Quản Lý Kiểm Kê, Đánh Giá Lại Tài Sản Cố Định

trình quản lý sử dụng tài sản cố định, nếu được tiến hành kịp thời, có kế hoạch kỹ lưỡng thì việc tiến hành sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.2.3. Quản lý khấu hao tài sản cố định

Khi sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp cần quản lý khấu hao một cách chặt chẽ vì có như vậy mới có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Các doanh nghiệp thường thực hiện việc lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định hàng năm. Thông qua kế hoạch khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu đó. Vì kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định trong tương lai.

3.2.4. Quản lý kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định

Trong doanh nghiệp, việc kiểm kê tài sản nói chung và tài sản cố định nói riêng là công tác quan trọng trong việc quản lý sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp. Căn cứ tài liệu của đợt kiểm kê để có tài liệu đối chiếu giữa số thực tế với số trên sổ sách, qua đó xác định nguyên nhân gây ra số chênh lệch, xác định người có trách nhiệm về tình hình mất mát, hư hỏng... cũng như phát hiện những đơn vị, cá nhân giữ gìn, sử dụng tốt tài sản cố định, đồng thời báo cáo lên cấp trên về tình hình đã phát hiện ra để có những kiến nghị và giải quyết nhất là đối với trường hợp kiểm kê thừa tài sản cố định.

Như vậy, thông qua công tác kiểm kê tài sản cố định đã giúp cung cấp số liệu về chủng loại của tài sản cố định vừa tạo điều kiện để nắm vững tình hình chất lượng chung trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để tiến hành việc kiểm kê hàng năm. Bởi vì nhiều kết quả của việc kiểm tra vào lúc này cho phép doanh nghiệp có tài liệu chính xác trong việc lập ra kế hoạch năm tới.

Ngoài việc kiểm kê tài sản cố định, doanh nghiệp còn tiến hành việc đánh giá lại tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng lâu dài các tài sản cố định có thể tăng năng lực sản xuất của xã hội và việc tăng năng suất lao động đương nhiên sẽ làm giảm giá trị tài sản cố định tái sản xuất, từ đó mà không tránh được sự khác biệt giữa giá trị ban đầu của tài sản cố định với giá trị khôi phục của nó. Nội dung của việc đánh giá lại tài sản cố định là việc xác định thống nhất theo giá hiện hành của tài sản cố định. Có như vậy thì mới xác định được hợp lý mức khấu hao nhằm hạch toán và tính giá thành sản phẩm được đúng đắn và như vậy việc tính toán các hiệu quả về tài chính mới được chính xác.

Công tác đánh giá lại tài sản cố định rất phức tạp, nó đòi hỏi trình độ cán bộ, thời gian... cần thiết. Vì vậy, khi tiến đánh giá lại tài sản cố định cần phải thực hiện nghiêm túc, chính xác thì mới đem lại quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp.

3.3. Khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp

3.3.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định

3.3.1.1. Hao mòn tài sản cố định

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn dần.

Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản cố định.

Có hai loại hao mòn tài sản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó làm giảm dần giá trị của tài sản cố định. Sự hao mòn hữu hình tài sản cố định tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng và cường độ sử dụng chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên, trong quá trình sử dụng và bảo quản, tài sản cố định còn bị hao mòn do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, nắng mưa, sức bền của vật liệu cấu thành tài sản cố định…

- Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hao mòn vô hình là do sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các máy móc thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mới nên có tính năng, công dụng và công suất cao hơn. Vì vậy, những máy móc thiết bị được sản xuất trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá này của tài sản cố định chính là sự hao mòn vô hình của tài sản cố định. Nó không liên quan đến việc giảm sút giá trị sử dụng của tài sản cố định.

Hao mòn vô hình còn xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm bị chấm dứt dẫn đến tình trạng những tài sản cố định để chế tạo sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng..

Để thu hồi giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn nhằm tái sản xuất tài sản cố định khi hết thời gian sử dụng cần tính chuyển giá trị tài sản cố định vào giá trị sản phẩm tạo ra bằng việc khấu hao tài sản cố định.

3.3.1.2. Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó.

Vì thế, khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí và được tính vào giá thành sản phẩm. Xét về mặt kinh tế, khấu hao tài sản cố định là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong kỳ. Xét về mặt tài chính, khấu hao tài sản cố định là một cách thu hồi vốn đầu tư ứng trước, vì sau khi sản phẩm được tiêu thụ, một số tiền được trích ra từ tiền thu bán hàng tương đương với số đã khấu hao trong kỳ được gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Về nguyên lý, khi chưa tới thời hạn tái sản xuất tài sản cố định thì số tiền khấu hao được tích lũy lại dần dần dưới hình thái một quỹ tiền tự dự trữ gọi là quỹ khấu hao. Thực tế hiện nay,

các doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền trích khấu hao tài sản cố định sao cho có hiệu quả và phải hoàn trả đúng hạn để tái sản xuất tài sản cố định khi có nhu cầu.

* Mục đích của khấu hao tài sản cố định: nhằm thu hồi vốn để tái sản xuất ra tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác động tái sản xuất giản đơn (quy mô trước và sau không đổi) mà còn có thể tái sản xuất mở rộng tài sản cố định (quy mô sau lớn hơn quy mô trước).

* Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định:

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định là một biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định. Thông qua thực hiện khấu hao hợp lý, doanh nghiệp có thể thu hồi đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được nguồn vốn từ tiền khấu hao để có thể kịp thời thực hiện đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ.

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định là nhân tố quan trọng để xác định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Việc lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồn tài trợ dài hạn.

Thông thường người ta sử dụng các biện pháp khấu hao chủ yếu sau:

3.3.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao tuyến tính)

Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại tài sản cố định hữu hình có mức độ hao mòn đều qua các năm.

a. Mức khấu hao tài sản cố định

Theo phương pháp này, mức khấu hao bình quân hàng năm của tài sản cố định được xác định như sau:

Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định

Giá trị phải khấu hao tài sản cố định

=

Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định

Giá trị phải khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thanh lý ước tính Giá trị thanh lý ước tính = thu thanh lý ước tính – chi phí thanh lý ước tính.

Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi trả để có tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ

đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có)) và các chi phí kèm theo trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, điều chỉnh và lệ phí trước bạ, lãi tiền vay đầu tư tài sản cố định khi chưa đưa vào sử dụng và thuế không được hoàn. Đối với tài sản cố định doanh nghiệp tự xây dựng thì nguyên giá là giá trị thực tế đã chi ra để xây dựng tài sản cố định. Đối với tài sản cố định vô hình, nguyên giá là tổng chi phí thực tế đã đầu tư vào tài sản đó.

Giá trị thanh lý ước tính được xác định bằng kết quả thanh lý ước tính trừ đi chi phí thanh lý ước tính. Để đơn giản hóa vấn đề, người ta quy ước: thu thanh lý ước tính bằng chi phí thanh lý ước tính.

NG

MKH = T

MKH: số tiền khấu hao tài sản cố định hàng năm NG: nguyên giá tài sản cố định

T: thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định

Từ đó, mức khấu hao bình quân tháng được xác định như sau:


b. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định


MKHbq

MKH

=

12



→ TKH =

1

*100%

T


TKH

MKH

= *100%

NG


Phương pháp khấu hao đường thẳng có một số ưu điểm sau:

- Việc tính toán đơn giản, dễ tính.

- Mức khấu hao của tài sản cố định được phân bổ đều đặn qua các năm sử dụng nên không gây ra sự biến động lớn khi tính chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm.

- Thông qua việc xem xét tỷ lệ khấu hao có thể đánh giá được tình hình khấu hao và thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp do biết trước được thời hạn thu hồi vốn.

Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau:

- Không phù hợp với loại tài sản cố định có mức độ hoạt động không đồng đều giữa các kỳ trong năm hay giữa các năm khác nhau.

- Nếu không lường hết được sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, doanh nghiệp có thể mất vốn cố định.

3.3.2.2. Phương pháp khấu hao nhanh

a. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Số khấu hao hàng năm của tài sản cố định được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm.

MKi = Gdi * TKD

Trong đó: MKi là số khấu hao tài sản cố định năm thứ i

Gdi là giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i

TKD là tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của tài sản cố định i: thứ tự các năm sử dụng tài sản cố định

Giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao lũy kế tính đến đầu năm thứ i.

Gdi = NG - Σ MKi-1

Tỷ kệ khấu hao cố định hàng năm được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhân với hệ số điều chỉnh (Hd).

TKD = TKH * Hd

Theo quy định của Việt Nam thì hệ số điều chỉnh có giá trị như sau:


Thời hạn sử dụng của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh

≤ 4 năm

1,5

5 → 6 năm

2

≥ 6 năm

2,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tài chính tiền tệ - 10

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần cho thấy số khấu hao tài sản cố định rất lớn ở những năm đầu và giảm dần về những năm sau nên khả năng thu hồi vốn cố định nhanh. Tuy nhiên, do kỹ thuật tính toán của phương pháp này nên vào thời điểm cuối của năm cuối cùng vẫn còn một phần giá trị tài sản cố định chưa được thu hồi hết. Để khắc phục hạn chế này, vào những năm cuối thời hạn sử dụng của tài sản cố định, người ta chuyển sang phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp khấu hao như vậy được gọi là phương pháp khấu hao theo số dư có điều chỉnh.

Phương pháp khấu hao này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

b. Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng

Theo phương pháp này, số khấu hao của từng năm được tính bằng cách lấy nguyên giá của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của mỗi năm.

MKt = NG * TKt

Trong đó: MKt là số khấu hao tài sản cố định năm thứ t TKt là tỷ lệ khấu hao tài sản cố định năm thứ t

Tỷ lệ khấu hao mỗi năm sử dụng trong phương pháp này là tỷ lệ giảm dần. Nó có thể được xác định bằng hai cách:

- Cách 1: tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của năm cần tính khấu hao được xác định bằng cách lấy số năm còn lại sử dụng tính từ đầu năm khấu hao cho đến khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng chia cho tổng số năm còn sử dụng của tài sản cố định theo thứ tự năm của thời hạn sử dụng.

Ví dụ: một tài sản cố định có thời hạn sử dụng là 5 năm thì tỷ lệ khấu hao của từng năm được xác định như sau:

Thứ tự năm

Số năm còn sử dụng đến khi

hết thời hạn sử dụng (năm)

Tỷ lệ khấu hao

từng năm TKt

1

5

5/15

2

4

4/15

3

3

3/15

4

2

2/15

5

1

1/15

Cộng

15


- Cách 2: tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao được xác định như sau:

2(T – t + 1)

TKt =


T (T + 1)


Trong đó: T: thời hạn sử dụng của tài sản cố định t: năm cần tính khấu hao

* Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh: Giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu để có thể đổi mới máy móc, thiết bị kịp thời và giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình.

* Hạn chế của phương pháp khấu hao nhanh: Tính toán khá phức tạp; giá thành sản phẩm ở những năm đầu của thời hạn khấu hao sẽ cao do phải chịu chi phí khấu hao lớn gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.

3.3.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Thường áp dụng cho những tài sản cố định hoạt động có tính chất mùa vụ và là những tài sản cố định trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định được xác định bằng cách lấy sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoàn thành trong năm nhân với mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

MKsl = Qx * Mkđv

Trong đó: MKsl là số khấu hao năm của tài sản cố định theo phương pháp sản lượng

Qx là sản lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành thực tế trong năm

Mkđv là mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm (được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản cố định chia cho tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của tài sản cố định – sản lượng theo công suất thiết kế QS).

NG

Q

Mkđv =

S

Để tính mức khấu hao tháng của tài sản cố định, có thể sử dụng công thức sau:

Số khấu hao trong tháng của tài sản cố định

Số lượng sản phẩm dự kiến sản

=

xuất hoàn thành trong tháng

Mức khấu hao bình quân tính

*

cho một đơn vị sản phẩm

* Ưu điểm: thích hợp với loại tài sản cố định có mức độ hoạt động không đều giữa các thời kỳ. Số khấu hao phù hợp hơn với mức độ hao mòn của tài sản cố định.

* Hạn chế của phương pháp: việc khấu hao có thể trở nên phức tạp khi trình độ quản lý tài sản cố định còn yếu và không thực hiện nghiêm túc, chính xác việc ghi chép ban đầu.

4. QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

4.1. Khái niệm và phân loại tài sản lưu động

4.1.1. Khái niệm

Tài sản lưu động là tài sản chỉ tham gia 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu... Tức là đến chu kỳ sản xuất kinh doanh sau lại phải dùng tài sản lưu động mới. Do đặc điểm này nên toàn bộ giá trị của tài sản lưu động được chuyển dịch 1 lần vào sản phẩm và được bù đắp toàn bộ khi sản phẩm được tiêu thụ.

Tiền

Tài sản lưu động (trừ dụng cụ lao động) qua quá trình sản xuất hợp thành thực thể của sản phẩm nên mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh luôn thay đổi hình thái biểu hiện theo một vòng khép kín như sau:



Các khoản phải thu

Nguyên vật liệu


Thành phẩm

Bán thành phẩm


Sơ đồ 3.1: Chu kỳ chuyển đổi của tài sản lưu động

Xét về mặt giá trị thì doanh nghiệp thu được một số tiền lớn hơn tiền mua nguyên vật liệu do chi phí nhân công, chi phí khấu hao, lãi kinh doanh... cũng được tính vào giá trị sản phẩm tiêu thụ.

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục thì luôn cần dự trữ tài sản lưu động ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất: dự trữ nguyên vật liệu, dự trữ bán thành phẩm, thành phẩm, dự trữ tài sản dưới dạng các khoản phải thu, dự trữ tiền. Như vậy tại mỗi thời điểm, tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn tồn tại dưới các hình thái ở trên. Với doanh nghiệp thương mại, vòng luân chuyển của tài sản lưu động đơn giản hơn, tồn tại dưới dạng tiền, hàng hoá và các khoản phải thu.

4.1.2. Phân loại tài sản lưu động

Căn cứ vào vòng tuần hoàn của tài sản lưu động, có thể chia thành 4 loại là: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.

4.1.2.1. Tiền

Tiền tồn tại dưới 3 hình thức:

- Tiền mặt tại quỹ hình thành do doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt.

- Tiền gửi ngân hàng là tiền gửi không kỳ hạn tại các tài khoản thanh toán ở ngân hàng dùng cho mục đích thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tiền đang chuyển: Quá trình chuyển tiền cần có thời gian nhất định chờ làm thủ tục nên tồn tại hình thức này. Chẳng hạn doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển một tiền từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng nên vẫn coi là tiền của doanh nghiệp.

Tài sản bằng tiền có thể tồn tại dưới dạng nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, qua đó giúp cho việc đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp và có kế hoạch trả nợ kịp thời, đồng thời có kế hoạch đầu tư tài chính vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi để tránh ứ đọng vốn.

4.1.2.2. Các khoản phải thu

Các khoản phải thu bao gồm:

- Phải thu của khách hàng: Là tiền bán hàng hoá, dịch vụ chưa thu được, nhưng đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ, kể cả trường hợp cấp tín dụng thương mại ngắn và dài hạn.

- Trả trước cho người bán: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận được sản phẩm tại thời điểm báo cáo. Thường doanh nghiệp ứng trước trong 2 trường hợp:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022