Dành Cho Lãnh Đạo Các Cơ Quan Quản Lí Báo Chí, Cán Bộ Các Tổ Chức Về Giới, Chuyên Gia Nghiên Cứu Về Giới)

5. Khi viết tin bài, đặc biệt là các mảng đề tài liên quan đến bình đẳng giới như hôn nhân - gia đình, chân dung lãnh đạo nữ, bạo lực gia đình…, ông/bà có ý thức về việc phải thể hiện như thế nào để tránh nguy cơ định kiến giới không? Có khi nào ông/bà thay đổi nội dung/cách thể hiện tin bài để đạt được nhạy cảm giới?

6. Theo ông/bà thì có cần phải tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn riêng trong tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên để tránh các lỗi định kiến giới trong tin bài không? Tại sao? Mức độ và tính chất của các chương trình tập huấn nên như thế nào thì có hiệu quả?

7. Ông/bà có đề xuất giải pháp gì để hạn chế thông tin định kiến giới trên BMĐT, xét trên các khía cạnh như: đối với nhà báo, đối với cơ quan báo chí, cơ quan quản lí báo chí, độc giả…?

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU

VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Dành cho đại điện lãnh đạo, quản lí, chuyên gia các cơ quan báo chí)


Để tìm hiểu về vấn đề định kiến giới trên các trang báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay phục vụ cho đề tài nghiên cứu ở cấp độ Luận án Tiến sĩ Báo chí học, tôi tha thiết mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà theo những nội dung dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 25

1. Họ tên:……………………………………………………………… 2. Cơ quan công tác: …………………………………………

3. Chức danh/Chức vụ: …………………………………………

4. Ngày thực hiện phỏng vấn:…………………………………………

5. Địa điểm thực hiện phỏng vấn:…………………………………….


II. Thông tin phỏng vấn

1. Xin ông/bà cho biết quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà Việt Nam đối với vấn đề bình đẳng giới? Quan điểm của cơ quan báo chí về vấn đề này?

2. Cơ quan báo chí thường dựa trên định hướng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hay kế hoạch truyền thông cụ thể của cơ quan, hoặc theo yêu cầu nội dung của mỗi số báo để đưa tin về bình đẳng giới. Cơ quan báo chí của ông/bà có kế hoạch hay mục tiêu gì để định hướng trong việc đưa tin về vấn đề này không?

- Tờ báo mà ông/bà đã/đang phụ trách quản lí có chuyên mục riêng về Giới và bình đẳng giới không? Nếu có thì có người phụ trách riêng không?

- Các phóng viên này có được đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên biệt cho mảng đề tài này không? Nếu có thì như thế nào? Và có được thực hiện thường xuyên, liên tục không?

-Theo ông/bà thì các phóng viên viết mảng đề tài này có cần thiết phải có những yêu cầu đặc biệt về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên biệt không? Nếu có thì đó là những yêu cầu gì? Tại sao?

3. Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới. Ông/bà có cho rằng thông tin trên BMĐT tiềm ẩn định kiến giới không? Nếu có thì xin ông/bà hãy chỉ ra những biểu hiện của định kiến giới đang tồn tại trên BMĐT theo ý kiến của ông/bà?

4. Theo ông bà những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì?

5. Quý báo có yêu cầu các phóng viên viết bài phải tuân theo tiêu chí hay nguyên tắc nhất định nào khi viết bài để hạn chế nguy cơ định kiến giới không?

6. Toà soạn có thưòng xuyên theo dõi thông tin phản hồi của các bài viết về giới không? Các phản hồi này được theo dõi từ kênh nào? Nếu có theo dõi thì thông tin phản hồi có phục vụ gì cho quý báo không? Tại sao?

7. Ông/bà có chia sẻ hay lời khuyên gì cho các phóng viên, các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí trong việc định hướng đưa tin, truyền thông về giới nhằm hạn chế định kiến giới không?

Xin trân trọng cảm ơn ông/bà đã tham dự cuộc phỏng vấn!

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU

VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆTNAM

(Dành cho lãnh đạo các cơ quan quản lí báo chí, cán bộ các tổ chức về giới, chuyên gia nghiên cứu về giới)


Để tìm hiểu về vấn đề định kiến giới trên các trang báo mạngđiện tử Việt Nam hiện nay phục vụ cho đề tài nghiên cứu ở cấp độ Luận án Tiến sĩ Báo chí học, tôi tha thiết mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà theo những nội dung dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn!


I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

Họ tên:……………………………………………………………… Cơ quan công tác:………………………………………………………

Chức danh/Chức vụ: ……………………………………………………… Ngày thực hiện phỏng vấn:…………………………………………

Địa điểm thực hiện phỏng vấn:…………………………………….………

II. Thông tin nghiên cứu

1. Ông/ bà có nhận xét gì về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay?

- Xin cho biết quan điểm của ông/bà về việc báo chí nói chung và báo mạng điện tử (BMĐT) nói riêng đưa tin về giới và bình đẳng giới hiện nay như thế nào?

- Từ góc độ của một nhà quản lý, ông/bà có thể chỉ ra vai trò của báo mạng điện tử trong việc thông tin về giới và bình đẳng giới? Các thông tin đó sẽ tác động như thế nào tới công chúng trong xã hội?

2. Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, vai trò, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới (Ví dụ: Chăm sóc gia đình là bổn phận và thiên chức của phụ nữ, Đàn ông thích hợp làm lãnh đạo hơn phụ nữ, Vợ giỏi hơn chồng là nguyên nhân tan vỡ hạnh phúc gia đình...). Ý kiến đánh giá của ông/bà về nhận định này?

3. Ông/bà có thể chỉ ra các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT theo quan điểm của ông/bà?

4. Theo ông/bà, những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì? Theo ông/bà, các yếu tố như: nền tảng văn hóa của nhà báo, nhu cầu của độc giả, thói quen lựa chọn nguồn tin có ảnh hưởng như thế nào đến việc thông tin có chứa định kiến giới trên BMĐT?

5. Cơ quan quản lý của ông/bà có thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử để phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, thông tin tư vấn pháp luật/thông tin sự kiện... về giới và bình đẳng giới không? Nếu có thì việc đó được triển khai như thế nào? Có người phụ trách, chuyên trách về vấn đề này không thưa ông/bà?

6. Theo quan điểm của ông/bà thì để tránh tình trạng định kiến giới, các tin bài khi đăng tải trên báo chí có cần thiết phải tuân theo các tiêu chí hay nguyên tắc nhất định nào không? Tại sao?

7. Với kinh nghiệm quản lý/nghiên cứu của mình, ông/bà có thể đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng định kiến giới trong tin bài trên báo chí - truyền thông, đặc biệt là trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay?

Xin trân trọng cảm ơn ông/bà đã tham dự cuộc phỏng vấn!

TÓM TẮT NỘI DUNG MỘT SỐ CUỘC PHỎNG VẤN SÂU

VỀ VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

1. Dành cho lãnh đạo các cơ quan quản lí báo chí, cán bộ các tổ chức về giới, chuyên gia nghiên cứu về giới)

Phiếu PVS số 01

I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

Họ tên: Đỗ quý Doãn

Cơ quan công tác: Bộ TT và TT

Chức danh/Chức vụ: Nguyên Thứ trưởng Bộ TT và TT Ngày thực hiện phỏng vấn: 15/01/2020

Địa điểm thực hiện phỏng vấn: Cafe Ha Dang - Đường Trần Thái Tông, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

II. Thông tin nghiên cứu

1. Ông/ bà có nhận xét gì về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay?

Năm 2019 là năm tổng kết 10 năm Luật BĐG. Báo cáo đã đánh giá khá đầy đủ, khách quan về kết quả 10 năm thực hiện Luật BĐG. BĐG ở VN đã có bước tiến lớn, trước hết là về nhận thức, các cơ quan, tổ chức xã hội đã có ý thức về các tiêu chí, các khóa đào tạo về BĐG. Tỷ lệ nữ tham gia các vị trí chủ chốt trong bộ chính trị, Quốc hội, các cơ quan cấp Tỉnh, địa phương tăng dần qua mỗi năm cũng chứng tỏ sự tiến bộ trong nhận thức của chúng ta về BĐG. Cách ứng xử của nam giới trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, trong gia đình… cũng đã thể hiện sự thay đổi rất nhiều.

Trong lĩnh vực truyền thông cũng có những thay đổi đáng kể. Tất cả những nỗ lực đó đã làm cho tình hình BĐG ở VN có nhiều thay đổi đáng chú ý.

- Xin cho biết quan điểm của ông/bà về việc báo chí nói chung và báo mạng điện tử (BMĐT) nói riêng đưa tin về giới và bình đẳng giới hiện nay như thế nào?

10 năm trước đây, công tác tuyên truyền trên BC hầu như không có tiêu chí cụ thể. Từ năm 2000 trở lại đây, bản thân tôi là thành viên của UB truyền thông về sự

tiến bộ của phụ nữ nên tôi nhận thấy sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị đã được chú ý hơn trên truyền thông. Sự lạm dụng hình ảnh chị em phụ nữ cũng được hạn chế. Các bài viết giới thiệu gương điển hình đã chú trọng hơn đến người phụ nữ, góc nhìn của báo chí cũng có sự thông cảm, chia sẻ hơn, đa dạng, toàn diện hơn, kể cả việc mô tả hình ảnh, vai trò của người phụ nữ trên trường quốc tế.

- Từ góc độ của một nhà quản lý, ông/bà có thể chỉ ra vai trò của báo mạng điện tử trong việc thông tin về giới và bình đẳng giới? Các thông tin đó sẽ tác động như thế nào tới công chúng trong xã hội?

Không thể phủ nhận yếu tố tức thời, độ tương tác của BMĐT. Đây là lợi thế rất lớn của BMĐT so với các thể loại khác. Từ đó, việc sử dụng BMĐT, tận dụng ưu thế của BMĐT để tuyên truyền cho BĐG là hết sức quan trọng. BMĐT có sự lan tỏa những gương điển hình, những hành động đẹp, những nhân tố mới đến xã hội vô cùng lớn.

Nếu làm tốt, việc đưa những đường lối, quan điểm, chính sách của nhà nước như một công cụ tuyên truyền thông qua kênh BMĐT là rất hiệu quả. Những chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử, những nền tảng về văn hóa, đạo đức sẽ được lan tỏa rất nhanh qua kênh BMĐT thông qua sự tương tác mạnh mẽ.

- Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay còn mang nặng định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới... Ý kiến đánh giá của ông/bà về nhận định này?

Trả lời: Dường như BMĐT vẫn truyền thông về giới một cách “được chăng hay chớ”, cứ phản ảnh cuộc sống như nó vốn có mà chưa có định hướng, kế hoạch dài hơi bài bản.

Bộ TT và TT đã có Bộ chỉ số về giới trong truyền thông, nhưng việc áp dụng vào các cơ quan báo chí là chưa hiệu quả.

Qua thời gian, xã hội đã có những chuyển biến trong cách nhìn nhận vai trò nam - nữ. Báo chí cũng đang dần dần phản ánh điều đó trên truyền thông.

2. Ông/bà có thể chỉ ra các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT theo quan điểm của ông/bà?

Về nội dung: Thứ nhất, tỷ lệ nam xuất hiện trong báo chí nhiều hơn hẳn trên tất cả các lĩnh vực. Thứ 2, người có tiếng nói, được xuất hiện, được phỏng vấn nhiều trên báo chí luôn là nam giới. Thứ 3, người ra quyết định quan trọng luôn là nam giới. Thứ 4 là sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ, phụ nữ chỉ là để làm đẹp, vui vẻ, trang trí. Thứ 5 là vấn đề bạo lực giới được nhận thức và thông tin không công bằng, thiệt thòi cho người phụ nữ. Thứ 6 là thông tin quá khắt khe, nhìn nhận thiếu nhân văn về những sai phạm của người phụ nữ. Phụ nữ là đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương, nhưng những thông tin lan truyền trên báo chí ẩn chứa nhiều định kiến đến mức thành chì triết, chỉ trích nặng nề (ví dụ trường hợp Văn Mai Hương bị tung clip thay đồ trên mạng, trường hợp bộ trưởng Tiến và những sai sót trong phát ngôn…)

3. Theo ông/bà, những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì? Theo ông/bà, các yếu tố như: nền tảng văn hóa của nhà báo, nhu cầu của độc giả, thói quen lựa chọn nguồn tin có ảnh hưởng như thế nào đến việc thông tin có chứa định kiến giới trên BMĐT?

Có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Việt Nam là đất nước bị ảnh hưởng bởi quan niệm trọng nam khinh nữ của Nho giáo từ bao đời. Mọi thứ đang trong quá trình vận động, thay đổi nhưng cũng cần thời gian.

- Vấn đề đưa nội dung các văn bản, chính sách vào thực hiện chưa hiệu quả.

- Khi thể hiện các nội dung, bản thân nhà báo chưa chú trọng về vấn đề giới. Ví dụ các bài viết về các cô gái mại dâm, viết như thế nào để họ còn có đường lùi, viết như thế nào để đảm bảo tính nhân văn cần thiết - đó là một thách thức đối với nhà báo.

- Công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ, phóng viên còn chưa tốt.

- Sự bảo đảm vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà báo làm về BĐG chưa tốt.

Nền tảng văn hóa, đạo đức của nhà báo là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thông tin có chứa ĐKG trên báo chí. Bản thân nhà báo có tuân thủ tốt đạo đức nghề nghiệp thì tác phẩm của nhà báo đó mới đảm bảo tính công bằng, nhân văn.

4. Cơ quan quản lý của ông/bà có thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử để phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, thông tin tư vấn pháp luật/thông tin sự kiện... về giới và bình đẳng giới không? Nếu có thì việc đó được triển khai như thế nào? Có người phụ trách, chuyên trách về vấn đề này không thưa ông/bà?

5. Theo quan điểm của ông/bà thì để tránh tình trạng định kiến giới, các tin

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024