Kiểu Quan Hệ Lập Luận Do Từ Ngữ Nối Kết Quả - Tổng Kết Biểu Thị

Trong một lập luận, mối quan hệ của các thành phần lập luận cũng như vai trò của chúng luôn được chỉ dẫn bởi các kết tử lập luận. Đây là một trong những yếu tố có hiệu lực thay đổi giá trị lập luận của các nội dung sử dụng chúng làm cái biểu đạt. Trong lập luận của VBKH, ngoài việc phản ánh hiện thực khách quan bằng tư duy logic thông qua các lý lẽ và dẫn chứng, người viết còn thể hiện cả thái độ, quan điểm của mình để từ đó rút ra một kết luận hợp lý, mang tính thuyết phục nhất. Và yếu tố đóng vai trò chỉ dẫn trong quá trình đó chính là các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết, đó là một loại kết tử lập luận. Chẳng hạn, so sánh 2 ví dụ sau:

(96) Phát triển kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tựu, song còn dưới tiềm năng. Từ chủ trương cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đến thành quả thực tế còn khá xa. Kinh tế Việt Nam tuy trong mối tương quan với toàn cầu đạt khá, nhưng trên thực tế đã bộc lộ nhiều yếu kém. [V31: tr.17]

(97) Phát triển kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tựu, song còn dưới tiềm năng (1). Từ chủ trương cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đến thành quả thực tế còn khá xa (2). Do đó, kinh tế Việt Nam tuy trong mối tương quan với toàn cầu đạt khá, nhưng trên thực tế đã bộc lộ nhiều yếu kém (3). [V31: tr.17]

Quan sát 2 ví dụ ta thấy ở ví dụ (96) người viết chỉ trình bày các sự kiện theo đúng theo những gì mà tác giả quan sát thấy ở nền kinh tế Việt Nam. Nhưng ở ví dụ (97), người viết không chỉ đơn thuần trình bày các sự kiện, mà chủ yếu là nói đến mối quan hệ giữa các sự việc đó. Đầu tiên, người viết nêu lý do thông qua một sự việc cụ thể (thể hiện ở câu 1): Kinh tế Việt Nam tuy đã đạt được thành tựu, nhưng

―còn dưới tiềm năng‖. Và để minh chứng cho kinh tế Việt Nam ―còn dưới tiềm năng‖, tác giả đưa ra minh chứng (thể hiện ở câu 2): ―Từ chủ trương cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đến thành quả thực tế còn khá xa”. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: (thể hiện ở câu 3): Kinh tế Việt Nam mặc dù so với toàn cầu đạt khá, nhưng trên thực tế đã bộc lộ nhiều yếu kém. Sở dĩ, người đọc biết được câu 3 là một kết luận là vì có sự xuất hiện của từ ngữ nối do đó. Từ ngữ nối do đó, do tự bản thân nó đã mang nghĩa chỉ quan hệ kết quả, cho nên khi người viết sử dụng từ nối này là muốn nhằm chỉ dẫn một cách tường minh rằng, câu có chứa từ ngữ nối do đó là một kết luận. Và kết luận này (câu 3) có được là trên cơ sở rút ra từ những chứng cứ đã nêu ở 2 câu trên. Và như vậy, ví dụ này là một lập luận.

Trong VBKH, lập luận rất đa dạng nhưng cũng khá phức tạp. Để đạt được mục đích, để cho lập luận được chặt chẽ, để dẫn chứng đưa ra mang sức thuyết phục và để

thể hiện mối quan hệ giữa luận cứ với luận cứ, giữa luận cứ với kết luận, các tác giả đã sử dụng các từ ngữ nối này như là các kết tử lập luận. Các từ ngữ nối này sẽ giúp việc thể hiện quan hệ giữa các thành phần của lập luận được rò ràng, mang sức thuyết phục.

Để thuyết phục độc giả, trong VBKH người viết thường sử dụng một hệ thống luận điểm, luận cứ được xác lập một cách hợp lý, logic. Hệ thống luận điểm này lại được thể hiện bằng lập luận rò ràng, chặt chẽ. Vì vậy, kết tử lập luận là yếu tố ngôn ngữ được tác giả thường xuyên sử dụng nhằm làm cho quan hệ lập luận được rò ràng, tạo mạch lạc cho VB, giúp người tiếp nhận hiểu được ý đồ, quan điểm của người viết. Kết tử lập luận có vai trò quan trọng trong lập luận, giúp người nghe, người đọc nhận ra phát ngôn/chuỗi phát ngôn nào đó có phải là một lập luận hay không, đồng thời cũng phát hiện ra được mối quan hệ giữa các thành phần của lập luận.

3.2.2.2. Kiểu quan hệ lập luận do từ ngữ nối kết quả - tổng kết biểu thị

Lập luận là phép suy lý theo logic thể hiện ở việc đưa ra luận cứ (căn cứ để lập luận) nhằm đạt đến một kết luận hoặc nhận định nào đó mang tính thuyết phục người nghe. Như vậy, có thể thấy lập luận chính là việc đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hoặc chấp nhận một nhận định nào đó mà người viết hướng đến. Mô hình lập luận được Đỗ Hữu Châu (2009) đưa ra như sau:

p → r, trong đó: p: lý lẽ (trong lý thuyết lập luận gọi là luận cứ) r: kết luận

Trong thực tế, lập luận cũng có thể được diễn ra theo trình tự: kết luận - luận cứ (hay gọi là lập luận theo lối diễn dịch). Trên cơ sở đưa ra kết luận trước, sau đó người nói/viết mới đưa ra các luận cứ để diễn giải, phân tích, chứng minh cho kết luận nêu ra.

Ngữ liệu khảo sát cho thấy tất cả các từ ngữ nối thể hiện ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh đều thể hiện kiểu lập luận quy nạp. Đây là kiểu lập luận dựa trên logic tự nhiên: đi từ luận cứ đến kết luận, vì thế kết luận rút ra mang sức thuyết phục. Đồng thời đây cũng là kiểu lập luận đặc trưng của VBKH trong cả tiếng Việt và tiếng Anh.

(98) Vấn đề tồn tại thể hiện trước hết với tư cách là vấn đề của con người, và từng người giải quyết vấn đề đó một cách có ý thức hoặc vô thức đối với chính mình: thực hiện cho chính mình, thể hiện bản chất loài của mình như thế nào, trở thành một thực thể cần

thiết chân chính, một cá nhân như thế nào (p1). Và vấn đề con người thể hiện mình trong pháp luật như thế nào (p2). Như vậy, bản chất của pháp luật có đặc điểm đặc trưng là sự mong muốn thực hiện, khách quan hoá trong các biểu hiện của hành vi hợp pháp của cá nhân (r). [V54: tr.12]

(99) Common among the issues that are confronting teachers from both, South Africa and the United States of America, is the concern about students and their education (p1). Citizens who are concerned about the future of their children mostly believe that it depends on the education they receive (p2). So whether teachers are laid-off or evaluated, the primary intention is to improve the schooling system in general (r). [E28: p.30] (Phổ biến trong số các vấn đề đang đối mặt với các giáo viên của cả Nam Phi và Hoa Kì, đó là mối quan tâm về học sinh và giáo dục của họ. Công dân quan tâm đến tương lai của con cái họ và tin rằng điều đó phụ thuộc vào giáo dục mà họ nhận được. Cho nên, cho dù giáo viên bị sa thải hoặc đánh giá, mục đích chính là cải thiện hệ thống giáo dục nói chung.)

Ví dụ (98) là một lập luận được tổ chức theo lối quy nạp, đi từ luận cứ đến kết luận, trong đó có hai luận cứ p1, p2 đồng hướng (được thể qua từ ), cùng nói về sự thể hiện của mỗi con người trong pháp luật. Từ 2 luận cứ p1, p2, người viết rút ra kết luận: Như vậy, bản chất của pháp luật là sự mong muốn... Tương tự, ví dụ (99) là một lập luận cũng được tổ chức theo lối quy nạp trong đó cũng có hai luận cứ p1, p2 đồng hướng: luận cứ (p1) mang tính dẫn dắt, luận cứ (p2) sự cụ thể hoá cho luận cứ (p1) và cả hai luận cứ này cùng nói đến mối quan tâm về giáo dục. Trên cơ sở 2 hai luận cứ p1, p2 đó, tác giả rút ra kết luận: Cho nên, cho dù giáo viên bị sa thải hoặc đánh giá, mục đích chính là cải thiện hệ thống giáo dục... Các từ nối như vậy, so trong các ví dụ trên đóng vai trò là phương tiện chỉ dẫn quan trọng cho việc nhận biết kết luận: chúng là những từ nối dẫn đầu kết luận.

Ngữ liệu cho thấy hầu hết các lập luận với sự xuất hiện của từ nối loại này đều có luận cứ là đồng hướng, nghĩa là người viết đưa ra luận cứ là một ý kiến hay một vấn đề nào đó. Sau đó tiếp tục đưa ra các luận cứ khác để làm rò cho luận cứ vừa nêu, trên cơ sở đó rút ra kết luận.

3.2.2.3. Các loại quan hệ lập luận do từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết biểu thị

Ngữ liệu cho thấy từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết với vai trò là kết tử lập luận thể hiện quan hệ giữa luận cứ với kết luận có thể chia thành hai nhóm: nhóm chỉ quan hệ nguyên nhân và nhóm chỉ sự tổng kết, tóm tắt.

Bảng 3.2. Các kiểu quan hệ lập luận do nhóm từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết biểu thị trong VBKHXHTV và VBKHXHTA



Kiểu quan hệ lập luận

VBKHXHTV

VBKHXHTA

SL

Tần suất

SL

Tần suất

SL

Tỉ lệ

Tần

suất

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

Tần

suất

Tỉ lệ

Lập luận theo hướng

nhân quả

21

18,3%

155

33%

18

13,2%

365

50,1%

Lập luận theo hướng kết

thúc (tóm tắt, khái quát, kết luận)

94

81,7%

314

67%

118

86,8%

363

49,9%

Tổng

115

100%

469

100%

136

100%

728

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 18

(i) Từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết biểu thị quan hệ lập luận theo hướng nhân-quả.

Ngữ liệu khảo sát cho thấy số lượng từ ngữ nối biểu thị quan hệ lập luận này cả tiếng Việt và tiếng Anh là không nhiều. Cụ thể, tiếng Việt có 21/115 đơn vị (chiếm 18,3% tổng số từ ngữ nối được khảo sát) và tiếng Anh có 18/136 đơn vị (13,2%). Tuy nhiên, xét về tần suất xuất hiện, chúng chiếm tỉ lệ đáng kể, đặc biệt trong VBKH tiếng Anh tỉ lệ này là khá cao (so sánh: tiếng Việt 155 lần xuất hiện (33%) và tiếng Anh 365 lần xuất hiện (50,1%)). Đó là các từ ngữ nối như: bởi thế, bởi vậy, vì thế, vì vậy, nhờ vậy, chính vì thế, chính vì vậy, do đó, do vậy, và do vậy, vậy, nên, vậy nên, kết quả là, thành ra... (tiếng Việt); as a consequence (kết quả là), as a result (kết quả là), consequently (do đó), for this reason (vì lý do này), hence (do đó), in this sense (theo nghĩa này), perhaps that's why (có lẽ đó là lý do tại sao), so (cho nên), the consequence (hậu quả), thereby (vì vậy), therefore (vì vậy)… (tiếng Anh).

Thông thường, theo trình tự logic diễn đạt, phát ngôn diễn đạt nguyên nhân bao giờ cũng xuất hiện trước, kết quả xuất hiện trong phát ngôn đi sau. Như vậy, trình tự nhân quả tự thân nó đã tạo ra quan hệ logic giữa các phát ngôn. Tuy nhiên, trong VBKH, để thể hiện mối quan hệ này được rò ràng, tường minh, đồng thời để cho các phát ngôn biểu thị mối quan hệ đó được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, người viết thường sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả ở đầu phát ngôn, hoặc đôi khi ở giữa phát ngôn (trong tiếng Anh) để chỉ rò mối quan hệ này. Và những từ ngữ có chức năng như vậy chúng ta gọi là từ ngữ nối biểu thị mối quan hệ nhân quả (như đã liệt kê ở trên). Như vậy, khi muốn chỉ rò mối quan hệ nhân quả giữa các phát ngôn

thì rò ràng bắt buộc phải có từ ngữ nối biểu thị mối quan hệ này xuất hiện. Các từ ngữ nối biểu thị mối quan hệ nhân quả có tần suất xuất hiện cao trong tiếng Việt và tiếng Anh phải kể đến là: do đó (24 lần), vì thế (20 lần), chính vì vậy (20 lần), theo đó (20 lần)... (tiếng Việt); therefore - vì vậy (121 lần), thus - do đó (118 lần), as a result - kết quả là (25 lần), so - vì thế (21 lần)...

Trong VBKH, việc sử dụng những từ ngữ nối theo mối quan hệ nhân quả giúp cho nội dung và quan hệ lập luận được thể hiện sáng rò, mạch lạc. Bởi lẽ, trong lập luận, các luận cứ và kết luận đòi hỏi phải được trình bày rò ràng, thể hiện sự chính xác giữa luận cứ và kết luận, từ đó tăng tính thuyết phục cho VB và giúp người tiếp nhận VB dễ dàng hơn. Đồng thời, việc sử dụng các từ ngữ nối loại này để chỉ quan hệ nhân quả trong VBKHXH giúp người viết trình bày nội dung một cách rò ràng, cũng như sắp xếp luận cứ và kết luận một cách logic, từ đó tăng thêm tính thuyết phục cho VB, giúp cho người đọc tiếp nhận VB được dễ dàng và có thể hiểu đúng mục đích giao tiếp của người viết. Chẳng hạn, nếu các từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả là các từ ngữ có ý nghĩa chỉ kết quả như: vì vậy, do đó, kết quả là, vì thế... thì lập luận sẽ theo trình tự đi từ luận cứ đến kết luận. Ngược lại, nếu từ ngữ chỉ nguyên nhân xuất hiện thì trường hợp này trình tự của các thành phần lập luận sẽ là kết luận - luận cứ.

(100) Từ những thay đổi trong quan niệm về ốm đau và lựa chọn phương pháp chữa bệnh đã góp phần cải thiện sức khoẻ của người Dao Đỏ ở Phúc Sơn hiện nay (p1). Trẻ em khi sinh ra đã được bố mẹ đưa đến trạm y tế xã tiêm vắc xin theo định kỳ (p2). Nhờ vậy, đã giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh như sởi, viêm gan B, viêm màng não, ho gà, uốn ván, viêm não Nhật Bản (r). [V45: tr.758]

(101) Basically learning theories tried to give details about the thinking of people and also clarify the elements that find out their behavior (p1). Social Learning Theory (SLT) of Albert Bandura‟s (1977) put forward that the people are learned and become skilled by means of observing the other people, imitating them and also by modeling them (p2). Hence the people are learned by examining the behaviors and attitudes of other people and in return results of those behaviors (r). [E12: p.198] (Về cơ bản các lý thuyết học tập đã cố gắng đưa ra chi tiết về suy nghĩ của mọi người và cũng làm rò các yếu tố tìm ra hành vi của họ. Lý thuyết học tập xã hội (SLT) của Albert Bandura (1977) đưa ra rằng mọi người được học và trở nên lành nghề bằng cách quan sát người khác, bắt chước họ và cũng bằng cách mô phỏng. Do đó mọi người được học bằng cách kiểm tra các hành vi và thái độ của người khác và trả lại kết quả của những hành vi đó.)

Ngữ đoạn trong hai ví dụ trên là một lập luận được tổ chức theo cách quy nạp, hai câu đầu là luận cứ (p1, p2), câu cuối là kết luận (r). Nhờ kết tử lập luận chỉ quan hệ nhân quả: nhờ vậy (ví dụ 100) và hence (ví dụ 101) mà người tiếp nhận dễ dàng xác định được câu cuối là kết luận, còn 2 câu trước chỉ ra nguyên nhân dẫn đến kết quả được nhấn mạnh ở câu 3. Như vậy, việc sử dụng từ ngữ nối nhờ vậy (ví dụ 100) và hence (ví dụ 101) vừa có tác dụng làm cho quan hệ ngữ nghĩa giữa hai phát ngôn đầu với phát ngôn cuối được chặt chẽ, vừa giúp cho việc trình bày luận cứ - kết luận chặt chẽ hơn, qua đó giúp cho quan hệ của các thành phần lập luận rò ràng, logic hơn. Đồng thời, việc sử dụng các từ ngữ nối này còn giúp cho người viết thể hiện thái độ cũng như sự đánh giá về vấn đề nêu ra được rò ràng hơn.

(ii) Nhóm từ ngữ nối kết quả, tổng kết chỉ quan hệ lập luận theo hướng kết thúc (tóm tắt, khái quát, kết luận)

Xét về số lượng, đa số các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA biểu thị quan hệ lập luận này. Cụ thể, tiếng Việt có đến 87/113 đơn vị chỉ sự tóm tắt, khái quát, kết luận (chiếm 77% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát). Tương tự, tiếng Anh có đến 115/136 đơn vị thể hiện quan hệ lập luận này (chiếm 84,6% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát). Đồng thời, chúng cũng có tần suất xuất hiện tương đối cao, đặc biệt là trong VBKHXHTV (so sánh: tiếng Việt 314 lần xuất hiện (67%) và tiếng Anh 363 lần xuất hiện (49,9%)).

Chẳng hạn như: như vậy, tóm lại, nhìn chung, nói cách khác, nói tóm lại, rò ràng, thật vậy, trên đây, bên trên là, điều này cho thấy, kết quả khảo sát cho thấy, nhìn một cách tổng quát, nhìn một cách khái quát, và suy cho cùng, tổng kết lại... (tiếng Việt); after all (rốt cuộc), as a whole (nhìn chung), finally (cuối cùng), generally (nói chung), in conclusion (tóm lại, kết luận lại), in deed (thật vậy), in other words (nói cách khác), in summary (tóm lại), in fact (trong thực tế), overall (nhìn chung), to conclude (để kết luận)… (tiếng Anh).

Đây là nhóm từ ngữ nối thể hiện quan hệ logic trong trình tự diễn đạt: mở đầu - diễn biến - kết thúc. Ngoài chức năng liên kết, nhóm từ ngữ nối này còn giúp cho người viết trình bày nội dung được logic, chặt chẽ. Bởi lẽ, tự bản thân các từ ngữ nối loại này đã tạo nên sự logic, chặt chẽ cho nội dung trình bày. Vì vậy, khi người viết sử dụng nhóm từ ngữ nối này thì sự logic trong vấn đề trình bày càng được thể hiện rò. Trong các VBKH, trước hết các từ ngữ nối chỉ sự kết thúc có tác dụng liên kết

câu, báo hiệu kết thúc một nội dung và một vấn đề nào đó (có thể là một ý, một luận điểm, một chủ đề…). Điều này thể hiện ở việc nhóm từ ngữ nối này có tác dụng dẫn lối để người viết/nói đưa ra một kết luận, một nhận định hoặc sự đánh giá, tổng kết cho nội dung hay vấn đề đã nêu ra ở trên. Trên cơ sở những lý lẽ, dẫn chứng, bàn luận ở trên, cuối cùng bao giờ người viết cũng rút ra kết luận hoặc một sự tổng kết, đánh giá cho vấn đề trình bày trên. Và những kết luận, tổng kết hoặc những nhận định này có thể được rút ra từ một hoặc rất nhiều luận cứ. Đôi khi kết luận này lại trở thành luận cứ cho kết luận tiếp theo và kết luận cuối cùng là sự khái quát của tất cả kết luận bộ phận, có tác dụng như là cái kết đóng lại toàn bộ VB đó. Trong VBKH, lập luận có rất nhiều cấp độ và việc xuất hiện của các từ ngữ nối chỉ sự kết thúc - tổng kết có tác dụng tường minh cho sự kết thúc của mỗi lập luận bộ phận, cũng như nó báo hiệu sự kết thúc của trình tự diễn đạt giữa luận cứ và kết luận ở trong VB.

Như vậy, việc sử dụng các từ ngữ nối chỉ sự kết thúc không chỉ có tác dụng liên kết giữa các câu về mặt hình thức mà còn giúp cho vấn đề, nội dung trình bày được sáng rò, mạch lạc theo tiến trình tuần tự, logic, đồng thời qua đó thể hiện quan điểm, thái độ, tư tưởng của người viết.

Trong VBKH, việc sử dụng các từ ngữ nối chỉ sự kết thúc - tổng kết giúp cho quan hệ lập luận trở nên chặt chẽ và mạch lạc. Mặc dù trong logic trình bày, các từ ngữ chỉ sự mở đầu, diễn biến có thể bị tỉnh lược hoặc vắng mặt, nhưng các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết thường xuyên xuất hiện để báo hiệu sự kết thúc một vấn đề, hoặc nội dung nào đó vừa trình bày. Điều này lý giải tại sao nhóm từ ngữ nối này có tần suất xuất hiện nhiều nhất.

(102) […] Tổng kết lại, 58 từ thuộc ba tiểu trường cỏ cây trong Truyện Kiều đã tạo nên các tín hiệu thẩm mĩ với nhiều ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc, trong đó nổi bật là thể hiện những phương diện khác nhau của con người, từ dáng vẻ, cử chỉ bên ngoài đến tuổi tác, vị thế và tâm lý, tình cảm bên trong. [V48: tr.209]

(103) […] In summary, to improve the pension system and expand the scale of pension finance, it needs the effort of government, market and society, etc… [E21: p.104) (Tóm lại, để cải thiện hệ thống lương hưu và mở rộng quy mô tài chính hưu trí cần sự nỗ lực của chính phủ, thị trường và xã hội, v.v.)

Từ ngữ nối tổng kết lại trong ví dụ (102) và in summary trong ví dụ (103) trên có vai trò quan trọng trong việc liên kết giữa phát ngôn chứa nó với toàn bộ nội dung

trải dài trong nhiều phát ngôn đứng trước nó. Nhờ có từ ngữ nối này mà người nghe

biết được sự tổng kết, đánh giá này là được tác giả rút ra từ nhiều luận điểm khác nhau được trình bày ở trên. Vì vậy, nhận định này đưa ra là có cơ sở chắc chắn và mang tính khách quan. Điều này sẽ tăng thêm sự thuyết phục đối với độc giả.

Dưới đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu chi tiết các mô hình lập luận ở trong VBKHXH do từ ngữ nối này biểu thị ở hai loại quan hệ lập luận nói trên.

3.2.2.4. Các mô hình lập luận do từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết biểu thị

Phần trước, luận án đã chỉ ra 4 mối quan hệ liên kết của từ ngữ nối này thể hiện trong VB. Tương ứng với 4 mối quan hệ liên kết đó là các mô hình lập lập như sau:

* Cấu trúc lập luận đơn:


TNN

Luận cứ 1 (PN1)

Kết luận 1 (PN2)

- Mô hình 1:


Trong mô hình này này, chủ ngôn A1: có thể là nguyên nhân hoặc luận cứ, xuất hiện trước; r B1: là kết luận hoặc nhận định xuất hiện sau, được rút ra từ nguyên nhân, luận cứ. Quan hệ giữa hai vế này phụ thuộc nhau một cách chặt chẽ, bởi lẽ theo logic suy luận nếu không có tiền đề, nguyên nhân sẽ không thể có hệ quả, kết quả.

TNN

Luận cứ 1,2 (PN1+PN2)

Kết luận 1 (PN3)

* Cấu trúc lập luận phức:


- Mô hình 1:


Mô hình này có 2 luận cứ và một kết luận được đưa ra.


TNN

Luận cứ 1,2,3 (PN1+PN2+PN3)

Kết luận 1 (PN4)

- Mô hình 2:


Đây là mô hình có 3 luận cứ và một kết luận được đưa ra, trong đó PN1 đóng vai trò là luận cứ khởi đầu; PN2, PN3 là các luận cứ bộ phận. Chuỗi phát ngôn này làm thành 1 hệ thống luận cứ vững chắc.

TNN

Luận cứ 1,2,3... (PN1+PN2+PN3....)

Kết luận 1 (PNn)

- Mô hình 3:


Đây là mô hình có rất nhiều luận cứ. Trong mô hình này, PN1 đóng vai trò là luận cứ khởi đầu, đóng vai trò dẫn dắt, PN2, PN3,... PNn là các luận cứ bộ phận.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí