Mục Đích Và Cơ Sở Giá Trị Của Định Giá Máy Móc Thiết Bị

- MMTB chuyên dùng: Là những loại MMTB được sử dụng chuyên biệt cho những lĩnh vực, những cơ quan, đơn vị đặc thù. Chẳng hạn các loại MMTB y tế đặc chủng dùng trong các bệnh viện, MMTB quân sự, máy in tiền,… Do đặc điểm thiết kế, tính năng sử dụng đặc biệt của MMTB chuyên dụng nên chúng thường không được trao đổi, mua bán phổ biến trên thị trường. Do đó, việc thu thập thông tin về giá cả thị trường của MMTB chuyên dùng thường gặp nhiều khó khăn.

b. Theo cấu tạo, năng lượng, nguyên liệu tiêu thụ: Có khá nhiều loại MMTB như: MMTB cơ khí, quang học, MMTB vận hành bằng hơi nước, điện năng, quang năng, máy phát thủy điện, MMTB chạy bằng dầu diesel, chạy bằng xăng,...

c. Phân loại theo ngành sử dụng: Có thể phân loại MMTB theo các ngành kinh tế chung, gồm các loại máy công nghiệp, máy nông nghiệp, máy xây dựng,... Bên cạnh đó, người ta cũng có thể phân loại MMTB theo các ngành kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như: MMTB ngành chế biến gỗ (máy cưa, máy bào, máy cắt,…); MMTB ngành nhựa (máy ép nhựa, máy thổi bao bì, máy thổi chai,…); MMTB ngành giấy (dây chuyền sản xuất carton, máy sẻ rãnh, máy cuộn,…); MMTB ngành in (máy in laser, máy in phun,…); MMTB trong ngành xây dựng (máy xúc đào, máy đóng cọc bê tông, máy đầm bê tông, cần cẩu,…);…

d. Phân loại theo chế độ quản lý tài chính: Căn cứ vào qui định của nhà nước về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính), MMTB bao gồm các loại:

- MMTB động lực: Máy phát động lực, máy phát điện, máy biến áp và thiết bị nguồn điện, MMTB động lực khác.

- MMTB công tác: Máy công cụ, máy khai khoáng xây dựng, máy kéo, máy dùng cho nông, lâm nghiệp, máy bơm nước và xăng dầu…, MMTB dùng trong ngành dệt,…

- Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm: Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học, thiết bị quang học và quang phổ, thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ, thiết bị đo và phân tích lý hóa…

- Thiết bị và phương tiện vận tải: Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, thiết bị vận tải đường ống,…

- Dụng cụ quản lý: Thiết bị tính toán, đo lường, MMTB thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý, phương tiện và dụng cụ quản lý khác.

Ngoài các tiêu thức kể trên, người ta còn có thể phân loại MMTB theo một số tiêu thức khác như theo thương hiệu của nhà sản xuất (Chẳng hạn, Xe tải Isuzu, Mitsubishi, KIA,…, máy điều hòa Daikin, Panasonic, LG,…, máy in HP, Canon,…), theo tính chất đồng bộ hoặc đơn lẻ (máy đơn lẻ, tổ hợp máy,….).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

3.2. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC THIẾT BỊ

3.2.1. Khái niệm và mục đích của định giá máy móc thiết bị Dựa trên cách tiếp cận phổ biến về khái niệm định giá tài sản, định giá MMTB được hiểu là công việc ước tính giá trị của

Định giá tài sản Phần 1 - 11

MMTB bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích mà MMTB có

thể mang lại cho chủ thể có liên quan tại một thời điểm nhất định.

Hoạt động định giá MMTB có thể hướng tới các mục đích sau đây:

- Định giá MMTB cho mục đích tài chính: Xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng kết quả định giá, các chuyên gia định giá MMTB sẽ được yêu cầu tiến hành công việc định giá cho “mục đích tài chính”. Đây là một nhóm các mục đích, có thể bao gồm: Đánh giá, xác minh tính chính xác thông tin trên bảng cân đối kế toán; thực hiện chức năng của kế toán và kiểm toán; phục vụ cho các tiến trình chuyển giao/sáp nhập; cung cấp căn cứ để quản lý và thanh lý tài sản; thẩm tra chi phí đầu tư máy móc thiết bị; cổ phần hóa doanh nghiệp;….

- Định giá MMTB cho mục đích bảo hiểm: Trong hoạt động bảo hiểm, việc định giá tài sản là cơ sở để xác định phí bảo hiểm và giá trị khôi phục tài sản hoặc số tiền bồi thường bảo hiểm. Giá trị khôi phục của tài sản là chi phí cần thiết để thay thế, sửa chữa hoặc tái tạo lại, nhằm đưa tài sản trở lại những điều kiện tương tự như tình trạng trước đó của tài sản, nhưng không được tốt hơn hay

rộng hơn những điều kiện của tài sản còn mới. Giá trị bồi thường của tài sản tương đương với việc thay thế tài sản hiện có bằng một tài sản hoàn toàn mới với cùng một nhà sản xuất, công suất và kích cỡ, cộng với khoản chi phí vận chuyển, lắp đặt và vận hành, mọi khoản thuế theo quy định tại ngày thẩm định giá. Giá máy móc, thiết bị mới được lấy từ giá bán của các nhà cung cấp hoặc cơ sở của nhà thẩm định giá.

- Định giá MMTB cho mục đích cầm cố, thế chấp để vay vốn: Trong hoạt động cho vay có thế chấp, cầm cố, tài sản nhận đem thế chấp, cầm cố được xem là sự an toàn đối với khoản tiền cho vay. Do đó, việc định giá tài sản là MMTB nhận thế chấp, cầm cố là để có cơ sở để xác định mức tiền cho vay. Thông thường, người nhận thế chấp, cầm cố chỉ cho vay tối đa 2/3 giá trị thị trường của tài sản. Khi định giá, nhà định giá phải chú ý đến vị trí của người nhận thế chấp, cầm cố trong mối liên hệ với tài sản, các biện pháp có khả năng áp dụng trong trường hợp người đem thế chấp, cầm cố không trả được nợ, không chỉ xem xét giá trị thị trường hiện tại mà còn xem xét liệu giá trị đó có khả năng được duy trì trong tương lai và có thể sẵn sàng bán được hay không.

- Định giá MMTB cho mục đích tính thuế, khiếu nại về thuế: Để phục vụ cho việc quản lý thuế, người ta tiến hành định giá các MMTB thuộc đối tượng tính thuế để xác định đúng số thuế phải nộp. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ cho việc tính thuế công bằng, hợp lý, đồng thời tăng cường công tác quản lý thuế. Định giá để tính thuế có phạm vi bao gồm định giá để tính thuế tài sản, thuế thu nhập, thuế lưu thông, thuế tài nguyên.

- Định giá MMTB cho mục đích đầu tư, mua bán MMTB: để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định đầu tư máy móc thiết bị của các chủ thể trong nền kinh tế, người ta tiến hành công việc định giá MMTB.

3.2.2. Cơ sở giá trị của định giá máy móc thiết bị

Theo Ủy ban tiêu chuẩn định giá quốc tế (ISVC) và Hiệp hội định giá ASEAN, cơ sở của định giá là giá trị thị trường và giá trị khác giá trị thị trường. Trong định giá MMTB, việc sử dụng giá trị thị trường làm cơ sở để so sánh khi tìm được một MMTB

tương tự về kỹ thuật với MMTB cần định giá đang được giao dịch, mua bán trên thị trường. Giá trị thị trường được hiểu là tổng số tiền trao đổi ước tính về MMTB giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, vào thời điểm định giá, sau quá trình tiếp thị công khai, tại đó bên bán và bên mua đều hành động một cách tự nguyện, thiện chí, hiểu biết lẫn nhau, không có sự ép buộc, trao đổi một cách khách quan và độc lập. Có thể hiểu giá trị thị trường theo một số nghĩa:

- Là giá bán có thể thực hiện tốt nhất của một tài sản

- Là mức giá thịnh hành trong những điều kiện thị trường cụ thể

- Là mức giá mà hầu hết người mua sẵn sàng chấp nhận Trong định giá MMTB, người ta chỉ sử dụng giá trị khác với giá

trị thị trường khi không tìm được trên thị trường MMTB tương tự

về mặt kỹ thuật so với MMTB cần định giá. Khi đó, việc sử dụng giá trị khác với giá trị thị trường chỉ là tình thế do không có cơ hội so sánh với giá thị trường. Các giá trị phi thị trường thường được sử dụng là: Giá trị MMTB theo công dụng; giá trị MMTB sử dụng cho mục đích riêng biệt; giá trị MMTB có thị trường hạn chế; giá trị MMTB chuyên dụng; giá trị thanh lý của MMTB; giá trị MMTB bắt buộc phải bán; giá trị của MMTB đặc biệt; giá trị MMTB để bảo hiểm; giá trị MMTB để tính thuế,…

3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC THIẾT BỊ

3.3.1. Phương pháp so sánh

a. Cơ sở của phương pháp

Phương pháp so sánh dựa trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc thay thế và nguyên tắc đóng góp trong định giá. Theo nguyên tắc thay thế, người ta cho rằng giá trị thị trường của một tài sản có mối liên hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự có thể so sánh đã được mua bán trên thị trường. Một người mua thường không trả giá cho một tài sản nhiều hơn chi phí để mua được một tài khác tương tự. Trong nguyên tắc đóng góp, người ta thực hiện điều chỉnh có ước tính sự tham gia đóng góp của các yếu tố hay bộ phận của tài sản đối với tổng giá trị thị trường của tài sản. Thực

chất, việc sử dụng phương pháp so sánh trong định giá MMTB là sự ước tính giá trị thị trường của MMTB dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các MMTB tương tự dùng để so sánh với tài sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang được mua, bán thực tế trên thị trường vào thời điểm định giá. Phương pháp này quan tâm đến sự nhận biết, đánh giá và đo lường tác động của sự hiện hữu, sự thiếu vắng của một số đặc tính kỹ thuật có trong giá bán của MMTB đang có bán trên thị trường với các đặc tính kỹ thuật hiện có trong MMTB cần định giá.

MMTB tương tự làm cơ sở để so sánh với MMTB cần định giá có đặc điểm cơ bản sau:

- Có đặc điểm vật chất giống nhau.

- Có các thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản tương đồng.

- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng.

- Có chất lượng tương đương nhau.

- Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng.

Trên thực tế, các MMTB tương tự cũng không giống nhau một cách hoàn toàn, mà vẫn có thể có những điểm khác biệt nhất định chi phối đến giá trị của chúng như khác biệt về địa điểm sử dụng, tình trạng vật chất, tính chất chiếm hữu, mục đích định giá, lịch sử sử dụng,...

b. Nội dung phương pháp:

Theo phương pháp này, người ta thường tiến hành các công việc sau đây:

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về MMTB được sử dụng làm máy chuẩn để có thể so sánh với MMTB cần định giá.

Nhà định giá cần tìm kiếm thông tin về các MMTB đang được giao dịch mua bán thành công hoặc đã được mua, bán trong thời gian gần nhất trên thị trường, để có thể so sánh với MMTB thuộc đối tượng cần định giá. MMTB được sử dụng làm máy chuẩn phải có cùng nguyên lý vận hành, cùng đặc tính cấu tạo, cùng sêri sản xuất, hoặc do cùng một hãng hoặc cùng một nước chế tạo với MMTB cần định giá, có giá bán trên thị trường mở trong thời gian gần nhất so với thời điểm định giá.

Có thể sử dụng các nguồn tài liệu từ: Các cuộc bán đấu giá, đấu thầu, thỏa thuận bán tư nhân; báo và tạp chí; cộng tác với các nhà

cung cấp; các triển lãm MMTB; tài liệu trong nhà máy; yêu cầu các hiệp hội nước ngoài hoặc các chuyên gia kinh doanh MMTB; các giao dịch thực sự đạt được từ khách hàng như các công ty cho thuê, các chủ sở hữu nhà máy,...

Bước 2: Thu thập và kiểm tra thông tin

Trong bước này, người làm công tác định giá cần thu thập và kiểm tra các thông tin về các MMTB được lựa chọn làm máy chuẩn để có được các căn cứ, cơ sở cụ thể để so sánh với MMTB cần định giá. Thông thường, nên lựa chọn một số MMTB thích hợp nhất về mặt cấu tạo để có thể so sánh được với MMTB cần định giá. Nhà định giá cần phải thu thập và kiểm tra tất cả các thông tin chi tiết có thể tác động đến giá trị của MMTB. Khi thu thập và kiểm tra thông tin, cần phải được tiến hành tại chỗ, tại vị trí đặt máy hay tại hiện trường, tốt nhất là tiến hành kiểm tra lúc toàn bộ MMTB đang hoạt động bình thường. Khi thu thập thông tin, cần phải ghi lại chi tiết các đặc điểm của những MMTB được lựa chọn làm máy chuẩn, bao gồm: Tên nhà sản xuất, kiểu dáng (model), số sêri chế tạo, miêu tả đặc tính kỹ thuật cơ bản, ngày sản xuất, nước sản xuất, kích thước, công suất, tuổi hiện nay, tổng tuổi thọ kinh tế dự tính, tuổi thọ kinh tế còn lại, quá trình sử dụng trước đây (đối với MMTB cũ), các báo cáo về duy tu, bảo dưỡng, tỷ lệ giữa mức độ sử dụng hiện nay và dự kiến, ước tính mức độ sử dụng hiện nay (%), giá gốc ước tính của MMTB, các điều kiện bán như chế độ bảo trì, bảo hành, hướng dẫn sử dụng, lắp ráp, thiết bị kèm theo,…

Trong quá trình thu thập và kiểm tra thông tin về các MMTB cũ, cần xác định chất lượng còn lại của MMTB. Có thể sử dụng công thức tính toán chất lượng còn lại như sau:

Chất lượng còn lại


Trong đó:


n

At

t1

K1t K2t

2

(3.1)

- At: Tỷ trọng của một bộ phận hay hệ thống nào đó hợp thành MMTB.

- K1t: Hệ số chất lượng và công năng còn lại. Khi xác định hệ số chất lượng và công năng còn lại, người ta thường dựa vào:

+ Quan sát bên ngoài như: Nghe tiếng kêu phát ra từ hệ thống động lực và truyền động, nghe tiếng kêu khi gõ vào các phần kết cấu nghi vấn, quan sát để xem các chi tiết có bị biến dạng, nứt vỡ, hư hỏng, bị rỉ sét,… các mối ghép còn tốt hay bị rò rỉ, bị phá hủy, độ mòn nhiều hay ít, sự ăn khớp thuận lợi hay khó khăn, xem xét màu sắc lớp sơn, mạ, tiếng nổ hoặc khí thải,...

+ Tham khảo các tài liệu kỹ thuật liên quan.

+ Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

- K2t: Hệ số ảnh hưởng do thế hệ máy. Trong thực tế có thể có những MMTB mặc dù còn có thể sử dụng tốt, nhưng do tập quán sử dụng đã không còn được ưa chuộng trên thị trường hoặc đã bị lạc hậu ít nhiều về công nghệ.

Bước 3: Lựa chọn đơn vị so sánh và thực hiện các điều chỉnh giá cần thiết.

Để lựa chọn đơn vị có thể so sánh giữa các MMTB, các nhà định giá thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản của MMTB để đối chiếu, so sánh. Đây thường là chỉ tiêu phản ánh khả năng gia công, khả năng sử dụng, tính tiện ích,... Mọi sự thay đổi của các chỉ tiêu này sẽ tác động đến sự thay đổi giá của MMTB.

Trong bước này, các nhà định giá sẽ tiến hành phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau (có thể là tốt hơn hoặc xấu hơn) về đặc điểm kỹ thuật như về kích thước, kiểu dáng, chủng loại, tuổi thọ, đời máy và các đặc điểm khác của MMTB so sánh với MMTB thuộc đối tượng định giá, rồi tiến hành điều chỉnh giá bán (có thể điều chỉnh tăng lên hoặc giảm đi) của các MMTB này so với MMTB cần định giá. Có thể đưa vào những chỉ tiêu bổ sung để điều chỉnh giá bán trong các trường hợp như: Sản phẩm được chế tạo bằng các nguyên vật liệu có độ bền cao hơn; MMTB được cải tiến lắp đặt thêm các bộ phận nhằm làm giảm độ rung, giảm độ ồn giúp cho việc cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động;... Các chỉ tiêu này thường gắn liền với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu này thì giá MMTB cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Khi MMTB được chọn làm máy chuẩn có giá thị trường, có cùng công dụng, nhưng lại do nhà sản xuất khác chế tạo, thì cần tìm các thông tin qua việc nghiên cứu giá hàng loạt các MMTB

để bổ sung hệ số chênh lệch phẩm chất, chênh lệch về độ chính xác, độ tiện dụng. Trong thực tế, hệ số này thường được sử dụng từ 5 – 30%. Nếu chênh lệch thực tế lớn hơn ngưỡng này thì phải chọn thông tin về giá MMTB chuẩn khác.

Quá trình tiến hành các điều chỉnh để đi đến xác định giá trị của MMTB thuộc đối tượng định giá được tiến hành như sau: Lấy giá trị của MMTB so sánh làm chuẩn, nếu các chi tiết của MMTB cần định giá tốt hơn MMTB so sánh thì điều chỉnh tăng giá trị giao dịch của MMTB so sánh và ngược lại.

Các phương thức điều chỉnh về giá trị MMTB có thể sử dụng

là:

- Điều chỉnh theo số tuyệt đối: Áp dụng đối với chênh lệch

của các yếu tố so sánh có thể lượng hóa thành tiền như: điều kiện thanh toán, thiết bị kèm theo, chi phí lắp đặt, huấn luyện sử dụng,…

- Điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm: Áp dụng đối với chênh lệch của các yếu tố so sánh không thể lượng hóa thành tiền như: năm sản xuất, đặc trưng kỹ thuật chủ yếu,...

Bước 4: Ước tính và xác định mức giá của MMTB cần định giá Sau khi thực hiện được các công việc lựa chộn các MMTB có đủ cơ sở để so sánh làm MMTB chuẩn, thu thập, kiểm tra các thông tin của MMTB chuẩn, lựa chọn được các chỉ tiêu cơ bản và tiến hành những điều chỉnh giá cần thiết đối với MMTB chuẩn, các nhà định giá thường xác định giá thị trường MMTB cần định

giá theo công thức Berim:

N x

N

G1G0 1

0

Trong đó:

(3.2)

- G1: Giá trị MMTB cần định giá.

- G0: Giá trị của MMTB có cùng công dụng, có giá bán trên thị trường được chọn làm MMTB chuẩn.

- N1: Đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của MMTB cần định giá.

- N0: Đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của MMTB chuẩn.

- x : Số mũ hãm độ tăng gía theo đặc trưng kỹ thuật cơ bản.

Khi áp dụng công thức Berim, để kết quả định giá được chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023