Khái Quát Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Tỉnh Quảng Ngãi.

Và gần đây nhất là đại dịch SARS xảy ra năm 2003 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của các nước trong khu vực mà nhất là ngành kinh doanh du lịch của các nước Đông Nam Á và một số nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã bị ngưng trệ, sau khi đại dịch SARS qua đi, Thái Lan đã liên kết với các hãng hàng không đồng loạt giảm giá vé máy bay xuống hơn 50% giá vé chính thức, các dịch vụ du lịch khác cũng đồng loạt giảm giá để thu hút khách du lịch, nhờ vậy mà lượng khách du lịch đến Thái Lan tiếp tục gia tăng.

Hiện nay dự án hành lang kinh tế Đông –Tây Dự án hành lang kinh tế Đông

– Tây (EWEC)có chiều dài 1.450 km, nối từ cảng Đà Nẵng (Việt Nam) với Savannakhet (Lào), Mukdahan (Thái Lan) đến Mawlamyine (Myanmar), dự định sẽ đưa vào khai thác vào năm 2005 sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các tỉnh, thành của bốn nước: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam làm ăn giao thương với nhau. Dự án này còn nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa 4 nước này. Giảm chi phí vận chuyển và tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trên tuyến hành lang. Dự án EWEC cũng nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, tạo công ăn việc làm và nhất là để phát triển du lịch.

Nắm bắt cơ hội này, Tỉnh Khon Kean – Tỉnh đại diện cho bảy tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan (Hàng năm bảy tỉnh này đón gần một phần ba tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan trong khi các tỉnh này lại quá thiếu tiềm năng du lịch) đã đi đầu trong việc xúc tiến du lịch với các Tỉnh miền Trung Việt Nam vì họ đã nhận thấy được những tài nguyên du lịch mà họ thiếu lại rất thừa tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, do đó

nhưng. Trong khi đó ở Miền Trung Việt Nam lại thừa tiềm năng và Người Thái đã tìm thấy những cái họ thiếu nơi đây. Do đó kế hoạch mở rộng không gian du lịch về phía Đông đã được những doanh nghiệp lữ hành Thái phác thảo từ năm 2003. Từ Thái Lan có thể vào Miền Trung Việt Nam bằng đường 8 và đường 9, và điều đáng ngạc nhiên là chỉ mất sáu giờ đồng hồ bằng ô tô theo trục EWEC qua Lào, đến Đà Nẵng – ngắn hơn đường bộ từ Đông Bắc Thái Lan đi đến bất cứ bãi biển nào trên đất Thái Lan. Vì thế các hãng du lịch Thái Lan đang bắt đầu chào tour đi tắm biển ở Cửa Lò, Cửa Tùng, Hội An với giá rẻ vì Việt Nam – Lào – Thái Lan- Myanmar đã bỏ visa du lịch cho nhau. Tháng 09 vừa qua, các doanh nghiệp Thái Lan đã tổ chức hội thảo về cơ hội liên kết đầu tư trong kinh tế nói chung và trong ngành du lịch nói riêng với Việt Nam tại khách sạn Rex và đã mời đại diện của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tham gia, mục đích của cuộc hội thảo này là các doanh nghiệp Thái muốn giới thiệu về tiềm năng kinh tế cũng như những phong tục tập quán xã hội của họ với mong muốn được liên kết giao thương làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh tới việc liên kết trong khai thác tiềm năng du lịch biển của miền Trung Việt Nam.

Một số kinh nghiệm rút ra từ thành công của phát triển du lịch Thái

Lan:

- Vai trò của Chính Phủ, cục du lịch Thái Lan (TAT) là chủ đạo trong quá

trình phát triển du lịch. TAT khởi xướng các chương trình trọng điểm khuyến mãi tiếp thị du lịch cho cả quốc gia. Bên cạnh việc sử dụng sứ quán và các văn phòng của TAT ở hải ngoại để quảng bá cho các chương trình thu hút khách du lịch đến Thái Lan, TAT thuê ngay một “người rao” sản phẩm du lịch chuyên nghiệp – một tổ chức có mạng lưới toàn cầu tiếp thị cho sản phẩm trong “Amazing Thailand” – công ty Leo Burnett ở Mỹ, có công ty thành viên ở Thái Lan trúng thầu. Chính phủ Thái Lan mạnh dạn đưa ra một số chính sách: giảm giá, giảm thuế để hấp dẫn sức mua của du khách; giảm giá nhập cảnh đối với các nước ASEAN; không thu thuế hàng hóa xuất cảnh; thủ tục xin visa được cấp trong ngày. Đồng thời Chính phủ Thái Lan đã đầu tư rất mạnh cho việc phát triển sản phẩm du lịch, hỗ trợ tài chính rất lớn, 60 triệu USD cho chương trình “Amazing Thailand” trong 2 năm.

- Khu vực tư nhân được Chính Phủ mở rộng hợp tác đã ý thức được tầm quan trọng của các chương trình du lịch quốc gia, cơ hội lớn để kinh doanh du lịch, cùng Chính phủ thiết kế các sản phẩm du lịch lồng ghép chương trình mua sắm hàng hóa với việc giảm giá các dịch vụ du lịch, giảm giá hàng mua sắm, tăng thu nhập cho khu vực mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Hiệu quả đạt được của Thái Lan về ngành du lịch không thể không nói đến những yếu tố cơ bản của môi trường, đó là sự ổn định về chính trị, an toàn trong du lịch, lòng mến khách của nhân dân.

- Điều cực kỳ quan trọng trong kinh doanh nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng là khả năng nắm bắt cơ hội và biết tận dụng lợi thế của đối thủ. Du lịch Thái Lan đã cho ta bài học trong việc họ đã tìm ra cơ hội làm ăn giao thương với ngành du lịch của các tỉnh miền Trung Việt Nam khi họ thấy được tiềm năng du lịch dồi dào nơi đây có thể khai thác để làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch Thái Lan. Họ là những nhà doanh nghiệp khá nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 - 3

- Thái Lan ngày nay trở thành điểm du lịch quan trọng và đứng đầu Châu Á không chỉ tiềm năng du lịch mà còn về lượng khách du lịch, lợi nhuận. Tuy nhiên, Thái Lan cũng đang đối diện với căn bệnh nguy hiểm của hoạt động mại dâm đang đặt Thái Lan đứng trước những vấn đề nan giải của bài toán về giống nòi, về lương tâm và trách nhiệm đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước này.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN QUA.‌

2.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NGÃI.

2.1.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi.

Điều kiện tự nhiên:

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Miền Trung, ở vào vị trí chính giữa của đất nước (cách thủ đô Hà Nội 883 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 918 km), hiện toàn tỉnh có 1 thị xã và 13 huyện, trong đó có 1 huyện đảo và 6 huyện miền núi.

Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua và đường sắt xuyên Việt đi qua, quốc lộ 24A nối quảng Ngãi với Tây nguyên, Lào và vùng đông bắc Thái Lan. Với tổng diện tích tự nhiên là 5.135,2 km2 , lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Nam, Nam giáp Bình Định, Tây Nam giáp tỉnh Kon Tum. Đây là vị trí địa lý thuận lợi cho Quảng Ngãi thực hiện liên kết với các đơn vị du lịch của các Tỉnh nằm trong vùng du lịch Miền Trung – Tây Nguyên để thực hiện nối tuyến du lịch nhằm thu hút được khách du lịch đến từ mọi miền đất nước. Phía Đông Quảng Ngãi giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển là 135 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn “Vương Quốc Tỏi”, có các cửa biển chính là cửa Sa Cần (Thể Cần, Thái Cần), cửa Sa Kỳ, cửa Cổ Luỹ, cửa Mỹ Á, cửa Sa Huỳnh. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Quảng Ngãi phát triển du lịch nghỉ dưỡng dọc theo chiều dài bờ biển,vì đây là điểm có các bãi tắm rất đẹp, nước trong xanh với các đồi cát thoai thoải, là những bãi tắm lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái biển.

Vùng núi của Tỉnh Quảng Ngãi thuộc chi đông Trường Sơn, chiếm đến 2/3 diện tích nằm ở phía Tây; rẻo đồng bằng phía đông có hình cánh cung mà hai đầu bắc, nam núi vươn ra tới biển. Vùng núi đồi này xen lẫn các bờ biển, ghềnh đá và sự hoà hợp của những dòng sông nơi đây như Sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, Sông Vệ, Sông Trà Câu, trong đó sông Trà Khúc là lớn nhất, đã tạo nên một Quảng Ngãi thơ mộng, hấp dẫn với những danh lam thắng cảnh như: Thiên Ấn Niêm hà, Thiên Bút phê vân, Thạch Bích tà dương,…

Quảng Ngãi có hai mùa mưa nắng: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, lạnh nhất từ tháng 1 đến tháng 3, mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình là 260 C, cao nhất lên đến 410 C và thấp nhất là 140 C. Như vậy, mùa phát triển du lịch ở Quảng Ngãi thuận lợi nhất là từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm. Vì đây là thời điểm có khí hậu dễ chịu nhất, từ tháng 1 đến tháng 3 phát triển du lịch khám phá như leo núi, trèo đèo ngắm cảnh, … từ tháng 4 đến tháng 08 là thời điểm thích hợp nhất để khai thác du lịch biển. Không có gì tuyệt vời hơn khi được đắm mình dưới những bãi tắm nước trong xanh, sạch đẹp trong cái nắng oi bức của mùa hè.

Tình hình kinh tế xã – hội Quảng Ngãi:

Dân số Quảng Ngãi hiện gần 1,3 triệu người, trong đó 1/10 dân số thuộc các dân tộc H’reÂ, Cor, Cadong…Mật độ dân số trung bình 250 người/km2.

Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu đã góp phần làm cho ngành nông nghiệp địa phương ngày một phát triển đi lên, với gần 80% người dân sống bằng nghề nông, công nghiệp và dịch vụ còn rất tự phát. Từ vài năm trở lại đây, nhất là năm 2003 Quảng Ngãi đang dần có sự “thay da đổi thịt”, thể hiện qua tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,3%; tổng giá trị sản xuất tăng12,2%; một số chỉ tiêu đạt cao nhất từ năm 1997 đến nay như: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,4%, sản lượng lương thực đạt 401.000 tấn, tổng thu ngân sách đạt 403 tỷ đồng (bằng 134% kế hoạch). Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội có nhiều tiến bộ, với những công trình mới đã và đang thi công như: Cầu Trà Khúc II, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, bảo tàng tổng hợp tỉnh, khu du lịch Mỹ Khê,…Công tác giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá – xã hội đã có bước chuyển khá tốt. Tỉnh đã tập trung vào việc đẩy mạnh chương trình xoá đói, giảm nghèo; xây dựng đề án xuất khẩu lao động, công tác củng cố và xây dựng hệ thống chính trị thu được nhiều kết quả mới; vị thế của Quảng Ngãi bước đầu được nâng cao. Những kết quả đạt được trên thể hiện tỉnh đang đi đúng định hướng mà Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VXI đã đề ra; đồng thời đã có bước phát triển sáng tạo, có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu, tỉnh Quảng ngãi đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, biểu hiện ở những yếu kém: Kinh tế tuy có mức tăng trưởng nhưng vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng và nguồn lực của tỉnh. Cơ cấu kinh tế tuy có hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhưng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế còn quá nhỏ bé – mới chỉ chiếm 24,6%, chứng tỏ sự phát triển công nghiệp vẫn còn chậm và thiếu vững chắc, chất lượng và hiệu quả của sự phát triển chưa chuyển biến rõ rệt.

Việc quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai còn nhiều bất cập,… thực trạng nghèo đói ở vùng sâu, vùng xa vẫn là vấn đề nóng bỏng, tình trạng quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ vẫn còn nghiêm trọng; hiệu quả lãnh đạo, quản lý của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển.

2.1.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên:

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Quảng Ngãi, một vùng đất với diện tích vùng đồi núi và trung du chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh, tài nguyên du lịch vùng đồi núi của Quảng Ngãi khá phong phú với khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ; hệ thống các thác nước như Thác Trắng, Thác nước Trịnh...cảnh quan các sông, hồ nước, các thắng cảnh như núi Thiên Ấn, núi Long Đầu...Từ xưa, núi Ấn sông Trà, Thiên Bút phê Vân là biểu tượng của một vùng đất đại linh nhân kiệt này. Đây là một trong số những thắng cảnh nổi tiếng, được liệt vào hàng danh sơn của Việt Nam từ thời nhà Nguyễn (1850) như là một điểm nhấn khi đến thăm quê

hương Quảng Ngãi.

Núi thiên Ấn uy nghi soi mình xuống dòng sông Trà Khúc thơ mộng giống như chiếc triện trên trời đóng xuống dòng sông, trong dân gian thường gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Trên đỉnh núi bằng phẳng, cây cối bốn mùa xanh tươi, có ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1695 và Chùa còn lưu giữ được chiếc đại Hồng Chung đúc năm 1845.

Di tích thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ Luỹ Cô Thôn, núi Phú Thọ cao 60m, rộng 08 ha, với phong cảnh “nhất bộ dị trạng” – đi một bước đã thấy hình thù đổi khác. Những hòn Chuông, hòn Trống, hang Xeo Quẹo… bằng đá granit xám xen lẫn thảm thực vật xanh mát tạo nên một quang cảnh hoang sơ lạ lùng. Đặc biệt, trên núi còn có thành luỹ xưa của người Chăm: Thành Bàn Cờ, thành Hòn Yàng… là nét hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu kiến trúc Chăm. Dưới chân núi Phú Thọ, thôn Cổ Luỹ đa sắc màu hiện ra với dáng vẻ u tịch. Màu xanh của dừa, màu trắng của sóng biển, màu vàng của cát lấp loá dưới ánh nắng và sắc xanh của trời vẽ nên một bức tranh thiên nhiên quyến rũ, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân mặc khách.

Đèo Viôlắc thuộc tài nguyên du lịch tự nhiên ở vùng đồi núi Quảng Ngãi, là đoạn đèo rộng rãi nhưng quanh co và rất ngoạn mục. Một bên là rừng nguyên sinh với cây cối rậm rạp, một bên là vực núi sâu thăm thẳm, dưới chân đèo là làng Viôlắc ẩn hiện với 43 ngôi nhà sàn mang kiến trúc rất riêng của tộc người HRÊ. Từ cầu sông Re dưới chân đèo lên đến điểm tiếp giáp biên giới giữa hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum là 19 km, ở độ cao 1.400m, càng lên cao khí trời se lạnh, nếu đứng trên đèo, du khách sẽ nhìn thấy núi Cao Muôn màu xanh nhạt và những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài hai bên bờ sông Re.

Thác Vực Bà với những con suối cuồn cuộn đổ, tạo thành dải cầu vồng bảy sắc, thác vực Bà cách huyện lỵ Bình Sơn 20 km theo hướng Tây. Thác cao 15m, có vách đá dựng đứng, dưới chân là giếng Tiên rộng 3m sâu thăm thẳm. Tô điểm cho cảnh hoang sơ kỳ bí là dấu chân khổng lồ dài một cánh tay người, cối giã gạo đường kinh 0.5m lõm sâu vào vách đá.

Suối Huy Măng, nằm ở phía Đông Bắc xã Ứơn Dung, cách huyện lỵ Sơn Tây 2km, suối bắt nguồn từ ngọn Vang Kẽ cao 800m, chảy giữa hai ngọn núi Ky Lin và Ỵoc Ra Lung rồi đổ vào sông Rin. Theo dòng chảy của con suối có những dòng thác lớn, nhỏ kỳ vĩ với độ cao từ 15 – 20 km. Suối Huy Măng vốn được hợp thành bởi hai dòng suối nhỏ là suối nước Xim và nước Lã ở phía Đông Bắc xã Sơn Dung, cách huyện lỵ Sơn Tây 2km.

Cách huyện lỵ Trà Bồng 2km về phía Tây Bắc với độ dốc cao, nhiều thác hoà cùng cây cỏ um tùm hoang sơ tạo nên cảnh núi non hùng vĩ. Dưới chân những dòng thác là vũng nước rộng, trong xanh xen kẽ các phiến đá bằng phẳng. Đi về phía Tây của suối là hệ thống thuỷ điện Cà Đú cung cấp nguồn điện cho huyện Trà Bồng và thác Xeng Bay cao hơn 15m ẩn hiện giữa vùng đồi núi trập trùng ở phía Tây Nam, cách suối 1km.

Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi cũng khá

phong phú và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành, các bãi tắm trải dài suốt chiều dài gần 130 km bờ biển của Quảng Ngãi.

Biển Mỹ Khê, là bãi biển có hình cong lưỡi liềm với đường cong siết lại ở vịnh An Vĩnh, bãi cát vàng dài 10 km, quanh bờ là những rặng phi lao xanh ngút ngàn, bãi tắm thoai thoải, nước trong xanh, sạch đẹp và đặc biệt không có xoáy ngầm . Mỹ Khê cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 12 km về hướng Đông, cách cảng Dung Quất 16 km, gần cảng Sa Kỳ, thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Đây là bãi tắm lý tưởng nhất của Quảng Ngãi. Theo quy hoạch tổng thể của UBND Tỉnh Quảng Ngãi thì đây khu du lịch tổng hợp gồm nhiều thành phần chức năng: trung tâm đón tiếp, điều hành các khu nhà nghỉ, biệt thự, khu tắm biển, công viên vui chơi giải trí, khu cắm trại, tắm biển dân dã, khu làng nổi và dịch vụ đặc sản,.. khu làng chài tham quan, khu vui chơi thể thao trên biển – cây xanh cách ly và cảnh quan.

Cách thị Xã Quảng Ngãi 14 km về hướng Nam là bãi biển Minh Tân, với dáng vẻ vừa hoang sơ vừa hiền hoà, môi trường trong lành, các dịch vụ chu đáo, Minh Tân ngày càng thu hút nhiều du khách. Trong thời kháng chiến, đây còn là khu công sự nổi góp phần bảo vệ lực lượng cách mạng.

Biển Khe Hai thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, cách quốc lộ 1A 3km về hướng Đông, Khe Hai có bãi cát trắng mịn, rặng phi lao song hành cùng bờ biển xanh, phía Tây có dãy Bàn Than chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển tạo thành một nửa vòng cung tuyệt đẹp, phía Đông còn có hòn Ôââng.

Cách thị xã Quảng Ngãi 60 km về hướng Nam, thuộc xã phổ Thạnh, huyện Đức Phổ là bãi biển Sa Huỳnh, đây là bãi biển sạch đẹp, địa hình lại đa dạng vì có một nhánh Trường Sơn chạy ra sát biển, taọ nên những ghành đá, những ngọn núi phô màu xanh của cỏ cây, hoa lá. Đến với Sa Huỳnh ta còn được xem những di chỉ khảo cổ, thăm nhiều di tích cổ xưa: Lăng Ôâng Nam Hải, miếu Thiên Yana, miếu Bà Thuỷ,… thăm động cát vàng, đầm nước xanh. Ngoài khơi Sa Huỳnh là đảo khỉ, cảnh quan hoang sơ, thơ mộng. Cùng với chuyến du hành này, chúng ta còn được vào hang Hóc Mó, leo núi Bàu Nú – Châu Me, Thạch Bi, đây là những cảnh đẹp còn hoang sơ chưa được tôn tạo bởi con người, đến đây ta như lạc vào cuộc sống thiên nhiên hoang sơ đầy thơ mộng và có đôi chút mạo hiểm.

Ngoài ra còn có rất nhiều bãi tắm đẹp dọc theo dải bờ biển thuộc địa phận Quảng Ngãi, đây là nguồn tài nguyên biển dồi dào và phong phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, tuy nhiên, các bãi tắm này hầu hết vẫn chưa được đầu tư đúng mức để khai thác vào việc phát triển du lịch của Tỉnh.

Tài nguyên du lịch ở vùng hải đảo Quảng Ngãi có Cù Lao Ré, còn gọi là đảo Lý Sơn, cách biển Sa Kỳ về phía đông 18 hải lý. Đảo có hai xã là Lý Vĩnh và Lý Hải, với diện tích khoảng 11 km2 bao gồm: hòn Lớn và hòn Bé. Lý Sơn nổi tiếng là “Vương quốc tỏi” bởi người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, với cây trồng nổi tiếng là tỏi, bên cạnh đó, nghề đánh cá biển, câu mực, bắt tôm hùm được phát triển gần đây.

Quảng Ngãi cũng có các tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển loại hình

du lịch sinh thái như Rừng Cà Đam – Hồ nước trong, rừng ở độ cao hơn 1400 m so với mặt nước biển, nhiệt độ dao động từ 22 – 230 C trong những ngày nắng nóng nhất, với những khu rừng nguyên sinh, thác nước 3 tầng, hồ nước trong và làng dân tộc, di tích lịch sử, bệnh viện của quân giải phóng nằm sâu trong từng hang, hốc đá… Đã đánh thức Cà Đam – một khu nghỉ dưỡng sinh thái rừng, mà nhiều nơi khác không sao sánh được. Một địa điểm có thể quy hoạch thành khu du lịch sinh thái nữa đó là khu du lịch sinh thái Vạn Tường, có diện tích tự nhiên gần 400 ha thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn Quảng Ngãi. Phía Bắc và đông giáp biển Đông, phía nam giáp trung tâm kinh tế văn hoá thể dục thể thao, phía tây giáp khu dân cư, là một khu du lịch sinh thái biển rộng lớn nằm cận kề với khu kinh tế Dung Quất. Khu này có thể quy hoạch chi tiết thành nhiều cụm để phục vụ hệ thống du lịch trong tương lai như khu bảo tàng sinh thái tự nhiên, sân bay trực thăng, sân gôn, xây dựng biệt thự khách sạn, trung tâm dịch vụ, trung tâm thể dục thể thao phục hồi sức khoẻ. Đây là khu vực còn hoang sơ chưa chịu tác động lớn của con người, có địa thế cảnh quang đẹp, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái biển là là khu du lịch thu hút khách trong tương lai không xa.

Có thể nói, Quảng ngãi có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng mà ta chưa thể kể ra hết được, trên đây chỉ là một số tiềm năng du lịch tự nhiên tiêu biểu để Quảng Ngãi phát triển du lịch. Nhất là với xu hướng du lịch hiện nay, để nghỉ ngơi thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, người ta thích đến với thiên nhiên, với biển đến những nơi phong cảnh thanh bình, yên tĩnh. Với tiềm năng du lịch tự nhiên kể trên, Du lịch Quảng Ngãi có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. Có thể tin rằng, với tiềm năng du lịch mà thiên nhiên đã ban tặng, ngành du lịch quảng Ngãi sẽ phát triển đi lên, sánh cùng với các địa phương trong khu vực và trên cả nước, du lịch Quảng Ngãi sẽ là một ngành công nghiệp “không khói” – một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh trong một tương lai không xa.

2.1.3 Nguồn tài nguyên nhân văn.

Quảng Ngãi có dân số trung bình 1.223.600 người (thống kê vào năm 2002), đa số là dân tộc Kinh, sống ở vùng đồng bằng đô thị, có 3 dân tộc thiểu số chính sống chủ yếu ở miền núi phía tây của Tỉnh.

Dân tộc Hre có số dân gần 106.000 người, cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ, một số ít sống ở huyện An Lão tỉnh Bình Định và huyện Kom Plong tỉnh Kon Tum.

Dân tộc Cor có số dân 23.400 người, cư trú chủ yếu ở huyện Trà Bồng và đây cũng là địa bàn cư trú chính của dận tộc Cor – chỉ có một bộ phận nhỏ trư trú ở huyện Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam.

Dân tộc Cà Dong với số dân trên 12.000 người, cư trú chủ yếu ở huyện Sơn Tây, cực tây tỉnh. Ca Dong là tộc danh của một nhóm Xơ Đăng, dân tộc Xơ Đăng với nhiều nhóm khác nhau, có địa bàn cư trú chính ở tỉnh Kon Tum và một bộ phận khác sống ở cực tây hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.Trong văn hoá các dân tộc đều hàm chứa những giá trị đặc trưng, góp phần làm phong phú cho các di sản văn hoá của quê hương Quảng Ngãi.

Tính đến năm 2002, Quảng Ngãi có 23 di tích được Bộ Văn hoá Thông Tin công nhận là Di tích Quốc gia, trong đó có di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ được đề nghị là Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng; có 114 di tích được UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định xếp hạng. Trong các di tích đó có di tích về cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi – đang được đề nghị xếp hạng Di tích Quốc gia – tương xứng với tầm quan trọng của di tích. Cho dù chưa thể khẳng định đã hoàn toàn đầy đủ, nhưng với số lượng ấy cũng cho thấy được qui mô, tầm vóc của các di tích và thắng cảnh của Quảng Ngãi.

Nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh phân bố tại các địa phương Long Thạnh (huyện Đức Phổ), Bình Châu và Sa Huỳnh. Đây là nền văn hóa khá đặc sắc đã cho thấy vào buổi đầu công nguyên, chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ phát triển cao trong khu vực. Đồ gốm Sa Huỳnh với những trang trí lắc đen, trắng trên nền đỏ và những hoa văn sóng nước rất độc đáo và tinh tế có giá trị cao không những đối với khoa học mà còn thu hút sự quan tâm của du khách. Mộ chum Sa Huỳnh cũng là một loại di vật độc đáo của nền văn hóa này. Nó thể hiện mối quan hệ gắn bó với các cư dân hải đảo Đông Nam Á và thế giới quan thời tiền sử ở đây.

Nhóm di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa. Đó là các di tích đền tháp và nhóm di tích thành Lũy. Nhóm di tích đền tháp hiện nay không còn nguyên vẹn, song các phế tích đền tháp ở huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thị xã Quảng Ngãi….đã cho thấy một phong cách riêng biệt trong điêu khắc tượng Chàm. Nhóm di tích thành Lũy mà tiêu biểu là thành Châu Sa (Sơn Tịnh), tành được xây dựng vào thế kỷ thứ IX ở vùng tả ngạn thuộc hạ lưu sông Trà Khúc. Thành này cao 5m, được đắp bằng đất,hình vuông, gồm thành nội và thành ngoại. Thành còn khá nguyên vẹn,mỗi cạnh thành ngoài dài 800 m. Đối diện với thành Châu Sa là hệ thống di tích Cổ Lũy, gồm thành Hòn Vàng và thành Bàn Cờ, cũng đều là thành quân sự có nhiệm vụ bảo vệ Cửa Đại. Tuy nhiên, ngoài thành Châu Sa ra, các thành này đều đã bị tàn phá hết, chỉ còn lại những dấu vết bờ thành, cần được bảo tồn.

Nguồn tài nguyên nhân văn thuộc nhóm di tích lịch sử – cách mạng để phát du lịch được kể từ phía bắc vào, bắt đầu là di tích chiến thắng Vạn Tường, di tích này có 8 điểm nằm trên địa bàn 2 xã Bình Hòa và Bình Hải huyện Bình Sơn, cách thị xã Quảng Ngãi 25 km về hướng đông bắc. Ngày 18/08/1965 bộ đội chủ lực Quân khu V đã phối hợp cùng bộ đội và du kích địa phương đánh bại cuộc hành quân “ánh sáng sao” của Mỹ.

Kế đến là di tích vụ thảm sát Bình Hòa, đây là vụ thảm sát diễn ra trong 3 ngày 22, 24 và 25/10/1966 do lính đánh thuê Nam Triều Tiên đã càn quét vào xã Bình Hòa, chúng đốt nhà cửa, ruộng vườn, gia súc và giết hại 403 thường dân vô tội bằng nhiều hình thức man rợ, tàn ác nhất. Di tích này gồm có các điểm: Buồng đất nhà ông Tiếp, đám giếng xóm Cầu và Đồng Kho, dốc Sừng, hố bom Truông Bình,… nằm ở các xóm Tri Hòa, Ông Bình và An Phước thuộc xã Bình Hòa huyện bình Sơn, cách thị xã Quảng Ngãi 30 km về phía đông bắc.

Các di tích lịch sử – cách mạng nổi tiếng khác là: Địa đạo Đám Toái – Bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2023