Thực Trạng Phỏt Triển Của Ngành Du Lịch Quanỷ G Ngói Những Năm Qua.

Châu; Khu Chứng tích Sơn Mỹ; di tích Chiến Thắng Bình Gia; chứng tích Diên Niên – Phước Bình; Trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ; Nhà lưu niệm Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng; Chứng tích Khánh Gia; Nhà lưu niệm Nguyễn Nghiêm; khu di tích cuộc khởi nghĩa Ba Tơ; di tích cuộc khởi nghĩa Trà Bồng.

Nhóm các di tích kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu là chùa Thiên Ấn, thuộc huyện Sơn Tịnh chùa Ông thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa.

Về văn hóa dân gian , Quảng Ngãi có một số lễ hội tiêu biểu như lễ hội cầu ngư hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông, lễ hội đua thuyền tứ linh rất đặc sắc và thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của Quảng Ngãi có thể khai thác để phục vụ du lịch như: Nghề gốm, dệt chiếu, chế tác sừng, dệt thổ cẩm, làm nước mắm,…Nghề gốm có từ lâu đời, sản phẩm phong phú với nhiều mẫu mã đẹp, tinh xảo, hoạ tiết cầu kỳ,…

Các món ăn đặc sản của Quảng Ngãi cũng cũng khá hấp dẫn đối với đông đảo khách như: mắm nhum (loài nhiễm thể biển) có vị ngon đặc biệt, dùng để chấm rau sống ăn với bún hoặc thịt luột..; món cá bống kho tiêu, canh don, và đặc biệt hơn cả là đặc sản bò khô Quảng Ngãi nổi tiếng được nhiều người ưa thích.

Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú kể trên, du lịch Quảng Ngãi có thể phát triển loại hình du lịch văn hóa và tham quan di tích lịch sử cách mạng, đáp ứng nhu cầu hiện nay của khách du lịch.

2.2 Thực trạng phỏt triển của ngành du lịch Quanỷ g Ngói những năm qua.

Sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ngãi có thể chia làm hai giai đoạn, đó là giai đoạn trước năm 2002 và giai đoạn từ 2002 trở lại đây. Giai đoạn trước năm 2002, du lịch Quảng Ngãi chưa được tách riêng để trở thành một ngành kinh tế thực thụ, lúc bấy giờ nó hoạt động một cách manh nha, doanh thu chủ yếu là từ dịch vụ ăn uống, còn các dịch vụ khác chưa được phối hợp để cùng phát triển. Có thể tóm tắt sơ về tình hình du lịch Quảng Ngãi trước năm 2002 như sau:

Du lịch Quảng ngãi chưa đi vào tâm trí của du khách thập phương, rất ít người biết đến du lịch Quảng Ngãi. Trước mắt phải kể đến 12 danh lam thắng cảnh nổi tiếng một thời, bây giờ mấy ai biết đến, chính vì vậy khi có khách du lịch về đây, thì vấn đề đặt ra là phải đưa họ đi đâu. Do đó mà có không ít khách khi về Quảng Ngãi chẳng ở lại đêm nào. Đó là chưa kể đến nhiều vấn đề phục vụ cho du lịch không bằng các tỉnh khác như: Đường giao thông chưa đảm bảo, các khách sạn, nhà nghỉ chưa đạt yêu cầu cho khách nghỉ ngơi, đặc biệt là đối với khách nội vùng còn có thể giải quyết được, còn với khách Tây, Tàu, … thì tìm đâu ra được một hướng dẫn viên đáp ứng nhu cầu của du khách. Theo thống kê của Sở thương mại – du lịch năm 1995, toàn tỉnh chỉ có 232 phòng nghỉ, cả năm chỉ đón 45.500 lượt khách du lịch, từ đó đến năm 2002, bình quân lượt khách chỉ tăng bình quân doanh thu chỉ đạt 7.3 tỷ đồng. Vài năm sau đó, con số này cũng có tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, nếu nói về các điểm tham quan tuy là nhiều nhưng chỉ ở trong tình trạng “thiên tạo”, như: bãi biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Minh tân Nam, … cùng hàng loạt các thác, suối nước nóng, làng nghề…, các khu di tích lịch sử, …chưa có sự đầu tư đáng kể của con người vào đây, nên dù cho phong cảnh rất đẹp, hùng vĩ nhưng giao thông đi lại khó khăn, chưa có các dịch vụ để phục vụ cho du khách tại các điểm này, do đó chưa thu hút được khách. Đó là những lý do gây nên sự cản trở

đối với sự phát triển của ngành du lịch Quảng ngãi.

- Từ năm 2002 trở lại đây:

Có thể nói, ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực sự được chú trọng và có sự quan tâm đầu tư tương đối lớn của Tỉnh, lúc này các nhà chức trách của Tỉnh đã thực hiện một số đầu tư để tôn tạo một vài địa chỉ du lịch như khu du lịch sinh thái và các khu di tích lịch sử, cách mạng tuy chưa đáng kể. Vì thế, ngành du lịch Quảng Ngãi cũng đã đạt được một số kết quả khả quan, sau đây là thực trạng phát triển du lịch của ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2002 trở lại đây:

2.2.1 Khách du lịch :

Bảng 2.1.Số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi từ năm 1995 – 2003.

Năm

Số lượng khách du lịch

Trong đó

Tốc độ tăng trưởng (lượt khách) (%)

Khách quốc tế

Khách trong nước

Lượt Khách (người)

Ngày khách

Lượt khách (người

)

Ngày khách

Lượt khách (người)

Ngày khách


1995

45.500

45.500

3.340

3.340

42.160

42.160

-

1996

51.270

51.270

2.970

2.970

48.300

48.300

12.68

1997

58.250

69.900

2.850

3.420

55.400

66.480

13.61

1998

60.500

72.600

3.270

3.924

57.230

68.676

3.86

1999

64.500

90.300

3.340

4676

61.160

85.624

6.61

2000

83.000

124.500

4.500

6.750

78.500

117.750

28.68

2001

95.000

142.500

5.200

7.800

89.800

134.700

14.46

2002

102.200

204.400

8.600

17.200

93.600

187.200

7.58

2003

90.000

198.000

6.800

14.960

83.200

183.040

-11.76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 4

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi

Quảng ngãi có tiềm năng du lịch lớn, nếu biết tận dụng và đầu tư hợp lý, sẽ đem lại lợi nhuận không nhỏ cho địa phương. Trong hai năm qua (2002 – 2003), nhờ có sự chú trọng đầu tư ở một số điểm du lịch trọng điểm như khu du lịch Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Minh Tân Nam và một số nơi khác nên ngành du lịch Quảng Ngãi đã đạt được một số thành công: Số lượt khách đã tăng hơn nhiều so với các năm trước đó. Nếu như từ năm 1995 – 1998, mỗi năm toàn tỉnh chỉ đón từ 45.500 đến

64.500 lượt khách du lịch, thì đến năm 2002 số lượt khách đến với Tỉnh đã đạt được

102.200 lượt khách, tăng bình quân 85,81% / năm. Đến năm 2003 do đại dịch SARS nên số lượt khách du lịch đến với Quảng Ngãi có giảm cùng với sự giảm sút chung của ngành du lịch trong nước và trên Thế Giới, tuy thế, số lượt khách đạt được năm 2003 vẫn đạt được 90.000 lượt khách. Đây là bước tăng trưởng vượt bậc, chứng tỏ ngành du lịch Quảng Ngãi đã có những bước đi đúng hướng.

Trong tổng số khách du lịch đến với Quảng Ngãi thì khách quốc tế chiếm trung bình 14.36%, chủ yếu là khách đến từ các nước Châu Á và một số không đáng kể là Việt Kiều về thăm quê hương từ các nước Mỹ, Pháp, Canada,…

Khách nội địa chủ yếu là khách viếng nên số ngày lưu lại bình quân rất thấp, chỉ viếng trong ngày và một số khác đến du lịch từ các tỉnh lân cận. Số khác là các đoàn khách du lịch được các công ty du lịch tổ chức đi ngang qua tỉnh và có

ghé để viếng một số khu du lịch chính của Tỉnh như khu du lịch Sa Huỳnh, Mỹ Khê,…

Số ngày lưu lại của khách quốc tế trong giai đoạn trước năm 2002 chỉ đạt từ 1 – 1.4 ngày, từ năm 2002 trở lại đây con số này cũng có tăng lên nhưng không đáng kể, mới chỉ đạt được bình quân 2 ngày, kết quả này là do các sản phẩm của du lịch Quảng Ngãi chưa thật sự hấp dẫn được du khách, số lượng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì nhiều nhưng chưa được qui hoạch để trở thành các khu du lịch nhằm thu hút khách, các nơi này vẫn còn đang trong tình trạng “thiên tạo” là chủ yếu, vì thế mà khi có các đoàn du lịch từ các nơi khác viếng thăm thì du lịch Quảng Ngãi chẳng biết nên đưa họ đi đâu ngoài các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển như Sa Huỳnh, Mỹ Khê, vì thế đã gây sự nhàm chán cho du khách, đó là nguyên nhân dẫn đến số ngày lưu lại của khách thấp.

Bảng 2.2: Tỷ trọng khách quốc tế đến Quảng Ngãi trong tổng lượng khách đến cả nước:


Năm

Số khách quốc tế đến

Số khách quốc tế đến

Tỷ trọng

Việt Nam (người)

Quảng Ngãi (người)

(%)

1995

1,351,296.00

3,340.00

0.25

1996

1,607,155.00

2,970.00

0.18

1997

1,715,637.00

2,850.00

0.17

1998

1,520,128.00

3,270.00

0.22

1999

1,781,154.00

3,340.00

0.19

2000

2,140,100.00

4,500.00

0.21

2001

2,330,050.00

5,200.00

0.22

2002

2,627,000.00

8,600.00

0.33

2003

2,428,735.00

6,800.00

0.28

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Tỷ trọng khách quốc tế đến Quảng Ngãi còn quá thấp so với tổng lượt khách quốc tế đến cả nước. Điều này cho thấy, du lịch Quảng Ngãi chưa thu hút được khách quốc tế , do vậy trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 cần phải đưa ra các chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

2.2.2 Doanh thu từ du lịch:

Nếu như giai đoạn trước năm 2002, ngành du lịch Quảng Ngãi chỉ đạt được lượng khách thấp như nêu trên, doanh thu đạt được với một con số khá khiêm tốn từ 7,3 – 17 tỉ đồng vào giai đoạn (1995 – 1998), và con số này cũng có tăng lên vào các năm sau đó và doanh thu của ngành du lịch Quảng Ngãi đạt được 43.2 tỷ đồng vào năm 2001 thì những năm gần đây con số này đã tăng lên đáng kể, doanh thu từ du lịch của Tỉnh đã đạt được con số gần 51 tỷ đồng giai đoạn (2002 –2003) đã đóng góp phần lớn vào tổng ngân thu ngân sách của Tỉnh. Và điều đáng mừng ở đây là tuy số lượt khách năm 2003 giảm so với năm 2002 (do đại dịch SARS) là 12.200 lượt khách, trong đó khách quốc tế giảm 1.800 lượt, nhưng doanh thu năm 2003 chỉ

giảm so với năm 2002 là 0.5 tỷ đồng, điều này nói lên được rằng số ngày lưu trú bình quân của mỗi khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) có tăng lên và mỗi ngày khách du lịch chi tiêu nhiều hơn, từ đó cho thấy nếu ngành du lịch Quảng Ngãi biết quan tâm đầu tư, khai thác đúng mức thì sẽ hấp dẫn được lượng lớn khách du lịch. Trong cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch của Tỉnh đã có sự thay đổi đa dạng hơn. Nếu như giai đoạn (1995 – 2001), doanh thu du lịch của Tỉnh chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú chiếm 50% và từ dịch vụ ăn uống chiếm 50% trong tổng doanh thu từ du lịch, thì đến giai đoạn từ năm 2001 trở lại đây doanh thu từ dịch vụ lưu trú chỉ chiếm 30 –40% trong cơ cấu doanh thu du lịch của Tỉnh, lúc này doanh thu từ hoạt động ăn uống chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu từ 60 – 70%, và trong cơ cấu doanh thu từ du lịch đã có sự xuất hiện của doanh thu từ các dịch vụ khác, tuy chỉ chiếm từ 10 – 12%. Đạt được kết quả này cũng nhờ vào sự nổ lực đáng kể của ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi, tuy vậy cơ cấu này vẫn còn quá bất hợp lý vì doanh thu chuyên ngành trong tổng doanh thu còn quá thấp, doanh thu từ các hoạt động khác như từ việc mua sắm của du khách, từ tiêu dùng các dịch vụ khác cũng còn quá thấp. Do đó cần phải có những định hướng mang tính chiến lược để du lịch Quảng Ngãi nâng cao tỉ trọng của doanh thu từ các dịch vụ du lịch trong cơ cấu doanh thu du lịch của Tỉnh một cách hợp lý.


Bảng 2.3: Doanh thu du lịch của ngành du lịch Quảng Ngãi

ĐVT: Triệuđồng

Năm

Tổng


Lưu trú


Ăn uống

Trong đó


Tốc độ tăng

doanh thu

từ các dịch vụ

trưởng(%)


khác



1995

7300

3650

3650

0


_

1996

8900

4450

4450

0


21.918

1997

11000

5500

5500

0


23.596

1998

17000

8500

8500

0


54.545

1999

23000

11500

11500

0


35.294

2000

34000

17000

17000

0


47.826

2001

43200

15120

23328

4752


27.059

2002

50500

17675

27270

5555


16.898

2003

50000

17500

27000

5500


-0.99

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi

Cũng theo kết quả thống kê được từ Sở Thương mại – du lịch Quảng Ngãi thì số thu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế từ năm (1995 – 2001) chỉ được 25 USD, số thu bình quân một ngày khách nội địa giai đoạn này là 152.5 ngàn đồng (tương đương 10 USD). Con số này cho thấy du lịch Quảng Ngãi chưa thu hút được khách du lịch quốc tế lưu lại lâu vì giai đoạn này số thu bình quân một ngày khách chủ yếu là từ dịch vụ ăn uống và từ dịch vụ lưu trú nhưng vì số ngày khách lưu lại

Quảng Ngãi thấp nên doanh thu từ các dịch vụ này không đáng kể. Đến giai đoạn từ năm 2002 –2003, số thu bình quân một ngày khách đối với khách du lịch quốc tế đã có sự tăng lên đáng kể, con số này đã đạt được từ 63.95 – 66 USD, tăng 159.9%. Đối với số thu bình quân một ngày khách với khách nội địa đã đạt trên 200 ngàn đồng, tăng 31,6%. Đạt được kết quả này là nhờ du lịch Quảng Ngãi đã kịp thời đầu tư một lượng vốn đáng kể vào một số khu du lịch điểm và đã thực hiện tôn tạo, trùng tu lại một số địa chỉ du lịch của Tỉnh nên đã thu hút khách, kết quả là số ngày lưu lại của khách du lịch đã tăng lên, vì thế mà số thu bình quân một ngày khách có tăng lên, do khách du lịch chi tiêu nhiều hơn.


2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Quảng Ngãi:

- Cơ sở lưu trú:

Cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, bungalow...Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sỡ lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của điểm du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2002 trở lại đây, hệ thống cơ sỡ lưu trú của tỉnh Quảng Ngãi đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Nếu như giai đoạn 1995 – 1998, toàn Tỉnh có 13 khách sạn, và khoảng dưới 10 nhà trọ. Tổng số phòng nghỉ là 310, trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế chỉ đạt 80 phòng thì đến cuối năm 2003 trên địa bàn Tỉnh đã có 29 cơ sỡ lưu trú, với 750 phòng, tăng 06 cơ sỡ lưu trú so với năm 2002. Đến cuối tháng 08/2004 đã đạt được 30 khách sạn, với 805 phòng nghỉ. Trong đó số khách sạn được xếp hạng 1 sao là11, có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 11 khách sạn, nhà nghỉ được phân loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu đón khách quốc tế, với 380 phòng, chiếm 50,66%. Như vậy, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ngãi trong hai năm trở lại đây thì cơ sở lưu trú của Tỉnh cũng đã được đầu tư và phát triển nhanh, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho du lịch Quảng Ngãi phát triển trong những năm tiếp theo. Sau đây là danh sách cơ sỡ lưu trú hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:

- Phương tiện vận chuyển:

Bảng 2.4: Thông tin về vận tải hành khách phục vụ cho du lịch Quảng Ngãi.

Loại phương tiện

Tổng số

Tập thể

Cá thể, tiểu chủ

Tư nhân

Xe ôtô khách (chiếc)

383

310

5

68

Tổng số ghế ngồi

10.832

7.911

65

2.856

Thuyền máy các loại (đường sông) (chiếc)

9

9



Tổng số ghế ngồi

108

109



Thuyền máy

(đường biển) (chiếc)

3

3



Tổng số ghế ngồi

300

300



Nguồn: Niên giám thống kê của Cục thống kê Quảng Ngãi năm 2004.

Phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch chủ yếu là xe ô tô, tổng lượng ô tô khách của Quảng Ngãi hiện nay là 383 chiếc, với tổng số ghế ngồi là 10.832. Bên cạnh đó, còn có 12 chiếc thuyền máy chuyên dùng để vận chuyển hành khách bằng đường sông và đường biển. Tất cả các phương tiện trên chủ yếu là sở hữu của tập thể (hợp tác xã).

- Các dịch vụ khác:

Trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi hiện nay chưa có các khu vui chơi, giải trí, chỉ có các dịch vụ giải trí đơn điệu như các điểm kinh doanh caraoke, masage,… Các địa điểm tham quan thì đang trong tình trạng “thiên tạo”, chỉ có một vài nơi đang trong quá trình đầu tư tôn tạo để trở thành các “địa chỉ “ du lịch “điểm” của Tỉnh như: Khu du lịch Mỹ Khê, Khu du lịch sinh thái Hàng Dương, Khu du lịch Đảo Lý Sơn, khu di tích đặc biệt Sơn Mỹ, bảo tàng Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, khu du lịch sinh thái Cà Đam – Hồ nước trong, Thác Trắng (Minh Long), suối nước nóng (Nghĩa Thuận), Cấm Ông Nghè (Nghĩa Phương), Suối Mơ (Nghĩa Kỳ), và khu du lịch Sa Huỳnh. Ngoài ra các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đều có bể bơi, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản Miền Trung và cả ba miền.

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của Quảng Ngãi những năm gần đây đã phát triển mạnh để phục vụ cho khu công nghiệp Dung Quất với nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam cùng với việc xây dựng thành phố Vạn Tường nên đã có nhiều cơ sở hạ tầng đã và đang trong quá trình xây dựng, và nhất là dự án xây dựng hạ tầng khu du lịch Mỹ Khê đang tiến hành xây dựng sẽ phục vụ tốt cho quá trình phát triển du lịch của Tỉnh.

- Giao thông:

Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua và đường sắt xuyên Việt chạy ngang qua suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 24 nối quảng Ngãi với Tây nguyên và chạy thẳng tớ Lào, Campuchia, cận kề sân bay Chu Lai - đang được khôi phục và nâng cấp để khai thác đưa đón thương nhân và du khách. Về cảng biển thì có cảng Sa Kỳ đi Lý Sơn; cảng Dung Quất cho phép tàu có trọng tải từ 100.000 – 150.000 WT ra vào an toàn, trong tương lai, Dung Quất sẽ là cảng trung chuyển quốc tế ở khu vực Đông

Nam Á.

Điện, nước:

Nguồn điện ở Quảng Ngãi được cung cấp qua lưới điện quốc gia và nguồn phát điện diesel tại chỗ. Điện lực Quảng Ngãi nhận điện qua trạm biến áp 110 KV

– 2 x 25 và nguồn phát điện diesel có công suất lắp máy 12 MW, công suất phát cao nhất 6 –7 MW, thường xuyên phát phủ đỉnh và bù áp. Lưới điện phân phối gồm lưới 35 KV và 15 (22) KV. Tổng dung lượng trạm biến áp phụ tải 15(22) KV là 76 MVA. Công suất cao nhất là 32 MV.

Tình hình cung cấp nước: Cung cấp nước sạch cho Quảng Ngãi chủ yếu nhờ vào nguồn nước tự nhiên, việc cung cấp nước đô thị ở thị xã Quảng Ngãi do nhà máy nước có công suất 10.000m3 / ngày đêm đảm nhận. Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn sẵn có, khai thác qua các giếng đào , nước ở đây hầu hết vẫn còn rất trong lành, tuy nhiên có một vài vùng nước bị nhiễm bẩn và phèn mặn, lại không qua xử lý nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh. Khoảng 40% dân cư nông thôn được dùng nước sạch sinh hoạt.

Hầu hết nước cung cấp cho Quảng Ngãi là nhờ vào nguồn nước tự nhiên, việc cung cấp nước đô thị ở thị xã Quảng Ngãi do nhà máy nước có Các khu dân cư thuộc vùng nông thôn chủ yếu là dùng nước từ giếng đào hoặc đóng. Ngoài ra, tại xã Đức Lân có suối nước khoáng dùng để trị liệu rất tốt cho sức khỏe.

Bưu chính viễn thông:

Nhờ có sự tiến bộ nhanh chóng của ngành Bưu điện Việt Nam, được sự quan tâm giúp đỡ của ngành bưu điện và các cấp chính quyền của tỉnh, bưu điện Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, đảm bảo tốt thông tin liên lạc. Mạng lưới viễn thông được xây dựng hiện đại, đồng bộ, thống nhất, 100% số xã thuộc các huyện đồng bằng, trung du và 2 huyện miền núi, hải đảo có máy điện thoại.

Lao động:

Theo số liệu thống kê tại thời điểm 30/01/2004 thì số lao động hoạt động trong ngành du lịch của Tỉnh là 1.570 người, trong đó có 570 lao động đang hoạt động trong các khách sạn, 1000 lao động trong các nhà hàng. Số lao động này có trình độ văn hoá tương đối cao: tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp đại học chiếm 18.17%, cao đẳng và trung học chiếm 25.45%, tuy nhiên, số lao động này hầu hết chưa được đào tạo chuyên môn về du lịch nên chất lượng chưa cao.

Bảng 6:Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch theo cơ cấu trình độ:

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Đại học Tỷ lệ%

14

16

16

20

45

48

83

240

358

5.58

5.71

4.00

4.49

9.38

15.06

15.79

17.68

18.17

Cao đẳng, trung học

Tỷ lệ%

30

34

34

40

60

63

125

568

792

11.95

12.14

8.50

8.99

12.5

17.38

18.36

21.91

25.45

Lao động khác Tỷ lệ%

207

230

350

385

375

409

472

672

420

82.47

82.14

87.50

86.52

78.13

67.56

65.85

60.41

56.38

Tổng lao động

251

280

400

445

480

520

680

1480

1570

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi. Đầu tư vào ngành du lịch:

Trong những năm gần đây Tỉnh Quảng Ngãi cũng có quan tâm đầu tư vào ngành du lịch, tuy nhiên số lượng còn quá ít. Năm 2001 đầu tư được 20 tỷ đồng, năm 2002 được 18 tỷ đồng đến năm 2003 tổng số đầu tư vào ngành du lịch là 69 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách nhà nước là 5 tỷ đồng, chiếm 7,2%, Các thành phần kinh tế khác là 64 tỷ, chiếm 92,8%.

Tỉnh đã khởi công xây dựng công trình điện, đường bờ đông sông Kinh khu du lịch Mỹ khê, huyện Sơn Tịnh với tổng kinh phí là 5 tỷ đông. Hiện nay đang khảo sát, lập dự án đầu tư công trình điện, đường khu du lịch Sa Huỳnh và triển khai dự án qui hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái Cà Đam – Hồ Nước trong. Các sự án đầu tư khác là: Xí nghiệp Fast food: 3 tỷ đồng; 06 cơ sỡ lưu trú: 17,2 tỷ đồng; Khách sạn Hùng Vương:16 tỷ đồng; nhà hàng Cầu Kênh: 800 triệu đồng; Khu du lịch biển Mỹ Khê: 15 tỷ đồng; nhà hàng Cung Đình: 3 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc Linh: 4 tỷ đồng; Công ty TNHH Hà Thành: 5 tỷ đồng, và nhiều danh mục đang được tỉnh kêu gọi vốn đầu tư khác.

Ngày đăng: 06/01/2023