Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2



2.14

Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-

2018


91

2.15

Các biến trong phân tích

92

2.16

Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu DEA, SFA

93


2.17

Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô

hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA (CRS)


96


2.18

Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô

hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA (VRS)


98


2.19

Ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn

2013 – 2018


100


2.20

Kết quả tính toán hiệu quả HĐKD theo mô hình SFA của các

NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018


103


2.21

Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình của các NHTMCP

Việt Nam giai đoạn 2013-2018


104

2.22

Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Doublas

104

2.23

Thống kê mẫu nghiên cứu

105

2.24

Sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

107


2.25

Kết quả ước lượng mô hình Tobit nhân tố tác động tới hiệu quả của

các NHTMCP Việt Nam


108


3.1

Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam giai đoạn 2014 –

2017


138

3.2

Số lượng các NHTM trước và sau khi gia nhập WTO

140

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu

đồ

Tên

Trang

2.1

Số lượng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018

67

2.2

Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP Việt Nam năm 2018

69

2.3

ROE các NHTMCP Việt Nam năm 2018

71

2.4

Hiệu quả sử dụng vốn huy động của 29 NHTMCP Việt Nam 2018

73

2.5

ROA của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018

75

2.6

Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP

Việt Nam năm 2018

77

2.7

LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018

79

2.8

Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng năm 2018

81

2.9

Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018

82

2.10

Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 ngân hàng NHTMCP Việt

Nam năm 2018

84

2.11

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của 29 NHTMCP Việt

Nam năm 2018

85

2.12

Hệ số CAR của 29 NHTMCP Việt Nam 2018

87

2.13

Tốc độ tăng trưởng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam 2018

88

2.14

Tốc độ tăng trưởng dư nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2018

90

2.15

Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018

91

2.16

Chi phí lãi, chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn

2013-2018

94

2.17

Thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn

2013-2018

94

3.1

Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài của các NHTMCP Việt Nam năm

2018

136

3.2

Dự báo sự biến động số người sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á

139

3.3

Biến động số lượng nhân viên tại một số NHTMCP năm 2018

141


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình

Tên

Trang

1.1

Hoạt động kinh doanh của NHTM

35

1.2

Hiệu quả kỹ thuật của Ngân hàng thương mại

46

1.3

Hiệu quả theo DEA của một ngân hàng theo chuỗi thời gian

47

1.4

Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ

49

2.1

Đồ thị phân phối Histogram của biến TE

106

Sơ đồ

Tên

Trang

1

Khung mô hình nghiên cứu

24

1.1

Phương pháp tiếp cận hiện đại đo lường hiệu quả HĐKD

của NHTM

45


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng trong khu vực và trên toàn thế giới. Bên cạnh cơ hội phát triển, tiến trình hội nhập đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước nhiều khó khăn, thách thức. Với năng lực tài chính còn thấp, năng lực quản trị rủi ro và trình độ công nghệ còn hạn chế, các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các tập đoàn tài chính đa quốc gia, các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành mạng di động (MNOs),... Trong khi đó, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, về cơ bản hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn kém xa so với các NHTM trên thế giới.

Sau giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (2011 – 2015), năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam về cơ bản đã được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của toàn hệ thống được đẩy lùi về mức dưới 3%; Công ty quản lý tài sản VAMC tiến hành mua nợ của các NHTMCP giúp áp lực về nợ xấu phần nào được giải quyết; Hoạt động mua bán, sáp nhập giúp thanh lọc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây là những giải pháp mang tính tình thế và chưa có bằng chứng cho thấy sẽ mang lại hiệu quả trong thời gian dài. Các NHTMCP Việt Nam cần xác định rằng: trong xu thế toàn cầu hóa, các ngân hàng cần phải gia tăng nội lực thông qua việc nâng cao hiệu quả HĐKD để tăng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và củng cố vị thế trên thị trường. Với kinh nghiệm lâu năm, trình độ công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớn, các NHNNg đang hội tụ đủ mọi điều kiện để cạnh tranh, thậm chí “lật đổ” các NHTMCP trong nước ngay trên “sân nhà”. Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão của cuộc CMCN 4.0, mối đe dọa đối với sự tồn tại của các NHTMCP Việt Nam còn xuất phát từ các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành di động (MNOs) – những tổ chức đang tận dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của công nghệ để cạnh tranh với ngân hàng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD


của hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTMCP Việt Nam nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Tại Việt Nam, vấn đề hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và bản thân ngân hàng. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ, chưa hệ thống hóa thành các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào kết hợp giữa tiếp cận truyền thống (thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (cả DEA và SFA) để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 (giai đoạn đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam), đồng thời, sử dụng chính hiệu quả đã đo lường được để đưa vào mô hình phân tích nhân tố, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong giai đoạn này.

Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế các vấn đề về hiệu quả HĐKD của ngân hàng, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại những đóng góp nhất định, cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng

Liên quan đến hiệu quả HĐKD của NHTM, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận truyền thống thông qua các chỉ tiêu tài chính, một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hiện đại với các bộ biến đầu vào và đầu ra để đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM. Giai đoạn gần đây, các tác giả trong và ngoài nước cũng đã thử kết hợp cả 2 cách tiếp cận để có cái nhìn toàn diện nhất về hiệu quả HĐKD của NHTM.


2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới

Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số (DEA)

Trên thế giới, phương pháp phi tham số chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (DEA) và được áp dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM với các biến đo lường khác nhau.

Tại châu Á, Fukuyama (1993) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đo lường hiệu quả HĐKD của 143 ngân hàng Nhật Bản trong năm 1990. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là lao động, tư bản, vốn huy động từ khách hàng và 2 biến đầu ra là doanh thu từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ các hoạt động khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh trung bình của 143 NHTM ở Nhật Bản đạt 0,86; hiệu quả quy mô đạt 0,9 và phần lớn các ngân hàng đang hoạt động trong điều kiện hiệu quả tăng theo quy mô. Do đó, tác giả kết luận rằng nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật toàn bộ chính là do phi hiệu quả thuần chứ không phải phi hiệu quả quy mô gây ra. Trong đó, nhóm các ngân hàng lớn có tài sản trên 8 tỷ yên là những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất.

Trong nghiên cứu “Banking Efficiency in the Nordic Countries: A four – country Malmquist Index Analysis”, nhóm tác giả Bukh và cộng sự (1995) quan tâm đến tác động của các yếu tố cạnh tranh đến hiệu quả HĐKD của NHTM và thực hiện nghiên cứu vấn đề này tại các ngân hàng khu vực Bắc Âu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số DEA với các biến đầu vào: giá trị máy móc thiết bị, lao động, chi phí hoạt động và các biến đầu ra: tiền gửi từ các tổ chức tài chính, cho vay đối với các tổ chức tài chính, số lượng chi nhánh, bảo lãnh cho khách hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng lớn nhất ở Đan Mạch và Thụy Điển có mức hiệu quả cao nhất, có nhiều khả năng phát triển ra thị trường ngoài khu vực Bắc Âu.

Nghiên cứu của Miller và Noulas (1996) “The technical efficiency of large bank production” ứng dụng phương pháp phi tham số DEA để ước tính hiệu quả hoạt động của 201 ngân hàng lớn của Mỹ (có tài sản có trên 1 tỷ USD) trong thời kỳ 1984-1990. Nghiên cứu sử dụng 4 yếu tố đầu vào: tổng tiền gửi thanh toán, tổng tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi lãi, tổng chi phi lãi và 6 yếu tố đầu ra: cho vay công


nghiệp và cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tư chứng khoán, thu lãi, thu phi lãi. Theo hai tác giả thì phi hiệu quả trung bình (bao gồm phi hiệu quả thuần và phi hiệu quả quy mô) của 201 ngân hàng khoảng trên 5%. Đồng thời kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các ngân hàng có quy mô quá lớn và đang rơi vào vùng hiệu quả giảm dần theo quy mô.

Brockett và cộng sự (1997) trong nghiên cứu: “Data transformations in DEA cone ratio envelopment approaches for monitoring bank performances” sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 16 NHTM lớn nhất thuộc bang Texas ở Mỹ trong 2 năm 1984-1985. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm: chi phí lãi vay, chi phí lãi tiền gửi, chi phí cho các quỹ của liên bang, chi tiền lương, chi đầu tư TSCĐ và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và tổng thu nhập.

Nghiên cứu của Laeven (1999) “Risk and Efficiency in East Asian Banks” sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số DEA để phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và công tác quản trị rủi ro của các NHTM ở một số quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Malaysia và Philippines trong giai đoạn 1992 - 1996. Nghiên cứu đưa ra phương thức đo lường hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng sau khủng hoảng với các yếu tố đầu vào là: chi trả lãi, chi lương cho nhân viên, chi phí hoạt động và các yếu tố đầu ra là: dư nợ cho vay và đầu tư chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ngân hàng có yếu tố nước ngoài ít rủi ro hơn so với nhóm ngân hàng tư nhân. Nghiên cứu cũng kết luận những ngân hàng theo mô hình sở hữu gia đình có rủi ro cao và hiệu quả thấp.

Nghiên cứu của Isik và Hassan (2002) “Technical, scale and allocative efficiencies of Turkish banking industry” sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1988 -1996. Trong nghiên cứu này tác giả cũng kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu tài chính để xem xét hiệu quả sinh lời của NHTM. Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, giá trị TSCĐ, lãi tiền gửi và phi tiền gửi. Các yếu tố đầu ra bao gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn, rủi ro điều chỉnh cho hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán, tài sản


khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy 40% nguồn lực và 20% lợi nhuận tiềm năng đang bị lãng phí; hiệu quả chi phí và hiệu quả sinh lời của ngân hàng lần lượt là 72% và 83%; yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn yếu tố phi hiệu quả quy mô; các ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước. Havrylchyk (2006) trong nghiên cứu “Efficiency of the Polish Banking Industry: Foreign versus Domestic Banks” sử dụng phương pháp phi tham số DEA để ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Ba Lan trong giai đoạn 1998 - 2000. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào: tài sản cố định (bất động sản và trụ sở làm việc của ngân hàng), lao động, vốn huy động các loại và 2 biến đầu ra: dư nợ cho vay và các khoản đầu tư trái phiếu. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA, tác giả đã tách biệt được các yếu tố như chi phí, hiệu quả theo quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần túy. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả HĐKD của các ngân hàng không tăng trong giai đoạn nghiên cứu và các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả tốt hơn so với các ngân hàng trong nước. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra được nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả HĐKD của các NHTM ở

Ba Lan là chất lượng của các khoản vay và năng lực của CBNV ngân hàng.

Liao (2009) trong nghiên cứu “Efficiency and productivity change in the banking industry in Taiwan: domestic versus foreign banks” sử dụng phương pháp DEA để ước lượng hiệu quả và sự biến động của hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Đài Loan trong giai đoạn 3 năm 2002 - 2004. Nghiên cứu đã sử dụng các biến đầu vào bao gồm: chi phí hoạt động, chi phí trả lãi và các biến đầu ra bao gồm: dư nợ cho vay, thu nhập từ lãi và đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngoài và hiệu suất thay đổi theo quy mô của các NHTM trong nước có xu hướng giảm dần. Tác giả khuyến nghị các nhà quản lý ngân hàng điều chỉnh quy mô hoạt động của ngân hàng hoặc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.

Singh và Gupta (2013) đưa ra một phân tích so sánh về hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng hàng đầu Ấn Độ trong giai đoạn 2007-2011. Các tác giả sử dụng phương pháp phi tham số DEA với các yếu tố đầu vào là: vốn, tài sản cố định, chi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022