An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 13


(cầu dao, aptomat, cầu chì...);

Hình 2-10

Nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thế phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân

Bước 4: Giải phóng nạn nhân

a. Mạng điện hạ thế

Nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên các vật cách 1

- Nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra

hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.

b. Mạng điện cao thế

Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao. Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện.

Báo cho người quản lý đến cắt điện trên đường dây.

Nếu không có dụng cụ an toàn thì phải làm ngắn mạch đường dây bằng cách lấy dây đồng hoặc dây nhôm, dây thép nối đất một đầu rồi ném lên đường dây tạo ngắn mạch các pha.

Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành nối đất trước sau đó 2

Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch

đường dây. Dùng các biện pháp để đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.


Hình 2-12


Bước 5: Đánh giá trạng thái của nạn nhân

Bước 6: Trợ giúp y tế ( Báo hoặc gọi điện cho trung tâm y tế gần nhất).

Bước 7: Nạn nhân còn nhận biết

Khi người bị nạn chưa bị mất tri giác, chỉ bị mê đi trong chốc lát, còn thở yếu... phải đặt người bị nạn ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh và cấp tốc đi mời y, bác sỹ ngay, nếu không mời y, bác sỹ thì phải chuyển ngay người bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất.

Bước 8: Nạn nhân không còn nhận biết

Khi người bị nạn đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ tim đập yếu thì phải đặt người bị nạn ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh nới rộng quần áo, thắt lưng, xem có gì trong miệng thì lấy ra, cho ngửi amoniac, nước tiểu, xoa bóp toàn thân cho nóng lên, đồng thời đi mời y bác sỹ ngay.

Bước 9: Có hơi thở

Bước 10: Không có hơi thở

Nếu người bị nạn tắt thở, tim ngừng đập thì phải đưa người bị nạn ra chỗ thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo và thắt lưng, moi miệng xem có vướng gì không rồi nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim ngoài lòng ngực cho đến khi có y, bác sỹ đến và có ý kiến quyết định mới thôi.

- Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng - miệng (Cấp cứu theo phương pháp hà hơi thổi ngạt)

- Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng - mũi

- Phương pháp nằm sấp

Chỉ được phép coi như người bị nạn đã chết khi đã có bằng chứng rõ ràng như vỡ sọ, cháy toàn thân, hay có quyết định của y, bác sỹ, nếu không thì phải kiên trì cứu chữa.


A. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP


Câu hỏi ông tập

1. Câu hỏi 1: Phân tích kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí.

2. Câu hỏi 2. Phân tích kỹ thuật an toàn khi sửa dụng điện và phòng chống cháy,

nổ

3. Câu 3: Phân tích kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ.

Bài tập thực hành :

1. Bài tập 1: Thực hành cấp cứu người bị điện giật

2. Bài tập 2: Nêu những trình tự cứu người khi bị điện


---------------------------------------


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Luật An toàn, vệ sinh lao động ban hành ngày 25/6/2015

[2] Nghị định: Quy định chi tiết một số điều chỉnh của Bộ luật LĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ. Ngày 10/05/2013.

[3] Thông tư: Hướng dẫn công tác Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ. 29/12/2005.

[4] Thông tư: Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TT- BLĐTBXH. Số 41/2011/TT-BLĐTBXH, 28/12/2011.

[5] Thông tư liên tịch: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ trong cơ sở LĐ. Số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, 10/01/2011.

[6] Thông tư liên tịch: Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ. Số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, 21/05/2012.

[7] Thông tư: Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật ATLĐ các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. 14/11/2011.

[8] Tổng cục Dạy nghề - Giáo trình An toàn vệ sinh công nghiệp ngành Quản trị mạng máy tính – Năm 2013.

[9] Tổng cục Dạy nghề - Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển - Năm 2012.

[10] Nguyễn Khắc Trai – Giáo trình Cấu tạo ô tô -NXB Khoa học và kỹ thuật – Năm 2008.

[11] Hoàng Đình Long – Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô - NXB Giáo dục – Năm 2006.

[12] Bùi Mạnh Hùng – Giáo trình Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nỗ trong xây dựng – NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội – 2004

[13] Nguyễn Thế Đạt – Giáo trình An toàn lao động– NXB Giáo dục Hà Nội –

2004

[14] Tài liệu “ 5 S “ – Tại các xí nghiệp sửa chữa ô tô ;


Phụ lục 06

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH TRÌNH BÀY GIÁO TRÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐN ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng)


1. Hình thức trình bày giáo trình

1.1. Soạn thảo văn bản

- Giáo trình sử dụng font chữ Times New Roman; cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái: 2,5 cm; lề phải: 1,5cm; lề trên: 1,5cm; lề dưới: 1,5cm.

- Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Không gạch ngang hoặc để các tít ở đầu mỗi trang. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, (nên hạn chế trình bày theo cách này). Bản thảo giáo trình nộp để Nhà trường tổ chức xuất bản được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297mm).

1.2. Chương/Bài, mục, tiểu mục

Các chương được ghi bằng chữ số Arập, dưới chương là các mục gồm hai chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu


mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

Quy định kích thước (theo font chữ unicode) của các chương, mục, tiểu mục được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Quy định kích thước của các chương, mục, tiểu mục

Đề mục

Kiểu chữ

Cỡ chữ

Định dạng

Ví dụ (mẫu chữ)

Phần(A,B,C,D)

Time NewRoman (viết hoa)

13(14)

Đậm, đứng

PHẦN A

KHÁI QUÁT….

Chương/Bài (đánh theo số 1,2,3…)

Time NewRoman (viết thường)

13(14)

Đậm, đứng

Chương 2/Bài 2

Tên chương

Time NewRoman (viết hoa)

13(14)

Đậm, đứng

LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Phụ lục, Tài liệu tham khảo

Time NewRoman (viết hoa)

13(14)

Đậm, đứng

PHỤ LỤC; TÀI

LIỆU THAM KHẢO

Mục (1.1, 1.2,..)

Time NewRoman (viết thường)

13(14)

Đậm, đứng

1.1. Linh kiện điện tử thụ động

Nhóm tiểu mục (1.1.1, 1.1.2,…)

Time NewRoman (viết thường)

13(14)

Đậm, in nghiêng

1.1.1. Điện trở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


1.3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình, công thức...

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình, công thức... phải gắn với số chương: ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Tổng cục thống kê 2018”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này. Các bảng dài hoặc hình vẽ lớn có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng hoặc hình vẽ.

Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210mm. Chú ý gấp trang giấy này sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này. Trong mọi trường hợp, 4 lề bao quanh phần văn bản và bảng biểu vẫn như quy định ở trên.

Trong giáo trình các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ trong văn bản quy


định. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “…được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “(xem Hình 3.2)” mà không được viết “…được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị sau”.

Việc trình bày các công thức, phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn giáo trình, đề cương bài giảng, đề cương môn học. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của giáo trình hoặc đề cương.


Tất cả các phương trình/công thức cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải.

Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).

1.4. Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong giáo trình và đề cương. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu giáo trình, đề cương có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo A B C) ở phần đầu.

1.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

1.5.1. Quy định chung

Các tài liệu tham khảo dùng để viết giáo trình, đề cương mà không phải của riêng tác giả phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm giáo trình nặng nề với những tham khảo trích dẫn.

Nếu không có điều kiện tiếp cận tài liệu gốc mà phải thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ các trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

1.5.2. Tài liệu tham khảo

a. Cách sắp xếp: Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… ( đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết biết có thể thêm phần dịch tiếng việt đi kèm theo mỗi tài liệu).


Tài liệu tham khảo phải sắp xếp theo trình tự các phần như sau:

+ Các văn bản hành chính nhà nước (Vd: Quốc hội, Luật Lao động).

+ Tiếng Việt.

+ Sách tiếng nước ngoài.

+ Báo, tạp chí.


+ Các trang web.

+ Các tài liệu gốc của cơ quan thực tập.

b. Nếu tài liệu chưa công bố ghi (Tài liệu chưa công bố); nếu tài liệu nội bộ ghi (Lưu hành nội bộ).

c. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng

bước:


+ Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.

+ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên

thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ.

+ Nhiều tác giả nhưng có chủ nhiệm, chủ biên thì ghi tên của chủ nhiệm, chủ

biên.

+ Nhiều người thì ghi: Nhiều tác giả, Nhiều soạn giả hay Nhiều dịch giả, xếp

theo chữ cái vần G.

+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B…

d. Sắp xếp thự tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả, nếu chữ cái thứ nhất giống nhau thì phân biệt theo chữ cái tiếp theo, nếu trùng chữ cái thì phân biệt theo vần, trùng vần thì phân biệt theo dấu thanh: không – huyền – sắc – hỏi – ngã – nặng.

e. Tài liệu tham khảo là phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách).

+ Năm xuất bản, (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).

+ Tên sách, luận văn hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).

+ Nhà xuất bản cách ghi Nxb ….., (dấu phẩy cuối tên nếu có nơi sản xuất hoặc dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo nếu không có nơi sản xuất).

+ Nơi sản xuất, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). Ví dụ:

Nguyễn Văn A (2007), Cấu tạo kiến trúc, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2023