Khu VCGT Thác Trắng:
Thuộc xã Thanh An, huyện Minh Long cách thị xã Quảng Ngãi khoảng 40 km, cách thị trấn Minh Long 10 km theo hướng Tây Nam. Đây là khu tham quan thác nước, vui chơi giải trí cắm trại và thể thao mạo hiểm.
Ngoài những điểm du lịch trên, Quảng Ngãi còn có những điểm tham quan có khả năng thu hút khách như:
- Đập thuỷ Thạch Nam ( xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà)
- Nhà lưu niệm Nguyễn Nghiêm
- Chiến thắng Bình Giã
- Di tích núi Phú Thọ và Cổ Luỹ Cô Thôn
- Di tích địa đạo Đàm toái – Bình Châu
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Lược Quảng Bá – Tiếp Thị Du Lịch Quảng Ngãi.
- Giải Pháp Liên Doanh, Liên Kết Với Các Công Ty Du Lịch .
- Tôn Thất Nguyễn Thiêm. Thị Trường Chiến Lược Cơ Cấu. Nxb.
- Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 11
- Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
- Di tích khởi nghĩa Trà Bồng
- Đền thờ mộ Bùi Tá Hán
- Di tích huyện đường Đức Phổ
- Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật mộ Trần Cẩm
- Chùa Trang Sơn, Thanh Sơn.
- Cảnh quan và hệ sinh thái thảm thực vật vùng cát ven biển Đức Ninh v.vv..
3. Cụm du lịch
Tài nguyên du lịch Quảng Ngãi tuy không nhiều nhưng phân bố khá tập trung rất thuận lợi cho khai thác sử dụng. Căn cứ vào sự phân bố tài nguyên du lịch, nguồn lực và các điều kiện có liên quan, lãnh thổ Quảng Ngãi có thể hình thành 4 cụm du lịch chính như sau ( sắp xếp theo thứ tự quy mô và tầm quan trọng).
- Cụm du lịch trung tâm ( thị xã Quảng Ngãi và phụ cận)
- Cụm du lịch Đông Bắc ( Khu vạn Tường và phụ cận)
- Cụm du lịch Phía Nam ( bãi biển Sa Huỳnh và phụ cận)
- Cụm du lịch Tây Nam ( Ba Tơ và phụ cận).
Ngoài ra đảo Lý Sơn được xem như là điểm du lịch vệ tinh đặc thù của cụm du lịch trung tâm.
3.1. Cụm du lịch trung tâm thị xã Quảng Ngãi và phụ cận:
Đây là cụm du lịch trọng tâm và là đầu mối điều hành mọi hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ngãi.
Về vị trí, cụm du lịch trung tâm là nơi hội tụ của hai luồng khách lớn đó là tuyến du lịch xuyên việt theo quốc lộ 1A và tuyến du lịch chính lên hướng Đông Bắc theo quốc lộ 24B.
Cụm du lịch trung tâm chiếm không gian lãnh thổ lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi bao gồm lãnh thổ thị xã Quảng Ngãi, một phần huyện Trà Bồng, Tư Nghĩa, Châu Ổ, Tịnh Khê và huyện đảo Lý Sơn.
Tài nguyên du lịch của cụm rất tập trung và tương đối đa dạng kể cả tài nguyên tự nhiên và các di tích văn hoá lịch sử, trong đó nổi trội là: Khu bãi tắm Mỹ Khê, chứng tích Sơn Mỹ, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa. Chùa Hang và điểm cảnh quan Thạch Nham, vvv,… Chính vì vậy sản phẩm du lịch của cụm trung tâm rất phong phú gồm:
- Nghỉ mát tắm biển
- Vui chơi giải trí
- Tham quan phong cảnh, các di tích văn hoá, lịch sử, di tích cách mạng.
- Lễ hội
- Hội nghị, hội thảo,…
Các hướng khai thác chủ yếu:
- Du lịch nghỉ mát tắm biển
- Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần
- Du lịch hội nghị, hội thảo
- Du lịch tham quan, nghiên cứu,…
Thị xã Quảng Ngãi là trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội và văn hoá của tỉnh đóng vai trò là trung tâm của cụm du lịch. Đặc điểm quan trọng của cụm du lịch này là nằm trên tuyến giao thông ngoại tỉnh quốc lộ 1A. Vì vậy ở cụm du lịch này cần phatù triển mạnh cacù hoạt động dịch vụ du lịch như vận chuyển, ngân hàng, tiền tệ, lưu trú, ăn uống, mau bán các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm….
Khả năng thu hút khách của cụm:
- Thời kỳ 2000 – 2005 khách du lịch tới Quảng Ngãi có nhu cầu lưu trú vẫn chủ yếu tập trung ở cụm này.
- Sau 2005 số lượng khách đến Quảng Ngãi tăng nhưng tỷ trọng khách của cụm so với toàn tỉnh có xu hướng giảm và chỉ chiếm 50 – 60 %. Do có sự phát triển du lịch các cụm khác trong tỉnh, nhất là cụm du lịch phía Nam.
Bán kính ảnh hưởng của trung tâm du lịch cụm rất quan trọng, xác định khả năng thu hút khách của cụm. Thông thường, bán kính ảnh hưởng của cụm du lịch trung tâm lớn nhất trong tỉnh do chất lượng tài nguyên, khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng. Đối với Quảng Ngãi, bán kính này khoảng 25 – 50 km ( tính từ thị xã Quảng Ngãi)
Đối với cụm du lịch thị xã Quảng Ngãi và phụ cận, việc tập trung ưu tiên đầu tư có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu bức xúc không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn đối với nhu cầu của dân địa phương. Tuy vậy, quá trình đầu tư cần tính toán cân nhắc nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh đặc biệt của khu vực này. Trên quan điểm đó, từ nay đến 2020 việc đầu tư phát triển du lịch cụm có thể phân làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 2001 – 2005: Tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp các cơ sở du lịch đã và đang khai thác, cụ thể:
- Thực hiện chi tiết khu du lịch Mỹ Khê đến năm 2010 và xa hơn để hình thành khu nghỉ mát tắm biển vui chơi giải trí tổng hợp cuối tuần của thị xã Quảng Ngãi và lân cận. Hiện nay khu du lịch này đã và đang khai thác nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách đặc biệt là các cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí.
- Nâng cấp, chỉnh trang khu tưởng niệm Sơn Mỹ nhất là không gian mặt bằng để ngoài chức năng thăm viếng của khách, còn là nơi cắm trại hè, học tập truyền thống của thanh thiếu niên.
- Nâng cấp hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú ở thị xã Quảng Ngãi để trở thành điểm lưu trú chính của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
- Hình thành một số cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo thị xã và ở Mỹ Khê
- Tôn tạo cảnh quan và các công trình kiến trúc tăng cường hoạt động dịch vụ ở khu Thiên Ấn, Chùa Hang để đáp ứng nhu cầu khách tham quan.
+ Giai đoạn 2006 – 2010:
- Tiếp tục đầu tư khu du lịch Mỹ Khê theo quy hoạch
- Tập trung hình thành và đưa vào sử dụng hệ thống khách sạn ở Mỹ Khê lưu trú đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng theo dự báo
- Hoàn thiện và đưa vào khai thác khu thưởng thức đặc sản và nghỉ cuối tuần ở Lý Hải, đẩy mạnh hoạt động du lịch nghỉ cuối tuần
- Tiếp tục đầu tư có chiều sâu đối với khu lưu niệm Sơn Mỹ và các di tích lịch sử cách mạng khác để tăng sự thu hút và tính giáo dục của các điểm du lịch này.
+ Giai đoạn sau 2010:Chủ yếu đầu tư chiều sâu các điểm du lịch và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ngoài ra có thể đầu tư mở rộng dịch vụ lưu trú ở các điểm du lịch ngoại vi trung tâm mở thêm một số điểm vui chơi giải trí mới để tăng sản phẩm du lịch và giảm sức ép lượng khách đối với thị xã Quảng Ngãi.
3.2 Cụm du lịch phía Nam ( Đức Phổ, Sa Huỳnh, và phụ cận)
Đây là cụm du lịch có tài nguyên tương đối tập trung và dễ tiếp cận. Giới hạn không gian lãnh thổ của cụm tập trung ở phần phía Nam huyện Đức Phổ và chạy dọc theo quốc lộ 1A.
Điểm du lịch nổi bật của cụm là bãi tắm Sa Huỳnh và di chỉ văn hoá Sa Huỳnh với loại hình du lịch nghỉ mát tắm biển kết hợp với văn hóa lịch sử. Sa Huỳnh nơi có bãi tắm đặc biệt, điểm dừng chân thuận lợi của khu vực trở thành trung tâm cụm để đến tất cả các điểm du lịch trong cụm kể cả du lịch biển đảo Lý Hải.
Khu du lịch Sa Huỳnh còn là điểm quá cảnh cho khách Bắc Nam.
Các hướng khai thác chủ yếu:
- Du lịch quá cảnh ( transit)
- Du lịch nghỉ mát tắm biển
- Du lịch tham quan nghiên cứu…
Do có sự nổi trội về chất lượng bãi tắm và vị trí địa lý nên cụm du lịch phía Nam rất quan trọng và đóng vai trò phụ trợ cho cụm du lịch trung tâm
Căn cứ vào những đặc điểm tài nguyên, vị trí vai trò trong du lịch trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, việc đầu tư phát triển cụm du lịch Sa Huỳnh và phụ cận có thể chia thành hai giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn đến 2005:
- Đưa khu du lịch biển Sa Huỳnh trở thành trung tâm nghỉ mát tắm biển phía Nam của tỉnh và thu hút khách trên tuyến Bắc Nam. Hiện nay quy hoạch chi tiết khu du lịch biển Sa Huỳnh đã được lập, giai đoạn này cần nhanh chóng giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng khu đón tiếp và một số nhà nghỉ để bước đầu đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
- Quy hoạch và xây dựng khu bảo tồn văn hóa Sa Huỳnh để thu hút khách tham quan nghiên cứu.
- Tôn tạo chỉnh trang huyện đường Đức Phổ, chùa Trang Sơn, chùa Thanh Sơn để làm các điểm tham quan.
+ Giai đoạn 2005 –2010: là gaii đoạn đầu tư cơ bản để hoàn thiện khu du lịch Sa Huỳnh theo quy hoạch, ngoài ra cần tiến hành mở rộng không gian hoạt động của khu du lịch dọc theo bờ biển xuống phía Nam để tương xứng với tiềm năng và nhu cầu khách du lịch.
3.3 Cụm du lịch Đông Bắc ( Vạn Tường và phụ cận)
Là cụm du lịch biển và du lịch văn hoá lịch sử –cách mạng .Ý nghĩa của cụm du lịch này là đáp ứng nhu cầu phát triển của khu công nghiệp Dung Quất và thành phố Vạn Tường trong tương lai.
Nhìn chung đây là cụm du lịch tiềm năng, vì vậy dự kiến phát triển sau 2005, nhất là giai đoạn từ 2010- 2020.
Hướng khai thác chủ yếu:
- Du lịch nghỉ mát tắm biển
- Tham quan, vui chơi giải trí
Các điểm du lịch chủ yếu của cụm gồm:
- Khu công nghiệp Dung Quất
- Bãi tắm Vạn Tường
- Di tích chiến thắng Vạn Tường
- Chứng tích Bình Hòa
- Địa đạo Đàm Toái – Bình Châu
Trung tâm du lịch của cụm là thành phố Vạn Tường.
Các giai đoạn đầu tư phát triển:
+ Giai đoạn từ nay đến 2005: Do thời gian này đang hình thành khu công nghiệp Dung Quất và thành phố Vạn Tường nên đầu tư du lịch chủ yếu tập trung hình thành khu bãi tắm và tôn tạo các di tích lịch sử – cách mạng để khách tham quan.
+ Giai đoạn đến 2005 – 2010:
- Hoàn thiện khu du lịch biển ở Vạn Tường với quy mô đáp ứng khách địa phương và khách quốc tế ở Dung Quất.
- Mở rộng thêm một số điểm tham quan, lấy thành phố Vạn Tường kết hợp với khu du lịch biển làm trọng tâm, xây dựng cảng du lịch để mở tuyến du lịch đường thủy đi lý Sơn và các nơi khác.
+ Giai đoạn sau 2010: Là giai đoạn đầu tư chiều sâu các hạng mục của các điểm du lịch trong cụm.
3.4 Cụm du lịch phía Tây Nam ( Ba Tơ và phụ cận)
Đây là cụm du lịch văn hóa – lịch sử – cách mạng kết hợp du lịch sinh thái. Không gian du lịch của cụm gồm phần lãnh thổ của huyện Ba Tơ, huyện Minh Long, phát triển chủ yếu dọc theo quốc lộ 24A và tỉnh lộ 627. Trung tâm du lịch cụm là thị trấn Ba Tơ nơi vừa là điểm dân cư tập trung vừa là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của huyện Ba Tơ và khu vực kinh tế Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi.
Các điểm du lịch của cụm là: Khu di tích du kích Ba Tơ, bảo tàng cách mạng Ba Tơ ( của huyện Ba Tơ) và khu cảnh quan thác trắng ( của huyện Minh Long).
Các hướng khai thác chủ yếu:
- Du lịch văn hóa ( tham quan di tích, làng nghề,…)
- Du lịch sinh thái ( tham quan, thể thao, cắm trại,…)
So với hai cụm du lịch trên mặc dù tài nguyên du lịch không nhiều và quy mô nhỏ nhưng tính chất của cụm du lịch Tây Nam mang màu sắc riêng góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh và kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Định hướng khai thác du lịch như sau:
+ Giai đoạn từ nay đến 2005
- Đầu tư xây dựng khu di tích du kích Ba Tơ và bảo tàng Ba Tơ thành điểm tham quan, giáo dục truyền thống cách mạng.
- Bước đầu nâng cấp tỉnh lộ 627 đoạn đường từ khu di tích Ba Tơ đến thác Trắng, Minh Long để đón khách đến tham quan,cắm trại, vui chơi giải trí.
- Lập quy hoạch chi tiết khu du lịch thác Trắng
+ Giai đoạn 2005 – 2010
- Hoàn thiện giai đoạn đầu khu du lịch thác trắng thành nơi vui chơi giải trí, cắm trại, tham quan của huyện Minh Long, Ba Tơ.
- Mở các tuyến du lịch thể thao mạo hiểm
+ Giai đoạn sau 2010: Hoàn thiện khu du lịch Thác Trắng.
4. Tuyến du lịch
Cơ sở xác định tuyến du lịch:
Việc xác định tuyến du lịch trong không gian du lịch tỉnh Quảng Ngãi và lân cận có thể dựa vào các căn cứ sau:
- Sự phân bố tài nguyên du lịch ( tự nhiên và văn hóa) và sự hấp dẫn của cảnh quan trên toàn tuyến và các điểm dừng tham quan du lịch
- Các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với khả năng thu hút khách của chúng
- Điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong đó giao thông đóng vai trò then chốt
- Sự trong sạch về môi trường, các điều kiện về an toàn xã hội
- Mối liên hệ du lịch Quảng Ngãi với các vùng lân cận thuộc vùng Bắc Trung Bộ và tiểu vùng Nam Trung Bộ ( Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum….)
- Hướng phát triển không gian lãnh thổ du lịch đã được xác định
Các tiêu chuẩn trên xác định thời gian du lịch dài hay ngắn của khách đối với từng tuyến du lịch. Chẳng hạn, nếu tuyến du lịch nào đó đi qua nhiều điểm du lịch có sự đa dạng, hấp dẫn về tài nguyên nhưng thiếu cơ sở lưu trú thì thời gian dành cho tuyến du lịch này khó có thể kéo dài.
Nhìn chung, việc xác định tuyến du lịch chỉ có ý nghĩa tương đối, ngoại trừ du lịch theo tour cố định, nhưng ngay cả trong vấn đề du lịch theo tour cố định cũng còn phụ thuộc khả năng đầu tư xây dựng theo quy hoạch và việc cải tạo điều kiện kết cấu hạ tầng.
Qua việc xác định cụm, điểm du lịch của tỉnh Quảng Ngãi, dựa vào những cơ sở lập tuyến du lịch nêu trên có thể xác định các tuyến du lịch chính của tỉnh như sau:
Các tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch đường bộ:
Tuyến du lịch thị xã Quảng Ngãi – Mỹ Khê – Vạn Tường: Đây là tuyến du lịch nội tỉnh lớn nhất và có vai trò quan trọng, vì nối trung tâm du lịch tỉnh với những khu vực có tập trung di tích cao và có nhiều không gian thuận lợi việc phát triển du lịch như Mỹ Khê, Vạn Tường.
+ Các điểm tham quan, các sản phẩm du lịch của tuyến gồm:
- Đền thờ, mộ Bùi Tá Hán
- Núi và chùa Thiên Ấn
- Khu mộ cụ Huỳnh Thúc kháng
- Thành cổ Châu Sa
- Chứng tích Sơn Mỹ
- Di tích đài tiếng nói Nam Bộ
- Khu du lịch Mỹ Khê, Cổ luỹ Cô Thôn
- Địa đạo Đàm Toái-Bình Châu
- Chiến thắng Vạn Tường
- Chứng tích Bình Hòa
- Chứng tích Diêm Liên
- Khu cảnh quan Thạch Nham
+ Thời gian tham quan: 2 ngày
+ Địa điểm lưu trú: Thị xã Quảng Ngãi và Mỹ Khê
Tuyến du lịch thị xã Quảng Ngãi – Mộ Đức – Ba Tơ –Minh Long-Nghĩa Hành: Đây là tuýên du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng và di tích sinh thái, cơ sở lựa chọn là các điểm tham quan dọc quốc lộ 1A, 24A và tỉnh lộ 627.
+ Các điểm tham quan:
- Nhà tưởng niệm Bác Phạm Văn Đồng
- Mộ Trần Cẩm
- Khu lưu niệm Nguyễn Nghiêm
- Bảo tàng du kích Ba Tơ
- Căn cứ du kích Ba Tơ
- Khu cảnh quan thác Trắng
- Chứng tích Khánh Giang
- Di tích UBHC kháng chiến Nam Bộ
+ Thời gian tham quan : 2 ngày
+ Địa điểm lưu trú: Thị trấn Ba Tơ và thị xã Quảng Ngãi
- Tuyến thị xã Quảng Ngãi – Ba Tơ – Kon Tum
Các tuyến du lịch liên tỉnh có chức năng đưa đón khách Quảng Ngãi đi du lịch các tỉnh khác trong khu vực và thu hút khách ngoại tỉnh đến với các điểm tham quan trong tỉnh.
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA ĐƯỢC BỘ VHTT XẾP HẠNG DI TÍCH QUỐC GIA
1- KHU CHỨNG TÍCH SƠN MỸ
- Thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh
- Quyết định số 54-THTT/QĐ ngày 29/4/1979 2- CUỘC KHỞI NGHĨA BA TƠ
- Thị trấn Ba Tơ, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ.
- Quyết định số 92 ngày 10/7/1980. 3- CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG
- Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn
- Quyết định số 147 ngày 24/12/1982. 4- MỘ VÀ ĐỀN THỜ BÙI TÁ HÁN
- Xã Quảng Phú, thị xã quảng Ngãi