Tôn Thất Nguyễn Thiêm. Thị Trường Chiến Lược Cơ Cấu. Nxb.

KIẾN NGHỊ

Đối với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi:

- Kiến nghị các cấp lãnh đạo Tỉnh Quảng Ngãi cần có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch – một ngành kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, để có kế hoạch tập trung nguồn lực phát triển du lịch Quảng Ngãi.

- Công việc tổ chức thực hiện quy hoạch là điều tối cần thiết. Để quy hoạch được thực thi hiệu quả cần phải có sự chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng với sự nỗ lực của ngành du lịch trong việc phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các ngành chức năng có liên quan với ngành du lịch.

Để tư vấn giúp UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện tốt công việc này, đề nghị thành lập “Hội đồng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi” để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Hội đồng gồm:

1. Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi: Chủ tịch hội đồng.

2. Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi: Phó chủ tịch thường trực

3. Sở Văn hóa -Thông tin Quảng Ngãi: Ủy viên thường trực

4. Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ngãi: Ủy viên thường trực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

5. Công an tỉnh Quảng Ngãi: Ủy viên thường trực.

Hội đồng cần phải có tổ chuyên viên giúp việc gồm phòng quản lý du lịch thuộc Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi và chuyên viên các ban ngành trong Hội đồng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi.

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 9

- Cần phải tăng cường một Phó giám đốc Sở Thương mại – Du lịch có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, một phó phó phòng quản lý du lịch và một số chuyên viên du lịch nhằm kiện toàn bộ máy quản lý phòng du lịch, quán xuyến chức năng nghiên cứu và phát triển du lịch.

- Kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi tranh thủ với Phính phủ, Bộ Văn hóa – Thông tin để có được vốn đầu tư, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng cũng như các di tích quan trọng khác. Tranh thủ nguồn vốn ODA cho các dự án cải tạo nâng cấp cơ sỡ hạ tầng giao thông mà cấp bách nhất là phục hồi sân bay Chu Lai để phục vụ việc vận chuyển khách đến Quảng Ngãi được thuận tiện.

- Từng bước xúc tiến thực hiện xã hội hóa du lịch nằm nâng cao nhận thức và hiểu rõ giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của du lịch – một ngành kinh tế có lợi nhuận cao. Tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực đáp ứng công cuộc CNH – HĐH đất nước và ngành.

- Kiến nghị với cơ quan quản lý hộ tịch các cấp của tỉnh Quảng Ngãi cùng với phòng Quản lý Xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Hội đồng hương Quảng Ngãi tại các tỉnh, thành trên cả nước và ở nước ngoài, lên danh sách về tên , địa chỉ, cơ quan công tác của các cá nhân, doanh nghiệp, là người Quảng Ngãi thành đạt, đang sinh sống và làm việc

trong nước cũng như nước ngoài để khi cần có thể liên lạc với họ kêu gọi đầu tư.

Đối với Nhà nước:

- Tiếp tục tranh thủ quan hệ ngoại giao để đăng cai tổ chức các hội nghị khu vực, các sự kiện thể thao, các cuộc họp quan trọng khác nhằm giúp quảng bá du lịch Việt Nam.

- Có chính sách ưu tiên nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở các trường đào tạo du lịch từ cấp đại học, cao đẳng đến những trường dạy nghề tại khu vực miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

- Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng thông thoáng cho khách nhập cảnh cũng như xuất cảnh, giảm bớt các thủ tục rườm rà tại sân bay để giảm thời gian chờ đợi làm các thủ tục nhập cảnh cho khách.

- Tăng cường phối hợp giữa ngành Du lịch với các Đại sứ quán: Đề nghị các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tích cực góp phần hợp tác phát triển du lịch. Cụ thể: phối hợp tổ chức nhiều đợt xúc tiến du lịch, ủng hộ đề xuất miễn thị thực đơn phương cho công dân một số thị trường trọng điểm, lồng ghép du lịch trong các hoạt động khác, giới thiệu nhà đầu tư và tìm kiếm đối tác,...

Đối với Tổng cục Du lịch:

- Đề nghị Tổng cục Du lịch đưa một số hình ảnh về du lịch Quảng Ngãi vào các ấn phẩm quảng bá du lịch Việt Nam.

- Đề nghị Tổng cục thường xuyên phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan tổ chức các hội chợ Thương mại – Du lịch Quốc tế tại Việt Nam nói chung và tại khu vực miền Trung nói riêng và có chính sách hỗ trợ cho ngành du lịch Quảng Ngãi tham gia.

- Đề nghị Tổng cục quản lý thống nhất về nội dung, chương trình đào tạo trung học và dạy nghề, các chuẩn mực cấp bậc, chuyên môn nghiệp vụ, các giáo trình cơ bản thống nhất trong toàn quốc.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng và đưa ra các dự báo làm căn cứ cho các mục tiêu cụ thể mà ngành du lịch Quảng Ngãi phải đạt được trong từng thời kỳ cụ thể giai đoạn từ nay đến năm 2010. Chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Tuy tiềm năng về nguồn tài nguyên để phát triển du lịch Quảng Ngãi rất lớn nhưng do chưa biết đầu tư khai thác đúng mức nên những kết quả đạt được của ngành du lịch Quảng Ngãi những năm qua còn quá khiêm tốn so với tiềm năng hiện có.

2. Sự kém phát triển của ngành du lịch Quảng Ngãi Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ngành du lịch Quảng Ngãi thiếu nguồn lực để đầu tư khai thác kể cả vốn và nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Nguyên nhân thứ hai là do tầm quan trọng của phát triển du lịch chưa được cấp lãnh đạo tỉnh đánh giá đúng đắn do đó đã chưa tập trung nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp không khói mang lại nhiều lợi nhuận này. Nguyên nhân thứ ba là do du lịch Quảng Ngãi phát triển một cách tách biệt, thiếu sự liên kết với ngành du lịch của các địa phương lân cận nên đã không tận dụng được lợi thế về nguồn tài nguyên của những nơi này để nối tour du lịch làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Quảng Ngãi.

3. Hệ thống cơ sỡ vật chất – kỹ thuật phục vụ ngành du lịch như các điểm du lịch, điểm tham quan tuy có nhiều nhưng vẫn trong tình trạng “thiên tạo” chưa được qui hoạch cụ thể để trở thành các điểm tham quan lý tưởng phục vụ khách du lịch. Điểm yếu kém nhất trong hệ thống cơ sỡ vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch Quảng Ngãi đó là thiếu hẳn các khu vui chơi giải trí để kéo chân du khách ở lại du lịch lâu hơn, chính vì thế mà có quá ít khách du lịch đến du lịch Quảng Ngãi ở lại qua đêm, vì thế số ngày khách của du lịch Quảng Ngãi rất thấp, bình quân chưa tới 2 ngày.

4. Mạng lưới điện, thông tin liên lạc của Quảng Ngãi khá phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, song về hệ thống giao thông của Quảng Ngãi tuy có phát triển nhưng chủ yếu là hệ thống đường bộ, đường thủy vẫn còn hạn chế. Điểm trở ngại về giao thông lớn nhất của Quảng Ngãi là chưa có hệ thống các sân bay để đón khách quốc tế và khách nội địa từ các thành phố lớn đến. Hiện Quảng Ngãi có 2 sân bay nhưng đã bị hư hỏng từ trong chiến tranh đến nay mới có kế hoạch phục hồi lại nhưng vẫn chưa được tiến hành phục hồi.

5. Muốn tận dụng những lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch cùng những thế mạnh mà du lịch Quảng Ngãi có được để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010, thì du lịch Quảng Ngãi phải thực hiện một số các chiến lược cùng các giải pháp hỗ trợ sau:

- Cần phải xây dựng cho mình các sản phẩm du lịch hoàn hảo, dựa trên những lợi thế về tài nguyên du lịch có được như sản phẩm du lịch thuần túy – nghỉ dưỡng biển; du lịch văn hóa và du lịch tham quan di tích lịch sử cùng các sản phẩm du lịch khác như du lịch sinh thái và du lịch tham quan thắng cảnh cũng thuộc tiềm năng của du lịch Quảng Ngãi. Cũng trên cơ sỡ nghiên cứu thị trường và dựa vào các động cơ thúc đẩy người ta đi du lịch đã được nghiên cứu trong chương 1 làm tiền đề tìm ra thị hiếu của khách du lịch ở hiện tại cũng như trong tương lai mà thiết kế đa dạng các sản phẩm mang nét độc đáo riêng để đáp ứng thị hiếu du khách.

- Du lịch Quảng Ngãi nên chú ý đến việc liên doanh, liên kết với các đơn vị du lịch lớn trên cả nước kể cả nước ngoài, để thu hút được sự đầu tư từ các công ty du lịch này. Thông qua đó du lịch Quảng Ngãi có được vốn để đầu tư, học hỏi được kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh du lịch và hơn thế nữa là nhận được một lượng khách du lịch không nhỏ từ các công ty này trong việc liên kết nối tour du lịch.

- Để đảm bảo nhu cầu nhân lực cho phát triển, du lịch Quảng Ngãi phải có chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm cho quá trình phát triển.

- Du lịch Quảng Ngãi nên chủ động quảng bá – tiếp thị hình ảnh du lịch của mình đến các thị trường truyền thống trong nước và các thị trường ở nước ngoài có số lượng khách du lịch đến du lịch Việt Nam nhiều nhất như: Các nước trong khối ASEAN, Nhật, Pháp, Mỹ,... và mở rộng ra các thị trường mới. Du lịch Quảng Ngãi cũng nên chủ động tham gia các hội chợ du lịch hoặc các ngày hội giao lưu văn hóa du lịch với các nước được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, vì thông qua các hội chợ này sẽ đem lại cho Quảng Ngãi những cơ hội lớn trong việc tiếp thị tìm kiếm đối tác trong kinh doanh du lịch. Nên tổ chức các diễn đàn về du lịch và mời giám đốc của các công ty du lịch tham gia để để thu hút nguồn đầu tư từ họ.

- Cuối cùng là để phát triển du lịch bền vững thì trong quá trình phát triển, du lịch Quảng Ngãi nên chú trọng đến việc khai thác các tài nguyên du lịch một cách vừa phải có tái tạo để đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái nhằm đáp ứng việc phát triển du lịch bền vững ở các năm kế tiếp, cùng với việc chú ý đến vấn đề an ninh và an toàn trong du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp. Chiến lược và chính sách kinh doanh. NXB Thống kê1997.

2. Fred R. David. Khái luận về quản trị chiến lược. NXB Thống kê 2000.

3. Michael M. Coltman: Tiếp thị du lịch (bản tiếng Việt), CMIE group, Inc. và trung tâm dịch vụ đầu tư và ứng dụng khoa học kinh tế (CESAIS), 1991. 4.Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang. Marketing Du lịch. NXB TP. Hồ Chí Minh 2001.

5. Niên giám Thống kê của Cục Thống Kê Quảng Ngãi năm 2003, 2004.

6. Pháp Lệnh Du Lịch. http:// www.Vietnam -tourism. com.

7. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng đến 2020.

8. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2001 – 2010.

9. Tôn Thất Nguyễn Thiêm. Thị trường Chiến lược Cơ cấu. NXB.

10. TS. Trần Văn Thông. Kinh Tế Du lịch. Đại Học Mở – Bán công- TP. HCM

11. Tuyển tập nhiều tác giả. Di Tích và Thắng cảnh Quảng Ngãi. Sở Văn Hóa thông tin Quảng Ngãi 2001.

12. Trung tâm sách Du lịch Việt Nam – VTBC. Chào mừng Quý khách đến Quảng Ngãi. NXB Thông Tấn.2003

13. Thị Trường Thái Lan. Trung tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư – ITPC.2003

14.WTO: DEFINITION OF TOURISM. WWW. WOLD – TOURISM.ORG.

15. Các báo cáo tháng, quý, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của Tổng Cục Du lịch.

16. Các báo cáo tháng, quý, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của Sở Thương mại

– Du lịch Quảng Ngãi

17. Các tạp chí: Thời báo kinh tế Sài Gòn; An ninh Du Lịch; Amazing Thai Land; Du lịch Việt Nam; Tạp chí Đầu Tư; ...


PHỤ LỤC 1:

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

1. Định hướng phát triển không gian du lịch:

Phát triển không gian du lịch Quảng Ngãi được xem xét trong mối quan hệ về vị trí và chức năng du lịch của tỉnh đối với tiểu vùng du lịch phía Nam thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong đó tuyế du lịch xuyên việt có vai trò đặc biệt quan trọng . ngoài ra, không gian du lịch còn nằm trong không gian phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2010, vì hoạt động du lịch ở Quảng Ngãi luôn xen cài với nhiều ngành dịch vụ khác và là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu Kinh tế – Văn hoá – Xã hội của địa phương, luôn phát triển hài hoà với nhịp độ phát triển đô thị và nông thôn của tỉnh.

- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Quảng Ngãi đến năm 2010 đã xác định các trục phát triển bao gồm:

- Hướng phát triển đô thị của Quảng Ngãi đến năm2010 chủ yếu tập trung dọc theo quốc lộ 1A, tại các điểm giao nhau của các tuyến giao thông lớn, có điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp tập trung.

- Xây dựng thị xã quảng Ngãi trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – khoa học kỹ thuật - xã hội của tỉnh, là nguồn động lực lớn nhất có thể lan tỏa đến các vùng trên địa bàn toàn tỉnh, và là điểm hội tụ sự hấp dẫn và sức lôi cuốn nhằm thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển.

- Phát triển thành phố Vạn Tường: các thị trấn Châu Ổ, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ, vvv… thành điểm dân cư đủ mạnh làm cầu nối hai chiều từ tỉnh xuống các vùng nông thôn, buôn, xã, và ngược lại.

- Phát huy thế mạnh rừng và biển với việc mở rộng không gian Kinh tế theo hướng Đông Tây ( vuông góc với trục quốc lộ 1A).

Trên cơ sở đó, định hướng phát triển không gian du lịch Quảng Ngãi phải lấy thị xã Quảng Ngãi làm trọng tâm du lịch lớn của tỉnh và là điểm dừng quan trọng trong hành lang du lịch xuyên Việt. Các trục không gian thuận lợi, và ưu tiên phát triển dựa theo quốc lộ 1A, quốc lộ 24A, 24B. Tuy nhiên hướng phát triển tập trung chủ yếu từ thị xã Quảng Ngãi theo quốc lộ 24B về phía Đông Bắc: từ Sa Huỳnh qua Đức Phổ theo quốc lộ 24A sang phía Tây nam là những khu vực có mật độ di tích lịch sử cách mạng tương đối tập trung, nhiều điểm cảnh quan hấp dẫn và bãi biển đẹp.

Ngoài ra cần phát triển các điểm tập trung như Ba Tơ, Sa Huỳnh thành các trung tâm du lịch của khu vực phía Nam,tạo thành các cầu mở không gian du lịch hai chiều từ trung tâm du lịch tỉnh đến các khu vực tập trung tài nguyên du lịch và ngược lại.

2. Điểm du lịch

-Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa vùng, khu vực. Đặc trưng của nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên du lịch và khả năng thu hút cao đối với khách.

- Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương. Tài nguyên du lịch ở các điểm này hoặc không thật đặc sắc, hoặc cơ sở hạ tầng không đảm bảo như quá xa đường giao thông, khả năng cung cấp điện, nước kém v.v .. nên sức hấp dẫn khách du lịch ít nhiều bị hạn chế.

Tuy nhiên, có thể khai thác các điểm du lịch một cách có hiệu quả nếu biết kết hợp hai nhóm điểm du lịch nhất định hoặc gắn với các điểm du lịch mang ý nghĩa quốc gia, quốc tế.

Phần lớn các điểm du lịch của Quảng Ngãi đang ở dạng tiềm năng do cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế. Chính vì vậy việc xác định hệ thống điểm du lịch ở Quảng Ngãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định hướng đầu tư và phát triển một cách hợp lý không gian lãnh thổ du lịch.

2.1 Điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng:

Khu nghỉ mát tắm biển Mỹ Khê:

Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quãng Ngãi về Phía Đông Bắc 15km. Mỹ Khê là điểm du lịch lý tưởng không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn ở cả khu vực. Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi đang kết hợp với Tổng cục du lịch tiến hành lập quy hoạch khu du lịch Mỹ Khê với nhiều chức năng: tắm biển, nghỉ mát, camping, vui chơi giải trí tổng hợp v.v… trên diện tích 150 ha và trở thành một trong những điểm du lịch thu hút khách lớn nhất của tỉnh.

Khu nghỉ mát tắm biển Sa Huỳnh

Nằm sát quốc lộ 1A, cách thị xã Quảng Ngãi về phía Nam 60 km. Đây là khu bãi tắm cát vàng mịn, với làn nước trong xanh. Ngoài ra do có vị trí thuận lợi Sa Huỳnh là điểm dừng chân của khách du lịch trên tuyến Bắc Nam.

Cũng như khu du lịch Mỹ Khê, hiện nay bãi biển Sa Huỳnh đã được UBND tỉnh quy hoạch lại thành khu tắm biển, điểm du lịch dừng chân trên diện tích 50ha và trở thành điểm du lịch chính ở phía Nam Quảng Ngãi.

Điểm du lịch SaHuỳnh còn là nơi du khách tham quan nghiên cứu di chỉ khảo cổ của nền văn hoá SaHuỳnh giai đoạn thời kỳ đồ sắt trong lịch sử phát triển của Việt Nam(cách đây trên 200 năm).

Điểm tham quan thành cổ Châu Sa:

Là di tích Văn hoá lịch sử thuộc thôn Phú Bình, Tịnh Châu, Sơn Tịnh, cách thị xã Quảng Ngãi 8km về phía Đông Bắc. Đây là điểm tham quan có giá trị văn hoá lịch sử.

Điểm tham quan,vọng cảnh núi Thiên Ấn và chùa Thiên Ấn.

Ở phía Bắc sông Trà Khúc, cách thị xã Quảng Ngãi 5km. Đây là điểm cảnh quan đẹp. Ngoài ra khu vực này còn có chùa Thiên Ấn và khu lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, vì vậy núi Thiên Ấn, sông Trà Khúc trở thành một điểm kiến trúc cảnh quan cho khách trong khu vực đến tham quan, thư giãn và những hoạt động mang tính tâm linh.

Nhà tưởng niệm Bác Phạm Văn Đồng:

Điểm tham quan di tích lịch sử – cách mạng Ba Tơ:


Điểm tham quan thuộc xã Ba Đông, huyện Ba Tơ cách thị xã Quảng Ngãi 60km theo quốc lộ 1A và quốc lộ 24A. đây là nơi tham quan khu bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ, căn cứ đội du kích Ba Tơ, làng dân tộc kiểu mẫu.

Khu chứng tích Sơn Mỹ:

Nằm ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, cách thị xã Quảng Ngãi 12km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 24B. Sơn Mỹ là điểm thăm viếng của nhân dân, của khách du lịch đối với những nạn nhân của vụ thảm sát lịch sử do đế quốc Mỹ gây ra.

2.2 Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, khu vực:


Khu chùa Ông và di tích lễ hội Nghinh Ông:


Chùa ở xã Nghĩa Hà, Tư Nghĩa, cách thị xã Quảng Ngãi 10km về phía Đông. Đây là điểm tham quan công trình kiến trúc - nghệ thuật tôn giáo, lễ hội cúng cá Ông và thờ cá Ông của ngư dân ven biển Quảng Ngãi.


Khu di tích chiến thắng Vạn Tường.


Là điểm tham quan di tích lịch sử – cách mạng, nằm cách thị xã Quảng Ngãi 35km theo hướng Đông Bắc, theo quốc lộ 24B. ngoài ra ở đây còn có thể kết hợp với bãi tắm Vạn tường và khu lọc dầu Dung Quất, tạo thành một cụm du lịch lớn mang nhiều chức năng khác nhau.


Điểm tham quan Chùa Hang

Nằm ở xã Lý Hải, Đông Nam huyện Lý Hải. Là điểm tham quan di tích văn hoá, kiến trúc và thắng cảnh, thăm viếng và lễ hội của nhân dân trong vùng. Chùa Hang còn kết hợp với một số điểm tham quan và nghỉ mát trên đảo Lý Hải tạo thành cụm du lịch hấp dẫn của nhân dân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2023