DANH MỤC
CÁC BẢNG, BIỂU THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN
Danh mục bảng
Bảng 4.1: Bản dịch bị ảnh hưởng bởi khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” 135
Bảng 4.2: Bản dịch bị ảnh hưởng bởi đặc điểm địa lý 139
Bảng 4.3: Bản dịch bị ảnh hưởng bởi khái niệm “đường bao” 141
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Tổng quan về giới từ địa điểm “auf - trên” và “in - trong” trong
văn thể 131
Có thể bạn quan tâm!
- Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 1
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Cơ Sở Lý Luận
- Một Số Lý Thuyết Về Không Gian Trong Ngôn Ngữ Học Tri Nhận
- Sự Tri Nhận Không Gian Với “Con Người Là Trung Tâm” Vũ Trụ
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Biểu đồ 4.2: Tổng quan từ giới từ địa điểm “auf” trong văn bản 132
Biểu đồ 4.3: Tổng quan từ giới từ địa điểm “in” trong văn bản 132
Biểu đồ 4.4: Tổng quan về các bản dịch giới từ chỉ phương hướng chuyển động “auf” trong văn bản 133
Biểu đồ 4.5: Tổng quan về các bản dịch giới từ chỉ phương hướng chuyển động
“in” trong văn bản 133
Biểu đồ 4.6: Tổng quan về các phần dịch giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “auf”
trong văn bản 134
Biểu đồ 4.7: Tổng quan về các phần dịch giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “in” trong
văn bản 134
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mô hình khối lập phương 38
Hình 2: a. vor (trước) b. hinter (sau) 39
Hình 3: c. unter (dưới) d. auf (trên) e. über (trên, bên trên) 40
Hình 4: f. in (trong) g. an (sát cạnh) h. neben (cạnh) 40
Hình 5: i. zwischen (giữa) 40
Hình 6: vor - trước cái bàn 41
Hình 7: trước - vor 42
Hình 8: trước nhà - vor 42
Hình 9: sau gốc cây - hinter 42
Hình 10: trước gốc cây - vor 43
Hình 11: an - trên 43
Hình 12: an - vào tường 44
Hình 13: an - trên trần nhà 44
Hình 14: auf - trên bàn 44
Hình 15: über - trên bàn 45
Hình 16: über - trên chiếc bàn 45
Hình 17: unter - dưới bàn 45
Hình 18:unter - dưới cốc 45
Hình 19: unter - giữa những người bạn 46
Hình 20: unter - dưới bàn 46
Hình 22: neben- bên cạnh tôi 48
Hình 23: zwischen - ở giữa bố và con trai 49
Hình 24: zwischen - giữa đèn và máy tính 49
Hình 25: auf - trên 67
Hình 26: auf - trên bàn 71
Hình 27: unter - dưới bàn 72
Hình 28: unter - giữa khán giả 72
Hình 29: in - trong 80
Hình 30: Vandeloise, 1994: 172 83
Hình 31: “in” chuyển động từ ngoài vào trong 93
Hình 32: Mô hình định vị/ định hướng theo trực chỉ theo Bernd Heine (87 tr.129)
.................................................................................................................................100
Hình 33: auf (trên) in (trong) 106
Hình 34: đường bao 113
Hình 35: “auf” và “über” - trên 114
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế, tiếng Đức trở thành một ngôn ngữ và phương tiện thật sự quan trọng và cần thiết. Ngôn ngữ của mỗi quốc gia đều có những nét tương đồng và khác biệt với những ngôn ngữ khác và hàm chứa những nét văn hóa đặc trưng. Chính những sự khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt khi chúng ta dùng các giới từ chỉ không gian để nói về sự vật sự việc là rào cản ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp hoặc trong văn bản và dịch thuật. Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu so sánh đặc điểm các ngôn ngữ nhằm mục đích chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp.
Đồng thời, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, việc này giúp cho người đọc và người học nhận thấy cách sử dụng đúng trong câu cũng như hiểu rõ được các loại hình giới từ, cấu trúc câu, cấu tạo từ, chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ. Qua đó, việc nghiên cứu về những nét tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ cũng giúp người dùng tránh dùng sai giới từ trong tiếng Đức và phân biệt được chúng một cách rõ ràng trong các trường hợp và ngữ cảnh khác nhau.
Tiếng Đức được đánh giá là một thứ tiếng có ngữ pháp khá khó học, đặc biệt là phần giới từ. Việc học và sử dụng giới từ sao cho chuẩn xác là một việc không dễ. Sử dụng giới từ trong các trường hợp khác nhau, sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Cùng một từ nếu được kết hợp với các giới từ khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau và được người dùng áp dụng trong hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, nắm chắc các giới từ và cách sử dụng các giới từ trong tiếng Đức là một việc quan trọng mà ai học tiếng Đức cũng cần phải lưu ý. Tiếng Đức khó học hơn các ngôn ngữ khác bởi danh từ trong tiếng Đức có các giống (giống đực - der, giống cái - die, giống trung - das) và được đặt vào các cách (cách 1 - Nominativ, cách 2 - Genitiv, cách 3 - Dativ, cách 4
- Akkusativ). Mỗi giới từ đều đòi hỏi sử dụng với một cách nhất định, từ đó chúng ta phải xác định các từ loại ngữ pháp và giống cho phù hợp. Vì vậy, chỉ bằng cách chúng ta học thuộc để hiểu rõ và phân loại được các loại giới từ trong tiếng Đức.
Giới từ là từ loại chỉ mối liên quan giữa các từ, cụm từ trong câu. Giới từ trong tiếng Đức được phân loại và hệ thống thành các dạng bao gồm: giới từ chỉ địa
điểm, giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ cách thức, nguyên nhân hoặc mục đích, giới từ dùng để chỉ sự tương quan về vị trí, thời gian, kiểu cách, nguyên nhân giữa các vật thể, sự vật, con người được nhắc đến trong câu.
Nhưng ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các đặc điểm ngữ nghĩa của cặp giới từ không gian auf/ in trong tiếng Đức và đối chiếu với tiếng Việt.
Một ngôn ngữ bao gồm từ vựng và ngữ pháp, nghĩa là bao gồm từ và mối liên hệ cũng như cấu trúc giữa các từ. Điều quan trọng để nghiên cứu một ngôn ngữ là phải hiểu được các mặt khác nhau như từ loại, cấu tạo từ, cú pháp .... Trong đó từ loại là phần quan trọng của ngôn ngữ vì thông qua từ loại ta sẽ thấy rõ một từ đơn lẻ có thể đảm nhiệm vai trò hoặc chức năng gì và cách các từ tạo thành câu. Bên cạnh động từ, danh từ và tính từ, giới từ là một từ loại quan trọng, nó không chỉ mang ý nghĩa, có chức năng ngữ pháp mà còn mang đặc điểm văn hóa. Ngoài ra từ loại này đóng vai trò như là yếu tố kết nối, do vậy chúng ta có thể ghép các thành phần câu với nhau khi sử dụng giới từ. Do đó, ta có thể khẳng định rằng giới từ góp phần quan trọng trong việc cấu tạo câu. Trong tiếng Đức cũng như tiếng Việt, giới từ xuất hiện tương đối thường xuyên trong câu. Tuy nhiên, do sự khác nhau về văn hóa và các đặc điểm ngôn ngữ nên giới từ không được sử dụng giống nhau trong các ngôn ngữ. Việc thiếu kiến thức sử dụng giới từ dẫn đến các tình huống hiểu nhầm. Ví dụ người Việt Nam nói: Bức tranh treo trên trường và thường được dịch sang tiếng Đức là Das Bild hängt auf der Wand (Bức tranh treo trên trường), trong khi câu này nên được viết là Das Bild hängt an der Wand. (Bức tranh treo cạnh tường).
Lý do của những lỗi điển hình này là người nói chỉ dịch đơn giản từ trên thành từ auf mà không biết rằng trong trường hợp này người Đức sử dụng cách diễn đạt khác. Chính vì vậy việc hiểu chức năng cũng như ý nghĩa của các giới từ là rất quan trọng. Khi tiếp nhận ngôn ngữ, người Việt học tiếng Đức thường gặp khó khăn khi sử dụng giới từ chỉ không gian hay địa điểm. Tuy nhiên cho đến ngày nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu rõ ràng nào về chủ đề “giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức trong sự so sánh với tiếng Việt”, và đây cũng chính là một trong những lý do mà chúng tôi lựa chọn cho mình đề tài luận án tiến sĩ “Đối chiếu giới từ chỉ không gian „auf/in‟ trong tiếng Đức với „trên/trong‟ trong tiếng Việt”. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi đưa ra hệ thống một số giới từ chỉ không gian và
lựa chọn các giới từ auf/in trong tiếng Đức trong sự so sánh với tiếng Việt làm đối tượng của công trình nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới mục đích chỉ rõ đặc điểm ngữ nghĩa giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức (đối chiếu với tiếng Việt). Trên cở sở đó chúng tôi chỉ ra những đặc điểm về văn hóa, tư duy của người Đức trong sự so sánh với người Việt.
Trong luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hai giới từ auf/ in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt với những mục đích chính sau:
1. Phân tích, mô tả và khái quát hóa về đặc điểm ngữ nghĩa của các giới từ định vị không gian cơ bản của tiếng Đức, trong đó tập trung chủ yếu vào hai giới từ auf/ in.
2. So sánh, đối chiếu những điểm tương đồng, sự khác biệt trong việc sử dụng giới từ chỉ không gian auf/in trong tiếng Đức với trên/trong trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, có được những tổng kết cụ thể về mức độ tương đồng và khác biệt giữa các giới từ định vị không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt.
3. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và cơ chế tri nhận của các giới từ định vị không gian auf/in của người Đức và giới từ trên/trong của người Việt.
Để làm rõ những mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra cái nhìn tổng quan về giới từ, trong đó, luận án sẽ giải thích các khái niệm về giới từ trong tiếng Đức và tiếng Việt. Sau đó việc sử dụng giới từ chỉ không gian trong cả hai ngôn ngữ được so sánh đối chiếu với nhau. Ngoài ra, kết quả so sánh thông qua nghiên cứu thực tế cũng được kiểm tra.
Với luận án này, chúng tôi muốn giới thiệu cụ thể về sự giống nhau và khác nhau khi sử dụng giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt. Qua đó có thể tìm ra sự giống nhau và khác nhau của hai ngôn ngữ và hai đất nước trong nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như sự khác nhau về cơ chế tri nhận không gian, về văn hóa khi sử dụng giới từ chỉ không gian của người Đức và người Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện được các mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích và miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của giới từ chỉ không gian tiếng Đức và tiếng Việt.
- So sánh và đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của giới từ auf/ in (giới từ chỉ địa điểm tĩnh và giới từ chuyển động) trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt nhằm chỉ ra nét giống và khác nhau về ngữ nghĩa của nhóm giới từ này.
- Phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau trong cơ chế, cách thức tri nhận về giới từ định vị không gian của người Đức và người Việt qua mối quan hệ tư duy và ngôn ngữ.
- Nghiên cứu thực tiễn với việc tìm kiếm và phân tích các giới từ chỉ địa điểm auf và in trong cuốn tiểu thuyết “Die Vermessung der Welt” (Daniel Kehlmann) và bản dịch “Đo thế giới” (Lê Quang).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt, đặc biệt tập trung nghiên cứu hai giới từ “auf/in”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi ngữ liệu: Các tác phẩm nghiên cứu trong đề tài bao gồm các tác phẩm truyện ngắn bằng tiếng Đức như: Die Blechtrommel của Günter Grass (1959), Das Parfum của Patrick Süskind (1985), Berlin Alexanderplatz của Alfred Döblin (1929), các bài báo tiếng Đức có ấn phẩm tại Việt Nam như: Nhập môn ngữ pháp trong tiếng Đức hiện đại - Ấn bản được biên tập mới lần thứ 3 với sự hỗ trợ của Werner Hackel. Sommerfeldt, K./Starke G. (1998), Nhà xuất bản Max Niemeyer, Tübingen. Ngữ pháp văn bản của ngôn ngữ Đức. Ấn bản được chỉnh sửa lần thứ 3,Weinrich. H. (2005), nhà xuất bản Georg Olms, Hildesheim/ Zürich/ New York. Trong luận án nhóm tác giả đặc biệt lựa chọn tác phẩm Đo thế giới, (bản dịch của Lê Quang), Die Vermessung der Welt, Daniel Kehlmann. (2006), nhà xuất bản
Rowohlt, Hamburg để khảo sát tại chương 4 là vì số lượng giới từ auf/in xuất hiện
nhiều trong tác phẩm và mang nhiều nghĩa khác nhau. Số lượng giới từ, cụm giới từ lặp đi lặp lại nhiều lần trong các ngữ cảnh khác nhau và mang nghĩa khác nhau.
- Phạm vi nội dung: Các đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và khảo sát thực tiễn về hai giới từ auf/in.
- Phạm vi nghiên cứu: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa và cơ chế tri nhận giới từ không gian auf/in trong tiếng Đức với trên/trong trong tiếng Việt.
Chúng tôi lựa chọn những giới từ trên với các lý do sau: Trong tiếng Đức, các giới từ xuất hiện trong hầu hết mọi câu và chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng từ của văn bản. Và những giới từ auf/in xuất hiện với tần suất nhiều hơn so với các giới từ khác, cụ thể như giới từ in dẫn đầu trong việc sử dụng ở mọi văn bản với tần suất dùng chiếm 23%, và giới từ auf chiếm 6% nhiều hơn so với các giới từ khác. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến các khía cạnh nghiên cứu của giới từ này. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về so sánh đối chiếu ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của những giới từ không gian trong tiếng Đức: auf/ in với trên/ trong trong tiếng Việt.
3.3. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu của luận án được chúng tôi thu thập từ các báo, tạp chí, từ điển tiếng Đức, từ điển đối chiếu Đức-Việt, Anh-Việt, Việt-Đức, Việt Anh hoặc các từ điển tường giải tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Việt, sách ngữ pháp tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Việt, các nguồn trên mạng, sách tham khảo, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài và các tác phẩm văn học nổi tiếng của Đức, Anh và Mỹ. Riêng trong chương cuối - chương khảo sát về việc sử dụng các giới từ tri nhận không gian “auf/ in”, chủ yếu việc khảo sát được thực hiện từ tác phẩm văn học Die Vermessung der Welt của tác giả Daniel Kehlmann được tác giả Lê Quang dịch sang tiếng Việt (Đo thế giới).
Tài liệu tham khảo chủ yếu của luận án là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Số lượng tài liệu tham khảo là 146 gồm có 62 tư liệu tiếng Việt và 84 tư liệu tiếng nước ngoài.