Chiến Lược Quảng Bá – Tiếp Thị Du Lịch Quảng Ngãi.

S4. Có nguồn thực phẩm tươi dồi dào, giá rẻ.


Từ ma trận SWOT thiết lập trên, ta có các chiến lược dựa trên sự kết hợp của các điểm mạnh, yếu , cơ hội và nguy cơ sau:

- Kết hợp S – O: Sự kết hợp này cho ta các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của ngành du lịch Quảng Ngãi (S) để tận dụng những cơ hội bên ngoài (O). Sau đây là các phương án chiến lược :

Phương án 1: S1, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O4: Chiến lược quảng bá – tiếp thị sản phẩm du lịch Quảng Ngãi đến với du khách và cũng nhằm mục đích quảng bá để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Phương án 2: S5 + O2,O4,O5: chiến lược đa dạng hoá sản phẩm du lịch Quảng

Ngãi để thu hút du khách.

Phương án 3: S1, S2, S5 +O4, O5, O6: Chiến lược Phát triển thị trường.

Phương án 4: S1,S2, S3, S4, S5 + O4: Chiến lược thu hút khách quốc tế từ các nước nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây. ï

- Kết hợp W – O: Cho ta các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong (W) bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài (O). Ta có các phương án chiến lược:

Phương án 1: W2, W4,W6 +O3,O4,O5: Chiến lược liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trên cả nước để thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và khách du lịch cho du lịch Quảng Ngãi.

Phương án 2: W2, W3,W4 +O3, O4: Chiến lược đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

- Kết hợp S –T: Cho ta các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của ngành để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Sự kết hợp này cho ta các phương án chiến lược sau:

Phương án 1: S1, S2, S4, S5 +T5: Chiến lược tăng trưởng theo hướng xâm nhập và phát triển thị trường nội địa

- Kết hợp W – T: Cho ta các chiến lược WT là những chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong (W) và tránh khỏi những mối đe dọa của môi trường bên ngoài. Ta có phương án chiến lược sau: W1,W2,W3,W4,W5+T1,T3,T4: Chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên, để ngành du lịch Quảng Ngãi phát triển theo những quan điểm và mục tiêu đã đề ra ta chỉ lựa chọn những chiến lược khả thi mang tính trọng tâm và cấp thiết nhất để định hướng phát triển cho ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010.

3.2.1 Chiến lược Quảng bá – tiếp thị du lịch Quảng Ngãi.

Công tác quảng bá – tiếp thị hình ảnh du lịch là một trong sáu yếu tố tạo nên sự thành công của ngành du lịch, các yếu tố còn lại như: sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn; giá cả cạnh tranh; sự phối hợp các hành động chặt chẽ giữa các ngành có liên quan với du lịch; sự hưởng ứng nhiệt tình và tổ chức kinh doanh – phục vụ khách du lịch một cách có hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và yếu tố không kém phần quan trọng đó là sự nhận thức đúng đắn và đồng tình ủng họ của xã hội mà nhất là cư dân địa phương. Tuy sáu yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể thiếu hoặc xem nhẹ bất cứ yếu tố nào, tuy nhiên, yếu tố quảng bá – tiếp thị hình ảnh du lịch mang tính chủ quan – thể hiện năng lực và mang tính sống còn đối với một ngành du lịch.

Công tác quảng bá – tiếp thị của ngành du lịch Quảng Ngãi từ trước đến nay vẫn chưa được thực hiện. Chính vì thế mà rất ít du khách cũng như các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên toàn quốc biết đến du lịch Quảng Ngãi với tiềm năng to lớn chưa được khai thác. Vì thế, việc làm cấp bách hiện nay là du lịch Quảng Ngãi phải vạch ra chiến lược tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Quảng

Ngãi đến các khu vực thị trường trong nước và vươn tới thị trường quốc tế.

Song song với việc tìm kiếm cơ hội để xúc tiến du lịch, từng bước xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Ngãi hấp dẫn trong mắt của du khách. Đây là việc làm khó và không phải sẽ thực hiện được ngay mà phải làm từ từ vì để xây dựng được cho mình một “hình ảnh” thì phải du lịch Quảng Ngãi phải làm nhiều việc, trong đó có định hướng xây dựng cho được các sản phẩm du lịch chủ chốt dựa vào thế mạnh về tài nguyên du lịch của mình cùng với các nguồn lực huy động được. Từng bước tạo được niềm tin với khách hàng thông chất lượng sản phẩm du lịch phục vụkhách du lịch.


3.2.2 Chiến lược thu hút và đào tạo nguồn nhân lực .

Thực tế của ngành du lịch Việt Nam nói chung là đang thiếu các chuyên gia du lịch. Hiện nay du lịch Quảng Ngãi cũng đang nằm trong tình trạng chung đó và hơn thế nữa là du lịch Quảng Ngãi còn thiếu cả nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm về kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch ở hiện tại và trong tương lai.

Chính vì thế, hiện tại để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển du lịch, du lịch Quảng Ngãi nên chính sách hợp tác với các chuyên gia du lịch trong để nhờ họ tư vấn cho các bước hoạch định ban đầu. Về lâu dài, nên có kế hoạch thu hút họ về làm việc cho du lịch Quảng Ngãi và phải có kế hoạch liên kết với các trường đào tạo du lịch để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng cho quá trình phát triển lâu dài.


3.2.3 Chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Quảng Ngãi.

Như đã trình bày ở trên, Quảng Ngãi là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên du lịch, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch xanh và du lịch văn hóa. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch Quảng Ngãi chưa được thiết kế thành các sản phẩm du lịch cụ thể mang đặc sắc riêng. Các sản phẩm du lịch Quảng Ngãi hiện được đánh giá là quá đơn điệu và chất lượng kém. Chất lượng của sản phẩm du lịch phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch như các điểm tham quan, chất lượng ăn, ngủ, và các dịch vụ vui chơi giải trí kèm theo. Vì thế để thu hút được khách du lịch đến Quảng Ngãi và kéo dài được ngày khách, du lịch Quảng Ngãi nên có chiến lược thiết kế các tour du lịch đa dạng nhưng phải mang tính độc đáo riêng, phải nâng cao chất lượng dịch vụ các tour du lịch.


3.2.4 Chiến lược thu hút khách du lịch quốc tế thông qua trục hành lang kinh tế Đông – Tây.

- Dự án Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) dự định sẽ đưa vào khai thác vào năm 2005 sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các tỉnh, thành của bốn nước: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam làm ăn giao thương với nhau. Đây là một cơ

hội lớn cho du lịch Quảng Ngãi nói riêng và ngành du lịch các tỉnh miền Trung Việt Nam nói chung vì thông qua tour du lịch hành lang kinh tế Đông Tây được thực hiện chính trên đường số 9, du lịch các tỉnh Miền trung Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội liên kết với các nước này trong kinh doanh du lịch mà trước mắt là liên kết với bảy tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan để họ đưa khách du lịch quốc tế đến với du lịch của các tỉnh miền trung Việt Nam. Hàng năm bảy tỉnh này đón gần một phần ba tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, nhưng các tỉnh này lại quá thiếu tiềm năng du lịch. Trong khi đó ở Miền Trung Việt Nam lại thừa tiềm năng và Người Thái đã tìm thấy những cái họ thiếu nơi đây. Do đó kế hoạch mở rộng không gian du lịch về phía Đông đã được những doanh nghiệp lữ hành Thái phác thảo từ năm 2003. Từ Thái Lan có thể vào Miền Trung Việt Nam bằng đường 8 và đường 9, và điều đáng ngạc nhiên là chỉ mất sáu giờ đồng hồ bằng ô tô theo trục EWEC qua Lào, đến Đà Nẵng – ngắn hơn đường bộ từ Đông Bắc Thái Lan đi đến bất cứ bãi biển nào trên đất Thái Lan. Vì thế các hãng du lịch Thái Lan đang bắt đầu chào tour đi tắm biển ở Cửa Lò, Cửa Tùng, Hội An với giá rẻ vì Việt Nam – Lào – Thái Lan- Myanmar đã bỏ visa du lịch cho nhau. Quảng Ngãi cách Đà Nẵng khoảng 120 km, và mất khoảng 3 giờ đồng hồ đi ô tô, nhưng sắp tới đây đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 133.5 km, từ thị trấn Tuý Loan trên quốc lộ 14 B (Đà Nẵng) đến thị xã Quảng Ngãi sẽ được xây dựng trong nay mai. Đây là dự án có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông vận tải, kinh tế – xã hội của vùng kinh tế động lực miền Trung, nối liền Đà Nẵng với khu kinh tế mở Chu Lai và khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi). Đây là một cơ hội lớn cho du lịch Quảng Ngãi, vì từ sân bay quốc tế Đà Nẵng, có thể đến với Quảng Ngãi bằng con đường này, rút ngắn thời gian lưu thông, thuận tiện cho việc thực hiện chiến lược liên kết vành đai du lịch với Đà Nẵng, và các tỉnh duyên hải Miền Trung với các doanh nghiệp của các tỉnh của 4 nước nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, mà nhất là Thái Lan để đưa khách du lịch quốc tế đến với Quảng Ngãi.


3.2.5 Chiến lược liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trên cả nước:

Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách du lịch của thị trường du lịch hiện nay thì du lịch Quảng Ngãi có sức cạnh tranh yếu, vì du lịch Quảng Ngãi đi sau các ngành du lịch của các tỉnh, thành khác trong cả nước, yếu cả về nguồn lực và kinh nghiệm làm du lịch. Quy mô của ngành du lịch Quảng Ngãi còn rất bé, công nghệ du lịch lạc hậu, lực lượng lao động không đáp ứng nhu cầu phát triển, ... Vì thế việc thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch lớn để thu hút đầu tư để xây dựng các khu vui chơi giải trí,ø xây dựng cơ sỡ hạ tầng, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường là việc làm cấp thiết.

Du lịch Quảng Ngãi nên có chiến lược liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên toàn quốc để thực hiện nối tour du lịch từ các Tỉnh, Thành khác trong cả nước đến Quảng Ngãi và các vùng phụ cận nằm trong cụm du lịch Miền Trung – Tây Nguyên. Thực hiện chiến lược này, du lịch Quảng Ngãi sẽ tiết kiệm

được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc quảng bá sản phẩm du lịch đến du khách, vì du lịch Quảng Ngãi có thể thực hiện quảng bá các sản phẩm du lịch của Tỉnh thông qua các doanh nghiệp lữ hành này vì các doanh nghiệp này đã có quá trình phát triển và đã cũng cố được thị phần của mình và khách du lịch đã biết đến họ. Vì thế thông qua các công ty du lịch có uy tín này việc quảng bá, tiếp thị cho du lịch Quảng Ngãi có hiệu quả nhanh hơn. Các doanh nghiệp lữ hành này sẽ là người gián tiếp giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách cho ngành du lịch Quảng Ngãi.


3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC.

3.3.1 Giải pháp về vốn:

- Nên ưu tiên huy động vốn từ nguồn nội lực, tức từ các doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh. Xác định đây là nguồn lực chính, thực tế có rất nhiều doanh nghiệp và các cá nhân trong tỉnh có nguồn vốn nhàn rỗi và họ than thở là không biết nên đầu tư vào lĩnh vực nào, hầu hết được tích trữ dưới dạng vàng và đưa vào lưu trữ. Để huy động được nguồn vốn này, du lịch Quảng Ngãi cần tổ chức các diễn đàn du lịch và mời họ tham gia để họ thấy được tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh để họ mạnh dạn đầu tư.

- Kế đến là kêu gọi đầu tư từ các nhà doanh nghiệp, các cá nhân là người Quảng Ngãi đang làm việc, sinh sống trong nước và ở nước ngoài. Để huy động được nguồn lực này, ngành du lịch Quảng Ngãi phải biết liên kết với các ngành khác để nắm được các thông tin về địa chỉ liên lạc của ho. Cũng có thể thông qua hội đồng hương Quảng Ngãi ở các nơi đó để có được những thông tin về họ nhanh hơn. Khi đã nắm được các địa chỉ liên lạc, nên tiến hành gửi thư mời họ tham gia các buổi toạ đàm, hoặc các diễn đàn du lịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua báo, đài…. Để tổ chức được các diễn đàn thành công nên mời các chuyên gia du lịch có kinh nghiệm để họ tư vấn trong việc tổ chức các diễn đàn này.

Nên xem nguồn vốn này là cơ bản, và nguồn vốn huy động này sẽ ưu tiên sử dụng cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch, xây dựng các khu vui chơi giải trí, các khu du lịch trọng điểm, nâng cấp các điểm tham qua du lịch, xây dựng cơ sỡ lưu trú tại các khu du lịch lớn,... Chẳng hạn như để đầu tư xây dựng công viên văn hóa, các trò chơi thể thao trên biển cần vốn đầu tư lớn như: nhảy dù trên biển; ca nô (Speed Boat); lướt ván (Ski); mô tô nước (Water moto sport),…

- Vốn đầu tư từ ngân sách nên sử dụng cho việc đầu tư phát triển cơ sỡ vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; phục hồi hai sân bay Nghĩa Kỳ và Chu Lai để phục vụ việc vận chuyển khách thuận tiện, nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng; tôn tạo và bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường du lịch. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này là một yếu tố rất quan trọng, tránh lãng phí, tham nhũng. Cần tổ chức giám sát việc sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.

Để thu hút được sự đầu tư từ các tổ chức, cá nhân đề cập trên, du lịch Quảng Ngãi phải có những ưu đãi thiết thực: miễn tiền thuê đất cho những dự án du lịch lớn, có sử dụng nhiều lao động, hoặc có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong

ít nhất 3 năm đầu hoạt động. Tạo cho các nhà đầu tư những chính sách thông thoáng, đơn giản các thủ tục hành chính để họ có thể hợp tác nhanh nhất.

Du lịch Quảng Ngãi nên mời giám đốc của các công ty du lịch mà mình muốn hợp tác đến Quảng Ngãi khảo sát thực địa và có chính sách hỗ trợ kinh phí, từ 70 đến 100% chi phí cho chuyến khảo sát này. Trong chuyến khảo sát này ta nên mời thêm phóng viên báo, đài đi theo để họ có thể làm các phóng sự thiết thực hơn, hỗ trợ cho việc quảng bá du lịch Quảng Ngãi hiệu quả hơn.


DỰ BÁO CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020.

Đơn vị tính: Triệu USD

Soá TT

Nguoàn Voán

Phương án I

Phương án II

Phương án III

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

2010

2010

2 010

2010

2010

2010


Vốn tích luỹ từ GDP du lịch






1

của các doanh nghiệp du

2,863

11,310

3,087

12,240

3,395

13,560

lịch trong tỉnh ( 10%)

2

Vốn vay ngân hàng và các

5,726

22,620

6,174

24,480

6,790

27,120

nguồn khác ( 20 %)

3

Vốn đầu tư tư nhân ( 10%)

2,863

11,310

3,087

12,240

3,395

13,560

4

Vốn liên doanh trong

10,021

39,585

10,805

42,840

11,883

47,460

nước ( 35 %)


5

Vốn đầu tư trực tiếp


7,157


28,275


7,717


30,600


8,487


33,900

nước ngoài FDI hoặc

liên

doanh với nước ngoài ( 25%)

Tổng cộng 100 %

28,630

113,100

30,870

122,400

33,950

135,600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 7

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.


3.3.2 Các giải pháp quảng bá – tiếp thị du lịch Quảng Ngãi.

Công tác quảng bá, tiếp thị cho du lịch Quảng Ngãi trong thời gian qua chưa được chú trọng, trong khi đây là một công việc hết sức quan trọng đối với sự sống còn của một ngành du lịch. Để công tác quảng bá – tiếp thị du lịch Quảng Ngãi đạt hiệu quả cao mà phải tiết kiệm chi phí và công sức thì việc cần làm đầu tiên của du lịch Quảng Ngãi là phải tiến hành nghiên cứu thị trường để có những chính sách thị trường phù hợp. Cần phải đa dạng hóa sản phẩm nhưng có chú trọng đến tính độc đáo riêng của du lịch Quảng Ngãi, chất lượng sản phẩm du lịch phải phù hợp với

từng thị trường.

- Thứ đến là du lịch Quảng Ngãi phải mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, đặc biệt là trên trường quốc tế và khu vực. Đâûy mạnh công tác qui hoạch và có kế hoạch phát triển du lịch tổng thể, du lịch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Tiến hành đầu tư, nâng cấp cơ sỡ vật chất,hạ tầng, khu vui chơi giải trí và tuyến điểm. Cần phải có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch.

- Việc quan trọng kế tiếp là phải tuyên truyền nâng cao ý thức du lịch, nhận thức văn hóa du lịch trong cộng đồng dân cư địa phương và kể cả cấp lãnh đạo tỉnh. Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa ngành du lịch và các cơ quan liên quan như ngành hàng không, ngoại giao, hải qua, văn hóa, công an,...

- Để hoà nhập với thị trường du lịch trong nước và quốc tế và biến thị trường du lịch Quảng Ngãi thành một bộ phận của thị trường du lịch quốc tế trong nay mai, du lịch Quảng Ngãi phải tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ngãi đến các khu vực thị trường truyền thống và tiến tới các thị trường mới. Để thành công trong công tác quảng bá – tiếp thị du lịch Quảng Ngãi có nhiều giải pháp cần thực hiện, song giải pháp đầu tiên phải làm là phải đẩy mạnh hoạt động marketing quảng cáo thông tin du lịch Quảng Ngãi. Hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt là đòn bẩy cho việc mở rộng thị trường, thu hút khách du lịch, đây chính là cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch.

- Hoạt động marketing quảng cáo thông tin du lịch không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa xã hội. Xét phạm vi trong nước thì hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển du lịch cho các cấp, ngành, làm giảm bớt những tác động tiêu cực của các cộng đồng dân cư đến môi trường thiên nhiên. Còn xét đến phạm vi quốc tế là tăng cường tình hữu nghị sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Hoạt động này bao gồm các công việc sau đây:

+ Trước hết, nên xây dựng cho Quảng Ngãi một Bản đồ du lịch hoàn chỉnh.

+ Thứ hai, Sở du lịch Quảng Ngãi nên phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và đối ngoại của Tỉnh để xây dựng trang Web về du lịch Quảng Ngãi và tiến hành tổ chức xúc tiến đầu tư du lịch.

+ Việc thực hiện những phóng sự chủ đề tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch Quảng Ngãi trên đài phát thanh, truyền hình và tin hàng tháng sẽ là một công cụ rất hiệu quả để quảng bá rộng rãi du lịch Quảng Ngãi. Đây là những công cụ quảng cáo có tác động mạnh tới những người ham muốn đi du lịch. Vì trong quảng du lịch, hình ảnh và màu sắc giữ một vai trò rất quan trọng, hình ảnh và màu sắc tượng trưng cho sản phẩm, nó thể hiện qua mỗi biểu tượng của một vùng, đất nước. Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng và khách hàng thường phải mua sản phẩm đó trước khi được thấy và sử dụng sản phẩm. Vì vậy, hình ảnh và màu sắc phản ánh một phần của chất lượng, tính hấp dẫn của sản phẩm với khách trong việc quyết định mua sản phẩm. Mỗi đất nước, mỗi một điểm du lịch đều có hình ảnh và biểu tượng riêng. Chẳng hạn, khi nói đến Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm; nói đến Quảng Ninh người ta nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long

–một trong những kỳ quan của Thế Giới; nói đến Huế thì làm sao mà du khách quên được những lăng tẩm, những nét kiến trúc cổ kính xưa,… Vậy du lịch Quảng Ngãi phải làm sao để khi nói đến Quảng Ngãi thì người ta nghĩ ngay đến hình ảnh đặc trưng của Quảng Ngãi: Đó là Thiên Ấn Niêm Hà, là Thiên Bút Phê Vân, là Thạch Bích Tà Dương, Cổ Luỹ Cô Thôn hay nhớ đến Quảng Ngãi với những kiến trúc xưa – là những công trình kiến trúc nghệ thuật mang phong cách thời Nguyễn, là những bãi biển đẹp nên thơ….Vì hiện nay khá nhiều khách du lịch kể cả khách trong nước cũng ít biết đến miền đất Quảng Ngãi với tiềm năng du lịch to lớn như vậy. Thông qua kênh truyền hình, thông điệp quảng cáo sẽ được truyền đi rộng rãi đến các đối tượng du khách mà ta cần gửi gắm, từ đó sẽ tạo sự chú ý, quan tâm của du khách, khơi gợi lên trong họ sự ham muốn tìm đến để khám phá vùng đất mới đầy tiềm năng du lịch này.

+ Song song với việc thực hiện những phóng sự phát trên các kênh truyền hình trong nước thì du lịch Quảng Ngãi cũng nên phát hành nhiều ấn phẩm giới thiệu về ngành du lịch của tỉnh như Sở du lịch Quảng Ngãi nên thực hiện liên kết với báo Sài Gòn times để phát hành ấn bản đặc biệt Chào! Quảng Ngãi. Ấn bản đặc biệt này được phát hành song ngữ Anh –Việt để giới thiệu về tiềm năng du lịch Quảng Ngãi đến du khách, cùng với phát hành nhiều tập hướng dẫn du lịch Quảng Ngãi cho du khách. Để các ấn phẩm này đến được tay du khách, ta có thể nhờ đến các đại sứ quán ở Hà Nội và các lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh phát miễn phí cho khách du lịch. Có thể nói đây là cách nhanh nhất để giới thiệu về du lịch Quảng ngãi đến khách du lịch, mà nhất là khách quốc tế, với thời gian nhanh nhất, tiết kiệm nhất.

- Du lịch Quảng Ngãi phải tiến hành chào mời và đơn giản hoá thủ tục, giảm giá tour cho các nhóm quay truyền hình nước ngoài đến Quảng Ngãi, để họ xây dựng những chương trình quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung trong đó có Quảng Ngãi để phổ biến đến đất nước họ. Đây cũng là một hình thức quảng bá du lịch Quảng Ngãi hiệu quả.

+ Du lịch Quảng Ngãi phải chủ động tổ chức các chuyến đi tour làm quen, tour khảo sát du lịch Quảng Ngãi cho các hãng du lịch trong nước để họ biết rõ đến những sản phẩm du lịch đặc sắc của Quảng Ngãi. Từ đó họ mới có thể thiết kế những tour du lịch để đưa khách du lịch đến Quảng Ngãi ngày càng nhiều hơn vì như ta đã biết, tuyến du lịch về Miền Trung tuy có phong phú nhưng chưa có tuyến du lịch nào được thiết kế đến Quảng Ngãi, trong khi đó tiềm năng du lịch Quảng Ngãi lại khá phong phú, đặc sắc chẳng kém gì những vùng lân cận. Hiện cũng có vài tour du lịch về Miền Trung có dừng chân ghé qua một vài bãi biển đẹp của Quảng ngãi như Sa Huỳnh, Mỹ Khê, vì đã có nhiều du khách tự đến đây và họ cảm nhận được nơi đây có bãi tắm lý thú, nhà hàng tươi ngon nên đã truyền miệng với nhau chứ thực sự chưa được ai giới thiệu về những cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Tuy kinh phí của những tour để làm quen này tương đối lớn, nhưng du lịch Quảng Ngãi có thể huy động vốn đóng góp của các doanh nghiệp lữ hành cũng như các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát,…của Quảng Ngãi, vì một khi khách du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2023