Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 27

Không chỉ vấn đề giới, tất cả các vấn đề được báo Tuổi Trẻ đề cập, chúng tôi đều theo dõi các thông tin từ phản hồi (từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bạn đọc…). Chúng tôi có một Ban công tác bạn đọc làm nhiệm vụ tiếp nhận, tổng hợp tất cả thông tin phản hồi đến báo + phần bình luận (comment) dưới các tin bài trên báo điện tử, trên trang fanpage và trang youtube Tuổi Trẻ. Bản tổng hợp các phản hồi này được gửi đến các thành viên nội dung chủ chốt của báo 3 lần/ngày để xem xét, lắng nghe tiếng nói và sự quan tâm của người đọc để từ đó quyết định triển khai các tuyến thông tin tiếp theo. Rất nhiều tin bài của báo Tuổi Trẻ xuất phát từ những phản hồi, góp ý, hiến kế của bạn đọc như vậy.

9. Ông/bà có chia sẻ hay lời khuyên gì cho các phóng viên, các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí trong việc định hướng đưa tin, truyền thông về giới nhằm hạn chế định kiến giới không?

Như tôi đã nói, trong điều kiện báo chí Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phóng viên phải được đào tạo, trang bị chuyên sâu về vấn đề giới, bình đẳng giới (bên cạnh đào tạo chuyên sâu về báo chí) là khó khả thi. Nên cách tốt nhất là các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí nên chủ động phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ tổ chức nhiều hơn nữa các khóa tập huấn để trang bị, bổ sung kỹ năng cho các phóng viên, chỉ ra những khiếm khuyết, hạn chế, định kiến trong cách đưa tin, viết bài lâu nay của họ để tự họ điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình giám sát hoạt động báo chí, cơ quan chức năng khi cần thiết cũng nên chỉ ra những trường hợp tin bài vi phạm vấn đề giới và bình đẳng giới một cách điển hình, để từ đó báo chí biết mà rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời.

Xin trân trọng cảm ơn ông/bà đã tham dự cuộc phỏng vấn!

Phiếu PVS 04:

I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

Họ tên: Nguyễn Anh Tuấn

Cơ quan công tác: Báo điện tử Dân trí

Chức danh/Chức vụ: Thư ký Tòa soạn - Trưởng Ban Thể thao Ngày thực hiện phỏng vấn: 20/1/2020

Địa điểm thực hiện phỏng vấn: Tòa soạn báo Dân trí điện tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

II. Thông tin phỏng vấn

1. Xin ông/bà cho biết quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề bình đẳng giới?Quan điểm của cơ quan báo chí về vấn đề này

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 27

Trong xã hội hiện đại, vấn đề bình đẳng giới đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này và có nhiều chính sách phù hợp, tạo nên sự công bẳng xã hội.

Quan điểm của cơ quan báo chí luôn đề cao sự cân bằng trong bình đẳng giới. Mỗi tầng lớp, thành phần trong xã hội để có những giá trị riêng biệt. Do đó, theo quan điểm báo chí, vấn đề bình đẳng giới nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận và là mảng nội dung trọng tâm trong các tác phẩm báo chí.

2. Cơ quan báo chí thường dựa trên định hướng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hay kế hoạch truyền thông cụ thể của cơ quan, hoặc theo yêu cầu nội dung của mỗi số báo để đưa tin về bình đẳng giới. Cơ quan báo chí của ông/bà có kế hoạch hay mục tiêu gì để định hướng trong việc đưa tin về vấn đề này không?

3. Tờ báo mà ông/bà đang phụ trách quản lí có chuyên mục riêng về Giới và BĐG không? Nếu có thì có người phụ trách riêng không?

Hiện tại ở Báo Dân trí không có chuyên đề riêng về Bình đẳng giới và hiện tại chỉ có chuyên mục Tình yêu Giới tính. Đây là mảng nội dung tổng hợp về gia đình, những vướng mắc trong cuộc sống theo cách nhìn nhân văn. Ở chuyên mục này, vấn đề bình đẳng giới cũng được nêu cụ thể và nhận được sự phản hồi từ bạn đọc.

4. Các phóng viên này có được đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ chuyên biệt cho màng đề tài này không? Nếu có thì như thế nào? Và có được thực hiện thường xuyên, liên tục không?

Hiện tại báo điện tử Dân trí chưa dành nhiều nội dung, cũng như hướng đào tạo chính về mảng bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong định hướng nghề nghiệp, ý thức của từng PV phải có tư duy nhất định về bình đẳng giới trong xã hội.

-Theo ông/bà thì các phóng viên viết mảng đề tài này có cần thiết phải có những yêu đặc biệt về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên biệt không? Nếu có thì đó là những yêu cầu gì? Tại sao?

Đó là yêu cầu về tri thức, trình độ hiểu biết và khả năng cập nhật xu thế xã hội. Bình đẳng giới là mảng đề tài mới và được nhắc đến nhiều trong xã hội hiện đại, do vậy phóng viên cần trang bị kiến thưc, kỹ năng nghiệp vụ ở mảng nội dung này.

5. Xin cho biết quan điểm của ông/bà về việc báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đưa tin về bình đẳng giới? Ông/bà có cho rằng thông tin trên BMĐT tiềm ẩn định kiến giới không? Nếu có thì xin ông/bà hãy chỉ ra những biểu hiện của định kiến giới đang tồn tại trên BMĐT theo ý kiến của ông/bà?

Báo chí nói chung và báo Dân trí nói riêng luôn đề cao vấn đề bình đẳng giới, không đưa ra bất kỳ định kiến nào.

6. Theo ông bà những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến định kiến giới xuất phát từ suy nghĩ trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên vấn đề này xuất hiện chủ yếu ở nông thôn, ít xuất hiện ở các thành phố phát triển.

7. Quý báo có yêu cầu các phóng viên viết bài phải tuân theo tiêu chí hay nguyên tắc nhất định nào khi viết bài để hạn chế nguy cơ định kiến giới không?

Hiện tại, các phóng viên Dân trí luôn tự ý thức được vấn đề hạn chế nguy cơ định kiến giới và dư luận xã hội cũng hướng theo suy nghĩ tích cực này. Tôi lấy ví dụ từ giải đấu SEA Games 30 vừa kết thúc ở Philippines, khi hai đội tuyển bóng đá nam và nữ đề giành huy chương vàng. Đội tuyển nữ Việt Nam được chính quyền và các tổ chức xã hội thưởng đến 22 tỷ đồng, còn con số này của đội tuyển nam chỉ có 6 tỷ đồng. Điều đó cho thấy dư luận, các doanh nghiệp cũng có sự đánh giá cao, cùng suy nghĩ tích cực hơn thành công của bóng đá nữ, không còn sự phân biệt lên quan đến bình đẳng giới.

8. Toà soạn có thưòng xuyên theo dõi thông tin phản hồi của các bài viết về giới không? Các phản hồi này được theo dõi từ kênh nào? Nếu có theo dõi thì thông tin phản hồi có phục vụ gì cho quý báo không? Tại sao?

Hiện tại, báo Dân trí nhận được kênh phản hồi từ độc giả gọi về đường dây nóng, cũng như email của tòa soạn. Những phản hồi đó có những đóng góp nhất định cho sư phát triển về nội dung cho cơ quan.

9. Ông/bà có chia sẻ hay lời khuyên gì cho các phóng viên, các cơ quan báo

chí, cơ quan quản lý báo chí trong việc định hướng đưa tin, truyền thông về giới nhằm hạn chế định kiến giới không?

Theo quan điểm của tôi, báo chí hiện đại luôn đề cao sự bình đẳng giới và tôi tin giới truyền thông nói chung luôn có ý thức cao về vấn đề này, bởi xã hội hiện tại khác ngày xưa rất nhiều, đặc biệt khi dư luận hiện tại bị chi phối nhiều bởi mạng xã hội, nơi có nhiều ý kiến phản hồi và đề cao sự công bằng giới.

Xin trân trọng cảm ơn ông/bà đã tham dự cuộc phỏng vấn!

3. Dành cho đại diện phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Phiếu PVS số 05:

I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

Họ tên: Trịnh Quốc Dũng Tuổi: 40......................

Giới tính: Nam.................................................................................

Cơ quan công tác: Báo Nhân Dân, Ban Nhân Dân điện tử ............. Thâm niên công tác: 9 năm hoạt động báo chí................................

Mảng/ lĩnh vực/chuyên mục phụ trách, nghiên cứu: phụ trách mảng Chính trị (Báo Nhân Dân điện tử tiếng Việt); lĩnh vực chính: Chính trị; các lĩnh vực khác: Quốc tế, Xã hội, Kinh tế, Khoa học - Công nghệ, Du lịch, Văn hóa.............

II. Thông tin nghiên cứu

1. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ đạt được bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay?

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam mà của các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn chú trọng đến các chương trình, chiến lược nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác bình đẳng giới và đã đạt được một số thành tựu nhất định.

Xét về mặt chính trị, ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong hệ thống các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Trong Bộ Chính trị hiện có 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị. Trong Ban Bí thư có 1 thành viên nữ.

Trong Ban Chấp hành Trung ương hiện có 17 Ủy viên chính thức và 3 Ủy viên dự khuyết là nữ. Trong nhiều khóa, Việt Nam có lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội là nữ.

Về dân số, lao động và kinh tế, nữ giới cũng chiếm tỷ lệ cao và có vai trò rất quan trọng về kinh tế.Về giáo dục, đào tạo, nữ giới có nhiều đóng góp to lớn. Về y tế và chăm sóc, bình đẳng giớicũng đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, về thực hiện bình đẳng giới ở nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Bao trùm nhất là tư tưởng định kiến trọng nam khinh nữ.

Việc thực hiện trong thực tế còn có khoảng cách với quy định pháp luật. Định kiến giới còn khá phổ biến trong mọi đối tượng, trên nhiều mặt. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (số bé trai/100 bé gái) đã tăng lên nhanh trong những năm gần đây gây ra nguy cơ mất cân bằng giới tính.

Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ… diễn biến phức tạp. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp. Ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, phụ nữ còn bị ràng buộc bởi phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ phụ nữ nghèo, phụ nữ mù chữ còn cao.

Đây cũng là những vấn đề chúng ta cần giải quyết trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

2. Theo ông/bà báo chí nói chung và BMĐT nói riêng có vai trò như thế nào trong việc tuyên truyền bình đẳng giới?

Báo chí và các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định trong việc thay đổi và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, trong định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự tham gia chủ động và chung tay hành động của cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

Vai trò đó thể hiện qua việc tuyên truyền, vận động xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu - nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng giới; nêu gương tốt, điển hình trong thực hiện bình đẳng giới góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong đời sống xã hội và gia đình.

Bên cạnh đó, báo chí cũng góp phần thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới ở cơ sở; xây dựng các chương trình truyền thông, đưa thông tin về cơ sở nhằm bảo đảm phụ nữ được tiếp cận thông tin, hiểu biết pháp luật, đặc biệt là đối với phụ nữ vùng cao, vùng đồng bào dân tộc; xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ

sở, các loại sách phải có nội dung đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ và phù hợp với từng đối tượng; đổi mới hình thức tuyên truyền, bảo đảm các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm vùng, miền, tập tục, ngôn ngữ của mỗi địa phương.

Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, báo mạng điện tử đóng vai trò rất quan trọng trong ngành thông tin và truyền thông thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, từ đó lan tỏa ra các ngành, nghề khác.

3. Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay còn mang nặng định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới... Ý kiến đánh giá của ông/bà về nhận định này?Nếu đồng tình với nhận định này, ông/bà có thể chỉ ra các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT theo quan điểm của mình?

Tôi không đồng tình với nhận định trên. Tuy nhiên, nếu xét ở một vài trường hợp cụ thể thì vẫn còn tồn tại thông tin mang tính định kiến giới trên BMĐT.

Thí dụ: Khi bà Nguyễn Thị Kim Tiến được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Y tế (tháng 11/2019), có rất nhiều báo điện tử đã khai thác theo khía cạnh “Nữ Bộ trưởng duy nhất trong Chính phủ” để thu hút bạn đọc.

Có thể liệt kê một vài báo điện tử như: Vietnamnet, Zing.vn, Viettimes.vn, laodong.vn,…

Mặt khác, không chỉ báo chí trong nước mà báo chí quốc tế cũng thường khai thác theo khía cạnh mang hơi hướng “định kiến giới” để làm nổi bật hình ảnh những nữ lãnh đạo tài giỏi. Theo tôi, đây có thể coi là thủ thuật báo chí mang tính nghiệp vụ khi đưa thông tin về một nhân vật.

4. Theo ông/bà, những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì? Theo ông/bà, các yếu tố như: nền tảng văn hóa của nhà báo, nhu cầu của độc giả, thói quen lựa chọn nguồn tin có ảnh hưởng như thế nào đến việc thông tin có chứa định kiến giới trên BMĐT?

Luật Bình đẳng giới của nước CHXHCN Việt Nam đã nêu rõ, định kiến giới là nhận thức, thái độ và cách đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Chính sự bất bình đẳng này đã chi phối việc trao

quyền cho phụ nữ dẫn đến hạn chế vai trò của người phụ nữ trong việc tham gia các hoạt động xã hội trong khi họ có rất nhiều tiềm năng.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ”.

Căn cứ vào các yếu tố trên, có thể khẳng định, việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT (nếu có) thì là do sự yếu kém trong phông văn hóa của nhà báo và sự yếu kém trong năng lực hoặc buông lỏng quản lý của tòa soạn, là những lỗi mang tính chủ quan, không phải là biểu hiện chung mang tính đặc thù của báo mạng điện tử nói riêng và báo chí truyền thông nói chung.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động báo chí cho thấy việc để xảy ra sai sót trên loại hình báo mạng điện tử thường xuyên xảy ra hơn so với các loại hình báo chí khác, một phần là do đặc thù của báo điện tử. Bên cạnh đó, vẫn cá biệt tồn tại một vài nhà báo, đơn vị báo chí chạy theo xu hướng “giật tít, câu view” tạo ra những sản phẩm báo chí thỏa mãn thị hiếu tầm thường của độc giả mà đánh mất đi vai trò định hướng thông tin của mình.

Do đó, việc lựa chọn nguồn tin chính thống đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với độc giả, nhất là trong bối cảnh vấn nạn “fake news” tràn lan hiện nay. Cuộc chiến chống tin giả, tin xấu độc hiện nay đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cũng như từ mỗi người dân.

5. Khi viết tin bài, đặc biệt là các mảng đề tài liên quan đến bình đẳng giới như hôn nhân - gia đình, chân dung lãnh đạo nữ, bạo lực gia đình…, ông/bà có ý thức về việc phải thể hiện như thế nào để tránh nguy cơ định kiến giới không? Có khi nào ông/bà thay đổi nội dung/cách thể hiện tin bài để đạt được nhạy cảm giới?

Tuy không phải là mảng chính theo dõi, nhưng mỗi khi thực hiện tin, bài liên quan tới bình đẳng giới tôi luôn ý thức được cần tránh những chi tiết có thể dẫn đến nguy cơ định kiến giới. Tôi sẽ đặt mình vào vị trí của nhân vật khi khai thác nguồn tin, luôn đặt câu hỏi ngược để kiểm tra: Nếu nhân vật là nam, câu hỏi có như vậy không?

Nếu coi nhạy cảm giới là việc nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.

Nếu mệnh đề trên là đúng, thì cá nhân tôi cũng sẽ cân nhắc về nội dung cũng như cách thể hiện để đạt nhạy cảm giới, nhằm thể hiện tin, bài hấp dẫn, thu hút độc giả, cũng như đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất tới đối tượng tiếp nhận (target audience).

6. Theo ông/bà thì có cần phải tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn riêng trong tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên để tránh các lỗi định kiến giới trong tin bài không? Tại sao? Mức độ và tính chất của các chương trình tập huấn nên như thế nào thì có hiệu quả?

Tôi cho rằng việc tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn riêng trong tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên để tránh các lỗi định kiến giới trong tin bài là thực sự cần thiết, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh thúc đẩy bình đẳng giới, phù hợp với xu hướng tiến bộ trên thế giới.

Về mức độ và tính chất của các chương trình tập huấn, để đạt hiệu quả thực sự cần phải có sự tham vấn của các chuyên gia và các cơ quan chuyên môn, cũng như sự quan tâm hưởng ứng từ các cơ quan báo chí, từ phóng viên, nhà báo.

7. Ông/bà có đề xuất giải pháp gì để hạn chế thông tin định kiến giới trên BMĐT, xét trên các khía cạnh như: đối với nhà báo, đối với cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí, độc giả…?

Để giảm thiểu thông tin mang tính định kiến giới trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, cần nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng, nghiệp vụ của nhà báo, phóng viên thông qua các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc các kênh thông tin chuyên đề, diễn đàn trao đổi,…

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần quan tâm hơn, tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của nhà báo, phóng viên, biên tập viên; cũng như bảo đảm thực hiện quy trình xuất bản một cách chặt chẽ, có trách nhiệm; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới,…

Đối với các cơ quan quản lý báo chí, bên cạnh nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý nhà nước, cần có các kênh thông tin chuyên đề, có hướng dẫn cụ

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024