Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 28

thể về bình đẳng giới; tăng cường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về vấn đề này.

Đối với độc giả nói chung, cần tự nâng cao khả năng đề kháng, miễn nhiễm với các thông tin sai, thông tin xấu độc; lựa chọn các nguồn tin chính thống để từ đó trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng hữu ích.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!


Phiếu PVS số 06:


I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

- Tên: Thương Huyền

- Tuổi: 40

- Giới tính: Nữ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

- Cơ quan công tác: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Thâm niên công tác: 15 năm

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 28

- Mảng/ lĩnh vực/chuyên mục phụ trách, nghiên cứu: Văn hoá

II. Thông tin nghiên cứu

1. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ đạt được bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay?

Bình đẳng giới có thể hiểu là tình trạng không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính về quyền, trách nhiệm và cơ hội. Nhờ vậy, nữ giới và nam giới được tôn trọng ngang nhau, được tiếp cận các nguồn lực như nhau, được thụ hưởng thành quả như nhau, có cơ hội và điều kiện như nhau để nhận biết được các quyền con người của mình và khả năng đóng góp của bản thân vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội của đất nước.

Xét theo các tiêu chí kể trên, có thể thấy tình trạng bình đẳng giới ở nước ta đã có nhiều tiến bộ trong khoảng vài thập niên gần đây, nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến, thậm chí gia tăng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan tâm của xã hội. Lao động, việc làm trong khu vực phi chính thức, tác động của biến đổi khí hậu và hạn chế trong tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội đã ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân, trong đó phần đông là người nghèo, phụ nữ. Bất bình đẳng xã hội bao hàm bất bình đẳng giới trong nhóm các dân tộc thiểu số, nhóm thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn vẫn đang là vấn đề nổi cộm.

2. Theo ông/bà báo chí nói chung và BMĐT nói riêng có vai trò như thế nào trong việc tuyên truyền bình đẳng giới?

Trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng thì BMĐT là loại hình ra đời muộn nhất nhưng lại đang chiếm ưu thế vượt trội trong việc chuyển tải thông tin nhanh nhất đến công chúng. Do những thành công và cải tiến về mặt kỹ thuật và phương tiện chuyển tải mà có thể thấy rằng internet nói chung và BMĐT nói riêng là công cụ tiện lợi nhất để chuyển tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh nhất đến với không chỉ một vài chục người, vài trăm người mà là hàng triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt địa lý.

Chức năng cũng như nhiệm vụ của báo chí nói chung và BMĐT nói riêng không chỉ là chuyển tải những thông tin thời sự đến công chúng mà còn phải bám sát những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức xúc, tạo ra dư luận và định hướng dư luận theo hướng tích cực. Với chức năng ấy, vai trò của của báo chí nói chung và BMĐT nói riêng đối với vấn đề tuyên truyền về bình đẳng giới là hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, trong định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự tham gia chủ động và chung tay hành động của cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới.

3. Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay còn mang nặng định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới... Ý kiến đánh giá của ông/bà về nhận định này? Nếu đồng tình với nhận định này, ông/bà có thể chỉ ra các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT theo quan điểm của mình?

Việc tin bài trên BMĐT mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình… vẫn đang là một hạn chế trong công tác truyền thông về bình đẳng giới hiện nay. Tuy nhiên, nếu nhận định thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay còn mang nặng định kiến giới thì không hoàn toàn xác đáng, bởi như vậy vô hình chung chúng ta đã phủ nhận những nỗ lực đáng ghi nhận của hệ thống báo chí nói chung và BMĐT nói riêng nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong thời gian qua. Các cơ

quan báo chí, trong đó có BMĐT đã tích cực phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới...

Để đánh giá cụ thể về định kiến giới trên BMĐT hiện nay cần có một cuộc khảo sát quy mô, khoa học. Tuy nhiên, có thể thấy định kiến giới trên BMĐT thể hiện rõ rệt nhất trong việc mô tả hình ảnh nữ giới theo khuôn mẫu mà hậu quả của cách mô tả này sẽ gây áp lực giới. Mặc dù báo chí đã có những nhìn nhận tích cực về lực lượng lao động nữ trí thức, nhưng thống kê đã chỉ ra phụ nữ chủ yếu đảm nhận các công việc thuận lợi cho “phái yếu” như văn phòng, y tế, giáo dục, dịch vụ... Nhiều bài viết mặc nhiên thừa nhận những nghề nghiệp lao động chân tay như giúp việc, công nhân, bảo mẫu... là của phụ nữ. Điều này vô hình tạo ra khuôn mẫu trong nhận thức cộng đồng về vị thế và năng lực của người nữ: người nữ có năng lực thấp hơn nam và thường đảm nhận những công việc liên quan đến lao động chân tay, thu nhập thấp. Bên cạnh quan niệm về mẫu hình người nữ ngày một cởi mở, “năng động, bản lĩnh” trở thành những nét tính cách được xã hội coi trọng và báo chí tôn vinh thì những đặc điểm truyền thống như “dịu dàng”, “đảm đang” , “giỏi việc nước, đảm việc nhà” vẫn phổ biến và được xem là tính cách điển hình đáng quý của người nữ. Thậm chí, ngay cả khi khai thác người nữ tham chính, nhà báo cũng hướng ngòi bút theo khuôn mẫu kép với chân dung nữ chính trị gia vừa quyết đoán trong công việc vừa chu toàn trong chăm sóc gia đình. Điều này ít khi gặp ở nhân vật nam có vị trí công việc tương tự. Đi kèm với “dịu dàng, đảm đang”, báo chí còn củng cố khuôn mẫu về vai trò “nội tướng” “người xây tổ ấm”, “người giữ lửa” của phụ nữ. Dù đã bước ra ngoài xã hội với vị thế ngang bằng người nam nhưng ở vị trí nào, nhà báo cũng “không quên” nhắc đến người nữ với tư cách người mẹ, người vợ hoặc em gái, chị gái… tần tảo, giàu đức hy sinh. Hình ảnh của người nữ thường gắn với nhiệm vụ đi chợ, làm việc nhà, chăm sóc người thân trong không gian gia đình, hoặc không gian chợ, siêu thị - là những địa điểm thường dành cho nữ. Khuôn mẫu giới còn thể hiện ở giá trị nữ giới thường được truyền thông xem xét từ vẻ đẹp hình thể. Bên cạnh những nét đẹp khá truyền thống được người Việt coi trọng như đoan trang, kín đáo, nữ tính, nghiên cứu nhận thấy một bộ phận báo chí thường miêu tả người nữ với đặc điểm hình thể hấp dẫn, quyến rũ, gợi cảm. Một mặt, đây có thể xem là những biểu hiện tích cực về mẫu hình người nữ phóng khoáng, tự do và tự tin về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc lạm dụng vẻ đẹp

hình thể của người nữ để thu hút sự chú ý của độc giả lại là bước lùi của bình đẳng giới nói riêng và chất lượng báo chí nói chung.

Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ mô tả nhân vật nữ trên báo chí nếu không cân nhắc cũng có thể sa vào định kiến giới mà đôi khi người viết không ý thức được. Chúng ta dễ thấy, trên báo thường xuất hiện những cụm từ đặc trưng để nói về người nữ. Bản thân những so sánh hoặc ẩn dụ như: “nội tướng”, “người giữ lửa”, “người xây tổ ấm” vô hình khóa trái người nữ trong cánh cửa của gia đình, của sự tận tụy đã được tôn vinh thành thuộc tính, sứ mệnh. Các nhà báo cho rằng việc sử dụng những hình ảnh so sánh hoặc cách nói liên tưởng như “nội tướng”, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, “sau lưng thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của một người phụ nữ” chỉ là cách nói bình thường nhằm tạo ấn tượng. Tuy nhiên, chính thói quen sử dụng ngôn ngữ đó lại tạo ra những văn bản mang tính định kiến về vai trò của người nữ. Bên cạnh đó, việc báo chí duy trì thói quen gán một số cụm từ không mang tính giới cho giới nữ cũng vô tình tạo ra cái nhìn tiêu cực hoặc định kiến đối với giới nữ. Ví dụ như: ô-sin (người giúp việc), mẹ mìn (người bắt cóc trẻ em), má mì (người cầm đầu hoặc quản lý hoạt động mại dâm)...

4. Theo ông/bà, những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì? Theo ông/bà, các yếu tố như: nền tảng văn hóa của nhà báo, nhu cầu của độc giả, thói quen lựa chọn nguồn tin có ảnh hưởng như thế nào đến việc thông tin có chứa định kiến giới trên BMĐT?

Bên cạnh những định hướng đúng đắn, hình ảnh giới, đặc biệt là chân dung nữ giới trên báo chí trong nhiều trường hợp vẫn còn bị miêu tả một chiều, năng lực và vị thế của nữ chưa được báo chí nhìn nhận đúng mức. Nguyên nhân của hiện trạng này một phần là do bức tranh bình đẳng giới trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều mảng tối màu. Với tư cách người ghi chép hiện thực, phóng viên buộc phải phản ánh chân xác những chi tiết của hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận một thực tế là các đơn vị truyền thông chưa coi trọng mục tiêu truyền thông về giới, dẫn đến tần số xuất hiện của hình ảnh nữ trên báo chí còn khiêm tốn. Việc thiếu góc nhìn giới cũng khiến thông điệp truyền thông về bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ trong các tác phẩm báo chí cũng không rõ ràng và quyết liệt. Đội ngũ phóng viên cũng chưa có điều kiện cũng như nhu cầu để cập nhật kiến thức và kỹ năng truyền thông giới. Khuôn mẫu giới, vì vậy, vẫn còn khá phổ biến trên báo chí. Đồng thời, bản thân phóng viên cũng tồn tại định kiến với giới nữ. Nhiều phóng

viên thuộc cả hai giới quan niệm sự phân vai nam - nữ là sự phân công lao động tự nhiên, phù hợp với quy luật của tạo hóa và xã hội. Chính những mầm mống định kiến ấy là nguyên nhân sâu xa của mảng màu bất bình đẳng trên bức chân dung nữ giới trên báo chí hiện nay, trong đó có BMĐT.

5. Khi viết tin bài, đặc biệt là các mảng đề tài liên quan đến bình đẳng giới như hôn nhân - gia đình, chân dung lãnh đạo nữ, bạo lực gia đình…, ông/bà có ý thức về việc phải thể hiện như thế nào để tránh nguy cơ định kiến giới không? Có khi nào ông/bà thay đổi nội dung/cách thể hiện tin bài để đạt được nhạy cảm giới?

Ở trên đã đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới và nhận diện các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT. Đây là cơ sở để người viết tránh nguy cơ tác phẩm báo chí sa vào định kiến giới. Trong trường hợp cần thiết, việc thay đổi cấu trúc, cách thể hiện của tin-bài là cần thiết để đạt được nhạy cảm giới.

6. Theo ông/bà thì có cần phải tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn riêng trong tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên để tránh các lỗi định kiến giới trong tin bài không? Tại sao? Mức độ và tính chất của các chương trình tập huấn nên như thế nào thì có hiệu quả?

Truyền thông có sức mạnh đặc biệt, góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới. Do vậy, kiến thức và kỹ năng truyền thông về giới của các nhà báo là điểm cốt lõi tạo nên sức mạnh này. Vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan tâm hơn,tuy nhiên sự thiếu nhạy cảm của báo chí đối với vấn đề này vẫn đang là một tồn tại. Mặc dù truyền thông đã và đang tham gia tuyên truyền và cố gắng làm giảm định kiến về giới, nhưng cũng có khá nhiều trường hợp vì phóng viên không hiểu bản chất của bình đẳng giới, thiếu sự nhạy cảm trong vấn đề này nên vô tình tham gia vào việc thúc đẩy định kiến. Có một thực tế, những điều tưởng như rất thiện chí của phóng viên trong truyền thông về bình đẳng giới đôi khi lại gây ra tác dụng ngược: thay vì làm giảm đi định kiến về giới thì lại thúc đẩy định kiến. Sự thiếu nhạy cảm của nhà báo trong vấn đề bình đẳng giới đã khiến họ trong một số trường hợp đã vô tình truyên truyền cho những định kiến, cho sự bất bình đẳng về giới mà họ phải là những người có trách nhiệm xóa bỏ.

Bởi vậy, việc củng cố kiến thức về giới, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn riêng trong tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên để tránh các lỗi định kiến giới trong tin bài là việc làm cần thiết góp phần tháo gỡ phần nào những

khó khăn trong việc truyền thông tăng cường bình đẳng giới hiện nay. Qua đó có thể giúp các nhà báo, phóng viên nâng cao nhận thức và vận dụng kiến thức về truyền thông nhạy cảm giới một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu tác nghiệp của mình.

7. Ông/bà có đề xuất giải pháp gì để hạn chế thông tin định kiến giới trên BMĐT, xét trên các khía cạnh như: đối với nhà báo, đối với cơ quan báo chí, cơ quan quản lí báo chí, độc giả…?

Ở góc độ định hướng, các đơn vị báo chí cần nhanh chóng xây dựng chiến lược truyền thông giới và xác định bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch thực hiện tin bài. Đồng thời, để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên và sinh viên báo chí tương lai cần được bổ sung kiến thức và kỹ năng truyền thông giới. Giữa các đơn vị vì sự phát triển phụ nữ và đơn vị truyền thông cũng cần có sự phối hợp trong xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức sự kiện về đề tài bình đẳng giới trên báo chí và tạo điều kiện cho phóng viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết bài về bình đẳng giới. Một số cách sử dụng ngôn ngữ cũng cần được xem xét nhằm tạo ra chuẩn ngôn ngữ báo chí hạn chế định kiến giới.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024