Ngành chè có nhiều đặc thù như đã phân tích ở trên, đa phần những đặc thù này đều là rào cản đối với các công ty muốn thâm nhập ngành. Đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty trong ngành tiếp tục nắm giữ và mở rộng thị phần hiện tại của mình.
4.1.4. Thách thức
Việc Việt Nam gia nhập WTO vừa mang lại nhiều cơ hội cho hàng hóa của nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhưng đi kèm với nó là không ít khó khăn, đe dọa với thị trường trong nước. Việt Nam sẽ phải dần dỡ bỏ các rào cản, hàng hóa nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội tràn vào thị trường 80 triệu dân của ta. Cho dù ECO là một công ty có uy tín và chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, nhưng khi có càng nhiều doanh nghiệp trong ngành thì miếng bánh thị phần của mọi công ty trong ngành đó sẽ càng phải chia nhỏ.
Lạm phát nước ta năm 2010 được dự báo sẽ ở mức 2 con số, điều này bất lợi cho các doanh nghiệp phải đi mua đầu vào như ECO. Ngoài ra, do yếu tố vùng nguyên liệu chưa ổn định, cộng thêm điều kiện thời tiết, khí hậu ngày càng thay đổi thất thường, đầu vào của công ty đôi khi không được ổn định gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Điểm yếu - Giá nguyên vật liệu đầu vào cao hơn các đối thủ cạnh tranh. - Chưa tận dụng hiệu quả các kênh quảng cáo sản phẩm. |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter
- Các Nguyên Vật Liệu Đầu Vào Của Công Ty Eco
- Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp - 8
- Những Yêu Cầu Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đối Với Ngành Chè Việt Nam
- Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp - 11
- Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Cơ hội - Việt Nam gia nhập WTO => cơ hội xuất khẩu cao hơn. - Kinh tế Việt Nam và thế giới đang phục hồi nhanh chóng => cầu tăng lên + sản lượng chè thế giới giảm. - Sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong việc tạo dựng vùng nguyên liệu. - Công ty dẫn đầu toàn ngành => nhiều cơ hội thâm nhập thị trường thế giới. - Rào cản gia nhập ngành cao. | Thách thức - Việt Nam gia nhập WTO => đe dọa đối với thị trường trong nước. - Lạm phát tăng cao => giá nguyên vật liệu tăng. |
4.2. Lựa chọn chiến lược
4.2.1. Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty là chiến lược giải quyết câu hỏi “Lựa chọn đơn vị kinh doanh chiến lược nào để đầu tư?”.
ECO được thành lập năm 1996, khi mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt, công ty không thể mới thành lập mà cáng đáng được việc cạnh tranh
trên cả thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã quyết định sẽ tập trung cho thị trường trong nước trước.
Sau một thời gian (khoảng năm 2000), khi đã có những bước đi ổn định, công ty tiếp tục giữ vững, phát triển vị trí trên thị trường trong nước, đồng thời xúc tiến việc đầu tư cho thị trường nước ngoài. Các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thời gian này diễn ra rất sôi nổi.
Cho đến năm 2005 trở lại đây, khi trên cả 2 lĩnh vực sản xuất bán hàng trong nước và kinh doanh xuất khẩu chè thô, ECO đều đạt được những thành tựu đáng kể thì việc đầu tư cho hai đơn vị kinh doanh này cũng trở nên ổn định, 40% cho thị trường trong nước và 60% phục vụ xuất khẩu.
4.2.2. Chiến lược kinh doanh
Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái thành lập năm 1996, khi mà mức độ cạnh tranh trên thị trường trong khá gay gắt, ngành chè với đặc điểm có các rào cản gia nhập ngành cao, vấn đề đặt ra lúc bấy giờ của công ty là làm sao để xâm nhập thị trường, đưa thương hiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Công ty đã chọn ra hướng đi cho mình là sử dụng chiến lược khác biệt hóa có trọng tâm. Phân đoạn thị trường công ty chọn là chè túi lọc, nhưng với điểm khác biệt là hương vị Á Đông trong từng gói chè.
Sau này, khi công ty đã lớn mạnh, thương hiệu của công ty và các nhãn hiệu sản phẩm chủ yếu đã được nhiều người biết đến, ECO vẫn giữ riêng cho mình “hương vị Á Đông” trong từng sản phẩm.
Vì tiêu chí của công ty là đặt chất lượng lên hàng đầu, ECO luôn chấp nhận nhập nguyên liệu chất lượng cao, đây là một trong những lý do công ty không chọn cho mình hướng đi chi phí thấp.
Tương tự đối với thị trường thế giới, công ty TNHH Thế Hệ Mới vẫn giữ cho mình sự khác biệt hóa về chất lượng sản phẩm, phương thức chăm sóc khách hàng trước và sau bán.
III. Đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái
1. Những mặt tích cực trong công tác hoạch định chiến lược
Thứ nhất, điểm tích cực có thể coi là nổi bật nhất của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái là công ty đã ý thức được ý nghĩa quan trọng của công tác hoạch định chiến lược và có sự đầu tư cho công tác này. Ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã chỉ ra cho mình hướng đi và mục tiêu trong dài hạn. Đó là đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, lấy chữ tín làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động. Sau này khi công ty đã lớn mạnh hơn, ban giám đốc tiếp tục đề ra mục tiêu mới cho chiến lược là vấn đề tự động hoá tối đa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ECO đã lần lượt đề ra và thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phù hợp với từng thời kì hình thành và phát triển của mình.
Thứ hai, công ty ECO đã biết vận dụng các lý luận cơ bản vào công tác hoạch định chiến lược. Cụ thể, công ty đã sử dụng những mô nổi tiếng như Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, ma trận SWOT, Mô hình Chuỗi giá trị của Michael Porter… Việc phân tích các môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô và môi trường ngành), bên trong doanh nghiệp được thực hiện một cách bài bản và đúng quy trình, điều này đem lại những hiệu quả nhất định cho công tác hoạch định chiến lược của công ty. Ví dụ như khi phân tích môi trường vĩ mô, thông qua việc phân tích đầy đủ 6 yếu tố cơ bản của môi trường này, công ty đã đi sâu vào từng khía cạnh, nhận ra hầu hết những
cơ hội và thách thức của môi trường này, do đó đã biết cách tận dụng cơ hội và hạn chế các thách thức một cách hiệu quả.
Thứ ba, công tác chiến lược được chú trọng trong mọi cấp của công ty. Cụ thể, Ban giám đốc sẽ hoạch định chiến lược cấp công ty, lựa chọn chính xác các đơn vị kinh doanh chiến lược (năm 2010, đơn vị kinh doanh chiến lược của công ty sẽ là sản phẩm chè túi lọc Cozy); các nhóm đơn vị kinh doanh sẽ đề ra chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị mình đảm nhiệm (Công ty TNHH Thế Hệ Mới đã rất thành công trong việc đề ra các chiến lược xuất khẩu chè trong hơn 10 năm vừa qua); và cuối cùng là các phòng ban chức năng luôn cố gắng đẩy cao năng suất hoạt động của mình (phòng kế toán luôn cố gắng vận dụng các phần mềm công nghệ cao để quản lý chi tiêu ngày càng chặt chẽ và hiệu quả).
Thứ tư, một điểm đáng chú ý trong công tác chiến lược của ECO là công ty sớm nhận ra tầm quan trọng của các yếu tố dài hạn và đã đầu tư khá nhiều cho việc phát triển các yếu tố này. 3 yếu tố dài hạn chính được công ty chú trọng đầu tư là nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, và vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố được công ty chú trọng nhất bởi Ban giám đốc công ty quan niệm, con người là chìa khoá dẫn đến sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Công ty thường xuyên mở các khoá đào tạo kĩ năng nghiệp vụ, tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội được làm việc trong môi trường, vị trí đúng với khả năng của bản thân.
Thứ năm, công ty đã được chứng nhận ISO 22000:2007 vào năm 2009. Đây là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm (Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain), việc đạt được chứng nhận này không những cho thấy các sản phẩm của công ty là an toàn cho người tiêu dùng mà
còn chứng tỏ công ty đã tiêu chuẩn hoá các quy trình sản xuất của mình, các hoạt động của công ty là ổn định trong dài hạn. Nói cách khác, công ty có khả năng tiết kiệm chi phí ở các khâu sản xuất và kinh doanh. Đây là một điểm sáng trong chiến lược của ECO mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được.
Thứ sáu, các chiến lược từ trước đến nay của công ty ECO đã đạt được những tiêu chuẩn nhất định về một chiến lược tốt như chiến lược được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá về môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thông qua các mô hình SWOT hoặc mô hình cặp sản phẩm thị trường; chiến lược phải hướng đúng vào mục tiêu đã nêu ra ở trên với cách thức tiến hành hiệu quả nhất; chiến lược phải phù hợp với các quy định về pháp luật và các thể lệ kinh tế khác như: Cạnh tranh lành mạnh.
Nhờ hiểu được đúng tầm quan trọng của công tác hoạch định chiến lược và có hướng đi đúng đắn, ECO sau 14 năm hoạt động, từ một công ty chập chững bước chân vào ngành, hiện tại, Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, ECO đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu toàn ngành chè, với sản lượng chè xuất khẩu chiếm tới 10% sản lượng xuất khẩu toàn ngành
Dây chuyền sản xuất của công ty hiện nay thuộc loại hiện đại nhất Việt Nam, cho năng suất cao, đáp ứng được cái đơn hàng lớn.
Công ty đã xây dựng được 8 vùng nguyên liệu nằm tại những tỉnh trồng chè nổi tiếng trong cả nước (Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Nghệ An, Bảo Lộc), và đang tiếp tục cùng với Nhà nước xây dựng những vùng nguyên liệu mới.
Công ty đã tạo dựng được danh tiếng của mình qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Theo thống kê 5 năm gần đây, 98% số đơn hàng của công ty được giao đúng phẩm chất, đúng thời hạn hợp đồng, và khách hàng không có phản hồi xấu; chỉ có 2% các đơn hàng do bị ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa nên việc giao hàng bị trễ, tuy nhiên công ty đã tiến hành đền bù thiệt hại theo đúng như hợp đồng cho khách hàng. Trong suốt 5 năm qua, công ty không phải chịu một khiếu nại nào từ phía khách hàng.
Hệ thống phân phối trong nước của công ty đã dần đáp ứng được nhu cầu sản phẩm. Hiện nay, hệ thống này đã vươn tới cả 3 miền đất nước, so với ngày đầu, công ty chỉ có đại lý tại Hà Nội.
2. Những hạn chế trong công tác hoạch định chiến lược
Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng không phải không tồn tại những hạn chế nhất định trong công tác hoạch định chiến lược của công ty.
Thứ nhất, tuy việc hoạch định chiến lược của công ty diễn ra theo đúng quy trình và bài bản nhưng một số khâu vẫn chưa thực sự phát huy được tính hiệu quả. Trong quá trình phân tích môi trường bên trong, công ty đã chú trọng đẩy mạnh phát huy những điểm mạnh về nguồn nhân lực nhưng thực tế, công ty mới chú trọng đến các cán bộ, nhân viên các phòng ban mà chưa quan tâm đầy đủ đến công nhân các nhà máy. Tuy công nhân ở các nhà máy không tham gia trực tiếp vào quá trình hoạch định chiến lược nhưng sự đóng góp gián tiếp của họ vào việc thực hiện chiến lược, và đưa ra ý kiến tham khảo là rất đáng kể. Ngoài ra, công ty cũng chưa quan tâm đầy đủ đến khâu xây dựng các phương án chiến lược, sau khi chiến lược được Ban giám đốc đề ra, thường không được đưa ra toàn công ty để xây dựng, bổ sung mà được đưa vào thực hiện ngay. Tuy các chiến lược này đa phần đều đúng đắn và đem lại
cho công ty những thành công nhất định, nhưng trong tương lai, công ty vẫn cần chưng cầu ý kiến lãnh đạo và nhân viên cấp dưới để có được những chiến lược ổn định và đúng đắn trong dài hạn.
Thứ hai, đúng quy trình và bài bản, đó là điểm mạnh của công tác chiến lược tại ECO nhưng đi cùng với đó là sự thiếu nhanh nhạy, và đôi khi không đáp ứng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Như đã nói, thị trường hiện nay là thị trường toàn cầu, môi trường kinh doanh cũng là môi trường đã toàn cầu hoá, những biến động diễn ra nhanh và nhiều hơn bội lần so với khi chúng ta chưa mở cửa. Nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, nhiều thông lệ quốc tế mà doanh nghiệp chưa tiếp xúc hơn, nhiều bộ luật các nước mà doanh nghiệp cần nghiên cứu hơn…, tất cả những điều này đòi hỏi ECO cần phải nhanh nhạy hơn trong việc đề ra các chiến lược. Vì dù chiến lược có hay và đúng đến mấy nhưng không bắt kịp thời cơ thì cũng coi như chưa thành công.
Thứ ba, công ty trong thời gian qua đã tập trung nhiều nguồn lực cho vấn đề chất lượng sản phẩm nhưng vấn đề quảng bá thương hiệu lại chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là thị trường trong nước, với những khách hàng đã biết đến nhãn hiệu Cozy thì đều đưa ra ý kiến hài lòng về chất lượng sản phẩm nhưng số người biết đến nhãn hiệu này thì lại rất ít. Nói cách khác, dù sản phẩm tốt đến mấy mà không được khách hàng biết đến thì vẫn không phải một nhãn hiệu thành công.
Thứ tư, tuy công ty đã chú trọng và quan tâm đến việc nghiên cứu môi trường kinh doanh và hoạch định chiến lược nhưng vẫn chưa phân bổ đủ các nguồn lực cho các công tác này. Có thể nói hạn chế này là do hiện nay công ty vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, các nguồn lực (thời gian và tài chính) vẫn cần phân bổ cho rất nhiều công tác nên không thể cung ứng đầy đủ ngay lập tức cho hoạch định chiến lược.