Cơ Cấu Ngành Nghề Của Các Hộ Gia Đình Hiện Trạng Sản Xuất Bún Tại Làng Nghề

- Các hộ sản xuất làm nghề phân tán trong làng nghề, các hộ đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, tự phát; việc sản xuất xen lẫn sinh hoạt gây nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường. Do nằm trong khu dân cư, việc thu gom và xử lý chất thải sản xuất rất khó khăn, hầu hết các CTR sản xuất đều được thải chung với cống thoát nước thải sinh hoạt của làng không qua xử lý, sau đó đường cống này lại đổ ra kênh mương phục vụ cho mục đích tưới tiêu.

- Trình độ công nghệ tại các làng nghề còn đơn giản, đôi khi còn lạc hậu, cần nhiều sức lao động với kỹ thuật thấp và ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất cơ giới.

- Công tác quản lý về BVMT còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các xã không có cán bộ chuyên môn về môi trường, chỉ có cán bộ kiêm nghiệm. Kinh phí sự nghiệp môi trường dành cho công tác quản lý nhà nước về BVMT của các quận/huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường tại các làng nghề. Công tác giáo dục, tuyên truyền ý thức BVMT tại các làng nghề còn hạn chế.

- Nguồn vốn đầu tư cho xử lý môi trường tại các làng nghề rất hạn chế do đặc thù của sản xuất làng nghề nguồn vốn nhỏ. Do vậy các hộ sản xuất trong làng nghề không đủ kinh phí để đầu tư các hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng của làng nghề. Trong khi chưa có cơ chế thu hút các nguồn vốn khác, chưa có nguồn quỹ riêng để phục vụ cho phát triển nghề, làng nghề.

- Hạ tầng làng nghề còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải; trong khi việc nâng cấp của cơ sở hạ tầng đều theo hướng tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tại các làng nghề như hệ thống điện, đường giao thông… chưa chú trọng đến việc đầu tư xây dựng môi trường hệ thống xử lý môi trường để đảm bảo phát triển bền vững; các quy hoạch sản xuất làng nghề tập trung gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí quỹ đất quy hoạch…

- Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề còn thiếu, chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về làng nghề còn nhiều bất cập, chồng chéo. Mặc dù vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề đã được đề cập trong nhiều văn bản như Điều 38, Luật BVMT năm 2005 nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành những nội dung cụ thể.

3.2. TỈNH BẮC NINH‌

3.2.1. Tổng quan làng nghề Bắc Ninh

3.2.1.1. Lịch sử phát triển các làng nghề Bắc Ninh

Làng nghề TTCN ở Bắc Ninh đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm làm ra phong phú, đa dạng đáp ứng một phần nhu

cầu tiêu dùng của nhân dân. Môt

số măṭ hàng xu ất khẩu ra nước ngoài đươc

ban

hàng

ưa chuôṇ g, chiếm tỉ troṇ g lớn trong tổng giá tri ̣của sản xuất công nghiêp doanh.

ngoài quốc

Hiên

nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, mô

hình chủ yếu là hộ gia đình; công ty TNHH , Doanh nghiêp

tư nhân . Các làng nghề ở

Bắc Ninh hoaṭ đôṇ g sản xuất tâp trung chủ yêú của cać huyêṇ: Tiên Du, Yên Phong, Gia

Bình, thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh như sản xuất giấy tái chế Phong Khê- thành phố Bắc Ninh ; sản xuât rượu Đại Lâm và đúc nhôm chì Văn Môn thuộc huyện Yên Phong, sản xuất giấy Phú Lâm , Tiên Du, sản xuất sắt thép tái chế Đa Hội , dêṭ nhuôṃ Tương Giang, sản xuất đồ gỗ Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơ n, đúc nhôm, chì, đồng Đaị

Bái thuộc huyên

Gia Bình.

Hàng năm, các làng nghề đã có đóng góp vào ngân sách nhà Nước , tạo việc làm tại chỗ cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn các vùng phụ cận. Theo thống kê , Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 30% số làng nghề truyền thống của cả nước. Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa p hương những năm qua (tính từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề TTCN chiếm 75 – 80% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh).

Tuy nhiên, do lic̣ h sử để laị các làng nghề phát triển tự phát , không đươc

quy

hoạch, đã và đang bôc lô ̣nhiêù yêú keḿ trong công tać baỏ vê ̣môi trường , tình trạng ô

nhiêm

môi trường đang có chiều hướng gia tăng ; môt

số nơi tình traṇ g ô nhiêm

đã trơ

nên báo đôṇ g.

Để giải quyết cơ bản tình traṇ g ô nhiễ m môi trường taị các làng nghề , UBND

tỉnh đã chỉ đạo các Sở , ngành liên quan ,UBND các huyên

, thị xã, thành phố lập quy

hoạch 53 cụm công nghiệp . Đến nay đã có 28 cụm công nghiệp đi vào hoạt động thu hút hơn 700 hô ̣gia đình và doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào cụm công nghiệp , giải

quyết viêc

làm cho hơn 15.000 người lao đôṇ g, có thu nhập ổn định.

3.2.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước, không khí và đất trong khu vực dân sinh. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt TCCP và ô nhiễm do sử dụng nguyên liệu hóa thạch.

a. Hiện trạng môi trường nước

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang ngày càng trở nên rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân, nhất là thế hệ tương lai. Kết quả phân tích chất lượng môi trường cho thấy các mẫu nước mặt nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm, đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh.

Nước thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đều không được xử lý, thải thẳng vào hệ thống thủy nông. Đặc biệt tại làng nghề giấy Phong Khê, hàng ngày thải ra môi trường khoảng 4.500 - 5.000m3 nước thải chứa nhiều độc tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt toàn khu vực. Đến nay, sông Ngũ Huyện Khê đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành kênh dẫn nước thải của các làng nghề nằm trong lưu vực sông.

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải so với TCVN 5945 - 2005 mức B cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn TCCP 4,5 - 11 lần; hàm lượng Pb cao hơn tiêu chuẩn cho phép 5,5 lần, hàm lượng COD cao hơn 8 - 500 lần (nước thải của các cơ sở sản xuất bột giấy từ nguyên liệu tre, nứa), hàm lượng Pb cao hơn TCCP 5,5 lần (làng tái chế thép Đa Hội).

b. Hiện trạng môi trường không khí

Môi trường không khí tại các khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng do nồng độ bụi, khí thải, mùi, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xưởng sản xuất và các hoạt động vận tải. Các số liệu đo môi trường trong các làng nghề sản xuất sắt thép và giấy cho thấy:

Nồng độ bụi, khí độc (khí thải, hơi hóa chất…) cao hơn mức cho phép đối với khu dân cư từ 5 ÷ 20 lần; tiếng ồn thường xuyên ở mức 90 ÷ 110 dAB; nhiệt độ không khí trong làng cao hơn mức tự nhiên từ 2 - 5oC, ở các xưởng đúc và cán thép nhiệt độ khu vực làm việc cao hơn tự nhiên từ 8 - 10oC; nồng độ của mùi khí độc rất đậm đặc… Ở các khu vực sản xuất gạch, khói thải đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh, làm chết cây cối hoa màu và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của nhân dân ở các khu vực lân cận.

Sự ô nhiễm ở các làng nghề chủ yếu do bụi, SO2, NO2. Cụ thể:

- Chỉ số bụi: Nồng độ bụi tại các làng nghề là khá cao và hầu hết cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 05: 2009/BTNMT.

- Chỉ số SO2: Tại làng nghề Châu Khê nồng độ SO2 cao hơn TCCP đến 3,8 lần. Tại làng nghề Văn Môn nồng độ SO2 cao hơn TCCP đến 4,8 lần. Ở các làng nghề đã khảo sát khác nồng độ SO2 là không lớn (nồng độ SO2 trung bình < 200µg/m3) và đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCCP 05: 2009/BTNMT.

- Chỉ số NO2: Tại làng nghề Châu Khê nồng độ NO2 cao hơn TCCP đến 3 lần. Tại làng nghề Văn Môn nồng độ NO2 cao hơn TCCP đến 3,6 lần. Ở các làng nghề đã khảo sát khác nồng độ NO2 đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05: 2009/BTNMT.

c. Chất lượng môi trường đất

Môi trường đất chịu tác động trực tiếp của các loại hóa chất độc hại từ các nguồn thải (rắn, lỏng) đổ bừa bãi và nước mưa chảy tràn trên bề mặt cuốn theo dầu, mỡ, kim loại nặng, hóa chất ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác xung quanh các hộ sản xuất. Ngoài ra, các hộ sản xuất đều dùng CTR để san lấp mặt bằng, lấn chiếm diện tích mặt nước để mở rộng cơ sở sản xuất.

Dự báo trong khoảng 5 - 7 năm tới, diện tích mặt nước và các phần đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn và không sử dụng được cho mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản do ô nhiễm.

d. Hiện trạng về chất thải nguy hại

Chất thải của các làng nghề, trong đó có chất thải nguy hại chỉ được thu gom và đổ tại khu vực trũng cũng như ao, hồ, ven sông… sau đó được đốt cháy tự nhiên đã làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, đất của khu vực. Điển hình như chất thải của làng nghề sản xuất giấy tái chế Phong Khê được đổ ra bờ sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng đến độ an toàn của thân đê trong

mùa mưa lũ. Mặt khác, việc đốt chất thải công nghiệp trong điều kiện nhiệt độ thường có thể phát sinh ra khí đioxin/ furan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân khu vực xung quanh.

Diện tích nước mặt (ao, hồ, kênh mương…) đất canh tác trong các làng nghề đã hoặc đang bị lấp dần bởi chất thải, ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá bị chết hàng loạt do nước thải sản xuất.


3.2.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.2.2.1. Làng nghề bún bánh Khắc Niệm, Tiên Du.

Xã Khắc Niệm nằm trong địa giới 7 thôn: thôn Tiền Ngoài, Thôn Tiền Trong, thôn Đoài, thôn Đông, thôn Thượng, thôn Mồ và thôn Sơn. Theo thống kê năm 2010, xã Khắc Niệm có 2.373 hộ với 9.664 nhân khẩu. Cơ cấu ngành nghề của các hộ gia đình xã Khắc Niệm được thể hiện trên hình 1. Trong tổng số 9.664 hộ có 522 hộ thuần nông (chiếm 22% tổng số hộ); 1.547 hộ kiêm nông nghiệp (chiếm 65,2% tổng số hộ); 153 hộ (chiếm 6,5%) chuyên sản xuất bún. Như vậy làng nghề Khắc Niệm đang chuyển hướng phát triển các doanh nghiệp tư nhân dần dần từng bước quảng bá và mở rộng quy mô của làng nghề.

Hình 1 1 Cơ cấu ngành nghề của các hộ gia đình Hiện trạng sản xuất bún 1

Hình 1.1. Cơ cấu ngành nghề của các hộ gia đình Hiện trạng sản xuất bún tại làng nghề

Quy trình sản xuất bún tại làng nghề Khắc Niệm được truyền từ đời này qua đời khác trong nhiều năm. Hiện nay, tại làng nghề Khắc Niệm, sản xuất bún tập trung chủ yếu tại 2 thôn Tiền Trong và Tiền Ngoài.

Để tạo ra 100 kg bún cần 50 kg gạo, 3,8m3 nước, 7,4 KWh điện. Quy trình sản

xuất bún cũng tiêu thụ lượng nước rất lớn. Nước chủ yếu được sử dụng trong quá trình vo, ngâm gạo và quá trình xay bột ướt. Nước thải từ các quá trình này đều kèm theo nhiều chất thải.

Quá trình ép tạo sợi bún là quá trình tiêu thụ điện và nước nhiều nhất. Hiện nay tại làng nghề, công đoạn ép tạo sợi hoàn toàn sử dụng máy móc, nhưng máy móc chủ yếu là thủ công và bán thủ công. Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra,có 84 hộ sử dụng trang thiết bị thủ công (chiếm 31.6%), 155 hộ sử dụng trang thiết bị bán thủ công (chiếm 58,3%), chỉ có 27 hộ đầu tư trang thiết bị hiện đại. Trang thiết bị thủ công và bán thủ công không những ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và môi trường làm việc.

Sản xuất bún tại Khắc Niệm không những gây tác động đến môi trường tự nhiên mà ngày càng tác động mạnh đến môi trường xã hội. Tất cả các khâu sản xuất đều có những tác động nhất định và mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các hoạt động ngâm gạo, xay bột, lọc bột và ép tạo sản phẩm đều tác động mạnh tới sức khoẻ người dân và gây ô nhiễm môi trường khu vực.

Hiện trạng môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề cần quan tâm tại làng nghề Khắc Niệm, trong đó nguồn gốc chủ yếu là đốt nhiên liệu. Than cám là nhiên liệu chính được sử dụng, nó thải lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Do đó, khí thải ở làng nghề chủ yếu là CO, CO2, SO2, NOx, nhiệt... Đặc điểm của làng nghề sản xuất bún là các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, vì vậy người dân phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính các hoạt động đó.


Bảng 2.14. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Khắc Niệm, Bắc Ninh


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05: 2009/BTNMT

1

Áp suất

mbar

988,6

-

2

Nhiệt độ

oC

28,0

-

3

Độ ẩm

%

69,2

-

4

Tốc độ gió

m/s

0,4

-


5

Bụi


µg/m3


PM1

20,6

-

PM2.5

42,8

-

PM7

38,6

-

PM10

42,6

50

TSP

80,3

140

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05: 2009/BTNMT

6

CO

g/m3

1024,3

-

7

NO2

g/m3

12,4

40

8

SO2

g/m3

1,1

50

9

Tiếng ồn

dBA

69,2

70 (QCVN 26:

2010/BTNMT)

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường) Vị trí lấy mẫu: Cổng hộ nhà anh Nguyễn Văn Đức

Qua kết quả khảo sát tại Cổng hộ nhà anh Nguyễn Văn Đức cho thấy các thông

số đều nằm ở giới hạn cho phép (bảng 2.14).

Hiện trạng môi trường nước

Môi trường nước tại làng nghề được lãnh đạo và người dân địa phương cho là vấn đề nghiêm trọng nhất. Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Làng nghề sản xuất bún có nhu cầu nước lớn, nước thải chứa nhiều hàm lượng chất gây men và ôi chua là môi trường lý tưởng cho vi trùng phát triển.

Qua khảo sát cho ta thấy nồng độ BOD5, COD, SO42- đều vượt TCCP. Nồng độ

BOD5 vượt TCCP từ 1,88 – 3,1 lần; tổng N vượt TCCP từ 3,32 – 6,56 lần, tổng P vượt TCCP từ 2,64 – 2,71 lần; nồng độ SO42- vượt TCCP từ 2,16 – 2,53 lần; Coliform vượt TCCP từ 1,58 – 1,86 lần.

3.2.2.2. Làng nghề đúc đồng Đại Bái, Gia Bình – Làng nghề đúc đồng Quảng Bố, Quảng Phú, Lương Tài.

Trong những năm gần đây làng nghề đúc đồng đã và đang phát triển tương đối mạnh, sản phẩm của làng nghề không những đơn thuần là cung cấp nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước, mà làng nghề còn là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Song việc tăng sản lượng sản xuất cũng làm lượng chất thải tăng lên rất nhiều bởi lẽ sản phẩm làm ra hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, các thiết bị hỗ trợ sản xuất lạc hậu, nhiên liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là than và dầu FO...

- Quy mô sản xuất: sản xuất theo quy mô nhỏ, từng hộ gia đình, thôn, xóm...

- Nguyên liệu, nhiên liệu: đồng phế liệu các loại, đất sét và trấu (làm khuôn), rẻo cao su (xông khuôn), than, dầu FO...

- Sản phẩm: chuông, lư hương, tượng, bình hoa, hàng lưu niệm…

Hiện trạng môi trường không khí

Kết quả phân tích một số mẫu khí thải tại làng nghề Đại Bái được thể hiện trên bảng 2.15.

Bảng 2.15. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Đại Bái, Bắc Ninh


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05:

2009/BTNMT

Đ1

Đ2

B

1

Áp suất

mbar

902,6

1003,6

1012,6

-

2

Nhiệt độ

oC

29,8

29,0

28,9

-

3

Độ ẩm

%

57,2

57,8

60,8

-

4

Tốc độ

gió

m/s

0,3

0,5

0,1

-

5

Bụi


µg/m3



-

-

6

PM1

27,7

24,2

30,7

-

7

PM2.5

56,2

34,2

71,3

-

8

PM7

138,9

76,9

168,1

-

9

PM10

246,3

109,3

193,0

50

10

TSP

370,6

321,6

219,9

140

11

CO

g/m3

2000,6

2000,6

1800,6

-

12

NO2

g/m3

1016,4

1392,4

392,4

40

13

SO2

g/m3

1002,1

1320,1

132,1

50

14

Tiếng ồn

dBA

84,5

56,5

80,5

70 (QCVN 26:

2010/BTNMT)

Ghi chú:

Đ1: Tại hộ nhà anh Nguyễn Xuân Dũng, Đại Bái Đ2: Gần trường tiểu học Đại Bái

B: Tại hộ nhà anh Nguyễn Đình Sân, Quảng Bố

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Qua khảo sát quan trắc chất lượng không khí và tiếng ồn tại 02 làng nghề đúc đồng cho thấy chất lượng không khí và tiếng ồn đều ô nhiễm nghiêm trọng. Tại làng

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí