CHƯƠNG 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT - LẬP LUẬN
CỦA NHÓM TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Đối với các từ ngữ nối, chức năng quan trọng nhất của chúng chính là liên kết giữa các phát ngôn, từ đó tạo ra sự mạch lạc, logic cho VB. Cho nên, trong chương này luận án tập trung tìm đặc điểm liên kết của chúng trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh. Mặt dụng học của các từ ngữ nối loại này thường được thể hiện ở giá trị lập luận mà người viết hướng tới. Vì vậy, đặc điểm ngữ dụng của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết sẽ được xem xét trong mối quan hệ với lập luận mà chúng thể hiện trong VB.
3.1. ĐẶC TRƯNG LIÊN KẾT CỦA TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA
3.1.1. Đặc trưng liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
Các nhà nghiên cứu (Trần Ngọc Thêm, 1985; Diệp Quang Ban, 2009; Halliday, 1976...) đều cho rằng phép nối là việc tạo ra các kiểu quan hệ ngữ nghĩa - logic giữa các câu có quan hệ nghĩa với nhau thông qua việc sử dụng các phương tiện từ ngữ có tác dụng liên kết. Do đó, nói đến quan hệ giữa hai hay nhiều phát ngôn do phép nối thể hiện chủ yếu là nói đến liên kết về mặt ngữ nghĩa. Đó là liên kết về mặt nội dung và cụ thể là liên kết logic - bình diện sâu của liên kết nội dung, mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn. Đây là lý do tại sao hầu hết các nhà nghiên cứu đều phân loại, xem xét các từ ngữ nối dựa trên quan hệ ngữ nghĩa mà chúng thể hiện. Chẳng hạn, từ ngữ nối mang ý nghĩa tương phản, nghịch đối: nhưng, tuy nhiên, trái lại...; từ nối mang ý nghĩa bổ sung, bổ trợ: hơn nữa, vả lại, ngoài ra, thậm chí... ; từ ngữ nối mang ý nghĩa kết quả, tổng kết: vì vậy, cho nên, do đó, tóm lại, nói chung, như vậy... Rò ràng, phép nối là sự liên kết quan hệ ý nghĩa giữa các phát ngôn được đánh dấu bằng các từ ngữ nối.
Như vậy có thể thấy đặc trưng liên kết của phép nối do từ ngữ nối đảm nhiệm nói chung là liên kết logic. Theo Trần Ngọc Thêm (1985), trong liên kết logic thì đơn vị liên kết chủ yếu là các hành động, sự việc và đó là sự phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Bên cạnh đó, các đơn vị liên kết logic không chỉ
mang những đặc trưng bản thể, mà mỗi đơn vị liên kết logic còn mang đặc trưng tiền giả định - thể hiện ở việc chúng còn có mối quan hệ ngữ nghĩa nhất định trong mối quan hệ với các đơn vị khác. Về mặt hình thức ngôn ngữ, các đơn vị liên kết logic được thể hiện bằng các từ, cụm từ, phát ngôn, chuỗi phát ngôn...[85: 213].
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Có Hình Thức Là Cụm Từ
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Cụm Từ
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Do Mệnh Đề Đảm Nhiệm
- Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 16
- Khởi Đầu Của Đổi Mới Và Hội Nhập Là Nhận Thức Lại Mĩ Học Mác-Lênin. 3.tiếp Thu Có Chọn Lọc Lý Luận Văn Học Nước Ngoài.
- Kiểu Quan Hệ Lập Luận Do Từ Ngữ Nối Kết Quả - Tổng Kết Biểu Thị
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Mặc dù tất cả các phương tiện liên kết hay nói cụ thể là các từ ngữ nối được phân loại theo quan hệ ngữ nghĩa đều thể hiện liên kết logic, nhưng đi sâu vào chi tiết thì mức độ thể hiện khác nhau. Trong sự phân loại của Trần Ngọc Thêm [85: 213-214], các từ ngữ nối nói chung không chỉ thể hiện một loại quan hệ logic thuần tuý mà chúng được phân thành 2 loại rò rệt: quan hệ định vị (thời gian, không gian) và quan hệ logic. Hai loại quan hệ này không trùng nhau: loại thứ nhất gắn liền với các sự vật, sự kiện; còn loại sau thì phổ biến ở những nội dung mang tính chất tư duy, lập luận. Trong quan hệ logic, tác giả tiếp tục phân chia thành hai phạm trù logic khác nhau: logic diễn đạt và logic sự vật. Trong đó các từ ngữ nối mang quan hệ tổng kết (Trần Ngọc Thêm gọi là ―kết thúc‖, một số tác giả khác gọi là ―kết luận‖) thuộc quan hệ logic diễn đạt, trong mối quan hệ với quan hệ ―mở đầu‖ và ―kết thúc‖, và từ nối mang quan hệ kết quả (Trần Ngọc Thêm gộp chung với quan hệ nguyên nhân và gọi chung là quan hệ ―nhân quả‖) thuộc quan hệ logic sự vật.
Như vậy, nhóm từ ngữ nối mang ý nghĩa kết quả, tổng kết được xem là loại quan hệ logic gắn liền với tư duy, lập luận chứ không chỉ đơn giản là loại logic thuần tuý. Đây chính là đặc trưng liên kết của nhóm từ ngữ nối này. Quan hệ logic trong liên kết được hiểu là sự phù hợp ở mức độ cao giữa sự vận động của bản thân đối tượng với logic của sự trình bày về chính đối tượng đó. Vì thế, đây là nhóm từ ngữ nối có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức VB, giúp cho sự liên kết giữa các phát ngôn chặt chẽ. Nó giống như một sợi dây nối kết sự vật, sự việc với đặc trưng của chúng, hoặc giữa đặc trưng này với đặc trưng kia theo một trật tự phù hợp, qua đó giúp cho VB mạch lạc, sáng rò.
3.1.2. Cấu trúc liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
Trong phân tích diễn ngôn (VB), mỗi phát ngôn luôn được đặt trong mối quan hệ với các phát ngôn khác. Vì vậy, theo Phạm Văn Tình (2000), ―Trong lúc phân tích cấu trúc độc lập của mỗi phát ngôn, chúng ta đồng thời đối chiếu nó trong quan hệ tương ứng với hàng loạt phát ngôn xung quanh, có chức năng liên kết với nó‖ [97, 100]. Ở cấp độ VB, liên kết luôn được thể hiện ở chỗ mỗi phát ngôn luôn có mối
quan hệ đồng thời với nhiều phát ngôn khác xung quanh nó. Và liên kết VB chỉ thực hiện được khi có ít nhất 2 phát ngôn trở lên.
Theo các nhà nghiên cứu như Trần Ngọc Thêm (1985), Phạm Văn Tình (2002)... mỗi phát ngôn trong VB đồng thời có thể liên kết với nhiều phát ngôn khác và sự liên kết này có thể tách ra được và quy về liên kết hiện diện giữa hai phát ngôn hoặc nhóm phát ngôn. Theo đó, mối liên hệ giữa các phát ngôn có thể được quy về thành hai vế liên kết gọi là chủ ngôn và kết ngôn. Cụ thể, phát ngôn chứa những dấu hiệu chỉ ra sự liên kết giữa nó với phát ngôn còn lại được gọi là phát ngôn liên kết, gọi tắt là kết ngôn; phát ngôn còn lại có vai trò độc lập, đóng vai trò là xuất phát điểm cho sự liên kết được gọi là chủ ngôn. Còn yếu tố trực tiếp tham gia thể hiện sự liên kết giữa chủ ngôn và kết ngôn được gọi là các yếu tố liên kết hay phương tiện liên kết. Ví dụ:
(59) Nếu chỉ coi Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân không thôi mà không thấy yếu tố nhân dân, yếu tố dân tộc thì không đúng với quan niệm của Hồ Chí Minh về cơ sở xã hội của Đảng (1). Chính vì vậy, Hồ Chí Minh coi việc ra đời của ĐCS Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước(2). [V56: tr.656]
Trong ví dụ trên, liên kết được thực hiện giữa hai phát phát ngôn. Trong mối quan hệ liên kết này:
Phát ngôn (1): Nếu chỉ coi Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân không thôi mà không thấy yếu tố nhân dân... đóng vai trò là tiền đề, là xuất phát điểm cho sự liên kết và có tính độc lập với phát ngôn (2) - là chủ ngôn. Còn:
Phát ngôn (2): Chính vì vậy, Hồ Chí Minh coi việc ra đời của ĐCS Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào... có chức năng liên kết với chủ ngôn, phụ thuộc vào chủ ngôn, chứa dấu hiệu liên kết đó là cụm từ nối liên kết với (1): chính vì vậy - là kết ngôn.
Hoặc trong tiếng Anh:
(60) In most developing countries especially those in Africa, governments have depended wholly on material assistance from outside in responding to the refugee problem (1). As a result, refugee assistance has focused on aid which is short-lived and unsustainable (2). [E31: p.78] (Ở hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước ở Châu Phi, chính phủ phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ vật chất từ bên ngoài để đối phó với
vấn đề người tị nạn. Kết quả là, hỗ trợ người tị nạn chỉ tập trung tồn tại trong thời gian ngắn và không bền vững.)
Trong ví dụ trên, mối quan hệ liên kết cũng được thực hiện giữa hai phát ngôn: Phát ngôn (1): In most developing countries especially those in Africa,
governments have depended wholly on material...đóng vai trò là tiền đề, là xuất phát
điểm cho sự liên kết và có tính độc lập với phát ngôn (2) - là chủ ngôn. Còn:
Phát ngôn (2): As a result, refugee assistance has focused on aid which is ...có chức năng liên kết với chủ ngôn, phụ thuộc vào chủ ngôn, chứa dấu hiệu liên kết đó là cụm từ nối liên kết với (1): As a result - là kết ngôn.
Trên đây là mối quan hệ liên kết được thực hiện giữa hai phát ngôn. Ngoài ra, trong VB, mối quan hệ liên kết còn được thực hiện giữa nhiều phát ngôn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của người tạo lập VB. Nhưng cho dù liên kết thực hiện giữa hai hay nhóm phát ngôn thì các thành tố trong cấu trúc liên kết của từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết bao giờ cũng bao gồm: chủ ngôn, kết ngôn và phương tiện liên kết giữa chúng.
Nói chủ ngôn và kết ngôn là nói về các phát ngôn xét trong mối quan hệ và giá trị liên kết. Trong mối quan hệ này, kết ngôn là những phát ngôn có hàm chứa các dấu hiệu liên kết với các phát ngôn khác, trong đó bao gồm các dấu hiệu liên kết hình thức và liên kết ngữ nghĩa. Nói đến kết ngôn là nói đến tính lệ thuộc của phát ngôn mà cụ thể là lệ thuộc vào chủ ngôn.
Dấu hiệu cơ bản để nhận diện chủ ngôn và kết ngôn là dấu hiệu hình thức. Do có tính độc lập, chủ ngôn là phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc, nghĩa là câu đích thực, đó là những câu tự chúng đã mang một thông tin hoàn chỉnh. Trần Ngọc Thêm (1985) gọi là câu tự nghĩa, ―đó là loại phát ngôn hoàn chỉnh nhất, nó tập trung trong mình sự hoàn chỉnh về cả 3 mặt: hình thức, cấu trúc và nội dung... Nó có thể đứng một mình mà không cần sự hỗ trợ của phát ngôn nào‖ [85: 84]. Tương tự, Cao Xuân Hạo cũng cho rằng: Có những câu tự mình đã có ý nghĩa trọn vẹn, không cần đến sự bổ sung của một câu nào khác (của ngôn cảnh hay văn cảnh), tuy hầu như không có câu nào không cần đến sự hỗ trợ của tình huống phát ngôn. Xét trong quan hệ tuyến tính, chủ ngôn bao giờ cũng xuất hiện trước, đứng làm tiền đề, là cơ sở ngữ pháp, ngữ nghĩa để từ đó người nói triển khai phát ngôn tiếp theo. Ví dụ:
(61) Bên cạnh trình độ chuyên môn, thì trình độ nhân lực du lịch, còn thể hiện chất lượng của mình qua trình độ ngoại ngữ (1). Đây là một điều kiện mang tính đặc thù... (2). Trong đó, ngoại ngữ là tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất... (3). Như vậy, nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh là chủ yếu nhưng phần lớn có trình độ tương đương chứng chỉ A, B, C; còn trình độ cử nhân và chứng chỉ quốc tế chiếm tỷ lệ thấp (4). [V41: tr.18]
(62) The concept of governance1 is relatively recent (1). It appeared for the first time on a 1989 report by the World Bank and, since then, much literature has emerged on this issue (2). It is used in countless ways and has multiple meanings (3). Thus, authors refer to it alluding to different territorial levels: local governance, regional governance, European governance; to specific sectors: tourism governance, economic governance; and even specific techniques: e-governance (4). [E28: p.11] (Quản trị là khái niệm mới xuất hiện gần đây (1). Nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1989 trên một báo cáo của Ngân hàng Thế giới và kể từ đó, nhiều tài liệu đã đề cập đến vấn đề này (2). Nó được sử dụng theo vô số cách và có nhiều ý nghĩa (3) Vì vậy, các tác giả đề cập đến nó ám chỉ các cấp lãnh thổ khác nhau: quản trị địa phương, quản trị khu vực, quản trị châu Âu; đến các ngành cụ thể: quản trị du lịch, quản trị kinh tế; và thậm chí các kỹ thuật cụ thể: quản trị điện tử (4).)
Trong ví dụ (61) và (62), mối quan hệ liên kết còn được thực hiện giữa một nhóm phát ngôn, trong đó phát ngôn (1), (2), (3) của cả ví dụ tiếng Việt và tiếng Anh là 3 câu hoàn chỉnh về nội dung, độc lập với phát ngôn (4). Cả 3 phát ngôn này đóng vai trò là chủ ngôn, làm tiền đề cho phát ngôn kế tiếp - phát ngôn (4).
Về mặt vị trí trong VB, chủ ngôn có vị trí khá linh hoạt, nó có thể xuất hiện ở một ngữ đoạn bất kỳ, hoặc đứng đầu đoạn văn, có vai trò như câu chủ đề. Còn kết ngôn, do vai trò của nó nên luôn xuất hiện tiếp sau chủ ngôn. Điều này cũng có nghĩa là mối quan hệ liên kết giữa chủ ngôn và kết ngôn của nhóm từ ngữ nối thuộc liên kết hồi chỉ hay còn gọi là liên kết hồi quy (theo cách gọi của Trần Ngọc Thêm, 1985, Nguyễn Thị Việt Thanh, 1999...). Đặc trưng của kiểu liên kết này là chỉ ra sự liên kết với phần trước VB, cụ thể là liên kết với những phát ngôn đứng trước nó.
3.1.3. Các mô hình liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
3.1.3.1. Mô hình liên kết chung
Theo Trần Ngọc Thêm (1985), cơ sở liên kết của hai phát ngôn là sự tồn tại của các quan hệ, trong đó có những quan hệ nghĩa giữa chúng. Nếu như ở phép tuyến tính, những quan hệ nghĩa này nằm ở dạng tiềm ẩn, thì ở phép nối những quan hệ nghĩa đó được thể hiện ra bằng những phương tiện từ vựng và đó chính là những từ
ngữ nối. Halliday và Hassan (1976) khi phân tích phép liên kết trong tiếng Anh đã chỉ ra rằng bản chất của phép nối là việc sử dụng các từ ngữ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn và bằng cách đó chúng liên kết với nhau (… ). Nhờ có phép nối mà ý nghĩa của các mệnh đề, câu hay đoạn văn trở nên sáng rò, tường minh. Như vậy, đối với phép nối, chức năng liên kết của nó được thể hiện ra bằng những phương tiện nối.
Khi đi sâu tìm hiểu sự liên kết của phép nối, Trần Ngọc Thêm (1985) đã chỉ ra mô hình khái quát của phép nối dựa trên quan điểm của phát ngôn, đó là: A r B. Trong đó r là phương tiện nối và phương tiện nối r có hai chức năng: chức năng liên
kết và chức năng thể hiện ngữ nghĩa (gọi tên, định loại quan hệ) còn A, B là các
phát ngôn. Có thể thấy, đây là mô hình liên kết chung của phép nối trong VB.
Trong mô hình liên kết này, phương tiện liên kết r có đặc điểm đáng chú ý là không bao giờ tách ra nằm giữa hai phát ngôn, không nằm giữa hai phần tử liên kết mà luôn nằm hẳn một bên, tức là ở một trong hai phát ngôn đó, làm cho phát ngôn chứa nó (kết ngôn) phụ thuộc vào phát ngôn còn lại (chủ ngôn). Nếu r nằm ở B, theo mô hình: A r B thì ta có liên kết hồi quy và sẽ gắn bó mật thiết với một số quan hệ nghĩa. Còn nếu r nằm ở A, theo mô hình: A r B thì ta có liên kết dự báo.
Đây được coi là hai kiểu mô hình liên kết cơ bản của phép nối hay nói chính xác đây là hai chức năng cơ bản của phép nối: liên kết hồi quy (liên kết với phần trước của VB) và liên kết dự báo (liên kết với phần sau của VB).
Xem xét vị trí liên kết của các từ ngữ nối này trong các phát ngôn, chúng tôi nhận thấy các phát ngôn có chứa từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết không bao giờ đứng trước chủ ngôn, nó luôn đứng sau chủ ngôn. Vì vậy, đặc trưng liên kết của phát ngôn chứa từ ngữ nối này thuộc về loại liên kết hồi quy, hay nói cách khác chúng mang chức năng liên kết hồi quy - chúng chỉ ra sự liên kết với phần trước của văn bản (đối lập với liên kết dự báo - chỉ ra sự liên kết với phần tiếp theo của VB). Do vậy, mô hình chung của từ ngữ nối này thể hiện trong VB là:
A r B Trong đó: A: phát ngôn đóng vài trò là chủ ngôn
B: phát ngôn đóng vai trò là kết ngôn
r: từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết
Ví dụ:
111
(63) Gắn với truyện ngắn xưa và nay có thể phản ánh nhiều bức tranh xã hội chân thực và sinh động (1). Chính vì thế, hướng về cuộc sống để phản ánh là một đặc điểm tất yếu phải có của truyện ngắn trong quá trình hình thành và phát triển của thể loại ở Việt Nam (2). [V17: tr.70]
Trong ví dụ trên:
Chủ ngôn là phát ngôn (1): Gắn với truyện ngắn xưa và nay có thể phản ánh nhiều bức tranh xã hội chân thực và sinh động.
Kết ngôn là phát ngôn (2), chứa từ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết: Chính vì thế, hướng về cuộc sống để phản ánh là một đặc điểm tất yếu phải có của truyện ngắn trong quá trình hình thành và phát triển của thể loại ở Việt Nam.
Hoặc trong tiếng Anh:
(64) However, despite the many advantages offered by informational technology, the teacher has also released from a portion of the obligation of teaching type, which leaves him more time and energy for creativity and design of the teaching process in teaching nature and society (1). Therefore, the faster the pace of change in the field of ICT, diversity, and breadth of available scientific knowledge, obliges all teachers to continuously learn and be in accordance with the time, because of their students and themselves (2). [E6: p.101] (Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi thế của công nghệ thông tin, giáo viên cũng đã bớt được một phần nghĩa vụ của loại hình giảng dạy, khiến anh ấy có thêm thời gian và năng lượng để sáng tạo và thiết kế quá trình giảng dạy trong công viêc dạy học và ngoài xã hội. Do đó, tốc độ thay đổi trong lĩnh vực CNTT, sự đa dạng và bề rộng của kiến thức khoa học sẵn có càng nhanh, bắt buộc tất cả giáo viên phải liên tục học hỏi và phù hợp với thời gian, vì học sinh và chính họ.)
Trong ví dụ trên:
Chủ ngôn là phát ngôn (1): However, despite the many advantages offered by informational technology, the teacher has also released from a portion of the obligati...
Kết ngôn là phát ngôn (2), chứa từ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết:
Therefore, the faster the pace of change in the field of ICT, diversity....
Như vậy, mô hình liên kết chung của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết một lần nữa cho thấy về mặt vị trí, kết ngôn bao giờ cũng đứng sau chủ ngôn. Xét về vị trí hiện diện trong VB, phát ngôn đóng vai trò chủ ngôn bao giờ cũng xuất hiện trước, còn phát ngôn đóng vai trò là kết ngôn xuất hiện sau.
3.1.3.2. Các mô hình liên kết cụ thể
Như phần trên đã đề cập, sự biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết giữa các phát ngôn trong VB được thể hiện ra bằng mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngôn. Chủ ngôn là phát ngôn đóng vai trò làm xuất phát điểm cho sự biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết, có tính độc lập; còn kết ngôn là phát ngôn chứa những dấu hiệu chỉ ra sự biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết của nó với các phát ngôn khác. Kết ngôn biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết với chủ ngôn và phụ thuộc vào chủ ngôn.
Khảo sát các VBKHXH thuộc các lĩnh vực khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh cho thấy khả năng biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết biểu hiện khá đa dạng, bởi lẽ số lượng các phát ngôn tham gia vào từng vế là không đều nhau, nhất là trong những thể hiện ngữ nghĩa phức tạp. Qua thống kê, khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận diện được 4 mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn như sau:
(1) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1:1 (Chủ ngôn là 1 phát ngôn và tương ứng ở kết ngôn cũng là 1 phát ngôn).
(2) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n:1 (Chủ ngôn là 2 phát ngôn trở lên nhưng tương ứng ở kết ngôn chỉ là 1 phát ngôn).
(3) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1:n (Chủ ngôn là 1 phát ngôn nhưng tương ứng ở kết ngôn là 2 phát ngôn trở lên).
(4) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n:n (Chủ ngôn là 2 phát ngôn trở lên và tương ứng ở kết ngôn cũng có từ 2 phát ngôn trở lên).
Dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu đặc điểm liên kết các mối quan hệ này thông qua các mô hình liên kết của chúng.
(i) Chủ ngôn - kết ngôn theo quan hệ 1:1
Theo mối quan hệ này, có thể biểu diễn dưới dạng mô hình liên kết như sau:
(1) Mô hình 1: A1 → r B1 (2 chủ ngôn + từ ngữ nối + 1 kết ngôn)
Trong mô hình này, chỉ có 1 phát ngôn giữ vai trò làm chủ ngôn và 1 phát ngôn giữ vai trò làm kết ngôn. Như vậy, phạm vi liên kết của mô hình này chỉ là liên kết giữa hai phát ngôn. Cho nên, có thể gọi mô hình liên kết này là liên kết đơn và là mô hình dễ nhận diện nhất. Theo mô hình này, khả năng liên kết của nhóm từ ngữ nối này là nối kết giữa hai phát ngôn với nhau, cụ thể là nối kết giữa phát ngôn chứa nó