Mô Hình Phân Công Lao Động Theo Giới (Theo Mô Hình 24 Giờ Trong Ngày)

vợ thì lập tức sẽ được nghe câu trả lời của đức ông chồng là “She is my wife, that’s what she does” (Cô ấy là vợ tôi, đó là công việc cô ấy làm).

Ở Việt Nam, một trong những người đi tiên phong trong nghiên cứu sự kì thị về giới trong ngôn ngữ là tác giả Trần Xuân Điệp (2002). Tác giả chỉ ra sự kì thị giới tính trong tiếng Việt trên các bình diện như: Cách sử dụng từ ngữ giống và giới mang tính kì thị giới tính, sự mất cân đối về ngữ nghĩa, lối đặt tên, xưng hô và các cách diễn đạt rập khuôn về giới tính. [31, 43].

Áp dụng lý thuyết về sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ vào việc nghiên cứu ĐKG trên BMĐT, chúng tôi sẽ khảo sát để chứng minh giả thuyết: phần lớn những biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ có thể được tìm thấy trong cách thức sử dụng ngôn từ trên BMĐT. Chẳng hạn như: Sử dụng những từ giống đực với mục đích bao gộp như quan hệ thầy trò (mà không phải là quan hệ cô trò), duy trì các khoảng trống từ vựng (lexical gap) như tác giả Trần Xuân Điệp giải thích - hiện tượng dùng thêm từ “đánh dấu về giới” trước các danh từ chỉ nghề nghiệp như nữ giám đốc, nữ tài xế, nữ chính trị gia… về bản chất chính là “sự thiếu vắng các từ để biểu đạt người phụ nữ đảm đương những nghề nghiệp, việc làm được cho là có uy tín xã hội cao, đồng thời là sự thiếu vắng các từ để biểu đạt nam giới với những nghề nghiệp, việc làm được quan niệm là có uy tín xã hội thấp” [31, 43]. Điều này còn thể hiện sự phụ thuộc, yếu thế của phái nữ, biến họ thành vô hình, lép vế, hoàn toàn lệ thuộc vào nam giới.

+ Lý thuyết về vị trí và vai trò xã hội (Social roles and social position)

Simone De Beauvoir, nhà triết học, nhà văn người Pháp (1908 - 1986), nhà sáng lập thuyết Nữ quyền hiện sinh, một bộ phận của học thuyết Nữ quyền hiện đại, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Giới tính thứ hai” (The Second Sex), là một trong những người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “vị trí xã hội” để so sánh với thuật ngữ “vai trò xã hội” của phụ nữ từ góc độ triết học và xã hội học. Xuất phát từ sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới đang tồn tại trong xã hội nam quyền, bà nhận thấy người phụ nữ đã phải chịu nhiều bất công khi chỉ tính đến vai trò của phụ nữ mà không quan tâm nhiều đến vị trí, vị thế xã hội của họ. Dưới góc độ khoa học xã hội học, “vai trò xã hội” xác định những gì cá nhân phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những quy tắc và chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Cuộc sống của cá nhân chủ yếu do nhiều vai trò xã hội khác nhau, do đó họ phải tuân theo một số khuôn khổ có sẵn. Ví dụ: người phụ nữ có vai trò là người sản xuất, người vợ, người mẹ trong gia đình; còn nam giới có vai trò là người sản xuất, người chồng, người cha. Vì vậy, vai trò là tập hợp

các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ mà xã hội đặt ra, gán cho con người. Những vai trò được hình thành dựa theo những đòi hỏi của văn hoá và xã hội. Vai trò của cá nhân là một hoặc nhiều chức năng mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội. Đồng thời, họ cũng nhận được quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của mình.

Thuật ngữ “vị trí xã hội” hoặc “vị thế xã hội” dùng để chỉ địa vị của một người đứng trong cơ cấu tổ chức xã hội, theo sự thẩm định và đánh giá của xã hội đó. Vì vậy, vị thế xã hội của một người là địa vị hay thứ bậc mà người đó có, là cái mà xã hội công nhận xét trong thang bậc xã hội. Mặt khác, sự xếp đặt địa vị của một người hay một nhóm người được bắt nguồn từ những quan điểm của những người khác, những quan điểm này được dựa trên một hệ thống giá trị của cộng đồng.

Vị thế và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, được quy định bởi địa vị của các cá nhân trong giai cấp và các nhóm xã hội mà cá nhân đó là thành viên. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế, vai trò khác nhau trong gia đình, ngoài xã hội… và tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng. Vị thế và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau. Vị thế của cá nhân được xác định bằng việc trả lời cho câu hỏi: người đó là ai? Vai trò của các nhân được xác định bằng cách trả lời câu hỏi: người đó phải làm gì? Vai trò phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào, vai trò ấy). Về nguyên tắc, vị trí xã hội của mọi cá nhân trong xã hội là như nhau, không có sự phân biệt, sắp xếp cao thấp. Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp và phân biệt giới thì điều này tùy thuộc vào lập trường giai cấp và giới tính của cá nhân.

Từ những phân tích trên, Simone De Beauvoir đã đưa ra quan điểm: phụ nữ có vai trò rất lớn trong xã hội là sinh đẻ và nuôi dưỡng các thế hệ, sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, chăm sóc các thành viên gia đình, nhưng vị thế của họ lại rất thấp, bị coi rẻ và phụ thuộc vào nam giới. Sự khác biệt giữa vị thế và vai trò của phụ nữ chính là điểm bất công trong nhận thức và hành vi của xã hội khiến cho sự áp bức giới càng trở nên trầm trọng. S.De Beauvoir khẳng định: làm phụ nữ không phải là một chứng tật và “Tôi không chịu khuất phục ai cả, tôi luôn là người chủ của bản thân tôi”. Phụ nữ không chỉ được sinh ra mà còn phải được tôn trọng.

Đồng quan điểm trên, nhà xã hội học người Mỹ Betty Friedan (1921-2006), thành viên sáng lập của thuyết Nữ quyền tự do, tác giả cuốn “Huyền thoại nữ tính” (Feminine Mystique) [13] cũng đã có những tranh luận nổi tiếng với các

tác giả của thuyết Cấu trúc chức năng (một thuyết lớn của xã hội học hiện đại) phản đối cách phân chia xã hội theo hướng tôn ti trật tự nam quyền của thuyết này, trong đó nam giới là người thống trị, còn phụ nữ là người bị trị.

Khi vận dụng lý thuyết vị trí - vai trò vào tiếp cận giới, giải thích mối quan hệ giữa địa vị của nam và nữ trong các quan hệ xã hội và gia đình, các nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng đã nhấn mạnh khả năng thay đổi địa vị và vai trò, coi đó là yếu tố quan trọng, cơ bản để đạt tới sự BĐG. Khái niệm “tập hợp vai trò” mà Robert Merton đưa ra nhằm đề cập tới việc một người phụ nữ có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò khác nhau - vừa làm vợ, làm mẹ, vừa làm một người giáo viên, một nhà khoa học, vừa là người chăm sóc, nội trợ, cũng là người kiếm tiền… Quan tâm tới khía cạnh nhiều vai trò này, đồng thời ủng hộ việc người phụ nữ có thể tự lựa chọn và quyết định vai trò của mình trong gia đình và xã hội chính là một trong những bước đi quan trọng để đạt tới BĐG.

+Lý thuyết biến đổi xã hội (Social Change)

Các nhà xã hội học theo thuyết biến đổi xã hội định nghĩa: Biến đổi xã hội là một quá trình, qua đó những khuôn mẫu của hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội thay đổi qua thời gian. [113, 119]. Tác nhân của sự biến đổi chính là hành vi của con người thông qua các hoạt động kinh tế, chính trị, các chuẩn mực văn hóa, giao tiếp và giá trị xã hội. Sự biến đổi của mô hình hành vi là kết quả thay đổi của các hệ giá trị, chuẩn mực. Xét từ góc độ giới, lý thuyết biến đổi xã hội coi quan hệ giữa nam giới và nữ giới chính là đối tượng của sự biến đổi xã hội, chính sự biến đổi xã hội đã tác động đến sự biến đổi mối quan hệ giới và ngược lại. Việc nắm bắt được sự biến đổi, phân tích các đối tượng, tác nhân của sự biến đổi là yếu tố quan trọng để tìm ra các chiến lược phát triển, hướng tới các giải pháp tạo dựng sự bình đẳng và công bằng về giới.

Nhìn từ góc độ giới, thuyết biến đổi xã hội cũng chỉ ra rằng, trong các tác nhân của sự biến đổi, văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn văn hóa tinh thần, những thay đổi trong quan niệm nhận thức của con người nói chung và nhận thức về giới nói riêng thường thay đổi chậm hơn những thay đổi có tính vật chất như công nghệ, sản phẩm công nghiệp (John Macionis, 1987). Chính vì lẽ đó, để tạo dựng một xã hội tiến bộ có sự bình đẳng về giới, trước hết phải biến đổi từ những điều kiện về kinh tế, xã hội sang biến đổi văn hóa, chuẩn mực và giá trị.

Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào vấn đề giới và ĐKG trên TTĐC, ta thấy: Biến đổi xã hội là một quá trình mang tính quy luật. TTĐC là một mắt xích

trong quá trình biến đổi ấy. Tuy đó là một quá trình lâu dài, nhưng việc nắm bắt được quy luật để có tác động phù hợp là sứ mệnh của TTĐC trong việc thực hiện các chức năng và nguyên tắc cơ bản của một nền báo chí nhân văn, vì sự tiến bộ xã hội.

+ Mô hình phân công lao động theo giới - Khung phân tích giới Havard:

Đây là mô hình được Viện phát triển quốc tế Havard cùng văn phòng phụ nữ trong Phát triển - WID của Tổ chức Viện trợ phát triển Mỹ - USAID xây dựng nhằm xem xét và đánh giá về vai trò của phụ nữ và nam giới. Theo đó, vai trò trong sản xuất - tái sản xuất - quản lí cộng đồng của phụ nữ và nam giới là khác nhau. [113]. Phụ nữ và trẻ em gái phải làm các công việc sản xuất 8 tiếng một ngày như nam giới và trẻ em trai, song họ đồng thời phải làm các công việc gia đình (sinh sản và nuôi dưỡng) với thời lượng gấp ba lần. Trong khi đó, nam giới và trẻ em trai vẫn được coi trọng hơn về vị trí, vai trò. Những công việc gia đình vốn tiêu tốn phần lớn thời gian nghỉ ngơi, giải trí, tái tạo sức lao động của phụ nữ mặc nhiên được xếp vào danh mục lao động không được trả công.

Bảng 1.1: Mô hình phân công lao động theo giới (Theo mô hình 24 giờ trong ngày)

Hoạt động

Phụ nữ/trẻ em gái

Nam giới/trẻ em trai

Công việc sản xuất Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

8 tiếng

Giao hạt/chăn nuôi

Chăm sóc cây lúa Nghề phụ…

8 tiếng Cày bừa Trồng cây

Nghề phụ…

Công việc gia đình (sinh sản và nuôi dưỡng)

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

Hoạt động 4

Hoạt động 5

6 tiếng


Đi chợ, nấu ăn Chăm sóc, dạy con Chăm sóc thành viên Nội trợ/giặt giũ

Cung cấp nước

Có thể 2 tiếng


Sửa chữa đồ đạc Dạy con học Giao tiếp

Công việc tại cộng đồng Hoạt động 1

Hoạt động 2

Có thể đến 15 phút

Tham dự cuộc họp trong làng Dọn vệ sinh làng xóm

Có thể đến 15 phút

Tham dự cuộc họp trong làng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nguồn: Khung phân tích giới Havard Chúng tôi sẽ căn cứ vào mô hình này để khảo sát, phân tích, đánh giá vị trí, vai trò, năng lực của mỗi giới trong tương quan so sánh, từ đó thấy được các

biểu hiện của ĐKG trong nội dung tin bài trên BMĐT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả luận án đã trình bày cơ sở lý luận và đi sâu tìm hiểu các hệ thống lý thuyết cơ bản liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, làm rõ nội hàm, phạm vi của một số khái niệm cơ bản cũng như cách sử dụng khái niệm trong nghiên cứu vấn đề, từ đó đề xuất những tiêu chí cơ bản nhằm nhận diện tin bài có ĐKG trên BMĐT. Chương 1 cũng làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề BĐG và vai trò của BMĐT nói riêng, truyền thông đại chúng nói chung trong nhiệm vụ truyền thông BĐG.

Hệ thống lý thuyết nền tảng được sử dụng để nghiên cứu là: lý thuyết truyền thông và lý thuyết về giới. Lý thuyết truyền thông xem xét vấn đề trên phương diện nội dung tin tức được thiết lập dựa trên nền tảng tri thức và văn hóa của nhà báo, dựa trên tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ của cơ quan báo chí và định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước; có sức mạnh lớn ảnh hưởng lớn đến nhận thức, điều khiển hành vi của công chúng và định hướng dư luận xã hội. Lý thuyết về giới cung cấp cái nhìn toàn diện, khách quan, khoa học về vị trí và vai trò giới trong xã hội, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, lý giải nguồn gốc của ĐKG trong nội dung tin tức.

Chương này là nền tảng cho việc khảo cứu và phân tích nội dung tin tức về giới và ĐKG trên BMĐT. Từ đó có thể xác định các nguyên tắc, tiêu chí để đánh giá chất lượng của tác phẩm BMĐT về đề tài này dựa trên các đặc trưng riêng biệt về mặt loại hình của báo mạng điện tử. Các luận cứ trong chương này cũng là cơ sở để tiến hành khảo cứu và phân tích số liệu khảo sát phần thực trạng ĐKG trong nội dung tin tức và rút ra kết luận, đề ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu đặt ra.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Mặc dù nhận thức của cơ quan báo chí và của nhà báo về vấn đề bình đẳng giới và ý thức trách nhiệm phải tuyên truyền bình đẳng giới đã có những thay đổi tích cực, kết quả khảo sát và phân tích của nghiên cứu cho thấy, ĐKG vẫn còn tồn tại trong nội dung và hình thức tin bài trên BMĐT.

2.1. Định kiến giới trong nội dung tác phẩm báo mạng điện tử

Các biểu hiện của ĐKG trong nội dung tin bài trên BMĐT được chúng tôi triển khai trên hai khía cạnh cơ bản của khái niệm ĐKG đã được phân tích: ĐKG trong mô tả về đặc điểm (ngoại hình và tính cách, phẩm chất) của nam và nữ; ĐKG khi mô tả về vị thế, vai trò, năng lực của của nam và nữ.

2.1.1. Định kiến giới về đặc điểm của nam và nữ

2.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình:

Không khó để nhận ra sự chênh lệch về tỷ lệ mô tả ngoại hình của nam và nữ trong các bài viết trên BMĐT, đó là nữ luôn được chú ý mô tả ngoại hình nhiều hơn nam. Trong số liệu khảo sát mà chúng tôi thu được, nhân vật trong các tin bài về sắc đẹp, thời trang, thẩm mỹ tới 77% mang giới tính nữ (Xem biểu đồ 2.1). Điều này vô tình củng cố quan niệm truyền thống về giới: Phụ nữ gắn liền với nhan sắc, nam giới gắn liền với tài năng; “Gái ham tài, trai ham sắc”.

Biểu đồ 2.1: Giới tính nhân vật trong tin bài về sắc đẹp, thời trang, thẩm mỹ.

Nguồn NCS tổng hợp từ dữ liệu khảo sát Quan niệm đã là phụ nữ cần có 1

Nguồn: NCS tổng hợp từ dữ liệu khảo sát

Quan niệm đã là phụ nữ cần có ngoại hình đẹp đương nhiên không phải là quan niệm sai trái, cũng như quan niệm đàn ông quan trọng nhất là tài năng là một lối suy nghĩ dễ dàng được chấp nhận bởi số đông. Tuy nhiên, quan niệm này nếu được hiểu một cách cực đoan cũng đồng thời tạo ra những áp lực cho cả hai giới: Những phụ nữ không được may mắn có ngoại hình xinh đẹp sẽ cảm thấy tự ti, thậm chí tự đánh mất những cơ hội của bản thân, còn những người đàn ông bình thường sẽ nghĩ mình kém cỏi. Ở một chiều kích khác, những phụ nữ đẹp cũng thường bị “gán” cho cái mác không mấy dễ chịu như “bình hoa di động”, “chân dài não ngắn”, chỉ dựa vào khuôn mặt để tiến thân…, đàn ông thích phụ nữ đẹp sẽ bị chỉ trích là “đào hoa”, “háo sắc”, “ham của lạ”…

Trong việc mô tả ngoại hình của nhân vật, các bài viết vẫn sử dụng các từ khóa được dành riêng cho mỗi giới khi mô tả vẻ đẹp nam tính/ nữ tính lí tưởng. Theo đó, nam giới đẹp “chuẩn men” theo motip sẽ có khuôn mặt vuông chữ điền, mắt sáng, mũi/trán cao, miệng rộng, da rám nắng, miệng rộng…, còn nữ giới sẽ là khuôn mặt thanh tú, da trắng, tóc dài/mượt, long mi cong dài, mắt to tròn, nụ cười ngọt ngào…; thân hình nam giới phải là cường tráng, rắn rỏi, “sáu múi”, cao ráo, nữ giới phải nóng bỏng, gợi cảm, cân đối, mềm mại…

Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, trong 115 bài viết đề cập đến “thân hình nóng bỏng, cân đối, mềm mại” thì có tới 114 bài viết là mô tả nữ giới. Tương tự như vậy, 48/50 bài viết mô tả nữ giới có đặc điểm “khuôn mặt thanh tú, dịu dàng”.

Các từ khóa sử dụng để mô tả khiếm khuyết/ lỗi về ngoại hình của mỗi giới cũng được sử dụng nhiều một số cụm từ dựa trên cơ sở so sánh khá khuôn mẫu: Nếu giới này mang đặc điểm ngoại hình của giới kia thì đa phần đó là đặc điểm không được hoan nghênh, bị nhìn nhận với thái độ miệt thị, đả kích, không cổ xúy. Chẳng hạn như: Với nam sẽ là “ẻo lả”, “như đàn bà”, “xăng pha nhớt”, “bê- đê”…, với nữ sẽ là “màn hình phẳng”, “”như đàn ông”, “đực rựa”, “như tướng cướp”… Việc mô tả ngoại hình luôn dựa theo các motip sẵn có sẽ làm giảm độ sáng tạo của ngôn ngữ, hạn chế và không chấp nhận sự đa dạng, khác biệt của đối tượng trong thực tế đời sống, khiến cho mọi phá cách trở thành nổi loạn, khó được chấp nhận bởi số đông.

Hình thức như “tấm giấy thông hành” của phụ nữ trong các lĩnh vực nghề nghiệp được coi là địa hạt của nam giới. Ví dụ như nghề phi công. Rất khó tìm được bài viết nào về các nữ phi công mà không đề cập đến ngoại hình của họ

ngay từ tiêu đề: Ba nữ phi công Việt Nam nổi hơn hotgirl (Giadinh, 16/9/2014), Cơ duyên đưa những cô gái xinh đẹp đến với nghề phi công (Giadinh, 13/5/2015), Đội phi công chân dài Việt Nam (Tuoitre, 30/5/2014), Nữ phi công Hàn Quốc xinh đẹp trên đường bay Việt Nam (VnE, 9/3/2015)… Trong lĩnh vực thể thao cũng có hiện tượng tương tự. Bài viết: Eugenie Bouchard: Công chúa băng giá của làng banh nỉ (VnE, 3/7/2014) nhấn mạnh: “Trước khi có được chuỗi thành tích ấn tượng, Bouchard gây chú ý với người hâm mộ bởi vẻ ngoài trong sáng và xinh đẹp. Cô sớm lọt vào mắt xanh của hàng loạt thương hiệu thể thao và thời trang”. Một bài viết khác về nữ vận động viên quần vợt này - Hoa khôi quần vợt khoe sắc với váy mỏng (VnE, 3/1/2015) viết: “Bouchard không chỉ thu hút giới hâm mộ bằng sắc đẹp mà còn bằng cả tài năng”. Sẽ ra sao nếu tác giả thay đổi cách viết một chút, chẳng hạn như: “Không chỉ thuyết phục người hâm mộ bằng chuỗi thành tích ấn tượng, Bouchard còn gây chú ý bởi vẻ ngoài trong sáng và xinh đẹp”; Hoặc: “Nữ vận động viên thu hút người hâm mộ bằng tài năng và cả sắc đẹp của mình”? Chắc chắn, cách viết này sẽ không mang đến cho người đọc cảm giác nếu không có sắc đẹp thì tài năng của nữ vận động viên quần vợt kia có lẽ đã không tỏa sáng đến thế. Rõ ràng, diễn ngôn luôn có khả năng mang lại cho chúng ta những thông điệp vượt ra ngoài câu chữ, và định kiến là vấn đề của cách nhìn, cách đánh giá. Cách viết của bài báo về nữ vận động viên mang lại cảm giác thành tựu của cô ấy không hoàn toàn do tài năng mà có. Ngay cả tiêu đề: “Hoa khôi quần vợt khoe sắc với váy mỏng” cũng hàm chứa những thông tin ngoại vi không phù hợp và khá nhạy cảm.

Cách thức mô tả ngoại hình người nổi tiếng trong các tin bài giải trí tồn tại khá nhiều biểu hiện định kiến giới. Dễ dàng nhận ra một số chủ đề được ưa thích của BMĐT khi khai thác tin bài về ngoại hình của người nổi tiếng: Nếu không phải là “bắt lỗi” người nổi tiếng trong cách ăn mặc, trang điểm thì sẽ là tập trung mô tả sự hở hang, gợi cảm; nếu không phải là “soi” việc người nổi tiếng sử dụng hàng hiệu đắt tiền hay phẫu thuật thẩm mỹ, thì sẽ là “bóc phốt” dung nhan trong quá khứ hoặc bóc mẽ chuyện đời tư của họ và người thân trong gia đình…

Trong các chủ đề này, nổi bật nhất có lẽ là việc tập trung mô tả sự hở hang, gợi cảm của các sao nữ. Những cái tít như thế này dễ dàng được tìm thấy trên trang đầu cũng như các chuyên mục giải trí của các trang BMĐT: Mỹ nhân Việt nào khoe vòng một sexy nhất dịp đầu năm? (Giadinh, 22/02/2016), Nữ ca sĩ gây sốc vì gần như khỏa thân trên thảm đỏ (Giadinh, 03/6/2014),Trào lưu 'tự sướng'

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024