Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 16

với phát ngôn trước nó, nghĩa là liên kết giữa hai phát ngôn nằm cạnh nhau. Kiểu liên kết này Trần Ngọc Thêm (1985) còn gọi là liên kết tiếp giáp nghĩa là liên kết hai phát ngôn nằm cạnh nhau.

(65) Trong thơ, ẩn dụ không chỉ bó hẹp là một phương thức từ vựng mà nó mở rộng theo nhiều cung bậc tri giác (1). Cho nên, khi nói đến vấn đề ẩn dụ tri nhận trong thơ ca chính là chúng ta đang nói về sự tạo nghĩa từ phạm trù trừu tượng sang phạm trù cụ thể (20. [V1: tr.86]

Trong ví dụ trên, từ nối cho nên ở câu (2) có tác dụng liên kết giữa câu đó và câu trước nó. Cụ thể, cho nên có tác dụng chỉ ra kết luận, mà luận cứ dẫn đến kết luận này được nêu ở câu trước.

Nhìn chung, đây là mối quan hệ hai chiều theo cặp đối ứng 1:1 không phức tạp về cấu trúc cũng như ngữ nghĩa và là mô hình đơn giản nhất so với các mô hình liên kết khác. Đây cũng là mô hình liên kết được sử dụng khá phổ biến, thường xuyên trong các VBKHXH cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ở tiếng Việt, mối liên kết theo kiểu này chiếm 35,2% và tiếng Anh chiếm 35,9% tổng số các mối liên kết của từ ngữ nối này trong VB.

Về mặt ví trí trong VB, mô hình liên kết kiểu này thường được các tác giả sử dụng để liên kết giữa hai câu trong nội bộ của một đoạn văn trong VB.

Mặc dù xét về mặt trật tự tuyến tính trước sau của các yếu tố tham gia liên kết trong VB, hai yếu tố ngôn ngữ (phát ngôn) tương ứng với hai đối tượng, sự kiện nằm cạnh nhau đã là một phương tiện làm cho chúng liên kết lại với nhau. Nhưng không phải lúc nào phép tuyến tính cũng có vai trò quan trọng bởi lẽ những cặp phát ngôn liên kết mạnh - tức là khi quan hệ nội dung giữa hai phát ngôn được thể hiện không chỉ bằng phép tuyến tính, mà còn thể hiện bằng phép nối, cụ thể là các phương tiện nối mang ý nghĩa kết quả, tổng kết và khi kết ngôn là câu hợp nghĩa hoặc ngữ trực thuộc thì vai trò của phép tuyến tính sẽ bị lu mờ đi tới mức hầu như không để ý đến. Chẳng hạn, ví dụ trên cho thấy rò ràng việc xuất hiện từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết giữa chúng có tác dụng làm sáng tỏ hơn mối quan hệ của 2 phát ngôn này với nhau và khiến mối quan hệ giữa chúng chặt chẽ hơn (và khiến phép tuyến tính bị mờ đi hầu như không được để ý đến). Điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với VBKH - loại văn bản đòi hỏi sự chặt chẽ về mặt logic, nghĩa là phản ánh đúng sự tồn tại, vận động của hiện thực như nó vốn có; giữa các phát ngôn phải có sự thống nhất về các ý, phải có sự nối tiếp, quan hệ chặt chẽ với nhau và diễn ra theo đúng quy luật

nhận thức và tư duy của con người. Cho nên, việc sử dụng các phương tiện nối, cụ thể là các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKH là cần thiết và quan trọng.

Một số ví dụ khác về sự đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1:1:

(66) Đối với Trung Quốc, nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi hoạt động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ như những cơ quan hành chính, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Vì thế, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách được thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường. [V29: tr. 68]

(67) Củ Chi là huyện nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của huyện. [V26: tr.54]

Trong tiếng Anh, khảo sát tư liệu cho thấy đây cũng là mô hình phổ biến. Ví dụ:

(68) One of the main reasons for this lag is the inadequacies in the application of the competence-based approach in education sciences and in educational theory and practice in both high school and higher education. Hence, it is of vital importance to provide for adequate educational environment stimulating the employment of the competence-based approach not only in modern educational theory and practice but also in the educational activity of the teacher and the university professor. [E1: p.69] (Một trong những lý do chính cho sự chậm trễ này là sự bất cập trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên năng lực trong khoa học giáo dục và trong lý thuyết và thực hành giáo dục ở cả giáo dục trung học và đại học. Do đó, điều quan trọng là cung cấp môi trường giáo dục đầy đủ kích thích việc sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên năng lực không chỉ trong lý thuyết và thực hành giáo dục hiện đại mà còn trong hoạt động giáo dục của giáo viên và giáo sư đại học.)

(69) Social media open individuals to various cultures and understanding through different kinds of interactions. Thus the media help people to learn, see and feel many things that happened in different places, give information about recent events almost instantaneously. [E49: p.23] (Phương tiện truyền thông xã hội mở ra cho các cá nhân một nền văn hóa đa dạng và sự hiểu biết thông qua các loại tương tác khác nhau. Do đó, phương tiện truyền thông giúp mọi người tìm hiểu, xem và cảm nhận nhiều điều đã xảy ra ở những nơi khác nhau, cung cấp thông tin về các sự kiện gần như ngay lập tức.)

(ii) Chủ ngôn - kết ngôn theo quan hệ n : 1 (n ≥ 2)

Đây là mô hình thể hiện mối quan hệ phổ biến nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất


trong số các mô hình liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết. Ở

115

tiếng Việt, mối quan hệ liên kết kiểu này chiếm 53,6% tổng số các mối liên kết xuất hiện trong VB và ở tiếng Anh con số này cũng tương tự với 49,2%. Theo mối quan hệ này, có 3 mô hình liên kết như sau:

(2) Mô hình 1: A1 A2 → r B1

Các thành tố của mô hình liên kết này: (2 chủ ngôn + từ ngữ nối + 1 kết ngôn).

Đây là mô hình liên kết thể hiện mối quan hệ giữa chủ ngôn - kết ngôn theo quan hệ đối ứng 2:1, nghĩa là trong mô hình này sẽ có 2 phát ngôn đóng vai trò là chủ ngôn và 1 phát ngôn đóng vai trò là kết ngôn.

Như vậy, phạm vi liên kết của từ ngữ nối trong mô hình này đã được mở rộng: làm nhiệm vụ nối kết giữa phát ngôn chứa nó với 2 phát ngôn liền kề trước nó.

(70) Trần thuật là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định (1). Từ chỉ màu sắc là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc miêu tả sự vật hiện tượng (2). Do đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài chúng ta không thể bỏ qua từ chỉ màu sắc trong hồi ký của ông (3). [V49: tr.15]

Trong ví dụ này, chủ ngôn gồm 2 phát ngôn (2 luận cứ) và kết ngôn gồm 1 phát ngôn:


Chủ ngôn:

(1)Trần thuật là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định.

(2)Từ chỉ màu sắc là yếu tố góp phần không nhỏ trong

việc miêu tả sự vật hiện tượng.

Kết ngôn:

(3) Do đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài chúng ta không thể bỏ qua từ chỉ màu sắc trong hồi ký của ông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 16

Từ ngữ nối do đó trong ví dụ trên là yếu tố chỉ ―nguyên nhân‖ để dẫn đến kết quả ở câu sau. Từ đó trong do đó thay cho ý của cả hai câu trước và hai ý này chính là luận cứ để đưa ra kết luận: khi nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài chúng ta không thể bỏ qua từ chỉ màu sắc trong hồi ký của ông.

Về mặt vị trí của mô hình liên kết này trong VB, chúng thường được sử dụng để liên kết giữa một ngữ đoạn bất kỳ trong nội bộ của một đoạn văn, giống như mô hình 1 (nghĩa là ở trường hợp này, đoạn văn gồm nhiều phát ngôn). Ngoài ra, mô hình liên kết này còn mở rộng phạm vi liên kết ra cả đoạn văn, chẳng hạn liên kết liên phát ngôn trong nội bộ của một đoạn văn trong tiếng Việt và tiếng Anh.

(71) [...] C. Mac, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin luôn luôn sửa những ý kiến của mình trước đây khi thấy tình hình thực tế đã biến đổi (1). Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được coi

là văn bản đánh dấu chính thức cho sự ra đời của Chủ nghĩa Cộng sản Khoa học, ra đời năm 1948, nhưng chỉ mấy năm sau đã có một số nội dung bị thực tế vượt qua (2). Do vậy, cứ mỗi lần tái bản, Ph. Ănghen cho in nguyên văn để tôn trọng văn bản lịch sử, nhưng trong lời tựa cho mỗi lần xuất bản mới thì ông phân tích thêm, làm cho rò thêm, bổ sung để thay thế cho những điều đã bị thực tế lịch sử vượt qua (3).... [V56: tr.658]

(72) [...] The complexity of tourism activity leads to difficulties in its channelling and management (1). This requires conducting a tourism planning in which all agents who may be involved in it participate, which represents a great problem, being such a dispersed, fragmented, open industry with strong effects caused by activities that can be circumstantially tourism related (2). Therefore, an organisation with responsibility and authority, at certain levels, needs to exist to regularise the satisfaction of existing social claims (3). [E49: p.14] (Sự phức tạp của hoạt động du lịch dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý và phân kênh. Điều này đòi hỏi phải tiến hành một kế hoạch du lịch trong đó tất cả các đại lý liên quan cần tham gia, đây là vấn đề lớn vì là một ngành công nghiệp mở, phân tán với những tác động mạnh mẽ gây ra bởi các hoạt động có thể liên quan đến du lịch. Do đó, một tổ chức có trách nhiệm và quyền hạn ở các cấp độ nhất định cần tồn tại để thường xuyên hóa sự hài lòng của các yêu sách xã hội hiện có.)

Liên kết liên phát ngôn của cả đoạn văn trong tiếng Việt và tiếng Anh. Ví dụ:

(73) Trong lĩnh vực tâm lý học ở Việt Nam, các nghiên cứu về đề tài chất lượng cuộc sống được thực hiện chủ yếu phân tích ở khía cạnh sức khoẻ tâm thần và quan tâm đến vấn đề bệnh lý của trẻ em, chẳng hạn đời sống của trẻ tự kỷ, trầm cảm, trẻ có rối loạn hành vi, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ nghiện game...(1). Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống dành cho nhóm khách thể chung không có các vấn đề về mặt nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, hành vi vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu (2). Do đó, những khuyết thiếu về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu về lĩnh vực này đang đặt ra một thử thách cho các nhà nghiên cứu (3).[V32: tr.2-3]

có tầm quan trọng lớn đối với việc xã hội hóa phương tiện truyền thông, bởi vì cha mẹ là

(74) The family is of great importance to media socialization, because parents are the ones from whom the children learn various aspects of the world, including the media; kids are informed for different sources of information thanks to their parents, and they receive access to various digital devices: computers, tablets, Internet, mobile phones (1). Namely parents are the people who may impose certain restrictions on the viewing of TV programs or usage of the Internet; and not only on what to watch, but as to how long (2). Thus, the children can be protected from a variety of negative effects associated with aggression, high anxiety, uncertainty and emotional discomfort related with them (3). [E49: p.23] (Gia đình

những người mà con cái học hỏi nhiều khía cạnh khác nhau trên thế giới, bao gồm cả phương tiện truyền thông; trẻ em được biết các nguồn thông tin khác nhau nhờ cha mẹ và chúng nhận được quyền truy cập vào các thiết bị kỹ thuật số khác nhau: máy tính, máy tính bảng, internet, điện thoại di động. Cụ thể là cha mẹ là những người có thể đặt ra một số hạn chế nhất định đối với việc xem các chương trình TV hoặc sử dụng Internet; và không chỉ về việc xem gì, mà còn xem bao lâu. Do đó, trẻ em có thể được bảo vệ khỏi nhiều tác động tiêu cực liên quan đến sự gây hấn, lo lắng cao độ, sự không chắc chắn và cảm giác khó chịu liên quan đến chúng.)

Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n : 1 còn có các mô hình liên kết sau:

(3) Mô hình 2: A1 A2 A3 → r B1

Các thành tố của mô hình liên kết này: (3 chủ ngôn + từ ngữ nối + 1 kết ngôn)

Đây là mô hình liên kết giữa nhiều phát ngôn với nhau. Trong mô hình này sẽ có 3 phát ngôn đóng vai trò là chủ ngôn và 1 phát ngôn đóng vai trò là kết ngôn.

Xét về mặt vị trí của mô hình liên kết này trong VB, cũng giống như mô hình 2, chúng thường có chức năng liên kết liên câu trong nội bộ của một đoạn văn (trường hợp đoạn văn nhiều phát ngôn) và liên kết cả đoạn văn, trong các trường hợp mà cấu trúc đoạn văn gồm có 4 phát ngôn. Ví dụ:

(75) Giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay đã biến đổi khá nhiều (1). Đó là sự biến đổi về số lượng, cơ cấu (2). Số doanh nghiệp có trên 200 công nhân rất ít, số còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ (3). Do đó, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đạt được tính phổ biến của công nhân đại công nghiệp (4)... [V56: tr.658]

(76) The concept of governance is relatively recent (1). It appeared for the first time on a 1989 report by the World Bank and, since then, much literature has emerged on this issue (2). It is used in countless ways and has multiple meanings (3). Thus, authors refer to it alluding to different territorial levels: local governance, regional governance, European governance; to specific sectors: tourism governance, economic governance; and even specific techniques: e-governance (4). [E3: p.11] (Khái niệm quản trị mới chỉ xuất hiện gần đây. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 1989 và kể từ đó, nhiều tài liệu đã xuất hiện về vấn đề này. Nó được sử dụng theo vô số cách và có nhiều ý nghĩa. Vì vậy, các tác giả đề cập đến nó ám chỉ các cấp lãnh thổ khác nhau: quản trị địa phương, quản trị khu vực, quản trị châu Âu; đến các ngành cụ thể: quản trị du lịch, quản trị kinh tế; và thậm chí các kĩ thuật cụ thể: quản trị điện tử.)

(4) Mô hình 3: A1 A2 A3...An → r B1

Các thành tố của mô hình liên kết này: (n chủ ngôn + từ ngữ nối + 1 kết ngôn)

Đây là mô hình đặc trưng nhất của từ ngữ nối loại này bởi vì chúng thể hiện sự liên kết với nhiều câu, nhiều đoạn văn với nhau. Sự liên kết này thường là sự tổng kết lại những gì đã được trình bày ở các phần trước của VB.

Không chỉ là mô hình rất phổ biến, đây còn là mô hình cho thấy rò sự khác biệt của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết so với các loại từ nối khác, bởi vì các từ nối khác thường thực hiện liên kết đơn giữa hai phát ngôn, trong khi từ ngữ nối này lại thường thể hiện liên kết phức hợp giữa nhiều phát ngôn trong một đoạn văn.

Về mặt nội dung, mô hình liên kết này đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái bộ phận đến cái toàn thể. Chức năng của mô hình này: khái quát toàn bộ nội dung hoặc nêu bật kết quả nghiên cứu mà người viết khám phá được hoặc đánh dấu sự kết thúc, đóng lại của từng đoạn hoặc thậm chí cả VB. Ví dụ:

(77) Việc biên soạn bách khoa thư Luật học là cấp thiết bởi vì ở nước ta hiện nay, chưa xuất bản một quyển bách khoa thư nào nghiên cứu sâu và tổng hợp về tất cả các ngành luật, trong khi hệ thống pháp luật của nước ta quá cồng kềnh, chồng chéo, thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện (1). Các loại sách công cụ để tra cứu, tìm hiểu về pháp luật có rất ít (2). Mặt khác, nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật ngày càng cao, việc đào tạo sau đại học về luật ngày càng mở rộng, nhu cầu tự đào tạo của các tầng lớp nhân dân về luật ngày càng tăng(3). Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thường xuyên cần tìm hiểu về các thuật ngữ, khái niệm, tri thức pháp luật (4). Các cơ quan thông tin đại chúng rất cần có sách công cụ để phục vụ việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật (5)... Do đó, việc biên soạn “Bách khoa thư Luật học” là một nhu cầu hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay (6). [V8: tr.71]

Đoạn văn trên gồm 6 câu (phát ngôn). Câu đầu tiên là câu mở đoạn, cũng là câu chủ đề của đoạn văn, nêu lên tổng quát về sự cần thiết của việc biên soạn bách khoa thư luật học. Ở 4 câu thân đoạn tiếp theo, theo trật tự tuyến tính, người viết nêu lên những lý do cụ thể của việc cần có một cuốn Bách khoa thư Luật học ở những khía khác nhau. Câu thứ 6 là câu kết đoạn, khái quát lại sự cần thiết của việc biên soạn bách khoa thư Luật học thông qua từ ngữ nối vì vậy - phương tiện liên kết quan trọng trong việc thực hiện liên kết chủ đề của đoạn văn trên, có ý nghĩa kết luận hoặc nhấn mạnh chủ đề của đoạn văn. Các câu thân đoạn được dùng làm luận cứ, và từ luận cứ đó dẫn đến kết luận nêu ở sau vì vậy.

Như vậy, từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết không chỉ có chức năng liên kết logic mà còn có vai trò quan trọng trong liên kết chủ đề của VB, nhất là trong các VB dài. Điều này cũng xảy ra trong tiếng Anh. Ví dụ:

(78) So far, the nature of the moral domain has not been defined on the basis of human intelligence (1). We can speak about “moral judgements” in the terms of psychology (2). Psychological methods are based on asking people how they would react in certain situations (3). The main component in the moral sphere is the sense of personal responsibility, and the role you take and perform (4). Each of these roles is associated with a certain type of intelligence, but intelligence or lack of such in person does not seem to determine a person‟s will and character (5). Thus, a person‟s intellect is morally defensible in any life or professional situation (6). [E1, p.80] (Cho đến nay, bản chất của lĩnh vực đạo đức chưa được xác định trên cơ sở trí thông minh của con người. Chúng ta có thể nói về những đánh giá đạo đức về phương diện tâm lý học. Phương pháp tâm lý dựa trên việc hỏi mọi người họ sẽ phản ứng thế nào trong những tình huống nhất định. Thành phần chính trong phạm vi đạo đức là ý thức trách nhiệm cá nhân, và vai trò bạn đảm nhận và thực hiện. Mỗi vai trò này được liên kết với một loại trí thông minh nhất định, nhưng việc có hay không có trí thông minh ở một người dường như không quyết định ý chí và tính cách của người đó. Do đó, trí tuệ của một người có thể được đảm bảo về mặt đạo đức trong bất kỳ tình huống cuộc sống hay nghề nghiệp nào.)

Ở ví dụ (78) phát ngôn (6): Thus, a person‟s intellect is morally defensible in any life or professional situation có quan hệ liên kết với một loạt các phát ngôn trước đó. Và người đọc phải đọc toàn bộ chuỗi phát ngôn trước mới hiểu rò nội dung VB.

Như vậy, vị trí của mô hình liên kết này trong VB khá linh hoạt. Chúng có thể liên kết giữa các phát ngôn trong một hoặc giữa hai, ba hoặc nhiều đoạn văn với nhau. Nghĩa là, chúng không chỉ liên kết giữa 1 tiểu chủ đề mà còn liên kết giữa 2, 3 hoặc nhiều tiểu chủ đề với nhau. Chẳng hạn, liên kết toàn bộ nội dung của VB:

(79) [....] Quả vậy, tiến trình lý luận văn học nhân loại đã đi qua những chặng đường dài, văn học đã được xem xét trong nhiều mối quan hệ để tìm ra bản chất. [V24: tr.79]

(80) [....] Kết thúc bài này, tôi phải nói thêm rằng, trên thế giới, cộng đồng blog cũng đa dạng và sôi sục không kém gì ở ta. [V5: tr.66]

(81) [....] Bên trên là một vài miêu tả hướng đến một số giải pháp chính tả liên quan đến địa danh có chứa yếu tố số. [V2: tr.54]

- Liên các phần nội dung trong văn bản:

(82) [...] Như vậy, đánh giá của bố mẹ về chất lượng cuộc sống của trẻ phù hợp với đánh giá của trẻ về chất lượng cuộc sống mà trẻ cảm nhận. [V32: tr 6]

(83) [...] Như vậy là, ngoài những quan niệm truyền thống liên quan đến thần linh, ma quỷ, người Dao Đỏ đã biết đến nhiều yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật cho con người. [V45: tr.756]

Cũng như tiếng Việt, trong tiếng Anh, các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết có chức năng liên kết toàn bộ nội dung VB hoặc liên kết các phần nội dung (liên đoạn văn) phổ biến như là: overall (nhìn chung), in summary (tóm lại), in brief (tóm lại), generally (nói chung), finally (cuối cùng). Ví dụ:

(84) [...] Generally, an event is a phenomenon that has short duration; it occurs as an identifiable, observable change. [E21: p.70] (Nói chung, một sự kiện là một hiện tượng có thời gian ngắn; nó xảy ra như một sự thay đổi có thể nhận biết được.)

(85) [...] Finally, white privilege gives whites the freedom from the constant fear of being targeted by the criminal justice system based upon the color of their skin. [E5: p.15] (Cuối cùng, đặc quyền trắng mang lại cho người da trắng sự tự do không bị sợ hãi thường xuyên mà hệ thống tư pháp hình sự nhắm vào do màu da của họ.)

(86) [...] In general, problem solving is seen as a process that involves individual cognitive skills to solve individual issues. [E1: p.73]. (Nói chung, giải quyết vấn đề được xem là quá trình liên quan đến kỹ năng nhận thức cá nhân để giải quyết vấn đề cá nhân.)

Các từ ngữ nối trong các ví dụ trên: quả vậy, kết thúc bài này, bên trên là (trong tiếng Việt), generally, finally, in general (trong tiếng Anh) có chức năng liên kết toàn bộ nội dung trải dài giữa nhiều phát ngôn, nhiều đoạn văn đứng trước phát ngôn chứa nó với điều nói ngắn gọn có tính khái quát, tổng kết lại toàn bộ nội dung sau nó. Đồng thời, chính những từ ngữ nối mang ý nghĩa tổng kết này có chức năng hồi cố, cụ thể là đưa người đọc trở lại những vấn đề đã nhắc ở phần trước. Nhờ chúng, người viết có thể kết luận mà không cần nhắc lại những vấn đề trước đó.

Như vậy, nhờ việc sử dụng các từ ngữ nối này, người đọc biết được phát ngôn chứa nó là phát ngôn khái quát lại toàn bộ nội dung đã trình bày ở trước và nó giống như một cái kết đóng lại toàn bộ VB.

Các mô hình liên kết cũng cho thấy các từ ngữ nối này có tác dụng tạo ra tính liên tục không chỉ giữa các phát ngôn mà giữa các phần của VB. Điều này chứng tỏ


khả năng liên kết của nhóm từ ngữ nối này là rất rộng. Chẳng hạn, ở phạm vi liên kết

121

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022