KẾT LUẬN
Dựa trên hệ thống lý luận về VB, diễn ngôn và liên kết cũng như một số vấn đề lý thuyết liên quan, luận án đã chọn nhóm từ ngữ nối biểu thị quan hệ kết quả, tổng kết trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA làm đối tượng nghiên cứu và chọn cách tiếp cận theo khung lý thuyết của phương pháp phân tích diễn ngôn để xem xét đặc điểm cấu trúc và chức năng của các từ ngữ nối này trong VB.
1. Trong các nhóm từ ngữ nối, từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là một trong những nhóm từ ngữ nối cơ bản và phổ quát bởi nó đều có mặt trong sự phân loại của các nhà nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết, đặc biệt là phép nối, luận án đã xác định được quan hệ kết quả, tổng kết là một trong các kiểu quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối được xây dựng dựa trên các phương tiện liên kết, đó chính là các từ ngữ nối bởi lẽ bản thân mỗi từ ngữ nối nói chung đã mang sẵn ý nghĩa chỉ quan hệ trong VB. Cụ thể, đó là những từ ngữ nối thể hiện mối quan hệ kết quả hoặc chỉ ra sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết, khái quát.
2. Từ việc miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của 115 từ ngữ nối tiếng Việt, 136 từ ngữ nối tiếng Anh và tần suất xuất hiện của chúng ở trong các VBKHXH, kết quả cho thấy:
Về số lượng và tần suất xuất hiện. Là một nhóm từ ngữ nối không lớn nhưng chúng được sử dụng linh hoạt với tần suất xuất hiện khác nhau trong các VBKH. Đi vào chi tiết cho thấy số lượng và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTA vẫn cao hơn trong VBKHXHTV.
Về vị trí cú pháp. Trong VBKHXHTV các từ ngữ nối đều xuất hiện ở vị trí đầu kết ngôn. Trong VBKHXNTA, vị trí của các từ ngữ nối này linh hoạt hơn, chúng ở vị trí giữa kết ngôn nhưng vẫn đảm nhận chức năng liên kết giữa câu chứa chúng với một hoặc những phát ngôn trước nó.
Về chức năng cú pháp. Ngoài làm thành phần chuyển tiếp, một số từ ngữ nối còn đóng vai trò là những trạng từ cách thức bổ nghĩa cho câu/phát ngôn. Như vậy, chức năng liên kết và chức năng cú pháp của nhóm từ ngữ nối này trong hai ngôn ngữ khá gần nhau. Ngoài ra, dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, một số từ ngữ nối trong cả hai ngôn ngữ còn tham gia vào tổ chức cấu trúc của phát ngôn, đóng vai trò là một trong hai thành phần quan trọng của phát ngôn: đề ngữ, mà cụ thể là đề
tình thái (trong mối quan hệ với thuyết ngữ). Điều này đã phản ánh tính linh hoạt của nhóm từ ngữ nối này không chỉ ở quan hệ nghĩa mà ngay cả phạm vi chức năng cú pháp mà chúng đảm nhiệm.
Về mặt cấu tạo. Các phương tiện đóng vai trò là từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA đều có hình thức bao gồm: từ, cụm từ và mệnh đề. Xét về số lượng phân bố, giữa hai ngôn ngữ có điểm khác biệt: ở tiếng Việt, từ ngữ nối có hình thức là cụm từ chiếm tỉ lệ cao nhất (48,7%), còn tiếng Anh từ ngữ nối có hình thức là mệnh đề lại chiếm tỉ lệ cao nhất (45,6%). Nhưng xét về tần suất, có một sự tương đồng khá lớn bởi vì trong cả hai ngôn ngữ, từ ngữ nối có hình thức là từ có tần suất xuất hiện cao nhất, tiếp đến giảm dần là cụm từ và mệnh đề. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của chúng trong thực tế hành chức ở VB. Đây là các từ ngữ nối cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra những biến thể (từ ngữ nối mới) và thể hiện các phạm trù ngữ nghĩa cơ bản, mang đặc trưng của loại từ ngữ nối này. Điều này cũng lý giải tại sao trong VBKH, cả người Việt và người Anh đều có xu hướng sử dụng nhiều các từ ngữ nối có hình thức là từ để truyền tài nhiều mục đích phát ngôn.
Các phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là các từ ngữ nối trong VBKHXHTV và VBKHXHTA khá phong phú, thể hiện rò đặc trưng loại hình của từng ngôn ngữ. Chúng bao gồm đại từ, trạng từ, tổ hợp đại từ hoặc quan hệ từ, tổ hợp từ cố định (dạng quán ngữ tình thái); tổ hợp tự do như: tổ hợp trạng từ, tổ hợp giới từ, danh từ, tính từ, động từ tình thái... Ngoài ra, cả hai ngôn ngữ còn có các từ ngữ nối có cấu tạo là các cấu trúc nhân xưng và cấu trúc vô nhân xưng. Mặc dù trong VBKH, cả người Việt và người Anh đều có xu hướng sử dụng nhiều từ loại khác nhau để truyền tải nhiều mục đích phát ngôn, nhưng đi vào chi tiết cũng có sự khác biệt. Người Việt có xu hướng sử dụng nhiều phương tiện nối là đại từ, quan hệ từ hoặc tổ hợp đại từ, quan hệ từ, trong khi người Anh lại có thiên hướng sử dụng các trạng từ hoặc tổ hợp trạng từ để truyền tải các mục đích phát ngôn thuộc các phạm trù ngữ nghĩa. Điều này có thể lý giải là do tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai nền văn hoa khác nhau, đã ảnh hưởng đến cách tư duy ngôn ngữ, văn hóa ứng xử và cách nói của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng khác nhau.
Về mặt chức năng ngữ nghĩa. Việc sử dụng các phương tiện nối này trong cả hai ngôn ngữ đã giúp các tác giả thể hiện các quan điểm của mình đối với các kết
luận/nhận định khoa học được nêu ra. Trong cả hai ngôn ngữ, các tác giả đều sử dụng các phương tiện nối nhằm thực hiện nhiều chức năng ngữ nghĩa khác nhau, cụ thể để thực hiện các chức năng tình thái đối với các kết luận/nhận định khoa học của mình, như: thể hiện kết luận của người nói trên cơ sở từ một lý do, nguyên nhân nào đó; hoặc nhằm nêu ra nhận định chung mang tính khái quát trên cơ sở một quá trình suy luận; hoặc nhằm thể hiện mức độ đánh giá khác nhau (khẳng định, suy đoán...) về những nhận định hoặc kết luận mình đưa ra...
3. Luận án đã dành cả chương 3 để tìm hiểu đặc điểm liên kết và lập luận của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết thông qua các mối quan hệ liên kết, các mô hình liên kết và giá trị lập luận của chúng trong các VBKH tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả cho thấy:
Về đặc điểm liên kết. Luận án đã làm rò nhóm từ ngữ nối mang ý nghĩa kết quả, tổng kết được xem là thuộc quan hệ logic gắn liền với tư duy, lập luận chứ không chỉ đơn giản là loại logic thuần tuý. Vì thế, đây là nhóm từ ngữ nối có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức VB, giúp cho sự liên kết giữa các phát ngôn chặt chẽ.
Dựa trên lý thuyết phân tích diễn ngôn, luận án đã xác định được cấu trúc liên kết của nhóm từ ngữ nối này gồm 3 yếu tố: chủ ngôn, kết ngôn và phương tiện liên kết giữa chúng, đồng thời xác định được 4 mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn trong VBKHXHTV và KHXHTA và đi sâu tìm hiểu chúng. Từ 4 mối quan hệ này, luận án tiếp tục nhận diện được tổng số 8 mô hình liên kết của chúng dựa trên mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn. Đây là những mô hình cơ bản thể hiện phạm vi liên kết của nhóm từ ngữ nối này trong VB. Là nhóm từ ngữ nối có độ liên kết mạnh nên chúng có khả năng liên kết với những phát ngôn ở rất xa, không chỉ là liên kết giữa 2 phát ngôn liền kề mà nó có khả năng liên kết giữa các đoạn văn và thậm chí với toàn bộ VB với vô số các phát ngôn khác nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong toàn bộ VB.
Về giá trị lập luận. Trong VBKHXHTV và VBKHXHTA, việc sử dụng các từ ngữ nối này còn có tác dụng tạo ra giá trị lập luận cho VB. Chúng đóng vai trò như là
―tác tử‖ định hướng lập luận hay chỉ dẫn lập luận, trong khi lập luận giữ vai trò hết sức quan trọng đối với các VBKH. Vì vậy, việc sử dụng các từ ngữ nối này trong cả hai ngôn ngữ đã giúp cho quan hệ giữa các thành phần của lập luận được rò ràng,
mang sức thuyết phục.
148
Các từ ngữ nối nhóm này trong tiếng Việt và tiếng Anh đều thể hiện loại lập luận quy nạp. Đây là kiểu lập luận dựa trên logic tự nhiên: đi từ luận cứ đến kết luận, vì thế kết luận rút ra mang sức thuyết phục. Với vai trò là kết tử lập luận thể hiện quan hệ giữa luận cứ với kết luận, chúng bao gồm nhóm biểu thị quan hệ lập luận theo hướng nhân quả và nhóm biểu thị quan hệ lập luận theo hướng kết thúc (tóm tắt, khái quát, kết luận). Trong VBKHXHTV và VBKHXHTA, việc sử dụng các kết từ lập luận này giúp cho quan hệ của các thành phần lập luận rò ràng, cũng như nội dung trình bày được sáng rò, mạch lạc theo tiến trình tuần tự, logic, qua đó thể hiện quan điểm, thái độ, tư tưởng của người viết.
Ngoài ra, tương ứng 4 mối quan hệ liên kết, luận án cũng chỉ ra 8 mô hình lập luận của từ ngữ nối này thể hiện trong VBKH trong cả hai ngôn ngữ. Trong đó, đáng chú ý là một số mô hình thuộc cấu trúc lập luận phức, chúng có cấu trúc phức tạp. Trong các mô hình này, các luận cứ và lập luận được nối tiếp nhau theo quan hệ chuyển tiếp: kết luận của lập luận thứ nhất chuyển thành luận cứ cho lập luận thứ hai và cứ thế cho đến lập luận cuối cùng. Mạng quan hệ lập luận này giúp cho kết luận của mỗi lập luận tiếp theo cộng hưởng với các kết luận của các lập luận đứng trước, nhờ đó tăng thêm hiệu lực lập luận cho kết luận cuối cùng. Và trong mạng lập luận này, các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết được sử dụng ở đầu phát ngôn chứa các kết luận góp phần vào việc tăng hiệu quả cho lập luận.
Nhìn chung, đặc điểm liên kết và lập luận của từ ngữ nối này ở cả VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh cơ bản là tương đồng nhau. Sự khác biệt của chúng chủ yếu chỉ là sự chênh lệch về tần suất và tỉ lệ phần trăm giữa các mối quan hệ liên kết và mối quan hệ lập luận. Tuy nhiên sự chệnh lệch giữa các nhóm là không quá lớn.
4. Những kết quả nghiên cứu của luận án về từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trên đã khẳng định vai trò quan trọng của chúng ở trong VB. Tuy nhiên, luận án coi đây mới chỉ là những kết quả bước bước đầu. Những vấn đề về từ ngữ nối này còn có thể được nghiên cứu sâu ở các bình diện khác, chẳng hạn: có thể đối chiếu nhóm từ ngữ nối này được thể hiện trong các VBKHXH tiếng Anh và tiếng Việt giữa các lĩnh vực khác nhau, giữa các tác giả khác nhau, giữa các giới khác nhau hoặc giữa các thể loại VB khác nhau... Ngay cả vấn đề ngữ nghĩa - ngữ dụng của chúng cũng có thể cần khai thác sâu hơn ở tầng ngữ cảnh, bao gồm ngữ cảnh văn hóa và ngữ cảnh tình huống.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Tố Hoa (2019), “Nhóm từ nối câu trong tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4 (60), tr. 127-130.
2. Nguyễn Thị Tố Hoa (2020), “Nhóm từ nối mang ý nghĩa kết quả - tổng kết trong tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 1 (80), tr. 99-107.
3. Nguyễn Thị Tố Hoa (2020), “Một số mô hình liên kết của nhóm từ nối theo phạm trù khái quát hoá trong văn bản”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 2 (294), tr. 37-42.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
Diệp Quang Ban (1998, in lại 1999, 2005, 2012, 2015), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN. | |
2. | Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp. Văn bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn, Nxb Giáo dục, HN. |
3. | Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, HN. |
4. | Diệp Quang Ban (1998), ―Về mạch lạc trong văn bản‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr. 47-55. |
5. | Diệp Quang Ban (1999), ―Hai giai đoạn của ngôn ngữ học văn bản và tên gọi ―phân tích diễn ngôn‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr. 20-24. |
6. | Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1,2), Nxb Giáo dục, HN. |
7. | Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, HN. |
8. | Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐHQG Hà Nội. |
9. | Brown, G. & Yule, G. (2002), Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần dịch, Nxb ĐHQG, HN. |
10. | Ngô Thị Bảo Châu (2009), Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. |
11. | Ngô Thị Bảo Châu (2010), ―Các kiểu quan hệ ―làm rò‖ trong ―phép nối‖ tiếng Việt‖, Tạp chí Khoa học (Đại học Cần Thơ,) số 15b, tr. 30-37. |
12. | Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN. |
13. | Đỗ Hữu Châu (1983), ―Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1. |
14. | Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nxb Đại học và THCN, HN. |
15. | Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN. |
16. | Đỗ Hữu Châu (chủ biên) - Nguyễn Thị Ngọc Diệu (2003), Giáo trình giản yếu về ngữ pháp văn bản, Nxb Giáo dục, HN. |
17. | Đỗ Hữu Châu tuyển tập (2005), Đại cương - Ngữ dụng học - Ngữ pháp văn bản (tập 2), Đỗ Việt Hùng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, HN. |
18. | Đỗ Hữu Châu (2007), Giản yếu về ngữ dụng học (tái bản lần thứ nhất), Trung |
Có thể bạn quan tâm!
- Khởi Đầu Của Đổi Mới Và Hội Nhập Là Nhận Thức Lại Mĩ Học Mác-Lênin. 3.tiếp Thu Có Chọn Lọc Lý Luận Văn Học Nước Ngoài.
- Kiểu Quan Hệ Lập Luận Do Từ Ngữ Nối Kết Quả - Tổng Kết Biểu Thị
- Một Số Nhận Xét Về Giá Trị Lập Luận Của Từ Ngữ Nối Mang Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Trong Các Vbkhxh
- Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 21
- Danh Sách Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Trong Vbkhxh Tiếng Việt (115 Đơn Vị)
- Danh Sách Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Trong Vbkhxh Tiếng Anh (136 Đơn Vị)
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
19. | Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học (tái bản lần thứ tư), Nxb Giáo dục, HN. |
20. | Đỗ Nguyên Quỳnh Chi (2017), ―Liên kết nội dung trong thơ Xuân Diệu‖, Tạp chí Khoa học (ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh), số 2, tr.40-51. |
21. | Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb ĐHQG, HN. |
22. | Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1990), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Đại học và THCN, HN. |
23. | Vò Văn Chương (2004), “Liên kết hồi quy trong ngôn ngữ học văn bản vài kiến nghị về cách xác định và phân loại‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tr.20-29. |
24. | Nguyễn Đức Dân, Lê Đông (1985) ―Phương thức liên kết của từ nối‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr. 32-39. |
25. | Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, HN. |
26. | Nguyễn Đức Dân (1999), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN. |
27. | Nguyễn Đức Dân (2016), Logic - Ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. |
28. | Lương Đình Dũng (2005), "Phép nối và một vài suy nghĩ về phương pháp dạy phép nối trong tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr. 38-47. |
29. | Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, HN. |
30. | Dik. S. (2005), Ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb Giáo dục, HN. |
31. | Lê Đông (1991), ―Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của các hư từ‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr. 15-23. |
32. | Galperin. I. L. (1987), Văn bản với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học (Hoàng Lộc dịch), Nxb KHXH, HN. |
33. | Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng tiếng Việt. Nxb Đại học và THCN, HN. |
34. | Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội. |
35. | Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, HN. |
36. | Nguyễn Thiện Giáp (2014), Nghĩa học Việt ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN. |
37. | Halliday. M.A.K., (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Hoàng Văn Vân dịch (in lần thứ hai), Nxb ĐHQG Hà Nội. |
39. | Hoàng Thị Hà (2007) ―Các phương thức liên kết trong các phát ngôn đa vị tính Anh và Việt‖, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 5, tr.25-32. |
40. | Đinh Xuân Hạnh (2018), ―Phương thức liên kết từ vựng trong việc tạo ra giá trị mạch lạc cho các bài báo‖, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 1, tr.54-60. |
41. | Cao Xuân Hạo (2005), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1, Nxb Giáo dục, HN. |
42. | Nguyễn Văn Hiệp (2007), ―Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr14-28. |
43. | Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa: Phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, HN. |
44. | Nguyễn Chí Hoà (2006), Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản, Nxb ĐHQG Hà Nội. |
45. | Nguyễn Hòa (2002), ―Ngữ cảnh trong lý luận phân tích diễn ngôn‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, tr. 1-11. |
46. | Nguyễn Hoà (2008), Phân tích diễn ngôn - một số vấn đề lý luận và phương pháp (in lần thứ hai, có sửa chữa), Nxb ĐHQG Hà Nội. |
47. | Nguyễn Hòa (2005), ―Khía cạnh văn hoá của phân tích diễn ngôn‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12. |
48. | Phan Văn Hòa (1998), Phương tiện liên kết phát ngôn đối chiếu ngữ liệu Anh - Việt, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. |
49. | Phan Văn Hòa (2008), Hệ thống từ nối biểu thị quan hệ lôgic - ngữ nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh, Nxb Giáo dục, HN. |
50. | Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo Dục, HN. |
51. | Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học: Từ bình diện hệ thống đến hoạt động, Nxb Đại học Sư phạm, H. |
52. | Vò Thị Hường (2017), Nghiên cứu nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết (Qua ngữ liệu Hồ Chí Minh tuyển tập), Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH, HN. |
38.
54. | Lương Đình Khánh (2003), ―Phép nối - quan hệ giữa các phát ngôn và giá trị tu từ của chúng trong truyện ngắn ―Chí Phèo‖ của Nam Cao‖, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr. 441-448. |
55. | Lương Đình Khánh (2005), ―Quan hệ ngữ nghĩa của các phát ngôn, giá trị tu từ của từ VÀ trong liên kết văn bản tiếng Việt‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. |
56. | Lương Đình Khánh (2006), Phương thức liên kết nối và quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn (trong văn chương nghệ thuật và văn bản chính luận), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. |
57. | Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, HN. |
58. | Hồ Lê (1996), Quy luật ngôn ngữ - tính quy luật của cơ chế ngôn giao, Nxb KHXH, Tp. Hồ Chí Minh. |
59. | Đỗ Thị Kim Liên (1995), ―Quan hệ ngữ nghĩa trong câu ghép không liên từ,‖ Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr. 69-79. |
60. | Đỗ Thị Kim Liên (2009), ―Chức năng - ngữ nghĩa của hư từ và việc biên soạn từ điển hư từ tiếng Việt, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2. |
61. | Lê Thị Thùy Linh (2014), Liên kết cấu trúc và liên kết ngữ nghĩa của nhóm từ nối theo phạm trù giải thích - bổ sung (qua các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban), Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH, Hà Nội. |
62. | Trần Thị Thuỳ Linh (2014), ―Vai trò của phép liên kết trong việc tạo tính chính xác - minh bạch cho các văn bản hợp đồng‖, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4, tr.107-113. |
63. | Lê Đức Luận (2004), ―Phương thức nối kết trong ca dao‖, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5, tr. 41-45. |
64. | Lyons, J., (2009), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nguyễn Văn Hiệp dịch (tái bản lần thứ hai), Nxb Giáo dục, HN. |
65. | Moskalskaja, O.I., (1996), Ngữ pháp văn bản, Trần Ngọc Thêm dịch, Nxb Giáo dục, HN. |
66. | Bùi Văn Năm (2009), ―Các kiểu quan hệ ngữ pháp thể hiện phép nối trong văn bản‖, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr.170-175. |
.....