Một Số Nhận Xét Về Giá Trị Lập Luận Của Từ Ngữ Nối Mang Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Trong Các Vbkhxh


TNN

Luận cứ 1 (PN1)

Kết luận 1 (PN2)

TNN

Luận cứ 2 Kết luận 2 (PN3)

- Mô hình 4:


Đây là mô hình lập luận khá phức tạp. Mặc dù ở luận cứ chỉ có một phát ngôn đóng vai trò là tiền đề, nhưng ở kết luận lại có 2 phát ngôn, trong đó một phát ngôn là kết luận bộ phận và một phát ngôn là kết luận chung. Và kết luận bộ phận xét trong quan hệ với kết luận chung thì lại là luận cứ của kết luận chung.

TNN

Luận cứ 1,2 (PN1+PN2)

Kết luận 1 (PN3)

TNN

Luận cứ 2 Kết luận 2 (PNn)

- Mô hình 5:


- Mô hình 6:


TNN

Luận cứ 1,2,3 (PN1+PN2+PN3) Kết luận 1 (PN4)

TNN

Luận cứ 2 Kết luận 2 (PNn)

- Mô hình 7:


TNN

Luận cứ 1,2,3... (PN1+PN2+PN3....) Kết luận 1 (PNn)

TNN

Luận cứ 2 Kết luận 2 (PNn)


Có thể thấy, ở các mô hình 4, 5,6,7, các luận cứ và lập luận được nối tiếp nhau theo quan hệ chuyển tiếp: kết luận của lập luận thứ nhất chuyển thành luận cứ cho lập luận thứ hai và cứ thế cho đến lập luận cuối cùng (mũi tên chuyển từ kết luận sang luận cứ). Mạng quan hệ lập luận này giúp cho kết luận của mỗi lập luận tiếp theo cộng hưởng với các kết luận của các lập luận đứng trước, nhờ đó tăng thêm hiệu lực lập luận cho kết luận cuối cùng. Và trong mạng lập luận này, các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết được sử dụng ở đầu phát ngôn chứa các kết luận góp phần vào việc tăng hiệu quả cho lập luận.

3.2.2.5. Một số nhận xét về giá trị lập luận của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết trong các VBKHXH

Trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA, có một điểm tương đồng rất lớn đó là không chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của một số lập luận để đi đến kết luận cuối cùng. Cụ thể, mỗi VBKHXH là hệ thống của những lập luận bộ phận. Trong các VBKHXH được khảo sát, chúng tôi nhận thấy đó hầu hết là các nghiên cứu dựa trên quan sát và sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích để thông qua đó hướng tới đích cuối cùng của các tác giả là nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả của chúng, hoặc nhằm đưa ra những nhận định, kết quả nghiên cứu trên cơ sở từ những quan sát và thống kê, phân tích nghiên cứu. Vì vậy, để đưa ra được kết luận hoặc một nhận định chung, khái quát, các tác giả đã phải dựa trên một hệ thống các lập luận lớn nhỏ khác nhau: trong lập luận lớn lại bao hàm tổ chức chặt chẽ các lập luận bộ phận (lập luận con) để chứng minh, lý giải cho những kết luận, nhận định nêu ra. Các hệ thống lập luận này được liên kết với nhau chặt chẽ: lập luận trước dẫn đến lập luận sau. Đồng thời, thông qua đó, các tác giả còn bộc lộ các quan điểm, suy nghĩ cá nhân của mình đối với các vấn đề nêu ra.

(104) Bảng 1. Trình độ học vấn của cư dân trong vùng chia theo giới tính (p)



Giới tính

Nam Nữ Chung

Tần suất Tỉ lệ Tần suất Tỉ lệ Tần suất Tỉ lệ

Tiểu học

332

31.4%

149

43.7%

481

34.4%

THCS

348

32.9%

124

36.4%

472

33.7%

THPT trở lên 379 35.8% 68 19.9% 447 31.9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 19

Số liệu thống kê bảng 1 chỉ ra rằng, ở cấp học tiểu học và THCS thì tỷ lệ nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới, ngược lại ở bậc học THPT trở lên tỷ lệ nam giới cao hơn gần gấp 2 lần so với nữ giới (r1). Chỉ báo này cho thấy, có sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa hai giới (r2). [V46: tr.38]

Để đưa ra kết luận cuối cùng (r2), tác giả đã đưa ra một hệ thống lập luận có sự liên kết logic chặt chẽ với nhau thông qua việc sử dụng các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết một cách thích hợp, trong đó kết luận trước lại trở thành luận cứ cho kết luận tiếp theo.

Trong các VBKHXH được khảo sát, từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết với vai trò là kết tử lập luận trong VB được thường xuyên sử dụng để chỉ dẫn lập luận. Các từ nối này với vai trò là kết tử lập luận nối luận cứ với kết luận. Vì vậy, việc sử dụng các từ ngữ nối này đã có tác dụng làm cho quan hệ lập luận được rò ràng, nó chỉ rò quan hệ lập luận và là dấu hiệu tường minh để cho biết câu chứa nó là kết luận và các câu trước nó là luận cứ.

Các từ ngữ nối này ngoài chức năng liên kết là nổi bật vì hầu như nội dung diễn giải của chúng cao và dễ dàng nhận thấy nhất, thì hầu hết còn mang nghĩa tình thái, chứa đựng nội dung tình thái. Xét về mạch logic VB, chúng là những phương tiện có vai trò rất quan trọng: báo hiệu rằng phát ngôn 2 là hệ quả của một nguyên nhân nào đó của phát ngôn 1 trước trong VB, nghĩa là chúng báo mối quan hệ giữa các phát ngôn và những cái bên ngoài phát ngôn: báo hiệu sự việc xảy ra ở phát ngôn 2 là bắt nguồn từ một nguyên cớ phải được đề cập đến, hoặc sự việc xảy ra là lý do giải thích cho hệ quả.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận giá trị đầu tiên của từ ngữ nối này là giá trị về mặt liên kết. Điều này thể hiện ở việc chúng đã liên kết những điều ở phía trước đã được nói ra (chủ ngôn). Nếu không có chủ ngôn thì cũng không có kết ngôn, trong đó các luận cứ chứa trong chủ ngôn quyết định cách dùng từ ngữ nối loại này. Đây là ý nghĩa logic hình thức của mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn và đó là đặc tính khách quan. Trong khi đó, ý nghĩa lập luận của toàn phát ngôn thông qua từ ngữ nối loại này giúp người nghe hiểu đích giao tiếp của phát ngôn mà người nói muốn truyền tải. Có thể nói, từ ngữ nối này có nghĩa liên kết là nghĩa logic hình thức kèm theo nghĩa tình thái là nghĩa lập luận do chính người nói/viết lựa chọn. Xét ví dụ sau:

(105) Tô Hoài vốn có khiếu quan sát tinh quái, đến “con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt” (Vương Trí Nhàn). Chính vì vậy, mọi cảnh đời, mọi số phận, mọi vui - buồn, hay dở dang trong cuộc sống đều được nhà văn cảm nhận ở chiều nhân bản. Viết về cái dở, cái xấu không phải để dè bỉu, chê bai mà là sự hiện diện của nó đem lại sự trọn vẹn trong thế giới vô cùng sinh động và phong phú của chúng ta. [V49: tr.19]

Trong ví dụ trên, từ nối liên kết chính vì vậy xét về ý nghĩa cú pháp nó báo hiệu một ý nghĩa nhân quả. Vì cơ sở lập luận của người nói ở đây đó là: Tô Hoài là nhà văn có khiếu quan sát vô cùng tinh tế chính vì vậy dưới lăng kính của nhà văn, mọi cảnh đời, mọi vui buồn hay dở dang trong cuộc sống đều được nhìn nhận ở chiều

nhân bản và tích cực.

Như vậy, rò ràng từ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết không chỉ thực hiện 1 chức năng. Trong cùng một lúc, nó có thể thực hiện cả 2 chức năng khác nhau. Chúng vừa có chức năng liên kết vừa có chức năng tình thái. Tuy nhiên, để thấy được hiệu lực giao tiếp cuối cùng của từ nối này, đôi khi người tiếp nhận không thể tách bạch khái niệm liên kết và tình thái ra làm hai phạm trù rò ràng mà phải tri nhận chúng trong chức năng kép: vừa liên kết, vừa phản ánh tình thái. Theo Nguyễn Thị Việt Thanh (1999) cũng đề cập đến mối quan hệ giữa từ ngữ nối với ý nghĩa tình thái trong nghiên cứu của mình: ―Phần lớn các cụm từ này đều đứng ở đầu phát ngôn với nhiệm vụ dự báo trước sự xuất hiện của chuỗi ngữ lưu tiếp theo, đồng thời truyền tài một thông tin tình thái phụ nào đấy [79: 66]. Điều này minh chứng rò rằng chức năng kép của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết: vừa có chức năng liên kết phát ngôn vừa mang ý nghĩa tính thái.

Để minh chứng cho điều này cũng như thấy được giá trị ngữ nghĩa của những từ ngữ nối này, chúng ta thử lược bỏ chúng để xem nội dung phát ngôn có còn tính hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa hay không. Trở lại 2 ví dụ sau:

(106) Cơ cấu du lịch lao động du lịch của thành phố phân theo từng lĩnh vực được tăng lên theo các năm (từ 2011-2017). [V41: tr.16]

(107) Như vậy, cơ cấu du lịch lao động du lịch của thành phố phân theo từng lĩnh vực được tăng lên theo các năm (từ 2011-2017). [V41: tr.16]

Rò ràng, khi lược bỏ từ ngữ nối như vậy trong phát ngôn thì hiệu lực giao tiếp cuối cùng của phát ngôn cũng bị hao hụt, hay nói đúng hơn, thiếu hẳn đi hiệu lực giao tiếp cuối cùng của phát ngôn mà người nói muốn truyền tải. Bởi lẽ ở 2 ví dụ trên, mặc dù cùng đề cập đến một sự việc nhưng sự khác nhau giữa hai phát ngôn ở chỗ: ở ví dụ (106), người nói chỉ miêu tả sự việc theo những gì mà mình quan sát được, nhưng ở ví dụ (107), người nói ngoài việc miêu tả sự việc, còn thể hiện sự đánh giá của mình về sự việc và nêu mối quan hệ giữa các sự việc đó. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua từ ngữ nối như vậy. Nghĩa là ở đây, tác giả sử dụng từ ngữ nối như vậy để ngầm diễn đạt rằng nội dung mệnh đề đó là kết luận được rút ra từ những kiểm nghiệm, chứng cứ rò ràng nên có tính chắc chắn, giá trị cam kết cao. Như vậy, rò ràng từ ngữ nối này có chức năng như là ―kết tố‖ hay ―tác tử‖ trong việc định hướng lập luận và thể hiện mối liên hệ của lập luận.

3.2.3. Đối chiếu đặc điểm liên kết và lập luận của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA

3.2.3.1. Những điểm tương đồng

Từ những kết trình bày trên cho thấy, từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có khá nhiều điểm tương đồng:

Xét về đặc điểm liên kết, khảo sát các VBKHXH thuộc các lĩnh vực khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh cho thấy khả năng liên kết của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết biểu hiện khá đa dạng. Qua khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận diện được 4 mối quan hệ mà từ ngữ nối này thể hiện trong cả hai ngôn ngữ. Trong 4 mối quan hệ liên kết mà chúng thể hiện, phần lớn mối quan hệ liên kết của từ nối này trong các VBKHXH tiếng Anh và tiếng Việt thuộc về mối quan hệ n:1 - liên kết giữa nhiều phát ngôn với nhau (tiếng Việt là 53,6% và tiếng Anh là 49,2%). Tiếp đến là mối quan hệ 1:1 cũng là mối quan hệ liên kết phổ biến trong cả hai ngôn ngữ (tiếng Việt là 35,2% và tiếng Anh là 35,9%). Đây là mô hình liên kết giữa hai phát ngôn với nhau, cụ thể là liên kết giữa phát ngôn chứa nó với phát ngôn trước nó - hai phát ngôn nằm cạnh nhau).

Trong cả hai ngôn ngữ, nhóm từ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết không chỉ thể hiện sự liên kết đa dạng mà còn thể hiện sự liên kết phức tạp trong VB, vai trò chức năng của từ nối có sự thay đổi cả ở trong VBKHXHTV và VBKHXHT: chúng vừa đóng vai trò là kết ngôn của mối quan hệ này nhưng xét trong mối quan hệ với các câu đi sau chúng lại đóng vai trò là chủ ngôn, là tiền đề cho một mối liên kết khác. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện hai mối liên kết này cả trong VBKHXHTV và VBKHXHTA và tiếng Anh đều thấp. Cụ thể, mối quan hệ 1: n, ở tiếng Việt chỉ xuất hiện với tần suất là 2,7%, tiếng Anh là 5,2%; còn mối quan hệ n : n ở tiếng Việt tần suất xuất hiện là 8,5%, tiếng Anh cũng có tỉ lệ tương tự là 9,7%.

Xét về giá trị lập luận, việc sử dụng các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có tác dụng tạo ra giá trị lập luận cho VB. Từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết với chức năng là kết tử lập luận là yếu tố ngôn ngữ được thường xuyên sử dụng trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh nhằm làm cho quan hệ lập luận được rò ràng, tạo mạch lạc cho VB, giúp người tiếp nhận hiểu được ý đồ, quan điểm của người viết. Trong đó, đa số từ ngữ nối này trong tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị mối quan hệ lập luận theo hướng tóm tắt, khái quát, kết luận

(tiếng Việt: 77%, tiếng Anh, 84,6%). Còn từ ngữ nối chỉ quan hệ lập luận nhân - quả cả tiếng Việt và tiếng Anh đều chiếm tỉ lệ thấp (tiếng Việt 23% và tiếng Anh chỉ là 15,4%).

Đi sâu vào khảo sát cho thấy tất cả các từ ngữ nối thể hiện ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh đều thể hiện loại lập luận quy nạp. Đồng thời, với vai trò là kết tử lập luận thể hiện quan hệ giữa luận cứ với kết luận, chúng đều biểu thị 2 kiểu lập lập cơ bản: lập luận theo hướng nhân quả lập luận theo hướng kết thúc (tóm tắt, khái quát, kết luận).

Tương tự như các mô hình liên kết, các mô hình lập luận trong cả VBKHXHTV và VBKHXHTA khá đa dạng. Chúng bao gồm cả lập luận đơn và lập luận phức hợp, trong đó các từ ngữ nối tiếng Việt và tiếng Anh được sử dụng ở câu chứa các kết luận góp phần vào việc tăng hiệu quả cho lập luận. Đồng thời, trong đó đáng chú ý là trong VBKH của cả hai ngôn ngữ không chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của một số lập luận để đi đến kết luận cuối cùng.

Nhìn chung, các mô hình liên kết và mô hình lập luận của từ ngữ nối này biểu thị trong VBKHXHTV và VBKHXHTA là tương đồng, ít có sự khác biệt.

3.2.3.2. Những điểm khác biệt

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, đặc điểm liên kết và giá trị lập luận của từ ngữ nối này ở cả VBKHXHTV và VBKHXHTA cơ bản là tương đồng nhau. Tuy nhiên, đi vào chi tiết chúng có cũng có một vài điểm khác biệt nhỏ:

Trong VBKH tiếng Việt và tiếng Anh, mặc dù các tác giả đều có xu hướng sử dụng nhiều từ ngữ nối theo quan hệ lập luận theo hướng kết thúc (tóm tắt, khái quát, kết luận) nhiều hơn (so với quan hệ lập luận theo hướng nhân quả), tuy nhiên xét về tần suất xuất hiện, số lần xuất hiện của các từ ngữ nối thể hiện quan hệ lập luận này trong VBKHXHTV vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều trong VBKHXHTA. Cụ thể ở tiếng Việt, tần suất xuất hiện của quan hệ lập luận theo hướng kết thúc tóm tắt, khái quát, kết luận trong VB chiếm 67%, trong khi ở tiếng Anh tỉ lệ này chỉ là 49,9%.

Ngược lại, ở quan hệ lập luận theo hướng nhân quả, trong VBKHXHTV, các tác giả có xu hướng sử dụng ít hơn loại quan hệ này (so với quan hệ lập luận theo hướng kết thúc) vì tần suất xuất hiện của chúng chỉ là 33%, trong khi ở tiếng Anh, loại quan hệ lập luận này vẫn chiếm tỉ lệ đáng kể với 50,1%. Điều này cho thấy ở

VBKHXHTA, các tác giả có xu hướng sử dụng các từ ngữ nối nhằm biểu thị các loại

quan hệ lập luận một cách cân bằng hơn, còn trong VBKHXHTV, các tác giả lại có xu hướng nghiêng về quan hệ lập luận nhân quả nhiều hơn.

Bảng 3.1. cũng cho thấy mặc dù hầu hết mối quan hệ liên kết của từ ngữ nối này trong cả hai ngôn ngữ đều thuộc mối quan hệ n:1 và 1:1 là chủ yếu, còn tần suất xuất hiện của mối liên kết theo quan hệ n:n và 1:n chỉ chiếm tỉ lệ thấp nhất, tuy nhiên đi vào chi tiết, tỉ lệ này vẫn khác nhau giữa VBKHXHTV và VBKHXHTA.

Nhìn chung, đặc điểm liên kết và giá trị lập luận của từ ngữ nối này ở cả VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh cơ bản là tương đồng nhau. Sự khác biệt của chúng chủ yếu chỉ là sự chênh lệch về tần suất và tỉ lệ phần trăm giữa các mối quan hệ liên kết và mối quan hệ lập luận. Tuy nhiên sự chệnh lệch giữa các nhóm là không quá lớn.

3.3. TIỂU KẾT


Như vậy, một số phương diện về đặc điểm liên kết và giá trị lập luận của nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đã được nghiên cứu ở chương này.

Trước hết luận án đã làm rò đặc trưng liên kết của nhóm từ ngữ nối này là thuộc loại quan hệ logic gắn liền với tư duy, lập luận, không đơn giản là logic thuần tuý. Vì thế, đây là nhóm từ ngữ nối có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức VB.

Dựa trên lý thuyết phân tích diễn ngôn, luận án cũng đã xác định được cấu trúc liên kết của nhóm từ ngữ nối này bao gồm 3 yếu tố: chủ ngôn, kết ngôn phương tiện liên kết giữa chúng. Đồng thời, luận án xác định được 4 mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn trong VBKHXHTV và VBKHXHTA. Từ 4 mối quan hệ này, luận án đã chỉ ra 8 mô hình liên kết của từ ngữ nối này trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA dựa trên mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn. Đây là những mô hình cơ bản thể hiện phạm vi liên kết của nhóm từ ngữ nối này trong VB. Các mô hình liên kết này cho thấy rò mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngôn là rất linh hoạt bởi vì số lượng các phát ngôn tham gia vào từng bên là không đều nhau. Trong các mô hình liên kết, mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n : 1 có nhiều mô hình liên kết nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các mô hình liên kết trong cả hai ngôn ngữ.

Là nhóm từ ngữ nối có độ liên kết mạnh nên từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết có khả năng liên kết với những phát ngôn ở rất xa, không chỉ là liên kết giữa 2 phát


ngôn (phát ngôn chứa nó với phát ngôn trước nó) mà nó có khả năng liên kết giữa

144

các đoạn văn và thậm chí với toàn bộ VB với vô số các phát ngôn khác nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong toàn bộ VB.

Việc xác định các mô hình liên kết trên và vai trò, chức năng của chúng trong mô hình liên kết còn cho thấy việc sử dụng các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có tác dụng tạo ra giá trị lập luận cho VB. Trong VBKH, các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết đóng vai trò như là ―kết tố‖ định hướng lập luận hay chỉ dẫn lập luận, trong khi lập luận giữ vai trò hết sức quan trọng đối với các VBKH.

Với vai trò là kết tử lập luận thể hiện quan hệ giữa luận cứ với kết luận, chúng bao gồm nhóm biểu thị quan hệ lập luận theo hướng nhân quả và nhóm biểu thị quan hệ lập luận theo hướng kết thúc (tóm tắt, khái quát, kết luận). Trong VBKHXHTV và VBKHXHTA, việc sử dụng các kết tử lập luận này giúp cho quan hệ của các thành phần lập luận trở nên rò ràng, cũng như nội dung trình bày được sáng rò, mạch lạc theo tiến trình tuần tự, logic, qua đó thể hiện quan điểm, thái độ, tư tưởng của người viết. Trong VBKH tiếng Việt và tiếng Anh, các tác giả đều có xu hướng sử dụng nhiều quan hệ lập luận theo hướng kết thúc (tóm tắt, khái quát, kết luận) nhiều hơn cả về số lượng và tần suất.

Ngoài ra, tương ứng 4 mối quan hệ liên kết, luận án cũng chỉ ra 7 mô hình lập luận mà từ ngữ nối này thể hiện trong VBKH ở cả hai ngôn ngữ, và 7 mô hình này bao gồm cả mô hình thuộc cấu trúc lập luận đơn và cấu trúc lập luận phức. Trong số này, đáng chú ý là một số mô hình thuộc cấu trúc lập luận phức có cấu trúc phức tạp. Trong các mô hình này, các luận cứ và lập luận được nối tiếp nhau theo quan hệ chuyển tiếp: kết luận của lập luận thứ nhất chuyển thành luận cứ cho lập luận thứ hai và cứ thế cho đến lập luận cuối cùng. Mạng quan hệ lập luận này giúp cho kết luận của mỗi lập luận tiếp theo cộng hưởng với các kết luận của các lập luận đứng trước, nhờ đó tăng thêm hiệu lực lập luận cho kết luận cuối cùng. Và trong mạng lập luận này, các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết được sử dụng ở đầu phát ngôn chứa các kết luận góp phần vào việc tăng hiệu quả cho lập luận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022