Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu 34710


Thứ nhất, xác định được những nét cơ bản về KTDL với nội hàm liên quan đến KTDL: khái niệm du lịch, KTDL, DLST, khách du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về KTDL…

Thứ hai, đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triển KTDL ở các quốc gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch của một số vùng ở Việt Nam và các nước trên thế giới cho phát triển KTDL.

Thứ ba, phân tích, làm rõ sản phẩm du lịch, cơ cấu sản phẩm du lịch, vai trò của những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, vai trò của KTDL đối với sự phát triển KT - XH của đất nước, của các vùng trên các khía cạnh, các yếu tố cấu thành cung và cầu du lịch, sự hình thành, vận hành và phát triển của thị trường du lịch.

Thứ tư, thực trạng về thị trường du lịch ở một số tỉnh của Việt Nam như Hà Nội, Hà Tây, Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Ninh… Luận chứng sáng kiến hợp tác liên vùng dọc EWEC và hợp tác KTDL trong khuôn khổ chương trình phát triển EWEC với các vấn đề cần được quan tâm.

Thứ năm, một số giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ở một số tỉnh của Việt Nam bao gồm: những cơ chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển KTDL; cách thức vận hành các nguồn lực du lịch, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch trong quá trình HNKTQT.

Ở một số công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch, thị trường du lịch và kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Các tác giả đã phản ánh khá đầy đủ, chi tiết và rõ nét về khái niệm, vị trí, vai trò và tác dụng của du lịch, coi nó như một ngành “công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng” có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của đất nước.


Tuy nhiên, về mặt lý luận các công trình khoa học đã công bố chưa làm rõ khái niệm KTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, những đặc trưng của KTDL, chưa phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành KTDL, mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL trong HNKTQT. Chưa phân tích một cách đầy đủ cơ hội và thách thức của HNKTQT đối với KTDL Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Các nội dung của các công trình đã công b ố cũng chưa làm rõ vai trò của các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong KTDL, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhất là trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Về mặt thực tiễn, đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ thì càng chưa đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng về các mặt: thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn; nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Các tác giả chưa phân tích đầy đủ về bối cảnh kinh tế mới của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Đồng thời, các tác giả chưa đưa ra một cách có hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch trong điều kiện HNKTQT.

Thêm vào đó là những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển KTDL trong thời gian gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, 2009 mà hậu quả của nó còn kéo dài đối với vấn đề việc làm, thu nhập của các ngành nói chung, KTDL nói riêng. Bối cảnh mới có nhiều diễn biến phức tạp với những thuận lợi và khó khăn đan xen có nhiều đặc điểm mới cần đặc biệt quan tâm đánh giá trong quá trình tìm giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở nước ta hiện nay.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế - 5

Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, đề tài: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” mà nghiên cứu sinh lựa chọn là mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.


1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Một là, làm rõ vấn đề lý luận về KTDL và phát triển KTDL trong bối cảnh mới của tình hình trong nước, quốc tế và của HNKTQT dưới góc độ kinh tế chính trị.

Theo vấn đề này, luận án của nghiên cứu sinh phải phân tích và làm rõ khái niệm về KTDL, đặc trưng của KTDL, làm rõ nội hàm về các chỉ tiêu đánh giá KTDL: khách du lịch, thu nhập từ khách du lịch, hiệu quả KT - XH từ KTDL đem lại, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, cơ cấu và hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Làm rõ các yếu tố cấu thành KTDL, mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL, sự chuyển cơ cấu kinh tế trong KTDL bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu các thành phần kinh tế, HNKTQT và thời cơ, thách thức của HNKTQT ảnh hưởng đến KTDL. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT - XH, luận án luận chứng tính tất yếu trong liên kết KTDL và làm rõ sự cần thiết phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT.

Hai là, nghiên cứu những kinh nghiệm cả thành công và không thành công của các nước trên thế giới về phát triển KTDL trong HNKTQT hiện nay để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng để tham khảo.

Theo vấn đề này, tác giả luận án sẽ phải nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển KTDL theo từng chủ đề và chứng minh cho những kinh nghiệm đó bằng kinh nghiệm của ba nước Trung Quốc, Thái Lan, Xingapo để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển KTDL cho Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, luận án phải tiếp tục làm rõ những đặc điểm về tự nhiên, KT - XH, nhất là những thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Đi sâu phân tích các kết quả đạt được và chưa


đạt được về các mặt thu nhập từ khách du lịch, hiệu quả KT - XH, quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, cơ cấu của nguồn vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực, liên kết, hợp tác… trong lĩnh vực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Từ đó, xây dựng những kế hoạch, qui hoạch, chiến lược dài hạn để phát triển KTDL và đổi mới các cơ chế chính sách cho KTDL nơi đây phát triển.

Muốn vậy, trong luận án cần phải nêu bật được toàn cảnh về thực trạng KTDL của vùng trong những năm qua (từ năm 2000 đến nay); thông qua đó, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, yếu kém của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua.

Ba là, cần làm rõ thực trạng KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, chỉ ra những thế mạnh, hạn chế trong quá trình phát triển của khu vực kinh tế này để đề xuất các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Theo vấn đề này, nghiên cứu sinh sẽ xác định bối cảnh, phương hướng và giải pháp nhằm phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT, góp phần vào sự phát triển KT - XH chung của vùng và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


2.1. KINH TẾ DU LỊCH VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH KINH TẾ DU LỊCH

2.1.1. Kinh tế du lịch và đặc điểm của kinh tế du lịch

2.1.1. Du lịch và kinh tế du lịch

2.1.1.1. Du lịch

Quan niệm

Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống của mình, mỗi người đều có những nhu cầu nhất định. Những nhu cầu đó có thể được đáp ứng ngay tại nơi ở (hay nơi cư trú) của bản thân họ, nhưng cũng có không ít nhu cầu chỉ có thể được thỏa mãn ngoài nơi ở thông qua các cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Một trong số cách thức tổ chức đó là mỗi người hoặc nhóm người thực hiện chuyến đi du lịch.

Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam nêu quan niệm: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [36, tr.8].

Với quan niệm này, du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu cầu đều là du lịch. Chỉ có hoạt động nào dẫn đến thỏa mãn nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định mới được gọi là du lịch.

Trong đề tài luận án này, nghiên cứu sinh quan tâm đến phạm trù du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị, xem đó là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu gi ữ khách du lịch. Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành


một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành KT - XH.

Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó

Sản phẩm du lịch được hiểu “là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch" [36, tr.2].

Theo cách hiểu khác, sản phẩm du lịch là “các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất - kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [13, tr.31].

Sản phẩm du lịch có thể tồn tại dưới dạng vật thể (sản phẩm hữu hình), có thể là sản phẩm phi vật thể (sản phẩm vô hình). Sản phẩm du lịch phi vật thể được cung ứng bởi các hoạt động dịch vụ du lịch.

Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

Ngoài những đặc điểm chung của hàng hóa thông thường, sản phẩm du lịch còn có những đặc trưng sau:

Một là, nếu các hàng hoá thông thường sau khi bán và được người mua sử dụng, giá trị của nó sẽ mất dần đi, thậm chí có thể mất luôn sau lần sử dụng đầu tiên, nhưng giá trị của sản phẩm du lịch thì ngược lại. Nó sẽ tồn tại trong cảm nhận và đánh giá của khách du lịch và những giá trị này còn có thể được ghi nhận theo kênh lan truyền từ du khách này sang du khách kia. Nếu chất lượng của sản phẩm du lịch tốt, thì giá cả của nó còn có thể được tăng lên qua những lần sử dụng của du khách tiếp theo. Sở dĩ có hiện tượng trên, là do người cung ứng không phải bán cho du khách bản thân tài nguyên du lịch mà chỉ bán giá trị các khả năng thoả mãn nhu cầu đặc trưng của du khách được chứa đựng trong sản phẩm du lịch đó mà thôi.

Hai là, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không thường xuyên mà có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của chủ thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch: du


lịch nghỉ núi, du lịch nghỉ biển...). Chính vì đặc tính này, hoạt động du lịch mang tính thời vụ cao.

Trên thực tế, trong cơ cấu sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 80% - 90%) nên việc tìm hiểu và đánh giá đúng đặc điểm của dịch vụ du lịch là điều hết sức quan trọng.

Dịch vụ du lịch và đặc điểm của nó

Dịch vụ du lịch là hoạt động trong đó các đơn vị kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thu hút và phục vụ du khách theo mức giá, mức chi phí sản xuất và các biến số kinh tế khác trong một thời gian nhất định. Cụ thể hơn, dịch vụ du lịch là “việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [36, tr.10].

Du lịch là một loại dịch vụ, vừa có những điểm chung của dịch vụ, vừa có nét đặc thù:

- Tính phi vật thể. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ du lịch. Tính phi vật thể làm cho du khách không thể sử dụng thử trước khi trực tiếp tiêu dùng dịch vụ du lịch, vì quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch. Vì vậy, đối với du khách khi họ chưa tiêu dùng dịch vụ du lịch thì nó vẫn là trừu tượng. Dịch vụ thường xuyên đồng hành với những sản phẩm vật chất nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại tính phi vật chất của mình khiến cho du khách thực sự khó đánh giá dịch vụ.

Điều đó đòi hỏi nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho du khách, những thông tin ấy phải nhấn mạnh được tính lợi ích của dịch vụ đối với du khách để họ thấy hài lòng và quyết định mua dịch vụ của mình. Đồng thời, đòi hỏi công tác quảng bá du lịch cần phải có nhiều nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện quảng bá rộng rãi đến du khách để họ có thể định hình trước được những dịch vụ mà nhà cung ứng có và họ sẽ quyết định tiêu dùng những dịch vụ nào mà họ muốn.


- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Đặc tính này thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hoá. Đối với hàng hoá (vật chất) quá trình sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau. Việc sản xuất và tiêu dùng thường diễn ra ở những thời gian và địa điểm khác nhau. Còn đối với dịch vụ thì ngược lại, việc sản xuất và tiêu dùng thường trùng nhau về “không gian” và “thời gian”. Sản xuất không phải để lưu kho hay cất đi như các hàng hoá thông thường. Chẳng hạn, vào mùa đông thời gian rỗi của nhân viên du lịch ở các vùng ven biển không thể để dành đến lúc cao điểm của mùa hè được, một phòng khách sạn không cho thuê được trong ngày thì đã coi như mất dịch vụ, do đó mất nguồn thu v.v... Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rời nhau và cần phải tạo ra sự ăn khớp giữa cung và cầu. Vì thế, công tác dự báo nhu cầu trong kinh doanh dịch vụ du lịch là hết sức quan trọng.

- Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ. Đặc điểm này nói lên rằng, khách du lịch ở một chừng mực nào đó đã trở thành nội dung của quá trình sản xuất. Do việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, nên ở đó có sự gặp gỡ giữa hai chủ thể: khách hàng và người sản xuất. Sự gắn liền họ trong sự tác động qua lại này trong dịch vụ được khẳng định sự phụ thuộc vào mức độ lành nghề, khả năng của người cung cấp dịch vụ cũng như ý nguy ện của người tiêu dùng. Do có sự đa dạng về yêu cầu, sở thích, trình độ cũng như khả năng cảm nhận và đánh giá của khách du lịch mà nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần sáng tạo trong quá trình sản xuất của mình để thoả mãn nhu cầu của du khách. Mức độ hài lòng của du khách phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ, nghệ thuật ứng xử của người làm dịch vụ. Người tiêu dùng ở đây không chỉ là người hưởng thụ những lợi ích do nhà cung ứng mang lại mà sự hợp tác cùng với những phản hồi của họ có tác động đến khả năng phục vụ và mức độ hoàn thiện của dịch vụ; họ trở thành người đồng sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ du lịch.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí