Mô Hình Cơ Chế Tác Động Của Báo Chí Đối Với Dư Luận Xã Hội

thông điệp của báo chí, tăng tính hấp dẫn và thuyết phục công chúng. Các thông điệp về giới trên BMĐT có khả năng tác động đến độc giả một cách đa chiều, hấp dẫn bởi tính khách quan, chân thực, độ tin cậy và khả năng thuyết phục của thông tin.

- Thứ hai, các tin bài về giới trên BMĐT được cập nhật tức thời, phá vỡ tính định kỳ của báo chí truyền thống. Nhờ ưu thế vượt trội này mà BMĐT có thể cập nhật nhanh chóng tin tức, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và đời sống, không giới hạn bởi không gian và thời gian, đưa đến cho độc giả cơ hội được sống cùng sự kiện, theo dõi từng diễn biến của sự kiện, trải nghiệm những hoàn cảnh, những xúc cảm của nhân vật trong tin bài, từ đó có những đánh giá, nhận thức của riêng mình.

- Thứ ba, tính tương tác vượt trội giúp công chúng của BMĐT có thể bày tỏ quan điểm, đánh giá, nêu ý kiến, hay phản hồi, cung cấp thêm thông tin, trao đổi với các độc giả khác về các vấn đề được nêu ra ở tin bài một cách nhanh chóng, dễ dàng. Thông tin trên BMĐT không mang tính một chiều giúp cho công chúng không bị thụ động trong việc tiếp nhận thông tin, thậm chí chính những trao đổi của độc giả lại có thể trở thành những đề tài mới để người làm báo tiếp tục khai thác. Khả năng tương tác giữa độc giả và toà soạn, độc giả với nhà báo, độc giả với độc giả một cách dễ dàng, nhanh chóng chính là ưu thế giúp cho các thông điệp truyền thông về giới của BMĐT lan tỏa mạnh mẽ và khắc sâu trong nhận thức của công chúng.

- Thứ tư, BMĐT có khả năng lưu trữ thông tin lớn, dễ dàng khai thác, tìm kiếm thông tin tựa như một thư viện khổng lồ. Không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng chương trình như các loại hình báo chí khác, toàn bộ thông tin trên BMĐT được lưu trữ một cách có hệ thống dưới dạng đĩa từ trên server, người đọc có thể xem hoặc tải về bất kể thời gian nào, không chỉ các tin bài hiện tại mà cả những tin bài trong quá khứ. Việc tìm kiếm thông tin trên BMĐT hết sức dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm theo từ khóa, theo ngày tháng cũng như thông qua các đường link tạo thành những siêu liên kết về cùng một chủ đề. Độc giả có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu các tin bài về hôn nhân, gia đình, về bạo lực giới, về cơ chế chính sách thúc đẩy BĐG… khi các tin bài đó được cập nhật trên BMĐT.

- Cuối cùng, lực lượng công chúng đông đảo cả ở trong nước và nước ngoài trên môi trường internet chính là một đặc trưng quan trọng giúp BMĐT chứng tỏ

thế mạnh của mình trong việc truyền thông về giới. Theo số liệu thống kê năm 2015 của WeAreSocial, Việt Nam hiện có 41 triệu người dùng internet, chiếm 45% tổng dân số cả nước, trong đó mỗi người trung bình sử dụng 5 tiếng một ngày để sử dụng các thiết bị kết nối internet. Lực lượng công chúng đông đảo này giúp cho thông tin về giới trên BMĐT lan tỏa mạnh mẽ. BMĐT trở thành diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu trao đổi không chỉ đối với độc giả trong nước mà còn là độc giả quốc tế, kiểu bào nước ngoài

Với những ưu thế nổi trội về mặt loại hình, BMĐT là loại hình báo chí thể hiện vai trò tiên phong trong việc phổ biến thông tin về giới, giúp công chúng có nhận thức, hiểu biết, tin tưởng và hành động theo mục đích của thông điệp truyền thông.

1.5. Lý thuyết nghiên cứu

1.5.1. Lý thuyết truyền thông đại chúng

Để lý giải cặn kẽ vấn đề ĐKG trên BMĐT, chúng tôi vận dụng các lý thuyết truyền thông sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

+ Truyền thông đại chúng và những tác động lên công chúng - Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda setting theory):

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông đối với các cử tri tại North Carolina, Mỹ, Maxwell Mc-Combs và Donald Shaw năm 1972 [170] đã chỉ ra rằng nếu truyền thông tập trung vào những vấn đề nào, thì cử tri sẽ cho rằng những vấn đề đó là quan trọng. Từ phát hiện này, hai học giả đã xây dựng nên lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda setting), nhấn mạnh vai trò của TTĐC trong việc tác động lên nhận thức của công chúng cũng như gây ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 10

Lý thuyết của McCombs và Shaw hay nhiều lý thuyết về tác TTĐC khác đều được xây dựng trên nguyên lý cơ bản, đó là chỉ có một số ít kiến thức về thực tế xã hội (social realities) của công chúng là đúc kết từ kinh nghiệm trực tiếp, còn lại phần lớn những kiến thức của mỗi cá nhân được tích luỹ từ các nguồn thông tin đại chúng. Những thông tin đó thường đến từ những nguồn TTĐC như báo chí, truyền hình hay phát thanh. Những thông tin qua các kênh truyền thông này có thể có những tác động đến nhận thức, tâm lý hay hành vi của công chúng. Chẳng hạn, hai học giả là Maria Eliz-abeth Grabe & Dan Dre (2006) đã chứng minh rằng đọc, nghe, hay xem tin tức an ninh, tội phạm có thể gây tâm lý lo lắng, sợ hãi của công chúng, ảnh hưởng đến đánh giá của họ đối với hiệu quả

công việc của lực lượng an ninh, đồng thời khiến họ tăng cường các biện pháp đề phòng tội phạm.

Đối với những định kiến xã hội là vấn đề gần gũi với chủ đề trọng tâm của nghiên cứu này, các học giả truyền thông ở nhiều nước trên thế giới cũng đã chứng minh được truyền thông không những có thể “tạo ra” mà còn có thể duy trì và củng cố các định kiến. Ví dụ, Lori Ivring (1990) [176] phát hiện ra rằng tiếp xúc với các sản phẩm truyền thông đưa tin về người mẫu có thể khiến cho phụ nữ cảm thấy mặc cảm về cơ thể, thiếu tự tin về bản thân. Hơn thế, thông qua các thông tin và hình ảnh về những người mẫu, nội dung truyền thông của các tạp chí, các chương trình truyền hình góp phần tạo ra những tiêu chí để xác định thế nào là vẻ đẹp chuẩn của nam và nữ trong xã hội, ảnh hưởng đến việc đánh giá hình thức của phái nữ. Nói cách khác là TTĐC đã góp phần tạo ra các khuôn mẫu xã hội về thẩm mỹ.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những bằng chứng về ĐKG trong các sản phẩm TTĐC, cũng như ảnh hưởng của các nội dung thiếu nhạy cảm giới này đối với nhận thức về giới của công chúng. Ví dụ, phân tích các chương trình đối thoại trên các kênh truyền hình trong ngày chủ nhật tại Mỹ, Baitinger nhận thấy trong tổng số 1,007 nhân vật khách mời trong vòng ba năm từ 2009 đến 2011 bao gồm cả các nghị sĩ, chuyên gia v.v. chỉ có 228 người là nữ, chiếm tỷ lệ 23%. Trong nghiên cứu về nguồn tin báo chí, Amstrong và Nelson đã phát hiện ra rằng, việc báo chí thường sử dụng nguồn tin nam giới nhiều hơn nữ giới có thể củng cố các định kiến giới trong công chúng. Dựa trên kết quả này, hai nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng thường xuyên đưa tin về đàn ông trong các vai trò lãnh đạo, còn phụ nữ là những những người bị lãnh đạo sẽ khiến khán giả, độc giả và thính giả tin vào một hệ thống xã hội thiếu bình đẳng về giới. (Dẫn theo Vũ Tiến Hồng, [58,19])

+ Thế giới bị “đóng gói” - Lý thuyết đóng khung (Framing theory):

Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đóng khung” vào năm 1974 trong cuốn Frame analysis: An essay on the organization of experience (Nghiên cứu khung: Một bài luận về tổ chức kinh nghiệm). Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộc sống của họ” [150, 21]. Sự đóng khung được hiểu là quá trình tổ chức các kinh nghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng

trong sự tham chiếu tới những nhận thức sẵn có. Sức mạnh của việc đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phải viện tới các hệ thống quen thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức, huyền thoại v.v. để có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳ trong đời sống xã hội.

Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chức kinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết này cho lĩnh vực hẹp hơn là TTĐC. Trong bài phân tích về di sản của Goffman, Gamson William cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là “gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên. Cả nhà báo lẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện”. Theo Gamson, việc đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh. Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói”. Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” của cái thế giới đã-bị-gói kia, giúp “giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét”.

Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thông đại chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman: “Quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience). Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó” [45]

Tiếp cận lý thuyết đóng khung giúp chúng ta nhận thấy: nội dung tin tức được thể hiện trên báo chí như thế nào thì sẽ đóng khung trong nhận thức của công chúng như thế ấy, và thế giới hiện thực tưởng như hoàn toàn khách quan kia được độc giả tiếp nhận qua nội dung tin tức là một thế giới đã được “đóng khung”, đã được nhào nặn bởi cơ chế truyền thông và những người làm truyền thông.

Lý thuyết đóng khung (Framing theory) bổ sung và cụ thể hóa thêm cho lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting theory) và cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn về sự tác động mạnh mẽ của nội dung tin tức lên nhận thức, quan điểm, thái độ, hành vi của độc giả. Điểm nổi bật của hai lý thuyết này là TTĐC có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, các

bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí - truyền thông có khả năng ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng về những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách “đóng khung” chúng bởi những nét nổi bật khác nhau, từ đó tác động và tạo ra sự dẫn đường, định hướng trong tương lai. Liên hệ tới vấn đề ĐKG trên BMĐT, ta có thể nhận định rằng: BMĐT có thể tạo ra và duy trì ĐKG, và trong trường hợp BMĐT có chiến lược định hướng nhận thức của người đọc, nó cũng có thể thay đổi và dần xóa bỏ ĐKG bằng việc sắp đặt những “chương trình nghị sự” mang thông điệp BĐG cho công chúng.

+ Truyền thông thay đổi hành vi - Lý thuyết về Cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội:

Nguyễn Văn Dững trong cuốn Báo chí và dư luận xã hội (2011) đã đưa ra mô hình Cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội.

+


Thực tiễn KHXH

(sự kiện, vấn đề)


Chủ thể (nhà báo)

Ý thức quần chúng (công chúng)

Hiệu lực

Mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả

Nhận thức (chính trị)

Thông điệp (tác phẩm, sản phẩm báo chí


Kênh truyền thông

Thái độ, hành vi


Hiểu biết

Hình 1.1: Mô hình Cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội


Hiệu quả tác động

Nguồn: Nguyễn Văn Dững (2011)

Theo đó, báo chí xuất phát từ thực tiễn kinh tế xã hội để tác động vào nhận thức của công chúng nhằm “tập hợp, thuyết phục, động viên và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua việc góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của con người và các nhóm công chúng xã

hội phù hợp với nhu cầu phát triển” [27, 188]. Vận dụng lý thuyết về cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội vào nghiên cứu vấn đề ĐKG trên BMĐT, có thể nhận thấy mối quan hệ giữa nhà báo với thực tiễn đang vận động là mối quan hệ then chốt, là khâu đầu tiên trong mô hình vận động này. Nhận thức thực tiễn như thế nào, phản ánh thực tiễn như thế nào để vừa phản ánh được bản chất tình hình, xu thế, tiến trình vận động của cuộc sống đang diễn ra, vừa đạt được hiệu quả tác động của báo chí - nghĩa là thay đổi được nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của công chúng/nhóm đối tượng theo hướng phù hợp với sự phát triển? Đối với vấn đề giới, đòi hỏi nhà báo không chỉ am hiểu “môi trường pháp lý” (quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giới và BĐG), mà còn cần am tường truyền thống văn hóa, đạo lý dân tộc, cộng đồng, đề cao giá trị nhân văn tốt đẹp khi nhìn nhận, đánh giá và truyền tải các nội dung liên quan đến giới. Có như vậy, tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí của họ mới tránh được ĐKG, thông điệp truyền thông mà họ mang đến cho công chúng mới mang lại hiệu quả mà bất cứ chủ thể truyền thông nào cũng mong đợi.

+ Nhà báo và quá trình sản xuất tin tức - Lý thuyết “Người gác cổng” (Gate keeping theory)

Truyền thông chính thống có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi của công chúng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên đó mới chỉ là đề cập đến phần “ngọn” của vấn đề. Câu hỏi cho phần “gốc” sẽ là tại sao vẫn tồn tại những sản phẩm có định kiến giới trong nội dung tin tức? Những yếu tố nào tác động đến quá trình sản xuất nội dung truyền thông có định kiến giới? Đây là câu hỏi hướng tới đối tượng quan trọng nhất - chủ thể của chu trình truyền thông - các nhà báo.

Năm 1947, trong cuốn sách Frontiers in Group Dynamics: II. Channels of Group Life, nhà nghiên cứu Kurt Lewin lần đầu tiên đưa khái niệm “người gác cổng” vào lĩnh vực truyền thông và chỉ ra rằng, trong hoạt động truyền thông, các nhóm luôn tồn tại một số “người gác cổng”, trong đó chỉ có những nội dung thông tin phù hợp với quy định của nhóm hoặc tiêu chuẩn giá trị của “người gác cổng” mới được đưa vào kênh truyền thông. Đến năm 1950, chuyên gia nghiên cứu truyền thông người Mỹ D.M.White đã đưa khái niệm này vào trong lĩnh vực nghiên cứu báo chí và đề xuất mô hình “gác cổng” trong quá trình sàng lọc tin tức. Theo D.M.White, trong xã hội tồn tại rất nhiều thông tin và đầu mối thông

tin, hoạt động sản xuất và đưa tin của các hãng truyền thông cũng không thể “có tin là đưa”, mà phải là một quá trình lựa chọn, sàng lọc. Trong quá trình đó, cơ quan truyền thông hình thành một “cổng”, những thông tin được đưa qua “cổng” này và chuyển cho công chúng chỉ chiếm một số rất ít trong nguồn tài liệu, đầu mối thông tin khổng lồ đó. (Dẫn theo Nguyễn Thành Lợi) [87]

Năm 1996, trong một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò “gác cổng” tin tức (gatekeeping) của các nhà báo, Pamela Shoemaker và Stephen Reese đã đưa ra một mô hình với 5 cấp độ khác nhau. Đầu tiên, ở cấp độ cá nhân có các yếu tố như nhận thức, tuổi tác, giáo dục, tôn giáo, văn hoá, giá trị cá nhân v.v.. Cấp độ thứ hai là các thói quen nghề nghiệp trong việc khai thác và xử lý nguồn tin. Thứ 3 là cấp độ toà soạn/tổ chức như các quy định của tổng biên tập, những người quản lý, tôn chỉ mục đích của tờ báo. Cấp độ 4 là các yếu tố đến từ bên ngoài như độc giả, các công ty quảng cáo, hay nguồn tin. Cấp độ cuối cùng là hệ thống chính trị, lí tưởng nghề nghiệp của các nhà báo. [58]. Đối với mỗi vấn đề khác nhau, mức độ tác động cũng như thứ tự ưu tiên của các cấp độ sẽ khác nhau.

Chúng tôi áp dụng lý thuyết “người gác cổng” trong một phần nghiên cứu thông qua phương pháp phỏng vấn sâu các nhà báo nhằm tìm hiểu xem trong năm cấp độ ảnh hưởng nêu trên, yếu tố nào tác động mạnh nhất đến sự tồn tại của các nội dung chứa ĐKG trong nội dung tin tức.

1.5.2. Lý thuyết về giới

Ở Việt Nam, trong khi quan niệm về gia đình có truyền thống lâu dài thì quan niệm về giới là một quan niệm tương đối mới. Có thể nói khái niệm giới mới được đưa vào Việt Nam trong những năm cuối của thập niên 80. Trước đó chỉ có một khái niệm giới tính để chỉ những đặc trưng của nam và nữ mà không phân biệt đặc tính đó có bản chất sinh học hay xã hội. Khi khái niệm giới được đưa vào Việt Nam, nó đã nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi. Khái niệm giới ngày càng trở nên phổ biến trong các dự án phát triển, gắn liền với ý tưởng về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giữa nam và nữ - ý tưởng vốn đã bắt rễ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong mấy chục năm qua.

Có rất nhiều lý thuyết về giới đã ra đời cùng với sự phát triển của phong trào nữ quyền và được áp dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, từ chính trị, văn hóa, đến ngôn ngữ, văn học, xã hội học… Liên quan đến vấn đề của luận án,

chúng tôi quan tâm đến một số lý thuyết về giới đã được vận dụng nhiều trong các nghiên cứu xã hội học về giới và TTĐC sau đây:

+ Lý thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới - Sự kỳ thị về giới trong ngôn ngữ.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, không thể không nhắc đến Robin Lakoff với cuốn "Language and woman’s place" (Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ). Trong nghiên cứu mang tính khai phá tiên phong của mình, R.Lakoff muốn hướng đến hai mục tiêu, đó là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới và nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ. [174]

Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn và giới, R.Lakoff tập trung vào phong cách ngôn ngữ giới nữ trong sự so sánh ngầm với phong cách ngôn ngữ của nam giới. Về phong cách ngôn ngữ của nữ giới, R.Lakoff nghiên cứu cách phát âm, cách sử dụng từ, cách sử dụng câu cũng như cách diễn đạt. Dựa vào quá trình xem xét nội quan và khả năng trực giác của mình, R.Lakoff đã đề xuất một nhóm những đặc trưng nổi bật về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt để nhận diện ngôn ngữ của phụ nữ.

Thứ hai, nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn góp phần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị), R. Lakoff đã chứng minh rằng, sự kì thị về nữ giới thể hiện trong ngôn ngữ, đó là: 1. Các từ chỉ nghề nghiệp “có giá trị”, các chức vụ “có vai vế” trong xã hội đều được cấu tạo bằng yếu tố -man (spokerman, congressman saleman, chairman,…), thậm chí ngay từ woman/ women cũng phải có hậu tố man); trong trường hợp mà nữ đảm nhận thì lập tức sẽ thêm yếu tố woman- women/ lady/ female doctor, women/ female lawyer) hoặc có cách cấu tạo riêng để nhận diện (actor/ actress, ambasador/ ambasadress, hero/ heroin); 2. Trong tiếng Anh, cách xưng gọi Mr, Miss, Mirs khiến nguời ta đặt câu hỏi, tại sao nữ giới lại phải phân biệt giữa phụ nữ chưa chồng (Miss) với phụ nữ có chồng (Mirs) trong khi đó nam giới chỉ có một cách gọi Mr mà không có hai cách gọi (hai từ) để phân biệt giữa đàn ông chưa vợ với đàn ông có vợ; 3. Khi sử dụng ở ngôi trung tính, người ta thường dùng he/ his mà không dùng she/ her,ví dụ: Every one is required to remove hisshoes (Tất cả mọi người đều phải bỏ giày); 4. Ở Mĩ, trong các lễ hội, khi giao tiếp, người ta thường hỏi phụ nữ “What does your husband do?” (Xin hỏi, phu quân của quý bà làm gì ạ?), chứ tuyệt nhiên không có ai hỏi “What does your wife do?” (Xin hỏi, phu nhân của quý ông làm gì ạ?); nếu có người hỏi về công việc của người

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024