Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 2

và có thể là nơi mà khách “một đi không bao giờ trở lại”. Trái lại, những nơi nào có chính sách thuế khoá về hải quan thoáng, để khuyến khích khách du lịch mua sắm nhiều, là những nơi khách du lịch thường lui tới và giới thiệu cho bạn bè đi du lịch, chính những nơi này đã thu về một nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngành du lịch.

- Yếu tố hấp dẫn giới tính (Sex) hay bãi cát (Sand)

Yếu tố hấp dẫn giới tính bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì chữ Sex trong du lịch thể hiện tính khêu gợi, hấp dẫn và để đáp ứng sự thoả mãn về nhu cầu sinh lý.

Nếu loại trừ yếu tố hấp dẫn giới tính (sex) thì yếu tố bãi cát (sand) cũng rất hấp dẫn khách du lịch. Với những bãi cát trắng, mịn chạy dài dọc theo bờ biển sẽ thu hút khách du lịch. Người ta thích phơi mình trên những bãi cát để tắm nắng, nhìn những đợt sóng biển và cũng có nhiều người nhất là trẻ em thích nô đùa với cát muốn làm dã tràng xe cát biển Đông, thích đắp những lâu đài, những hình tượng thân thương hoặc chôn mình dưới cát…

Mô hình 3H

Thành phần của mô hình 3H gồm:

- Heritage : Di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hoá, nhà thờ, chùa chiền, lăng tẩm,…

- Hospitality : Lòng hiếu khách, khách sạn – nhà hàng

- Honesty : Lương thiện, uy tín trong kinh doanh.

1.1.3 Những động cơ thúc đẩy du lịch:

- Những động cơ thuộc về thể chất:

Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà năng suất của nền kinh tế ngày càng cao, mức sống con người ngày càng được nâng cao. Cũng chính từ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà hệ quả của nó, là con người ngày càng phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nhất là ở các thành phố lớn. Con người phải luôn tất bật và căng thẳng, với công việc hằng ngày vì sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt. Chính vì thế việc đi du lịch để nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng đó là một nhu cầu hết sức cần thiết. Những ngày nghỉ phép thường niên được coi như là một động lực làm tăng thêm sức lực để người lao động có thể tiếp tục làm việc. Chính vì thế mà hiện nay nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, đã thể chế hoá nhu cầu đi du lịch – nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ của người lao động thành luật pháp. Tại điểm 2, điều 8, Luật Công đoàn Việt Nam qui định: Công đoàn có trách nhiệm cùng cơ quan, đơn vị tổ chức hữu quan chăm lo đời sống văn hoá, hoạt động thể dục – thể thao, tổ chức nghỉ ngơi, du lịch cho người lao động.”

Hiến chương quốc tế về kinh tế xã hội – văn hoá ngày 16/12/1966 của Liên hiệp quốc cũng đã nêu nội dung mỗi người đều có quyền đòi hỏi phải được nghỉ ngơi, có thời gian rảnh rỗi, kể cả việc hạn chế hợp lý thời gian làm việc và được nghỉ phép định kỳ có ăn lương.

Như vậy, những hoạt động có liên quan tới nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí, tiêu khiển, tham gia các hoạt động thể thao, thực hiện theo chỉ định hoặc lời

khuyên của bác sỹ về việc khám chữa bệnh bằng suối nước khoáng hoặc phương pháp điều trị tương tự, và những động cơ khác liên hệ trực tiếp với sức khoẻ đều có đặc điểm chung là nhằm giảm sự căng thẳng thông qua sự vận động về thể chất của con người, đã thúc đẩy du lịch phát triển.

- Động cơ tìm hiểu khám phá:

Tính ham tìm hiểu, ước muốn trông thấy, trải qua, và học hỏi những điều mới lạ là bản chất của con người. Khi người ta có điều kiện đọc, biết nhiều về những địa phương, những quốc gia, những nền văn hoá khác nhau; nghe những điều hấp dẫn, mới lạ về một nơi nào đó thì ao ước đi du hành đến đó để khám phá. Một số người thích những chuyến đi xa, số khác lại thích khám phá những điều mới mẻ nhưng gần hơn. Mong muốn tham gia vào những hoạt động mới, thưởng thức những món ăn ngon, hoà nhập vào những cộng đồng xa lạvà thử điều chỉnh mình theo những cộng đồng xa lạ, theo tập quán mới đó, đây là những ước ao khám phá thế giới mới và cũng là để khám phá bản thân mình,… điều này đã thôi thúc người ta thực hiện những chuyến du lịch.

- Động cơ học tập – nâng cao kiến thức:

Việc đi du lịch để nghiên cứu, học tập trở thành một nhu cầu không thể thiếu được chẳng những đối với các ngành học về Xã hội Nhân văn mà ngay cả các ngành Địa lý, Hàng hải, Thiên văn… cũng rất cần những chuyến đi thực tế. Việc thực hiện cuộc hành trình, giao lưu, tiếp xúc xã hội đã làm cho sinh viên, học sinh nhanh chóng trưởng thành, hình thành thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ và nhận thức đúng đắn về các cộng đồng dân cư khác nhau trên trái đất.

- Các động cơ tổng hợp khác

Ngoài các động cơ chính trên, ta có thể thấy được những động cơ thúc đẩy con người đi du lịch rất đa dạng, khó có thể tổng kết hết được, nó còn có thể là tính hiếu kỳ, sự ham thích những nét hấp dẫn của nghệ thuật dân gian, của thể thao, sự kỳ diệu của thiên nhiên… và cũng có thể cũng là xuất phát từ óc phiêu lưu mạo hiểm hoặc do nhu cầu giao tế xã hội.

1.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN.

1.2.1 Một số vấn đề liên quan đến chiến lược và chiến lược phát triển.

Theo định nghĩa chung nhất thì chiến lược là phương châm và kế hoạch, mưu lược toàn cục cho một thời kỳ đấu tranh và xây dựng xã hội. [,358] Trong quản trị kinh doanh, người ta định nghĩa chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó. [, 14]

Với một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Với một ngành, một địa phương, chiến lược phát triển kinh tế là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, định hướng và chính sách cơ bản trong một thời kỳ dài hạn nhằm thực hiện thành công đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước.

Khái niệm về quản trị chiến lược:

Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho

phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”. Theo định nghĩa này thì quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển, và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức.

1.2.2 Các giai đoạn của quản trị chiến lược:

Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn:

- Giai đoạn thiết lập chiến lược: bao gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh và điểm yế bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra những chiến lược đặc thù để theo đuổi.

- Giai đoạn thực hiện chiến lược: Thiết lập các mục tiêu hàng năm, đặt ra các chính sách, khuyến khích nhân viên, và phân phối tài nguyên để các chiến lược lập ra có thể được thực hiện.

- Giai đoạn đánh giá chiến lược: đây là giai đoạn giám sát các kết quả của các hoạt động thiết lập và thực thi chiến lược. Bước này gồm việc đo lường xác định thành tích của cá nhân và tổ chức, đồng thời có những hành động điều chỉnh cần thiết.

Quá trình quản trị chiến lược phải là một quá trình con người đạt được thành công. Con người, bao gồm cả quản trị viên và nhân viên, sẽ tạo ra sự khác biệt.

Nội dung của luận văn chủ yếu nằm trong giai đoạn phân tích, xây dựng chiến lược và thông qua các ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong đã xây dựng được để lựa chọn chiến lược.

1.2.3 Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược.

Để hình thành chiến lược, phải phân tích môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp nhằm xác định mục tiêu cần đề ra, từ đó đưa ra các chiến lược và lựa chọn các chiến lược phù hợp.

Một trong những phương pháp được sử dụng trong việc phân tích, xây dựng và lựa chọn chiến lược đó là dựa trên việc phân tích các yếu tố bên ngoài (EFE: External Factors Evaluation), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factors Evaluation), từ đó xây dựng ma trận về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) làm căn cứ để xây dựng và lựa chọn chiến lược.

1.2.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE):

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp công nghệ và cạnh tranh. Việc đánh giá ma trận này cho phép các nhà chiến lược đánh giá được sự tác động của các yếu tố đối với hoạt động của tổ chức trong hiện tại cũng như tương lai. Từ đó cho thấy những cơ hội (O), cũng như các nguy cơ (T) đối với hoạt động của tổ chức. Có năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.

1.Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài; bao gồm tổng số từ 10 đến

20 yếu tố, bao gồm cả những vận hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh.

2. Phân loại tầm quan trọng của các yếu tố, từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1. Sự phân loại ở bước này dựa theo ngành.

3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với các yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, và 1 là phản ứng ít.

4. Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định tổng số điểm về tầm quan trọng.

5. Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng cho tổ chức.

Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng trên mức trung bình càng cao cho thấy tổ chức đang phản ứng tốt với các cơ hội, các nguy cơ và ngược lại.

1.2.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong(IFE):

Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện cuộc kiểm soát quản trị chiến lược bên trong. Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, từ đó xác định những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) của tổ chức đó.

Cũng tương tự như ma trận EFE được mô tả trên, ma trận IFE cũng có thể được thực hiện theo 5 bước như trên.

1.2.3.3 Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT):

Ma trận SWOT là một trong những công cụ kết hợp quan trọng từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và những đe doạ từ môi trường bên ngoài đã được nhận diện, giúp ta có thể xây dựng bốn loại chiến lược từ việc kết hợp các nhân tố này:

- Chiến lược kết hợp điểm mạnh – cơ hội (SO): Sử dụng những điểm mạnh bên trong và tận dụng các cơ hội bên ngoài.

- Chiến lược kết hợp điểm yếu – cơ hội (WO): cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lược kết hợp điểm mạnh – nguy cơ (ST): Sử dụng các điểm mạnh bên trong để né tránh hay giảm thiểu các đe dọa bên ngoài.

- Chiến lược kết hợp điểm yếu – nguy cơ (WT): là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những yếu điểm bên trong và né tránh những đe doạ bên ngoài.

1. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của công ty.

2. Liệt kê các mối đe doạ quan trong bên ngoài công ty.

3. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty.

4. Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty.

5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô tương ứng.

6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO.

7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT.

8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT.

Từ việc kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT trên, ta có được các chiến lược, từ đó cho phép chúng ta có những căn cứ để phân tích và lựa chọn những chiến lược đáp ứng tốt nhất thời cơ phát triển, có tính khả thi cao nhằm sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên.

Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một công ty, ảnh hưởng cạnh tranh được xem là quan trọng nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh cũng có các bước xây dựng tương tự hai ma trận trên nhưng có điểm khác với ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ở chỗ các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định cho sự thành công cũng có thể được bao gồm trong đấy.

1.3 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế – xã hội.

1.3.1 Vị trí – vai trò của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế và xã hội:

Như chúng ta đãbiết, du lịch từ lâu đã là một trong những hoạt động quan trọng trong đời sống nhân loại. Từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, việc chi tiêu các dịch vụ liên quan đến thời gian rảnh rỗi phát triển mạnh trên Thế Giới. Kinh doanh du lịch đang là một trong những mũi nhọn kinh tế của nhiều quốc gia. Giá trị kinh tế của ngành du lịch không còn thuần tuý là lợi nhuận, doanh thu tính ra tiền của nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà còn “thặng dư” nhiều giá trị không tính thành tiền ở các lĩnh vực . Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng” - điều không dễ gì trong điều kiện cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ khi kinh doanh du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của tương lai.

Quỹ tiền tệ thế giới IMF thống kê, năm 1987 du lịch thế giới đem lại tổng doanh thu 1.900 tỷ USD. Du lịch đã tạo ra từ 6% đến 10% tiền bạc tại nhiều nước công nghiệp phát triển, kể cả đem lại nhiều việc làm. Hiện nay, ước tính mỗi năm có 1/3 dân số toàn cầu đi du lịch, bao gồm đi ra nước ngoài và du lịch trong nước, nghĩa là trên dưới 2 tỷ người. Trung bình, mỗi du khách đi du lịch nước ngoài tiêu tốn trên dưới 700 usd và những quốc gia đón nhận du khách sẽ được hưởng lợi phần lớn khoản tiền đó. Du lịch tác động rất đáng kể vào nền kinh tế quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển. Thu nhập quốc dân sẽ tăng nhờ các biện pháp kinh tế, trong đó phát triển du lịch góp phần vào việc tiêu thụ các sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm, có thêm ngoại tệ trong cán cân thanh toán của quốc gia. Du lịch là ngành sử dụng nhiều nhân công, chi phối nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài những người làm việc trực tiếp trong các cơ sở, tổ chức kinh doanh du lịch, có một đội ngũ đông đảo người lao động trong

nghiều ngành nghề, nhiều địa phương, gián tiếp tham gia cung ứng cho ngành Du lịch ở những mức độ khác nhau. Chính nhờ du lịch mà không ít ngành nghề truyền thống sống được, không ít sản phẩm thủ công tiêu thụ được, đồng nghĩa với tạo công ănviệc làm cho nhiều người.

Tại Việt Nam, nhờ sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh du lịch đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế quốc dân. Du lịch phát triển đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành khác như: Hàng Không, giao thông – vận tải, bưu chính, viễn thông, thương mại, thủ công nghiệp,…. Và nó đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, tạo điều kiện cho việc thực hiện mở rộng xã hội hoá du lịch. Hiện nay cả nước đã có 250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 1680 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 3.761 cơ sỡ lưu trú. Du lịch phát triển đã tạo ra hơn 70 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và lao động nữ, góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở một số nơi, du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Chính mức đóng góp cho xã hội của du lịch là thước đo quy mô vị trí của ngành.

1.3.2 Vị trí của du lịch Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước:

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước, Quảng Ngãi nằm trong không gian vùng du lịch Bắc Trung Bộ với những tiềm năng và lợi thế hết sức quan trọng.

Trước hết, Quảng Ngãi có vị trí địa lý rất thuận lợi, Quảng Ngãi nằm trên trục đường giao thông chính nối từ Bắc vào Nam, có đường quốc lộ và đường sắt xuyên Việt chạy qua. Hơn nữa, Quảng Ngãi còn có cảng nước sâu Dung Quất cùng với hệ thống đường ngang và đường thủy nối Quảng Ngãi với các tỉnh và các địa phương trong cả nước, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch.

Bên cạnh sự thuận tiện về hệ thống giao thông và cơ sỡ hạ tầng, Quảng Ngãi còn có tiềm năng du lịch phong phú để phát triển du lịch, kể cả tiềm năng du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đặc biệt, Quảng Ngãi giàu tiềm năng để phát triển du lịch biển, với bãi biển lý tưởng như Mỹ Khê, Sa Huỳnh,...và cả nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, tiêu biểu là các di tích thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh và nền văn hóa Chăm Pa. Quảng Ngãi còn nổi trội với các di tích lịch sử cách mạng như khu căn cứ địa Ba Tơ, khu di tích chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường, di tích chiến tranh Sơn Mỹ...

Vị trí địa lý quan trọng đặc biệt để phát triển du lịch vùng đó là Quảng Ngãi nằm trong vùng du lịch Miền Trung – Tây Nguyên, Quảng Ngãi nằm kế cận các điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Miền Trung về phía Bắc như phố cổ Hội An; thánh địa Mỹ Sơn; Bình Định Tây Sơn với hệ thống Tháp Chàm ở phía Nam, đã đặt Quảng Ngãi vào một không gian du lịch hấp dẫn. Có thể nói, Quảng Ngãi là một trong những điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt của cả nước. Trong tương lai, khi mà dự án hành lang kinh tế Đông Tây hoàn thành đi vào

hoạt động trong năm 2005, Quảng Ngãi sẽ là một điểm thu hút du lịch quan trọng trong tuyến điểm của du lịch miền Trung Việt Nam và có tầm quan trọng chiến lược đối với ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực mà trước mắt là với các nước nằm trên trục hành lang Đông Tây như:Myanmar, Lào và Thái Lan.

1.3.3 Vị trí của du lịch Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương:

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Quảng Ngãi, mặc dù tỷ phần của kinh tế dịch vụ Quảng Ngãi chỉ chiếm khoảng trên dưới 20%, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 40%, nhưng dịch vụ vẫn là ngành có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của Tỉnh.

Một khi du lịch Quảng Ngãi phát triển sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành khác như: giao thông – vận tải, bưu chính, viễn thông, thương mại và nhất là ngành tiểu thủ công,… của Quảng Ngãi. Vì khi du lịch là một ngành có tính tổng hợp, sự phát triển của ngành sẽ kéo theo sự phát triển các ngành khác có liên quan. Và chính sự phát triển của ngành du lịch nó sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân – sự mong đợi của mọi nền kinh tế.

Hơn nữa, khi ngành du lịch Quảng Ngãi phát triển sẽ tạo ra được nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là sinh viên mới tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học,…và lao động nữ, góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo cho dân cư địa phương, du lịch phát triển sẽ làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư nơi đây. Chính mức đóng góp về mặt xã hội này của du lịch Quảng Ngãi là thước đo tầm quan trọng của ngành.

Trong thời gian qua, du lịch Quảng Ngãi đã có những bước phát triển vượt bậc. Nếu năm 1995 tổng doanh thu du lịch đạt 7.3 tỷ đồng, thì đến năm 1999 đã đạt được 23 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước từ 449 triệu đồng năm 1995 đến năm 1999 đã đạt xấp xỉ 2 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu giai đoạn này đạt khoảng 21%/năm. Đến cuối năm 2003 doanh thu du lịch Quảng Ngãi đã đạt được con số đáng khích lệ, hơn 50 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn này đạt gần 12%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao so với ngành dù giá trị tuyệt đối còn thấp. Sự đóng góp cảu du lịch nói riêng và của các ngành dịch vụ nói chung còn chưa đáng kể và đã ít tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Quảng Ngãi, Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông –lâm –thủy sản và tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh phải được xây dựng trên cơ sỡ lợi thế so sánh của Tỉnh.

Đặc biệt, trong bối cảnh Quảng Ngãi đang trở thành một điểm nóng trong phát triển các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như ngành kinh tế lọc dầu, việc tận dụng cơ hội để phát triển du lịch và các ngành dịch vụ có thể đem lại

nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Có thể nói, du lịch đã tác động tích cực đến mọi mặt của xã hội, từ kinh tế đến văn hoá xã hội. Nhờ du lịch mà con người có thể gần gũi nhau hơn, và cũng có thể nói, du lịch – ngành đi đầu trong việc thực hiện các chính sách mở cửa – hội nhập, cầu nối của hợp tác – hoà bình và hữu nghị. Với ý nghĩa đó, du lịch còn được xem như một sự nghiệp cao cả của nhân loại chứ không đơn thuần là một ngành kinh tế phục vụ cho hoạt động giải trí bình thường.

Với sự đóng góp kể trên của ngành du lịch cho nền kinh tế – xã hội, thì việc tìm ra một định hướng chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, kịp thời cho ngành du lịch Quảng Ngãi được xem là một vấn đề cấp bách, vì Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo so với các tỉnh khác trong cả nước mặc dù tiềm năng để phát triển kinh tế còn nhiều nhưng chưa được khai thác đúng hướng, trong đó có tiềm năng để phát triển du lịch.

1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch từ quốc gia Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du lịch Quảng Ngãi nói riêng.

Ngành du lịch Thái Lan đã có những thành công rực rỡ trong việc thực hiện mô hình 3S, du lịch phát triển đã làm thay đổi hẳn cục diện kinh tế của đất nước này. Từ thập kỷ 80 du lịch trở thành ngành xuất khẩu tại chỗ, thu ngoại tệ lớn của Thái Lan. Năm 1987 – “năm du lịchThái Lan”, quốc gia này đã đón tiếp khoảng 3,4 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu đạt 1,94 tỷ USD; chiếm khoảng 43% lượng khách quốc tế đến các nước ASEAN. Năm 1990 Thái Lan thu 5 tỷ USD và được mệnh danh là “ngọn cờ đầu” trong lĩnh vực phát triển du lịch. Trong thập niên 90, số lượng khách quốc tế du lịch đến Thái Lan ngày một tăng dần, thể hiện qua bảng tổng kết số lượng khách quốc tế du lịch đến Thái Lan thời kỳ 1994 – 1999 sau:

Năm

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Khách quốc tế

(triệu người)

6,166

6,951

7,244

7,293

7,764

7,928

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 2

Nguoàn: Tourism Authority of ThaiLand (TAT)

Năm 1997 – 1998, cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng chính phủ và khu vực tư nhân Thái lan đã nổ lực xúc tiến các chương trình thu hút khách du lịch nước ngoài đến thăm nước này. Họ đã thực hiện các đợt “đại hạ giá” trong các tháng 6, 11, và 12 năm 1998. Các khách sạn, nhà hàng, giá cước xe ô tô du lich, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồng loạt hạ giá và được tuyên truyền rầm rộ đến các nước và khu vực. Thực hiện chiến dịch năm du lịch “Amazing Thailand” – chương trình khuyến mãi tiếp thị du lịch của Thái Lan từ năm 1998 đã thành công rực rỡ, hơn mong đợi trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ở khu vực. Thái Lan được bình chọn là “Điểm du lịch trong năm”, nhận giải thưởng The Travel Awards 1998 Châu Á – Thái Bình Dương. Chương trình “Amazing Thailand” đáng được các nhà quan tâm du lịch nghiên cứu.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 06/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí