sắp xếp bảo vệ môi trường làm việc an toàn cho người lao động, từ đó giúp tổ chức, DN giữ chân người lao động
* Đối với doanh nghiệp và xã hội
Công tác an toàn - vệ sinh lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Làm tốt công tác huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, nâng cao vai trò của con người trong xã hội, giá trị con người ngày càng được tôn trọng. Ngược lại, nếu công tác huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động không tốt, điều kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng lớn tới vị thế của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại tại công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội - 1
- Thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại tại công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chính Sách An Toàn Lao Động Đối Với Người Lao Động Thuộc Nhóm Nghề Độc Hại
- Giới Thiệu Chung Về Công Ty Tnhh Mtv Thoát Nước Hà Nội
- Số Lượng Và Nguyên Nhân Các Vụ Tai Nạn Từ Năm 2015 Đến 2019
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động được thể hiện thông qua các văn bản quy định việc thực hiện cụ thể các chương trình tuyên truyền, huấn luyện. Điều này nhằm thể hiện được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính quyền tới đời sống nhân dân lao động, tới sự phát triển bền vững của các Doanh nghiệp và nền kinh tế, giúp người dân, doanh nghiệp và các nước đối tác tin tưởng vào nền kinh tế Việt Nam và tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế tại nước ta. Đối với xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động giúp giảm các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần làm giảm đi gánh nặng kinh tế phải chi trả chế độ được hưởng của người lao động, hơn thế nữa xã hội có nhiều người lao động khỏe mạnh sẽ làm giảm đi gánh nặng phải quan tâm, chăm sóc những người bệnh tật. Đây là bước đệm quan trọng để tập trung phát triển xây dựng đất nước trên các lĩnh vực khác.
Được học tập về an toàn-vệ sinh lao động là nhu cầu chính đáng của NLĐ, để tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm trong quá trình làm việc. Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả, gánh nặng xã hội và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội, các chính sách phát triển kinh tế và xã hội khác, đem lại lợi ích lớn hơn cho đất nước. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rò rệt.
Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất.
1.2. Nội dung chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại
1.2.1 Kỹ thuật an toàn
Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất. Để đạt được điều đó, khoa học về kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và quá trình sản xuất để đề ra những yêu cầu an toàn, sử dụng các cơ cấu an toàn để bảo vệ con người khi tiếp xúc với những bộ phận nguy hiểm của máy móc, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn, nội quy an toàn buộc người lao động phải tuân theo khi làm việc. Việc áp dụng các thành tựu mới của tự động hoá, điều khiển học để thay thế các thao tác nhằm cách ly người khỏi những nơi nguy hiểm và độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế, thi công các công trình thiết bị máy móc là một phương hướng mới tích cực để thực hiện việc vận chuyển từ “Kỹ thuật an toàn ” sang “An toàn kỹ thuật”.
1.2.2 Cải thiện điều kiện làm việc
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố trong môi trường làm việc xung quanh người lao động được tạo bởi các yếu tố từ điều kiện tự nhiên và phát sinh từ các yếu tố nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ, có tác động trực tiếp tới trạng thái chức năng, tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động.
1.2.3 Chăm sóc sức khoẻ người lao động
Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dòi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.”
1.2.4 Công tác huấn luyện hướng dẫn
Người lao động bao gồm mọi công nhân viên chức, mọi người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động, bảo đảm cho người lao động đều được huấn luyện đầy đủ những nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần thiết và phù hợp với công việc đảm nhiệm theo nguyên tắc sau:
Mọi người làm việc trong đơn vị, kể cả người mới tuyển vào đều phải được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo các nội dung nói trên. Tuỳ theo mức độ an toàn lao động, vệ sinh lao động để xác định chương trình huấn luyện về thời gian huấn luyện nhưng mỗi năm phải tổ chức ít nhất 1 lần.
Đối với người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì việc huấn luyện phải hết sức cụ thể, tỷ mỷ. Người sử dụng lao động căn cứ bản danh mục nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp lập danh sách những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động để tổ chức huấn luyện.
Thời gian huấn luyện phụ thuộc vào nội dung phải huấn luyện. Những người được huấn luyện phải có sự kiểm tra sát hạch và trước khi giao việc phải tổ chức thực hành nhiệm vụ công việc được giao. Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra hoặc bồi dưỡng thêm để người lao động luôn nắm vững các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi chức trách được giao. Khi chuyển từ công việc này sang công việc khác hoặc giao công việc mới đều phải huấn luyện phù hợp với tính chất công việc được giao. Sau khi huấn luyện và kiểm tra sát hạch, những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động đạt yêu cầu thì được cấp thẻ an toàn. Người lao động phải mang theo thẻ an toàn khi làm việc
và phải xuất trình khi được yêu cầu. Đối với những người làm các công việc khác thì được ghi kết quả vào sổ theo dòi huấn luyện của đơn vị.
Quyền lợi của người lao động trong thời gian huấn luyện như sau:
Thời giờ học tập huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được tính là thời giờ làm việc và được hưởng đủ tiền lương và các quyền lợi khác theo pháp luật quy định. Riêng những người lao động học nghề, tập nghề, thử việc thì quyền lợi trong thời gian huấn luyện thực hiện theo hợp đồng lao động đã thoả thuận.
1.3. Thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại
1.3.1. Một số khái niệm
* Thực hiện chính sách
Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách: hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ nhân lực trong thực thi chính sách. [9, tr30]
* Thực hiện chính sách an toàn lao động
Thực hiện chính sách an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Nói cách khác thực hiện chính sách an toàn lao độngchính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm. [9, tr32]
* Thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại
Thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại đang diễn ra đối với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, kèm theo đó là các quy định mới về quyền lợi của người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nhằm hỗ trợ người lao động trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Người lao động được người sử dụng lao động đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan [9, tr33]
Giống như các CSC khác được ban hành, chính sách ATLĐ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của người lao động, có liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội. Vì vậy, quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách này cần huy động sự tham gia của các bên. Các bên tham gia vào quá trình thực hiện chính sách ATLĐ bao gồm: các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan doanh nghiệp thuộc nghề độc hại, các cá nhân lao động … nhằm đưa chính sách vào thực tế, trong đó:
Chủ thể triển khai thực hiện Chính sách NCCVCM bao gồm các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương (Chính phủ; các Bộ, Cơ quan ngang Bộ; HĐND các cấp; UBND các cấp) trong đó chủ yếu là các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp sử dụng người lao động
Chủ thể tham gia phối hợp thực hiện Chính sách ATLĐ nước ta hiện nay rất phong phú, có thể là các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn,…); các
hiệp hội nghề nghiệp ở Trung ương đến địa phương; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; các tổ chức phi Chính phủ;…
Đối tượng thực hiện Chính sách ATLĐ là những đối tượng, nhóm đối tượng chịu tác động trực tiếp (người lao động thuộc nhóm nghề độc hại) và đối tượng chịu tác động gián tiếp là những đối tượng khi mà chính sách được triển khai không chịu tác động trực tiếp nhưng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
1.3.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại
Quá trình tổ chức thực hiện cần phải được thực hiện theo một quy trình khoa học, hợp lý và phù hợp với những điều kiện khách quan, về cơ bản tuân thủ theo 7 bước chung của quy trình thực hiện chính sách công, cụ thể là:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại
Kế hoạch thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại được thực hiện ở cấp cơ sở/doanh nghiệp khi người lao động tham gia trực tiếp vào nhóm ngành nghề nguy hiểm, độc hại trước khi đưa chính sách thực hiện trong trong thực tế. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch sẽ mang giá trị pháp lý, được các chủ thể và đối tượng triển khai và chấp hành thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Nội dung cơ bản của kế hoạch thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại bao gồm: Kế hoạch về tổ chức, điều hành như hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi; Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực như tài chính, trang thiết bị,…; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch đôn đốc, kiểm tra thực hiệnh chính sách; Dự kiến về quy chế, nội dung về tổ chức, điều hành thực hiện chính sách;…
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại