Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 1

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

TRANG

CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 1

1.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH 1

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch. 1

1.1.2. Sản phẩm, dịch vụ du lịch 3

1.1.3. Những động cơ thúc đẩy du lịch 4

1.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.2.1. Một số vấn đề liên quan đến chiến lược và chiến lược phát triển 5

1.2.2. Các giai đoàn của quản trị chiến lược 6

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 1

1.2.3. Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược 6

1.2.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 6

1.2.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 7

1.2.3.3. Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hợi, nguy cơ (SWOT) 7

1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI 8

1.3.1. Vị trí – Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế và xã hội 8

1.3.2. Vị trí của du lịch Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước 9

1.3.3. Vị trí của du lịch Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương 10

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NGÃI NÓI RIÊNG11

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN QUA 14

2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NGÃI 14

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi 14

2.1.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên 15

2.1.3. Nguồn tài nguyên nhân văn 18

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NHỮNG NĂM QUA 20

2.2.1. Khách du lịch 21

2.2.2. Doanh thu từ du lịch 22

2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Quảng Ngãi 24

2.3. NHẬN ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NGÃI 28

2.3.1. Những điểm mạnh 28

2.3.2. Những điểm yếu 29

2.3.3. Ma trận của đánh giá yếu tố bên trong của ngành du lịch Quảng Ngãi 30

2.4. NHẬN ĐỊNH CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NGÃI 31

2.4.1. Các cơ hội để phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi 31

2.4.2. Các thách thức cho ngành du lịch Quảng Ngãi 32

2.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 32

2.5. NHẬN ĐỊNH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHỦ YẾU CỦA DU LỊCH QUẢNG NGÃI 33

2.6. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRÊN 34

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 201035

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2010 35

3.1.1. Quan điểm phát triển 35

3.1.2. Định hướng phát triển 36

3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 38

3.2. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NGÃI 40

3.2.1. Chiến lược quảng bá – tiếp thị du lịch Quảng Ngãi 41

3.2.2. Chiến lược thu hút và đào tạo nguồn nhân lực 42

3.2.3. Chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Quảng Ngãi 42

3.2.4. Chiến lược thu hút khách du lịch quốc tế thông qua trục hành lang kinh

tế Đông – Tây 43

3.2.5. Chiến lựơc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trên cả nước 43

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÃ LỰA CHỌN TRÊN 44

3.3.1. Giải pháp về vốn 44

3.3.2. Các giải pháp quảng bá – tiếp thị du lịch Quảng Ngãi 46

3.3.3. Giải pháp liên doanh, liên kết với các công ty du lịch 48

3.3.4. Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng mang đặc sắc riêng dựa trên thế mạnh về tiềm năng du lịch của Quảng Ngãi 49

3.3.5. Các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế thông qua trục hành lang kinh tế Đông – Tây. 50

3.3.6 Giải pháp thu hút và đào tạo nguồn nhân lực 51

3.3.7. Kiện toàn bộ máy tổ chức 53

3.3.8. Giải pháp phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương 54

3.3.9. Giải pháp an ninh và an toàn trong du lịch 55

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài:

LỜI MỞ ĐẦU

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, từ lâu Quảng Ngãi được biết đến với những danh thắng như Thiên Ấn niêm hà, Thiên Bút phê vân...là biểu tượng của một vùng đất địa linh nhân kiệt. Quảng Ngãi còn nổi tiếng bởi những bờ biển sạch đẹp trải dài theo những bãi cát trắng xóa cùng những rừng dương xanh ngút, tạo nên những bãi tắm lý tưởng như: Sa Huỳnh, Mỹ Khê,...Quảng Ngãi vốn là mảnh đất có bề dày về truyền thống lịch sử, các di tích văn hóa nổi tiếng của Quảng Ngãi như di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, thành cổ Châu Sa. Các di tích lịch sử nổi tiếng như: Ba Tơ – Trà Bồng, Ba Gia, Vạn Tường, chứng tích Sơn Mỹ,...là minh chứng hùng hồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cũng không ít đau thương, mất mát đối với người dân Quảng Ngãi.

Sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi, đồi, biển bờ, ghềnh đá cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ đã tạo nên nhiều cảnh trí hấp dẫn, thơ mộng chứa đựng những tiềm năng du lịch.

Ngày nay, Quảng Ngãi được biết đến như một vùng đất đầy hứa hẹn về đầu tư và du lịch. Sự hình thành khu kinh tế mở Dung Quất với Nhà máy lọc dầu số 1 và khu đô thị Vạn Tường, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của miền Trung và cả nước.

Quảng Ngãi là vùng đất giàu tiềm năng về nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, nhưng những năm qua ngành du lịch Quảng Ngãi tuy đã có những có bước phát triển nhưng chưa đạt hiệu quả vì chưa khai thác đúng mức nguồn tài nguyên du lịch mà thiên nhiên đã ban tặng. Sự chậm phát triển của ngành du lịch Quảng Ngãi do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là do tầm quan trọng của nó chưa được cấp lãnh đạo tỉnh nhìn nhận đúng mức. Chính vì thế, để góp phần vực dậy một ngành du lịch đầy tiềm năng, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NGÃI

ĐẾN NĂM 2010” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Mục đích của việc chọn đề tài này là chúng tôi muốn đóng góp ýù kiến của mình để đưa ra định hướng chiến lược cùng các giải pháp giúp cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi phát triển đi lên.

2. Giới hạn đề tài:

Sau khi phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển của ngành du lịch Quảng Ngãi thời gian qua, chúng tôi đã đưa ra những quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển cho ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010. Qua phân tích ma trận SWOT, chúng tôi đưa ra các chiến lược khả thi và dựa trên quan điểm và mục tiêu phát triển và tình hình thực tại của ngành du lịch Quảng Ngãi và đưa ra các giải pháp để thực hiện các chiến lược. Chúng tôi đã lựa chọn thời gian để thực hiện các định hướng chiến lược này đến năm 2010 vì đây cũng là thời điểm thực hiện chiến lược của ngành du lịch Việt Nam do tổng cục du lịch đề ra và cùng là thời điểm áp dụng chung để lập kế hoạch phát triển cho nhiều ngành khác của cả nước nói chung và của Quảng Ngãi nói riêng.

3. Mục đích của luận văn:

- Phân tích, đánh giá thực trạng của sản phẩm du lịch Quảng Ngãi trên vùng không gian lãnh thổ và trên mối quan hệ kết hợp với các sản phẩm du lịch của các vùng lân cận.

- Đưa ra các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển và hệ thống các chiến lược khả thi cũng như các giải pháp để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch Quảng Ngãi từ nay đến năm 2010 giúp các sản phẩm du lịch hấp dẫn được du khách cũng như có khả năng cạnh tranh với sản phẩm du lịch của các vùng lân cận và trên cả nước.

- Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có mong muốn đóng góp những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn có được qua quá trình làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, cùng những kinh nghiệm học hỏi qua các chuyên gia du lịch nhằm giúp cho ngành du lịch Quảng Ngãi phát triển trên cơ sỡ sử dụng có hiệu quả những tiềm năng mà mình có được, dựa trên nguồn nội lực và các nguồn lực thu hút được từ bên ngoài.

- 4. Kết cấu nội dung:

Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có: Lời mở đầu.

3 chương:

Chương 1: Những cơ sỡ lí luận chung về du lịch

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển ngành du lịch quảng ngãi những năm qua.

Chương 3: Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành du lịch quảng ngãi đến năm 2010.

Kết luận.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã áp dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như phương pháp khảo sát thực tế, như quan sát và theo dõi tình hình hoạt động của công ty du lịch Quảng Ngãi và chi nhánh của công ty du lịch Quảng Ngãi tại thành phố Hồ Chí Minh và một số các nhà hàng, khách sạn cũng như đi tham quan thực tế các điểm và khu du lịch của Quảng Ngãi. Từ đó thu thập thông tin và lấy số liệu tại bàn giấy, phân tích tổng hợp các số liệu, tư liệu, thông tin từ báo, tạp chí...và có sử dụng phương pháp dự báo theo hàm xu hướng để đưa ra các số liệu dự báo làm căn cứ để đề ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được từ nay đến năm 2010 cho ngành du lịch Quảng Ngãi.

CHƯƠNG I:NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH

1.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch:

- Khái niệm du lịch:

Du lịch từ lâu đã là một trong những hoạt động quan trọng trong đời sống nhân loại. Ngành du lịch hiện đại hình thành trong thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp, và từ sau thế giới lần thứ II đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Cho đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, việc chi tiêu các dịch vụ liên quan đến thời gian rảnh rỗi phát triển mạnh trên thế giới. Kinh doanh du lịch đang là một trong những mũi nhọn kinh tế của nhiều quốc gia.Và theo dự báo thì đến năm 2020, doanh thu du lịch quốc tế tăng nhanh hơn bất cứ lĩnh vực xuất khẩu nào. Đặc biệt, vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế năng động nhất.

Từ đó đến nay, đã có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, tuỳ theo góc độ xem xét.

Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức và Hán – Việt tự điển của Đào Duy Anh thì du lịch có nghĩa là đi chu du khắp nơi để xem xét. Theo tự điển của Larousse thì người Phương Tây cũng hiểu du lịch là hành động du hành để thoả mãn lạc thú. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam số 11/1999/PL – UBTVQH được Uỷ ban Thường Vụ quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 08/02/1999, tại điều 10 cũng định nghĩa “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan – giải trí – nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Nếu xem xét du lịch như là một hiện tượng xã hội, hiện tượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con người, Tổ chức du lịch Thế giới (World Tourism Organization) (WTO) đã đưa ra định nghĩa “ Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến “ [14,1]

Cho đến nay, người ta đã thống nhất về cơ bản rằng tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong nước hay ra nước ngoài (trừ việc đi làm, cư trú) đều mang ý nghĩa du lịch. Nhìn chung, cũng khó để đưa ra được một định nghĩa tương đối đầy đủ về du lịch vì do tính chất hai mặt của khái niệm du lịch đó là du lịch một mặt mang ý nghĩa thông thường là việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, …mặt khác lại được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động gắn với những kết quả kinh tế do chính nó tạo ra. Do đó có thể định nghĩa khái quát về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế – kỹ thuật – văn hoá – xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và cư dân bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ

chức kinh doanh phục vụ du khách”.

- Khách du lịch (visitors)

Khách du lịch còn gọi là khách viếng. Theo tổ chức Du lịch Thế Giới (WTO) năm 1968 đã chấp nhận định nghĩa khách viếng như sau: “ Một khách viếng là một người từ quốc gia này đi tới một quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm một việc gì khác”(ngoại trừ hành nghề hay lãnh lương). Định nghĩa này được áp dụng cho cả khách du lịch trong nước. Khách viếng được chia làm hai loại: Du khách và khách tham quan.

Du khách (Tourists):

Du khách là khách du lịch, còn gọi là khách ở lại qua đêm (Overnight visitors). “ Du khách là khách du lịch, lưu trú tại một quốc gia trên 24 giờ đồng hồ và ngủ qua đêm ở đó, với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác”

Khách tham quan (Excursionists)

Khách tham quan là khách du lịch, còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở trong ngày (Day visitors).

“Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm ở một nơi nào đó dưới 24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm, với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm mộtï việc gì khác”.

Chuyến du lịch (Tour) là chuyến đi được chuẩn bị trước, bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác.

1.1.2 Sản phẩm, dịch vụ du lịch:

Định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” (Michael M. Coltman)

Thành phần của sản phẩm du lịch:

Theo cách sắp xếp sản phẩm du lịch của Michael M. Coltman theo hướng marketing thì tài nguyên của sản phẩm du lịch bao gồm:

- Tài nguyên thiên nhiên: Phong cảnh, công viên, hồ suối, núi non, dốc đá, đèo, hệ động thực vật và thực vật, bãi biển, hải cảng.

- Nơi tiêu biểu văn hoá và lịch sử: Vùng khảo cổ, kiến trúc truyền thống, nghề thủ công bản địa, thực phẩm đặc sản, lễ lạt, nghi thức, phong tục, múa hát.

- Nơi giải trí: Công viên, sân golf, nơi cắm trại, nơi picnic, nơi bới lội, nơi chơi ski.

- Các tiện nghi du lịch: Chiêu đãi, phục vụ nghỉ ngơi, nhà hàng, mua sắm, trung tâm thông tin, hệ thống đăng ký giữ chỗ.

- Khí hậu

- Các tài nguyên thiên nhiên khác

- Hấp dẫn tâm lý: Mỹ quan, thái độ hài lòng

Các thể loại du lịch:

Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, tiềm năng du lịch và khả năng thực tế để hình thành các thể loại du lịch :

Du lịch xanh: Là loại du lịch hòa mình vào thiên nhiên xanh với rất nhiều mục tiêu khác nhau như tham quan thắng cảnh, tắm biển, săn bắn, leo núi nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Du lịch văn hóa: Là loại hình mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày lịch sử, văn hóa của một nước, thông qua các di tích lịch sử, di tích văn hóa, phong tục tập quán, bao gồm hệ thống đình, đền, chùa, nhà thờ, lễ hội các phong tục tập quán về ăn ở, mặc, giao tiếp.

Mô hình sản phẩm du lịch.

Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, người ta rút ra những yếu tố căn bản để lập nên những mô hình sản phẩm du lịch. Tuỳ theo yếu tố thiên nhiên của mỗi nước và quan niệm của mỗi tác giả, từ đó có những mô hình 4S, 3H, và 6S.

Sau đây là mô hình sản phẩm du lịch 4S và 3H của Mỹ

Mô hình 4S

SEA: Biển; SUN: Mặt trời, tắm nắng; SHOP: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm; SEX (or SAND): Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát tắm nắng)

- Biển (Sea)

Biển là những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Những nơi nào có bãi biển đẹp, sạch sẽ là nơi du khách đổ xô về để tắm biển, lướt ván, phơi nắng, nghỉ dưỡng.

- Mặt trời (Sun)

Đối với khách du lịch quốc tế, yếu tố mặt trời, ánh nắng rất quan trọng. Là những người ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh nắng mặt trời. Vào những mùa mưa, nhiệt độ rất thấp và lạnh, ít người đi du lịch vào mùa này. Vì vậy, họ thường tìm đến những vùng nắng ấm để tắm và sưởi nắng.

- Cửa hàng bán đồ lưư niệm, mua sắm (Shop)

Mua sắm rất quan trọng đối với khách du lịch, khách đi du lịch hầu hết là để thoả mãn sự hiểu biết, kinh nghiệm. Họ muốn biết những nơi xa lạ, biết phong tục tập quán, lối sống của dân cư địa phương, những nét văn hoá, sinh hoạt của những sắc tộc, bộ lạc hoang sơ,… Và khi ra về ngoài những ấn tượng, những kinh nghiệm mà họ có được một cách vô hình, họ cần có một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho chuyến đi cho chính bản thân họ, cho những người thân và bạn bè. Đó là sản phẩm hữu hình, những món quà lưu niệm mang đầy dấu ấn cho suốt cả cuộc đời của họ về một nơi, một vùng, một nước xa xôi nào đó. Điều này gợi lại cho họ một kỷ niệm khó phai mờ về một chuyến đi.

Cửa hàng bán đồ lưu niệm và sự mua sắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Điều này đã chứng minh cho ta thấy ở những nơi nghèo nàn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm hoặc thuế hải quan quá cao, đánh trên sản phẩm khách du lịch mua làm quà lưu niệm, là những nơi ít khách du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2023