Định giá tài sản Phần 1 - 12

xác, cần phải xác định được đâu là đặc trưng kinh tế kỹ thuật cơ bản nhất của MMTB và giá trị của số mũ hãm độ tăng giá để sử dụng làm thông số tính toán. Trong thực tế, người ta thường chia làm 2 trường hợp như sau:

* Đối với các MMTB lẻ: Đặc tính kỹ thuật cơ bản của MMTB được xác định:

- Đối với máy tiện: Là đường kính vật gia công.

- Đối với máy khoan: Là đường kính lỗ khoan của vật gia công.

- Đối với máy bơm: Là công suất bơm (m3/giờ).

- Đối với động cơ điện, máy phát điện: Là công suất động cơ, công suất máy phát.

- Đối với thiết bị lên men, bình chứa khí, nồi hơi, lò nấu: Là dung tích thiết bị.

- Đối với xe vận tải: là trọng tải.

Khi xác định số mũ hãm độ tăng giá cho các MMTB đơn lẻ, người ta thấy rằng đa số các loại MMTB số mũ hãm độ tăng giá luôn <1 và thường được lựa chọn là x = 0,7. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khác biệt như: Đối với máy công cụ, thường chọn x = 0,70 – 0,75; đối với máy phát điện, nếu hiệu suất giữa máy nổ và máy phát đạt 90 – 95% công suất, thì x = 0,80; đối với các loại MMTB được xác định tùy theo độ lớn, thì x = 0,80 – 0,85.

* Đối với MMTB trong các nhà máy cơ khí thông thường:

Trong các nhà máy cơ khí thông thường, máy công cụ thường chiếm tỷ trọng khá lớn so với các loại MMTB khác. Do đó, người ta thường sử dụng chỉ tiêu về khả năng gia công là chỉ tiêu chính để so sánh. Các máy công cụ trong các nhà máy cơ khí thường bao gồm:

- Máy gia công tạo phôi: Máy búa, rèn, cắt, cưa, dập nóng/ nguội,…

- Máy cắt gọt kim loại: Máy tiện, phay, khoan, doa, chuốt, mài, cắt răng, ren,…

- Các thiết bị nâng: Cần cẩu, cần trục, tời,…

Đối với các MMTB này, khi định giá theo khả năng gia công, cần lựa chọn các MMTB có độ cách biệt gia công hẹp, phải thu thập được nhiều thông tin về giá, có kiến thức công nghệ chế tạo, đi sâu điều tra tiềm năng và phân bố sản xuất của các cơ sở sản

xuất, đồng thời nên chọn dải năng suất, khả năng gia công từ 10

– 250%. Trường hợp lớn hơn 250% thì phải kiểm tra lại kết quả tính toán và giá mua.

Trường hợp sử dụng chỉ tiêu “năng suất” là chỉ tiêu chính để so sánh thường được áp dụng đối với các loại MMTB như máy bơm, máy nén khí, máy xúc, máy ủi, máy cạp, máy nghiền sàng, băng tải, ô tô vận tải. Khi đó, cần chọn các MMTB có giá bán trên thị trường làm cơ sở so sánh có hệ số năng suất từ 10 – 300%. Trường hợp thiết bị chuẩn có năng suất lớn hơn 300%, thì phải kiểm tra lại kết quả tính toán và giá mua.

Trường hợp sử dụng chỉ tiêu “độ lớn” là chỉ tiêu chính để so sánh thường được áp dụng đối với các loại MMTB thiết bị lên men, bình chứa khí lỏng, thiết bị ngưng tụ, nồi hơi, lò nấu, lò ủ, lò nung... Tuy nhiên, nếu MMTB không cùng cấu tạo, nhiệt độ, áp suất nén… thì không thể sử dụng công thức Berim.

Trường hợp sử dụng chỉ tiêu “độ bền, tiện dụng và hiện đại” là chỉ tiêu chính để so sánh thường được áp dụng đối với các loại MMTB như thiết bị đo lường, thiết bị vô tuyến, phát thanh truyền hình, máy vi tính, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng. Trong trường hợp này, cần theo dõi thông tin cập nhật về ứng dụng của phát minh khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ của các loại MMTB này. Khi định giá các loại MMTB này, cần phải so sánh với giá MMTB hiện đang có bán trên thị trường trong thời gian gần ngày thẩm định nhất và việc định giá các loại MMTB này không thể áp dụng công thức Berim.

* Đối với một nhà máy với toàn bộ máy móc, thiết bị: Trong trường hợp này, cần thực hiện các bước sau:

- Kiểm tra tại chỗ khi toàn bộ MMTB đang hoạt động bình thường.

- Ghi chép chi tiết các đặc điểm.

- Áp dụng phương pháp so sánh đối với từng MMTB. Mức giá định giá toàn bộ MMTB là tổng các kết quả định giá cho từng MMTB riêng lẻ.

- Nếu áp dụng công thức Berim cho toàn bộ MMTB, cần sử dụng đặc trưng kinh tế kỹ thuật cơ bản của toàn bộ MMTB là công suất sản xuất và cần phân tích công suất thực tế so với công

suất thiết kế, đối chiếu với kết quả định giá của từng MMTB.

- So sánh tổng chi phí MMTB với tổng chi phí của các cơ sở sản xuất tương tự.

- Sử dụng tổng công suất của từng cơ sở sản xuất để làm chỉ tiêu so sánh chung.

x

Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta thường sử dụng bảng tính sẵn các giá trị phổ biến của hàm số mũ hãm độ tăng giá (N1/N0) như sau:

(N1/N0)

x

0,7

0,75

0,8

0,85

0,9

0,95

1,1

1,047

1,072

1,079

1,084

1,089

1,094

1,2

1,122

1,146

1,156

1,167

1,178

1,189

1,3

1,175

1,202

1,233

1,247

1,265

1,282

1,4

1,259

1,285

1,306

1,330

1,352

1,374

1,5

1,318

1,349

1,380

1,409

1,439

1,469

1,6

1,380

1,422

1,455

1,489

1,524

1,560

1,7

1,445

1,486

1,528

1,567

1,611

1,652

1,8

1,479

1,552

1,600

1,648

1,694

1,746

1,9

1,549

1,618

1,671

1,722

1,778

1,837

2,0

1,622

1,679

1,738

1,799

1,862

1,92

2,1

1,660

1,742

1,807

1,875

1,945

2,023

2,2

1,698

1,803

1,875

1,954

2,032

2,113

2,3

1,778

1,866

1,945

2,028

2,11

2,203

2,4

1,820

1,928

2,014

2,104

2,198

2,296

2,5

1,862

1,986

2,080

2,178

2,280

2,388

2,6

1,950

2,046

2,148

2,249

2,360

2,477

2,7

1,995

2,104

2,213

2,323

2,443

2,564

2,8

2,042

2,163

2,275

2,399

2,523

2,655

2,9

2,089

2,218

2,339

2,472

2,606

2,748

3,0

2,153

2,275

2,404

2,541

2,685

2,838

3,1

2,203

2,333

2,472

2,612

2,767

2,924

3,2

2,254

2,388

2,535

2,685

2,844

3,013

3,3

2,301

2,443

2,594

2,754

2,924

3,105

3,4

2,355

2,500

2,661

2,825

3,006

3,192

3,5

2,399

2,559

2,723

2,897

3,083

3,281

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Định giá tài sản Phần 1 - 12

Ví dụ 3.1: Một doanh nghiệp cần định giá một máy xúc bánh lốp do hãng KOMATSHU (Nhật Bản) sản xuất năm 2009 có công suất 200CV, có dung tích gầu xúc 0,8m3. Qua thu thập thông tin

thị trường, máy xúc bánh lốp do KOMATSHU sản xuất năm 2009 có công suất 150CV, dung tích gầu xúc 0,5m3, có giá trị trường là

1.250 triệu đồng.

Áp dụng phương pháp so sánh: Trên cơ sở thu thập thông tin, có thể khẳng định hai máy trên có thể so sánh được, trong đó, máy có công suất 150 CV và dung tích gầu xúc 0,5 m3 và có giá bán trên thị trường là 1.250 triệu đồng là máy chuẩn. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản nhất đối với máy xúc là dung tích gầu xúc. Áp dụng công thức Berim, ta có:

N x 0,8 x

G1G0 1 1.250

N0

0,5


Với hệ số mũ được lựa chọn x = 0,7. Ta có (N /N )x =1,60,7 tra

1 0

bảng trên ta có: 1,607 = 1,380.

Do đó, giá trị thị trường của máy xúc cần định giá là: G1= 1.250 x 1,380 = 1.725 triệu đồng.

Ví dụ 3.2: Doanh nghiệp ABC cần định giá là một lô hàng 100 máy bơm nước nhập khẩu với các thông tin như sau: Lô máy bơm nước này có xuất xứ Đài Loan và được sản xuất năm 2013, công suất bơm là 20m3/giờ, độ cao cột nước đẩy là 30m, chất lượng còn lại khoảng 85%, mục đích định giá là đưa ra giá chào bán trên thị trường.

Qua khảo sát thị trường, các thông tin thu thập được vào thời điểm định giá như sau:

- Máy bơm nước cùng nhãn hiệu do Đài Loan sản xuất năm 2013 có công suất bơm 20m3/giờ, độ cao cột nước đẩy 30m, chất lượng mới 100%, đang được bán với giá 15.500.000 đồng/chiếc.

- Máy bơm nước cùng nhãn hiệu do Đài Loan sản xuất năm 2013 có công suất 20m3/giờ, độ cao cột nước đẩy 24m, chất lượng còn lại 85%, đang được bán với giá 9.500.000 đồng/chiếc.

- Máy bơm nước cùng nhãn hiệu do Đài Loan sản xuất năm 2016 có công suất 20m3/giờ, độ cao cột nước đẩy 30m, chất lượng mới 100%, có giá bán 16.500.000 đồng/chiếc.

- Giá máy bơm sản xuất năm 2013 bằng 80% giá máy sản xuất năm 2016 có cùng đặc tính kỹ thuật.

- Giá máy bơm có độ cao cột nước đẩy 24m bằng 75% giá máy bơm cùng công suất có độ cao cột nước 30m.

- Giá máy bơm cũ có chất lượng còn lại 85% bằng 80% giá máy cùng năm sản xuất, cùng đặc trưng kỹ thuật có chất lượng 100%.

Lời giải:

- Lập bảng đối chiếu thông tin của máy bơm cần định giá với các máy chuẩn (máy bơm so sánh):

Yếu tố

so sánh

Máy bơm

cần định giá

Máy bơm

so sánh 1

Máy bơm

so sánh 2

Máy bơm

so sánh 3

Năm sản xuất

2013

2013

2013

2016

Chất lượng

85%

100%

85%

100%

Độ cao cột

nước đẩy

30m

30m

24m

30m

Công suất

20m3/giờ

20m3/giờ

20m3/giờ

20m3/giờ

Giá bán

(nghìn đồng)

Chưa xác

định

15.500

9.500

16.500

- Căn cứ vào các thông tin thu thập được ở trên, nhà định giá sẽ tiến hành điều chỉnh giá bán các máy bơm so sánh như sau:


Yếu tố

so sánh

Máy bơm

cần định giá

Máy bơm

so sánh 1

Máy bơm

so sánh 2

Máy bơm

so sánh 3

Giá bán

(nghìn đồng)


15.500

9.500

16.500

Năm sản xuất


0%

0%

-20%

Chất lượng


-20%

0%

0%

Độ cao

cột nước


0%

+25%

0%

Công suất


0%

0%

0%

Tổng mức

điều chỉnh


-20%

+25%

-20%

Giá điều chỉnh

(nghìn đồng)



12.400


11.875


13.200

Sau khi điều chỉnh giá bán của các máy bơm so sánh, nhà định giá có thể ước tính giá trị thị trường của máy bơm cần định giá bằng phương pháp tính bình quân giá đã điều chỉnh của 3 máy bơm so sánh trên:

V0 = (12.400 + 11.875 + 13.200)/3 = 12.491,67 nghìn đồng

Như vậy, giá trị của máy bơm cần định giá khoảng 12.492 nghìn

đồng/chiếc.

c. Ưu điểm và hạn chế

* Ưu điểm

- Phương pháp so sánh thường không gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật. Do đó, nó được áp dụng phổ biến nhất trong thực tế định giá MMTB.

- Phương pháp này dựa vào giá trị thị trường để so sánh, định giá MMTB nên nó cơ sở vững chắc để được công nhận.

* Hạn chế

- Để có thể triển khai phương pháp này, cần thiết phải có thông tin thị trường để làm cơ sở so sánh. Trong khi đó, việc thu thập thông tin thị trường có thể gặp phải những khó khăn về nguồn thông tin, khả năng khai thác.

- Các dữ liệu, thông tin thu thập trên thị trường thường mang tính lịch sử nên rất dễ bị lạc hậu, lỗi thời.

- Trong một số trường hợp, việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt về kỹ thuật của MMTB cần định giá nên khó có thể tìm được một MMTB đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với MMTB mục tiêu. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của phương pháp.

- Mức độ chính xác của kết quả định giá trong phương pháp này sẽ bị giảm khi thị trường có sự biến động mạnh về giá.

3.3.2. Phương pháp chi phí

a. Cơ sở của phương pháp

Phương pháp chi phí thể hiện sự vận dụng nguyên tắc thay thế trong định giá với giả định rằng giá trị của MMTB mục tiêu có thể được đo bằng chi phí làm ra một MMTB tương tự như là một vật thay thế tương đương. Nói cách khác, cơ sở lập luận của phương pháp này cho rằng một người mua tiềm năng có đầy đủ thông tin sẽ không bao giờ trả giá cho một tài sản lớn hơn so với chi phí bỏ ra để mua được một tài sản có lợi ích tương tự. Đây là phương pháp dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một MMTB tương tự với MMTB cần định giá trừ phần giảm giá thực tế để ước tính giá trị của của MMTB cần định giá.

Giảm giá thực tế của tài sản là tổng mức giảm giá của tài sản do hao mòn vật chất và do sự lỗi thời về tính năng tác dụng của tài sản. Phương pháp này đòi hỏi nhà định giá phải xác định được chi phí hiện tại để tạo ra MMTB tương tự với MMTB cần định giá,

đồng thời xác định được được số giảm giá lũy kế đối với MMTB cần định giá. Do đó, nhà định giá cần phải thông thạo kĩ thuật và có đủ kinh nghiệm mới có thể áp dụng phương pháp này.

b. Nội dung phương pháp

Phương pháp chi phí thường được tiến hành theo các nội dung công việc như sau:

Bước 1: Đánh giá toàn diện về tình trạng MMTB cần thẩm định giá:

Trong bước này, người làm công tác định giá cần đánh giá MMTB trên các mặt:

- Trạng thái máy móc, thiết bị: Cần làm rõ trạng thái của MMTB tại thời điểm định giá là đang vận hành, không vận hành nhưng đã được lắp rắp hoàn chỉnh hoặc đã được tháo rời thành từng bộ phận.

- Vị trí của máy móc, thiết bị: Cần xác định rõ vị trí của MMTB khi định giá là tại nơi chuẩn bị tháo dỡ hay đang tháo đỡ để xuất khẩu; tại kho để chuẩn bị xuất khẩu; tại kho trung chuyển hay kho của nơi nhận thiết bị; tại nơi lắp đặt để sản xuất;…

Mỗi vị trí và trạng thái của MMTB sẽ tương ứng với mỗi mục đích đánh giá khác nhau. Chẳng hạn, khi đánh giá năng lực thực tế của MMTB, cần phải đánh giá thiết bị tại nơi MMTB được lắp đặt và trong trạng thái đang hoạt động.

- Danh mục MMTB được định giá: Trong danh mục MMTB, cần có đầy đủ các thông tin liên quan như: Tên gọi (tiếng Việt và một ngoại ngữ xuất xứ, tốt nhất là tiếng Anh); ký mã hiệu; hãng sản xuất; nước sản xuất; năm sản xuất; số lượng; mức chất lượng còn lại do nhà cung cấp tự đánh giá (nếu có); giá bán của MMTB; các tài liệu kỹ thuật liên quan tới MMTB sẽ được đánh giá (nếu có) kèm theo danh mục.

- Nội dung và phương pháp đánh giá: Việc đánh giá được tiến hành theo nội dung và phương pháp sau:

+ Đánh giá định tính chất lượng MMTB: Được áp dụng đối với MMTB đơn chiếc hoặc một lô thiết bị đơn chiếc trong một hợp đồng và các thiết bị trong dây chuyền công nghệ có giá trị nhỏ. Đối với MMTB đơn chiếc hoặc dây chuyền thiết bị công nghệ có giá trị lớn thì sau khi đánh giá định tính chất lượng của MMTB còn phải tiến hành xác định mức chất lượng thực tế của MMTB.

Khi đánh giá định tính chất lượng của MMTB, cần xem xét hồ

sơ, đối chiếu sự phù hợp của MMTB được định giá với các danh mục MMTB có yêu cầu định giá. Xem xét sự phù hợp của MMTB đối với danh mục thiết bị có yêu cầu thẩm định. Việc tiến hành đánh giá MMTB để phân loại chất lượng MMTB.

Về phương pháp đánh giá, có thể sử dụng phương pháp ngoại quan: Người làm công tác định giá sẽ quan sát, ghi nhận thực trạng các hạng mục cần định giá. Việc ghi nhận có thể mô tả bằng viết tay hay chụp ảnh,… Bên cạnh đó, nhà định giá sẽ tiến hành đo đạc: đo đạc một số thông số liên quan tới mức độ an toàn, kích thước hình học,… Ngoài ra, nhà định giá còn có thể xử lý thông tin từ ý kiến chuyên gia (nếu có).

+ Xác định chất lượng thực tế của MMTB: Được thực hiện theo trình tự sau:

. Phân nhóm MMTB: được thực hiện khi định giá dây chuyền thiết bị có số lượng thiết bị nhiều và hình thành từng cụm công nghệ độc lập. Tùy theo quy mô của dây chuyền công nghệ và yêu cầu của việc định giá, nhà định giá có thể chia MMTB ra thành từng nhóm để thực hiện việc xác định các hạng mục định giá; hệ số trọng lượng các hạng mục được xác định khi tiến hành định giá.

Xác định mức chất lượng thực tế: Xem xét, kiểm tra đánh giá và ghi nhận thực trạng theo danh mục hồ sơ MMTB.

Bước 2: Ước tính chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thế

Trong bước này, nhà định giá cần ước tính các chi chi phí hiện tại để có thể sản xuất thay thế MMTB cần định giá bằng một MMTB giống hệt hoặc MMTB cùng loại có tính năng kỹ thuật tương tự. Có hai loại chi phí là chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thế (bao gồm cả thuế, phí và lợi nhuận của nhà sản xuất) để có thể sản xuất và đưa MMTB vào sử dụng với các đặc tính giống hoặc tương tự về mặt công suất và tiềm năng phục vụ và giả sử rằng sự sử dụng hiện tại là sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.

Chi phí tái tạo là chi phí hiện hành để chế tạo ra một MMTB thay thế giống hệt như MMTB mục tiêu cần định giá, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của MMTB mục tiêu đó.

Chi phí thay thế là chi phí hiện hành để sản xuất ra một MMTB có giá trị sử dụng tương đương với MMTB mục tiêu cần định giá theo đúng theo những tiêu chuẩn, thiết kế và cấu tạo hiện hành.

Khi ước tính chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thế, nhà định giá

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí