Sự Tri Nhận Không Gian Của Giới Từ “Auf/ In” Trong Tiếng Đức Đối Chiếu Với Tiếng Việt

chung đó là không quan tâm và đề cập nhiều lắm đến khái niệm không gian khách quan mà chủ yếu đi nghiên cứu sâu về không gian nhận thức.

Nói về không gian nhận thức sẽ liên quan đến rất nhiều các vấn đề phức tạp cần bàn luận. Với vũ trụ không gian thì con người là tâm điểm của mọi nhận thức, còn đối với con người thì bộ não lại là trung tâm trong quá trình nhận thức các sự vật, sự việc trong không gian. Bộ não của con người đã xử lý như thế nào về những hình ảnh lưu giữ ở võng mạc, và liệu có những mô hình không gian chung hay không, ... Tuy nhiên đã có một số nghiên cứu khoa học liên quan đến khái niệm không gian chỉ ra rằng “dường như có hai đường dẫn nơron (thần kinh) độc lập được bao hàm trong sự tiếp nhận không gian, được gọi là các hệ thống “cái gì” (What - Was) và “ở đâu” (Where - Wo), một cái đang điều khiển, chẳng hạn, sự tiếp nhận về các vật thể là cái gì và cái khác (đang điều khiển) về sự định vị của chúng trong không gian [94, tr.6] “dĩ ngã vi trung” (con người là trung tâm và lấy mình làm trung tâm để nhận thức về mọi sự vật xung quanh mình).

Sự khác biệt về những xử lý liên quan đến “cái gì” Was) có thể nói đến đồ vật là thứ gì đó bao gồm kích cỡ, hình dáng hay màu sắc. Còn những xử lý liên quan đến “ở đâu” (Wo), lại là sự định vị không gian. Tuy nhiên đây lại là những vấn đề mang tính kĩ thuật mà nội dung quan trọng nhất được các nhà nghiên cứu đã chỉ ra cho chúng ta thấy rõ chính là không gian nhận thức và được phản ánh vào trong ngôn ngữ học là một không gian chuẩn mực và ngây thơ. Tại sao lại là chuẩn mực? Chuẩn mực là vì nó mang tính phổ biến chung mà ai cũng nhận thấy như vậy, hiểu đúng theo như vậy, và diễn đạt đúng theo chuẩn mực như vậy, sự nhất quán đồng loạt này là do nó phản ánh những trải nghiệm thực tế có tính trực quan chung cho tất cả mọi người hay cộng đồng sử dụng chung một ngôn ngữ. Còn ngây thơ là vì nó mang tính phi khoa học, hay nói chính xác hơn là nó không bị ảnh hưởng bởi những tri thức khoa học nghiên cứu mang tính chuẩn mực. Nhưng những thành tựu khoa học mới về thiên văn học, về hạt nhân, về vật lý lại không có chút ảnh hưởng gì đến cách biểu đạt không gian của ngôn ngữ. Frawley đã từng nhận xét rằng: “Dường như ngược lại, nội dung biểu đạt về không gian của chúng ta trong ngôn ngữ thông thường đều dựa trên một nhận thức phi khoa học ngây thơ, về địa hình, về vật lý, bao gồm những nguyên tắc sau đây:

a. Không gian thì trống rỗng

b. Các vật thể thì không có các không gian ở trong chúng

c. Mặt đất thì cố định và nâng đỡ các vật thể

d. Trái đất không chuyển động và là đường đáy (thấp nhất)

Dù rằng những nguyên tắc này là sai, nhưng chúng là những cái có tính thiết yếu nhất để diễn giải những biểu đạt không gian” [84, tr.252].

Trong tiếng Đức, tiếng Anh cũng như tiếng Việt thì các giới từ chính là những yếu tố thường được dùng trong các câu, ngữ cảnh, văn bản xuất hiện thường xuyên để diễn đạt mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị (ĐTĐV) và đối tượng quy chiếu (ĐTQC). Bởi vì trong hệ thống giới từ có một số giới từ chuyên dùng để diễn đạt các mối quan hệ không gian nên được gọi là giới từ định vị không gian. Ví dụ như: Die Katze sitzt auf dem Sofa (Con mèo ngồi trên ghế Sôpha), thì Katze (mèo) là ĐTĐV; Sofa (ghế sôpha) là ĐTQC; còn auf chính là giới từ định vị không gian (ĐVKG) biểu thị mối quan hệ về mặt không gian giữa ĐTĐV Katze (mèo) và ĐTQC Sofa (ghế sôpha). Trong ví dụ này biểu thị tình huống mà ở đây một thực thể (Katze/ cat: mèo) phụ thuộc về mặt không gian theo một cách nào đó (cụ thể là giới từ auf-trên) vào một thực thể khác là sopha: ghế sôpha.

Khi nghiên cứu về giới từ định vị theo hướng ngữ dụng (dựa trên ngữ liệu tiếng Anh – tiếng Việt), Trần Quang Hải đã có đề tài luận án tiến sĩ năm 2001 khảo sát tám quan hệ về vị trí (ba vị trí tôpô, năm vị trí quy chiếu), cùng chín quan hệ theo đường dẫn. Đồng thời khi khảo sát các vấn đề ngữ nghĩa –ngữ dụng, tác giả đã tìm ra 5 điểm khác biệt giữa giới từ định vị (GTĐV) trong tiếng Anh và tiếng Việt: là sự mô tả về quan niệm “trên”, sự mô tả quan hệ giữa những giới từ “trên” và “dưới”, sự phân biệt vị trí ngay giữa, việc sử dụng GTĐV và các giới từ chuyển động theo đường dẫn trong tiếng Việt và tiếng Anh. Trong luận án, tác giả nêu sự khác biệt giữa GTĐV trong tiếng Anh và tiếng Việt tập trung chủ yếu ở hai điểm đó là: nghĩa của từ và sự lựa chọn ĐTQC. Ngoài ra, tác giả cũng đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt ở hai ngôn ngữ là: tác động của quan niệm triết học về chia cắt không gian, tác động bởi thói quen về nơi cư trú, tác động bởi địa hình phương hướng không gian bầu trời và tác động bởi các luật chơi có tính xã hội cao. Trong luận án, tác giả đã đưa ra kết luận như sau: những khác biệt giữa các sử dụng GTĐV ở tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu tập trung vào vấn đề nghĩa sử dụng và đặc biệt là quan niệm thường lấy vị trí của bản thân con người là trung tâm hay một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

đối tượng ngầm định đã được quy ước để làm ĐTQC của người Việt. Tác giả đã nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản của GTĐV trong tiếng Anh và tiếng Việt không chỉ nằm ở hình thái từ hay cú pháp mà chính là vấn đề nghĩa và quan niệm quy chiếu.

Theo Frawley thì ông đã khái quát về sự định vị không gian trong ngôn ngữ học bằng mối quan hệ hình thức trừu tượng giữa hai thành tố gọi là X và Y, trong đó X quan hệ không gian với Y, X là ĐTĐV và Y là ĐTQC. Cần lưu ý ở đây hai điểm chủ yếu: một là quan hệ không gian với nhiều hình thức thể hiện cụ thể khác nhau; hai là quan hệ không gian luôn được xử lý theo những cách thức riêng của không gian ngôn ngữ đã được đề cập ở phân tích bên trên (không gian chuẩn mực và ngây thơ).

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 15

Ví dụ, đối với một hình thức thể hiện cụ thể không gian trong câu tiếng Đức và tiếng Anh: Der Nagel war in der Wand/ The nail was in the wall (Cái đinh ở trong/ trên tường), theo Frawley ông đưa ra hai cách hiểu như sau: a) “cái đinh đã được ghim/ đóng vào tường một phần hay toàn bộ” và b) “cái đinh đã được chứa đựng trong khoảng không gian giữa hai bề mặt của tường” (nghĩa là cái đinh đã nằm bên trong tường. Hoặc khi nói đến một khoảng trống hay vật thể được hàm chứa trong một vật thể khác, thì loại này thường dùng các ĐTQC có thể xuyên qua hay thẩm thấu được.

Đối với tiếng Việt, trong ngữ pháp truyền thống (phi tri nhận luận), giới từ định vị không gian không được nghiên cứu tách biệt mà nó thường được nghiên cứu chung trong cùng một bình diện với hư từ và quan hệ từ, kết từ. Ví dụ, tác giả Hoàng Trọng Phiến [35] có bàn về từ “trên” với 6 cách phân loại: biểu thị hướng hành động từ thấp lên cao với chỗ đứng; biểu thị địa điểm ở bậc cao hơn. Trái ngược với từ “dưới”; biểu thị vị trí có mặt bằng hoặc sát mặt bằng nào đó mà người nói nhìn rõ theo tầm đứng; biểu thị địa điểm cụ thể xảy ra hành động, hiện tượng; biểu thị cơ sở, nền tảng làm phạm vi hoặc nguyên tắc cho hoạt động, hành động; biểu thị điểm chuẩn và phương thức tính toán tỉ lệ.

Ngoài ra, khi nghiên cứu về ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) luận án tiến sĩ của Lê Văn Thanh [48] đã tập trung vào phân tích, mô tả và khái quát hoá về nghĩa của hai giới từ on, in, at. Tác giả so sánh đối chiếu ba giới từ này với các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa cách sử dụng giới từ

về nghĩa, ngữ nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Không chỉ vậy mà tác giả còn đưa ra một số giải pháp cụ thể cho việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Anh liên quan đến giới từ định vị không gian.

3.2. Sự tri nhận không gian của giới từ “auf/ in” trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt

Trong hệ thống ngôn ngữ thì mỗi ngôn ngữ có một phương tiện riêng để bày tỏ nhận thức không gian mà bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ví dụ: đặc điểm hình thái học của ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của quốc gia nói ngôn ngữ... Tiếng Đức và tiếng Việt khác nhau bởi các nhân tố này, do đó nhận thức không gian của hai ngôn ngữ rất khác nhau và việc sử dụng giới từ chỉ không gian trong hai ngôn ngữ có nhiều điểm khác nhau. Vì giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức phù hợp với nhiều giới từ trong tiếng Việt và ngược lại nên sẽ có sự giao thoa với nhau khi mỗi giới từ này được so sánh với giới từ khác.

Các giới từ định vị không gian “auf/in” trong tiếng Đức đa dạng về nghĩa hơn so với tiếng Việt. Chúng tôi căn cứ vào các khung lý thuyết đã được thảo luận ở chương một liên quan đến tri nhận để phân tích và giải thích sự tương đồng và khác biệt về cơ chế tri nhận của hai ngôn ngữ. Tiếng Đức và tiếng Việt có sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của các giới từ định vị không gian “auf/in”. Điều này tạo ra nét đặc trưng cho từng ngôn ngữ.

3.2.1. Sự giống nhau

3.2.1.1. Phân loại

Giới từ chỉ không gian trong cả hai ngôn ngữ được chia thành hai nhóm là giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại và giới từ chỉ phương hướng chuyển động. Giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại diễn tả mối quan hệ không gian không có sự thay đổi địa điểm hoặc không hướng đến điểm đích. Ngược lại giới từ chỉ phương hướng chuyển động nêu ra rằng một đối tượng chuyển động hoặc được chuyển động từ một nơi này đến một nơi khác.

Đối với auf chỉ địa điểm tĩnh khi đối chiếu với tiếng Việt ở chương 2 thì tác giả đã khảo sát được 3 nghĩa xuất hiện các ý niệm của auf - trên gồm: Nghĩa bên trên khi nói về sự tiếp xúc và nâng đỡ của vật thể; Nghĩa tiếp cận được bằng tri giác thông qua tầm nhìn trong không gian; thứ ba là Nghĩa không gian được định vị trên vị trí địa lý nói đến thực thể định vị được xác định trong phạm vi không gian.

Khi nói đến phương hướng chuyển động thì auf - trên mang hai nét nghĩa chính là Nghĩa chuyển động nghĩa phương tiện miêu tả sự chuyển động từ dưới lên trên, từ một vị trí đến một bề mặt mới như là khu vực tham chiếu. Ngoài ra auf - trên mang nghĩa phương tiện thường là sự bao chứa trong các phương tiện vận tải ví dụ như Die Kinder im Bus (im = auf dem Bus) (Những đứa trẻ trên xe buýt)

Đối với in chỉ địa điểm tĩnh khi đối chiếu với tiếng Việt, tác giả khảo sát được các nghĩa gồm: Nghĩa không gian, nghĩa tại chỗ, nghĩa trạng thái, nghĩa viền bao quanh, nghĩa tiếp cận được bằng tri giác. Khi nói đến phương hướng chuyển động thì auf - trên có bảy nét nghĩa chính: Nghĩa hoạt động, nghĩa phương tiện, nghĩa đến nơi, nghĩa biến mất, nghĩa chuyển động từ ngoài vào trong của “in”, nghĩa bao bọc một phần nghĩa hình dạng là bao giới.

3.2.1.2. Mức độ ngữ nghĩa

Trong hai ngôn ngữ đối với từng tình huống nói một hoặc nhiều giới từ chỉ 1

Trong hai ngôn ngữ đối với từng tình huống nói một hoặc nhiều giới từ chỉ 2

Trong hai ngôn ngữ, đối với từng tình huống nói, một hoặc nhiều giới từ chỉ không gian nhất định được sử dụng để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các đối tượng. Giới từ chỉ không gian “auf/in” thường được dạy trong giờ học tiếng Đức như là ngoại ngữ với các hình sau:


Hình 33: auf (trên) in (trong)

Thông qua các hình vẽ giới từ chỉ không trong tiếng Đức được chuyển sang tiếng Việt như phần dịch trong dấu ngoặc. Trong hầu hết trường hợp việc chuyển nghĩa mang lại những câu nói phù hợp, tuy nhiên vì nhận thức không gian và việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm khác nhau nên dẫn đến văn bản dịch bị sai hoặc không hiểu. Sự khác nhau được mô tả trong phần tiếp theo.

3.2.2. Sự khác nhau giữa giới từ “auf/ in” trong tiếng Đức với “trên/trong” trong tiếng Việt

3.2.2.1. Số lượng giới từ chỉ địa điểm

Như tác giả đã hệ thống giới từ ở chương 1 và một số giới từ có liên quan, so với giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức thì giới từ chỉ không gian trong tiếng Việt rõ ràng là nhiều hơn. Sau khi tổng kết trong luận án thì có 23 giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức (an, in/ innerhalb, auf, ab, aus, hinter, unter/ unterhalb, über,

außer/außerhalb, bei, oberhalb, um, zwischen, neben, von, vor, bis, nach, zu, durch, gegen, überall, gegenüber) ít hơn 9 giới từ so với giới từ chỉ không gian trong tiếng Việt (phụ lục). Tuy nhiên những giới từ được dùng phổ biến nhiều nhất trong văn phạm tiếng Đức đó là hai giới từ auf/in đây cũng là hai giới từ điển hình mà tác giả đã lựa chọn để làm nghiên cứu xuyên suốt luận án. Ngoài ra, lý do khác nhau quan trọng là về loại hình hình vị học của hai ngôn ngữ. Trong khi tiếng Đức có các cách (tặng cách và đối cách) được dùng cho chín giới từ chỉ địa điểm nói chung và hai giới từ auf/in nói riêng để mô tả địa điểm hoặc hướng, thì các giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại và chuyển động trong tiếng Việt lại khác nhau.

(186) auf dem Tisch sein - trên bàn

im Dativ

(187) etwas auf den Tisch stellen - đặt gì đó lên trên bàn

im Akkusativ

3.2.2.2. Cách sử dụng giới từ auf/in

Cách sử dụng giới từ chỉ không gian trong tiếng Việt khác với giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức. Sau khi nghiên cứu các giới từ chỉ không gian trong cả hai ngôn ngữ chúng tôi tìm ra sáu tiêu chí quan trọng khác nhau như sau:

Thứ nh t, khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”

Các giới từ tiếng Đức “über, auf” và “oberhalb” diễn tả đối tượng được định vị ở vị trí cao hơn so với đối tượng tham chiếu. Ý nghĩa này cũng giống với giới từ tiếng Việt là “trên” (auf). Tuy nhiên giới từ “trên” được sử dụng khi diễn đạt “cái gì đó ở trên cái gì đó” (etwas ist auf etwas) theo khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”. Theo đó vị trí của đối tượng được diễn tả là “trên” nếu đối tượng trong hoặc cao hơn phạm vi đầu. Khái niệm này cũng giống với giới từ “dưới” (unter). Sự khác nhau về nhận thức không gian dẫn đến các lỗi dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm. Các diễn đạt thường được dùng khi người học tiếng Đức không có khả năng ngôn ngữ ví dụ như khi dịch các câu từ tiếng Việt sang tiếng Đức hoặc ngược lại thì người dùng thường có sự hiểu nhầm như sau:

(188) Bức tranh treo trên tường. Người học thường dịch là:

(Die Uhr hängt *auf der Wand - Câu sai)

Phải dịch:

(Die Uhr hängt an der Wand - Câu đúng khi dùng “an”.)

Tương tự như vậy khi dịch câu sau người học cũng có sự nhầm lẫn giữa cạc dùng với “unter” “auf” như sau:

(189) Chú chó nằm dưới đất. Người học thường dịch là:

(Der Hund liegt *unter dem Boden - Câu sai)

Phải dịch:

(Der Hund liegt auf dem Boden - Câu đúng khi dùng “auf”.)

Nếu người học biết được sự khác nhau thì không phải khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” mà là mối quan hệ không gian giữa các vật thể sẽ quyết định việc lựa chọn giới từ, giống như cái đồng hồ không thể treo trên (auf) tường hoặc con chó không thể nằm dưới (unter) sàn, ở đây nghĩa là khi dùng 2 câu như vậy thì chúng ta không thể dùng từ “auf” trong ví dụ (188) và giới từ “unter” trong ví dụ (189) mà thay vào đó phải dùng giới từ “an” và “auf” để nói đến sự tiếp xúc bề mặt giữa hai vật với nhau. Khi sử dụng các giới từ chuyển động lên (trên), xuống (dưới) và dịch sang tiếng Đức là über/auf, unter thì cần chú ý đến “hình thái tiêu chuẩn”. Thực sự khó cho người học khi sử dụng giới từ trong câu sau vì người học nghĩ đến cách và sự khác nhau về nhận thức không gian, cụ thể là nhận thức không gian giữa người lặn và nước không phải dùng từ “unter” mà là dùng từ “in” để nói đến việc người thợ lặn nhảy xuống nước nhưng là ở phạm vi trong lòng nước.

(190) Người thợ lặn nhảy xuống (dưới) nước.

(Der Taucher springt *unter das Wasser - Câu sai)

(Der Taucher springt in das Wasser - Câu đúng khi dùng “in”.)

Khái niệm đó được áp dụng khi vật thể tham chiếu ở vị trí nằm. Cách diễn đạt trong tiếng Đức Der Hund liegt am Fuβ des Jungen được dịch sang tiếng Việt là Con chó nằm dưới chân cậu bé. Ở đây chúng ta không cần quan tâm con chó nằm hay đứng mà đối với khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”, vị trí giữa người nhìn và đối tượng được định vị đóng một vai trò quan trọng, thông qua các ví dụ (118) Der Ball fliegt [nach unten] auf den Dach (Quả bóng bay xuống mái nhà) và (119) Der Ball fliegt [nach oben] auf den Dach (Quả bóng bay lên mái nhà).

Có sự khác nhau lớn về nhận thức không gian của người Đức và người Việt, điều này dẫn đến sự khác nhau khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm. Một trong những nhân tố quyết định việc lựa chọn giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt là mối quan

hệ không gian giữa người nhìn và đối tượng được định vị, tuy nhiên trong tiếng Đức là vị trí của đối tượng được định vị đối với đối tượng tham chiếu.

Thứ hai, ảnh hưởng của đặc điểm địa lý

Khi sử dụng giới từ tiếng Việt, địa lý của Việt Nam nên được chú ý đến. Cách nói của tiếng Việt như lên (trên) núi được dịch dễ dàng sang tiếng Đức là “auf den Berg”, vì trong cả hai ngôn ngữ giới từ được sử dụng (lên, auf) đều biểu thị ý nghĩa từ dưới lên trên. Tuy nhiên có sự khác nhau khi giới từ trong tiếng Đức đứng trước tên riêng. Địa hình của các khu vực khác nhau ở Việt Nam là khác nhau, do vậy nhận thức không gian liên quan đến địa điểm biểu thị mối quan hệ trên – dưới (auf – unter). Các thành phố ở phía Nam của miền Bắc Việt Nam bao gồm núi, vì lý do như vậy nên việc đến gần các khu vực này được biểu thị bằng giới từ lên. Để biểu thị chuyển động đến xuống phía Đông miền Bắc Việt Nam ta cần từ trái nghĩa với từ lên, đó là từ xuống, vì trong khu vực này thấy có nhiều hồ và biển. Việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm khi diễn đạt lên Điện Biên, xuống Hải Phòng ... dường như rất khó đối với người Đức khi học tiếng Việt, vì trong tiếng đức chỉ có giới từ duy nhất đứng trước danh từ riêng là nach để diễn tả chuyển động đến nơi đó. Đặc biệt việc sử dụng lên hoặc xuống trong trường hợp này phụ thuộc vào vị trí của người nói. Các giới từ trong câu nói sau có lẽ sẽ nêu rõ người nói ở đâu. Ở cách diễn đạt thứ nhất người nói có thể ở một nơi mà cao hơn Hà Nội như Cao Bằng, Điện Biên, Mai Châu, Hòa Bình ... Ngược lại từ lên diễn tả trong câu thứ hai chỉ sự chuyển động từ một vị trí thấp là vùng người nói đang sống có biển hoặc hồ đến Hà Nội.

(191) Tôi đi xuống Hà Nội. (Ich fahre nach Hanoi.)

(192) Tôi đi lên Hà Nội.

(Ich fahre nach Hanoi.)

Tuy nhiên cần lưu ý rằng không chỉ mối quan hệ trên – dưới (auf – unter), mà còn mối quan hệ trong – ngoài (in/innerhalb – auβerhalb) cũng xác định giới từ chỉ địa điểm trước tên các thành phố. Việc lựa chọn giới từ không phụ thuộc vào mối quan hệ không gian giữa các đối tượng mà phụ thuộc vào đối tượng tham chiếu mở như thế nào.

(193) Những đứa bé chơi ngoài sân. (Die Kinder spielen auf dem Hof.)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024