Với Kinh Nghiệm Quản Lý/nghiên Cứu Của Mình, Ông/bà Có Thể Đưa Ra Các Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Tình Trạng Định Kiến Giới Trong Tin Bài Trên Báo Chí -

bài khi đăng tải trên báo chí có cần thiết phải tuân theo các tiêu chí hay nguyên tắc nhất định nào không? Tại sao?

Các cơ quan quản lí về giới, các tổ chức quốc tế về giới… đã xây dựng Bộ chỉ số về giới trên truyền thông. Đây là một tài liệu rất cụ thể, chi tiết để cơ quan báo chí tự đánh giá mức độ đạt được theo từng năm. Tuy nhiên, rất ít cơ quan báo chí triển khai sâu rộng tài liệu này.

6. Với kinh nghiệm quản lý/nghiên cứu của mình, ông/bà có thể đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng định kiến giới trong tin bài trên báo chí - truyền thông, đặc biệt là trên báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay?

Có rất nhiều giải pháp, nhưng có một số giải pháp quan trọng như sau:

- Các cơ quan báo chí phải cụ thể hóa, hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch để thực hiện tốt các chính sách về BĐG.

- Chế độ chính sách cho người làm công tác BĐG cần được cải thiện hơn.

- Tăng cường truyên truyền Luật BĐG một cách thực chất, đồng bộ về Luật BĐG đến tất cả các tầng lớp, các đối tượng trong xã hội.

- Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, học hỏi các nước tiến bộ để tạo ra cái nhìn tiến bộ, thông thoáng về vấn đề BĐG.

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm giới cũng như đội ngũ cán bộ, phóng viên, BTV.

Xin trân trọng cảm ơn ông/bà đã tham dự cuộc phỏng vấn!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phiếu PVS số 02

I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 26

Họ tên: Trần Bá Dung

Cơ quan công tác: Hội Nhà báo Việt Nam Chức danh/Chức vụ: Trưởng Ban Nghiệp vụ Ngày thực hiện phỏng vấn:

Địa điểm thực hiện phỏng vấn: Hội Nhà báo Việt nam - 59 Lý Thái Tổ

II. Thông tin nghiên cứu

1. Ông/ bà có nhận xét gì về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay?

Qua các nghiên cứu xã hội học và những nghiên cứu của các tổ chức chueyen nghiên cứu về giới, có thể khẳng định rằng: Vấn đề BĐG ở VN đã có những tiến bộ nhất định. Liên hợp quốc đánh gái tốt về việc thực hiện chiến lược BĐG ở VN, Báo cáo về phát triển con người năm 2016 cũng đánh giá chỉ số BĐG ở VN khá cao so với thế giới. Bên cạnh đó, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề BĐG cũng thể hiện khá rõ trong Hiến pháp, Luật pháp cũng như các văn bản, chỉ thị dưới luật. Như vậy về mặt nhận thức, chúng ta đã có một quan điểm nhất quán xuyên suốt các thời kỳ lãnh đạo. Đó là điều rất đáng mừng.

- Xin cho biết quan điểm của ông/bà về việc báo chí nói chung và báo mạng điện tử (BMĐT) nói riêng đưa tin về giới và bình đẳng giới hiện nay như thế nào?

Phải khẳng định rằng, báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Chúng ta ko có báo chí tư nhân. Vì thế, lãnh đạo các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, người làm báo của tất cả cá loại hình báo chí, kể cả BMĐT được nhận thức rõ về việc phải tôn trọng vấn đề BĐG, cần đưa tin theo đúng quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, có những tờ báo, bài báo, nhà báo, do vô tình đã chưa hiểu rõ về BĐG, hoặc có thể trong quá trình dịch tài liệu nước ngoài hay đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật đã để xảy ra tình trạng có biểu hiện bất BĐG trong nội dung tin tức. Như vậy, về mặt lý thuyết, ko có nhà báo nào cổ súy cho việc tuyên truyền bất BĐG, nhưng trong thực tiễn, rõ ràng có tồn tại định kiến giới trên báo chí (có thể là một chi tiết, một hình ảnh, một đoạn đối thoại… trong bài báo) mà có lẽ chính người làm báo cũng không ý thức được.

- Từ góc độ của một nhà quản lý, ông/bà có thể chỉ ra vai trò của báo mạng điện tử trong việc thông tin về giới và bình đẳng giới? Các thông tin đó sẽ tác động như thế nào tới công chúng trong xã hội?

BMĐT có thể nói là phương tiện đi đầu trong các loại hình báo chí, có vai trò xung kích trong việc tuyên truyền BĐG. Tính chất tức thời, độ lan tỏa thông tin nhanh chóng trong xã hội cũng như sự tác động mạnh mẽ, trực tiếp của BMĐT đến công chúng.

Nếu làm tốt, việc đưa những đường lối, quan điểm, chính sách của nhà nước như một công cụ tuyên truyền thông qua kênh BMĐT là rất hiệu quả. Những chuẩn

mực về giao tiếp, ứng xử, những nền tảng về văn hóa, đạo đức sẽ được lan tỏa rất nhanh qua kênh BMĐT thông qua sự tương tác mạnh mẽ.

2. Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay còn mang nặng định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới... Ý kiến đánh giá của ông/bà về nhận định này?

Tôi nhất chí với nhận định cho rằng BMĐT VN hiện nay còn tồn tại các tin bài có chứa yếu tố định kiến giới, tuy nhiên mức độ không quá nặng nề. Báo chí cũng đã và đang có ý thức chuyển tải những thông điệp về BĐG, lan tỏa những quan niệm tiến bộ về vai trò, vị trí, năng lực của nữ giới.

3. Ông/bà có thể chỉ ra các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT theo quan điểm của ông/bà?

Rất nhiều các biểu hiện của ĐKG trên tin tức mà chúng ta có thể nhận thấy. Có thể chỉ ra một số biểu hiện như sau: Thứ nhất, việc đưa hình ảnh phụ nữ trong các tin tức phê phán nhiều hơn nam giới (ví dụ các tin tức về mại dâm chỉ thấy hình ảnh nữ bán dâm mà không bao giờ thấy hình ảnh nam mua dâm). Thứ 2, người phụ nữ vẫn gắn với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình. Thứ 3, quan niệm trọng nam khinh nữ thể hiện trong quan điểm thích con trai vẫn được cổ súy trên báo chí. Thứ 4 là sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo. Thứ 5 là quan niệm phụ nữ không thích hợp làm lãnh đạo bằng nam giới vẫn tồn tại… 4. Theo ông/bà, những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì? Theo ông/bà, các yếu tố như: nền tảng văn hóa của nhà báo, nhu cầu của độc giả, thói quen lựa chọn nguồn tin có ảnh hưởng như thế nào đến việc thông tin có chứa định kiến giới trên BMĐT?

Có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Nguyên nhân khách quan:

- Phần lớn nhà báo xuất thân từ nông thôn vẫn giữ quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”

- Dư luận xã hội vẫn còn tồn tại định kiến, chính điều đó thấm vào tư tưởng của nhà báo. Hàng ngày, hàng giờ, nhà báo vẫn nghe những câu chuyện đó, tiếp xúc với những quan điểm đó, dần hình thành nên trong suy nghĩ của nhà báo là điều đó

là hết sức tự nhiên như hơi thở của cuộc sống, việc phản ánh nó vào trong tác phẩm cũng là điều tự nhiên - chính điều đó làm cho nhà báo vô tình không bắt kịp xu thế thời đại trong việc phản ánh về giới trong tác phẩm của mình.

+ Nguyên nhân chủ quan:

- Nền tảng văn hóa của nhà báo quyết định chất lượng nội dung của tác phẩm báo chí. Điều này là quan trọng nhất. Nếu không có một phông văn hóa đủ dầy dặn, không có hiểu biết sâu rộng về xã hội hiện đại, nhà báo sẽ không đủ nhạy bén để khai thác thông tin một cách nhân văn, tiến bộ vừa hấp dẫn độc giả mà vẫn không vô tình mắc phải những lỗi về mặt chuyên môn nghiệp vụ.

- Việc lựa chọn nguồn tin theo motip có sẵn, quen thuộc khiến cho nhà báo không đủ nhạy bén để phát hiện ra những chi tiết phân biệt giới, thiếu nhạy cảm giới.

- Nhu cầu của độc giả cũng là một yếu tố quan trọng. Độc giả vẫn muốn đọc những gì quen thuộc đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của họ, trong khi nhà báo (đặc biệt là BMĐT) lại chịu áp lực về tiến độ, về lượt xem, lượt thích, lượt chia sẻ, vậy là những tin bài chứa định kiến giới lại có cơ hội xuất hiện nhiều hơn.

5. Cơ quan quản lý của ông/bà có thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử để phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, thông tin tư vấn pháp luật/thông tin sự kiện... về giới và bình đẳng giới không? Nếu có thì việc đó được triển khai như thế nào? Có người phụ trách, chuyên trách về vấn đề này không thưa ông/bà?

Mỗi năm Hội nhà báo tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhà báo, tuy nhiên chỉ tập trung vào các chuyên môn nghiệp vụ sâu chứ không tập huấn riêng về vấn đề BĐG. Hội cũng có các chương trình tập huấn liên quan đến chủ đề giới như: Cách thức viết bài về người phụ nữ xây dựng nông thôn mới, Hình ảnh người phụ nữ trong đời sống hiện đại, Cách làm phim về phụ nữ nông dân… nhưng chuyên biệt về chủ đề BĐG thì lại là lĩnh vực của các tổ chức khác chuyên về giới. Mặt khác, số lượng các nhà báo tham gia vào các lớp bồi dưỡng này cũng không nhiều, mỗi lớp chỉ 16 - 20 người.

6. Theo quan điểm của ông/bà thì để tránh tình trạng định kiến giới, các tin bài khi đăng tải trên báo chí có cần thiết phải tuân theo các tiêu chí hay nguyên tắc nhất định nào không? Tại sao?

- Cơ quan báo chí, người làm báo rất cần phải nắm rõ luật báo chí, luật BĐG và các

luật liên quan khác như luật HNGĐ, luật phòng chống Bạo lực GĐ…

- Nhà báo cần đặt yêu cầu về đạo đức của người làm báo lên hàng đầu để ứng xử nhân văn hơn với nguồn tin, giữ vững đạo đức của một người làm báo, của một công dân, tránh những cách đưa tin phê phán nặng nề, thậm chí mạt sát, vùi dập khiến cho người phụ nữ gặp khó khăn hoặc không còn cơ hội quay lại cuộc sống cộng đồng.

7. Với kinh nghiệm quản lý/nghiên cứu của mình, ông/bà có thể đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng định kiến giới trong tin bài trên báo chí - truyền thông, đặc biệt là trên báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay?

- Củng cố và nâng cao nhận thức của phóng viên, biên tập viên và Ban lãnh đạo báo về vấn đề BĐG theo đúng chủ trương của Đảng

- Mỗi nhà báo cần phải có cẩm nang “Những điều tuyệt đối không mắc phải” để tránh mắc sai lầm, khi nghi ngờ tin bài của mình có thể tiềm ẩn nguy cơ phân biệt giới, định kiến giới, cần kiểm tra lại bằng các hình thức khác nhau như tra tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia…

- Tự trau dồi, nâng cao kiến thức về xã hội hiện đại, nâng cao phông nền văn hóa để nhìn cuộc sống nhân văn hơn, hướng tới những giá trị tốt đẹp, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội

-Chú trọng nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm tránh sử dụng những từ, cụm từ, hình ảnh để câu view (đặc biệt là cách đặt tít bài), vô tình lại mắc lỗi định kiến giới.

Xin trân trọng cảm ơn ông/bà đã tham dự cuộc phỏng vấn!

2. Dành cho đại điện lãnh đạo, chuyên gia các cơ quan báo chí Phiếu phỏng vấn sâu số 03

I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

Họ tên: Nguyễn Văn Hải

Cơ quan công tác: Báo Tuổi Trẻ TP.HCM

Chức danh/Chức vụ: Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ điện tử (tuoitre.vn) Ngày thực hiện phỏng vấn: 18-2-2020

Địa điểm thực hiện phỏng vấn: Văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội, 72A Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội (ĐT: 0962.062.289; email: hainv@tuoitre.com.vn)

II. Thông tin phỏng vấn

1. Xin ông/bà cho biết quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề bình đẳng giới?Quan điểm của cơ quan báo chí về vấn đề này?

+ Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề bình đẳng giới được thể hiện qua nhiều văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nhưng cụ thể hóa rõ nhất, đầy đủ nhất là tại Luật bình đẳng giới. Luật bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua năm 2006, trong đó nêu rõ bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (khoản 3, điều 5).

Tại điều 7, luật quy định rõ các chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới gồm: 1/ Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; 2/ Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; 3/ Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; 4/ Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới; và 5/ Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Đối với báo Tuổi Trẻ, chúng tôi không đặt ra quy định riêng về vấn đề bình đẳng giới mà thực hiện đầy đủ theo các quy định của Luật bình đẳng giới, trong đó có 2 khía cạnh: bình đẳng giới trong cơ quan báo Tuổi Trẻ và vấn đề bình đẳng giới trong việc thông tin trên các sản phẩm báo chí.

2. Cơ quan báo chí thường dựa trên định hướng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hay kế hoạch truyền thông cụ thể của cơ quan, hoặc theo yêu cầu nội dung của mỗi số báo để đưa tin về bình đẳng giới. Cơ quan báo chí của ông/bà có kế hoạch hay mục tiêu gì để định hướng trong việc đưa tin về vấn đề này không?

3. Tờ báo mà ông/bà đã/đang phụ trách quản lí có chuyên mục riêng về Giới và bình đẳng giới không? Nếu có thì có người phụ trách riêng không?

4. Các phóng viên này có được đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên biệt cho mảng đề tài này không? Nếu có thì như thế nào? Và có được thực hiện thường xuyên, liên tục không?

-Theo ông/bà thì các phóng viên viết mảng đề tài này có cần thiết phải có những yêu cầu đặc biệt về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên biệt không? Nếu có thì đó là những yêu cầu gì? Tại sao?

+ Báo Tuổi Trẻ về cơ bản không có kế hoạch hay mục tiêu nào riêng để định hướng trong việc đưa tin về bình đẳng giới, mà thực hiện theo các quy định tại Luật bình đẳng giới. Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế (điều 40) và quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình (điều 41 Luật bình đẳng giới) để làm cơ sở đưa tin, phản ánh, đấu tranh với những vấn đề vi phạm bình đẳng giới.

Báo Tuổi Trẻ không có chuyên mục riêng về giới và bình đẳng giới, không có người phụ trách riêng. Các tin bài đề cập vấn đề bình đẳng giới có thể xuất hiện ở tất cả các trang mục/các sản phẩm của Tuổi Trẻ, từ tin tức thời sự, phóng sự, ký sự pháp đình, câu chuyện pháp luật, tổ ấm cho tới giáo dục, văn hóa, thể thao, quốc tế…

Phóng viên viết về bình đẳng giới được đào tạo về báo chí và một số chuyên ngành, tuy nhiên trong quá trình làm việc có được bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên biệt cho mảng đề tài bình đẳng giới thông qua việc tham dự các lớp tập huấn của một số cơ quan, tổ chức như Hội nhà báo VN, các tổ chức phi chính phủ… Mặc dù vậy, các khóa tập huấn này không nhiều và không phải tất cả phóng viên đều có cơ hội tham dự.

Thực ra các phóng viên viết mảng đề tài này nếu có những yêu cầu đặc biệt về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên biệt thì quá tốt, tuy nhiên điều đó khó trên thực tế nên cách vừa làm vừa cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng như chúng tôi đang làm là phù hợp với điều kiện báo chí tại Việt Nam.

5. Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao

hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới. Ông/bà có cho rằng thông tin trên BMĐT tiềm ẩn định kiến giới không? Nếu có thì xin ông/bà hãy chỉ ra những biểu hiện của định kiến giới đang tồn tại trên BMĐT theo ý kiến của ông/bà?

+ Nói BMĐT ở Việt Nam là một phạm vi khá rộng, nên tôi cho rằng nhận định như trên chưa hẳn chính xác, có tờ báo làm tốt, có tờ chưa quan tâm đúng mức. Ít nhất như ở báo Tuổi Trẻ, tôi cho rằng không có chuyện tiềm ẩn định kiến giới như nhận định trên.

6. Theo ông bà những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì?

+ Nếu có chăng, thìviệc tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT bắt nguồn chủ yếu từ việc nhận thức của những người làm nội dung tờ báo đó, từ phóng viên/biên tập viên/thư ký tòa soạn cho đến các thành viên ban biên tập. Chủ yếu do nhận thức chưa tới, không nắm vững các quy định của luật pháp về vấn đề bình đẳng giới…, nói chung là vô tình hoặc hành động theo thói quen ứng xử và suy nghĩ lâu nay, trong đó có những hành xử, suy nghĩ có tính định kiến đối với vấn đề giới.

7. Quý báo có yêu cầu các phóng viên viết bài phải tuân theo tiêu chí hay nguyên tắc nhất định nào khi viết bài để hạn chế nguy cơ định kiến giới không?

Báo Tuổi Trẻ đang xây dựng một bộ quy tắc ứng xử riêng của báo, áp dụng cho mọi thành viên trong cơ quan, từ nội dung đến khối trị sự - kinh doanh, trong đó có những vấn đề mang tính định hướng để anh chị em phóng viên dựa vào đó quyết định hành vi của mình được làm hay không được phép làm, trong đó chúng tôi dự kiến đề cập cả các vấn đề khi đưa tin viết bài về giới, bình đẳng giới, vấn đề người dân tộc thiểu số... Ngoài ra, các khâu biên tập (từ biên tập viên, thư ký tòa soạn…) chúng tôi nắm vững và làm khá kỹ nên hầu như không xuất hiện yếu tố định kiến về giới trên các tin bài của chúng tôi. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi chưa có một quy định riêng nào cho vấn đề này.

8. Toà soạn có thưòng xuyên theo dõi thông tin phản hồi của các bài viết về giới không? Các phản hồi này được theo dõi từ kênh nào? Nếu có theo dõi thì thông tin phản hồi có phục vụ gì cho quý báo không? Tại sao?

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024