Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 6



+ Xử lý bằng vôi

26, 27- Chế biến thức ăn bằng phương pháp hóa học

Cắt ngắn rơm rạ thành đoạn 6-10 cm, rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng. Dùng nước vôi pha loãng 1% (1 kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước) tưới lên rơm (cứ 1 kg rơm + 6 lít nước) để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi cho vật nuôi ăn.

Lúc đầu vật nuôi chưa quen ăn do có mùi mồng của nước vôi. Để giảm bớt mùi nồng của vôi thì có thể trộn rơm với rỉ mật và urê (3 kg rơm đã kiềm hoá + 0,5 kg rỉ mật + 20 g urê).

1.3. Phương pháp chế biến vi sinh vật (ủ chua)

Ủ chua là kỹ thuật bảo quản và dự trữ thức ăn nhờ quá trình lên men yếm khí, tạo ra trong khối thức ăn một lượng axít hữu cơ cấp thấp (axít lactic) cần thiết để hạ độ pH xuống tới mức (khoảng 4,2) có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, nhờ đó mà thức ăn được bảo quản lâu dài. Nhờ phương pháp này mà những phần cứng của thân cây bị mềm ra và làm cho thức ăn trở nên dễ ăn và dễ tiêu hoá hơn.

28 29 Chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh vật Điều kiện cần thiết 1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

28 29 Chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh vật Điều kiện cần thiết 2

28, 29- Chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh vật

+ Điều kiện cần thiết để ủ chua

Hố ủ bảo đảm yêu cầu kín nước và kín khí Thức ăn đem ủ phải có độ ẩm thích hợp

Thức ăn đem ủ phải có đủ lượng đường để lên men. Thức ăn đem ủ phải được cắt ngắn và nén chặt

Thao tác ủ (chất thức ăn vào hố) càng nhanh càng tốt

+ Các bước tiến hành (Tỷ lệ: 100 kg thân lá cỏ xanh, 10 kg cám gạo, 2 kg muối (có thể bổ sung thêm 2 - 4kg rỉ mật)

- Bước 1: Cắt nhỏ thân lá cỏ từ 2 – 5cm. Sau đó đem phơi nắng đến khi đạt độ ẩm từ 65 – 70% là được (vò lá cỏ trong lòng bàn tay không ra nước là được).

- Bước 2: Trộn đều cỏ đã phơi nắng với 8 kg cám gạo.

- Bước 3: Đưa cỏ vào bao ủ và rải thành các lớp dày 10 – 15cm, rắc 1 nắm muối và 1 nắm cám gạo (phần cám gạo còn lại) lên trên bề mặt mỗi lớp và nén chặt xuống, tiếp tục với các lớp khác cho đến khi đầy bao.

- Bước 4: Buộc chặt miệng bao và để ở nơi thoáng mát, không bị mưa tạt. Sau ủ từ 2-3 tuần thì có thể mang ra sử dụng được

2. Bảo quản thức ăn

- Túi ủ phải kín để đảm bảo độ yếm khí và tránh bị ngấm nước mưa

- Mỗi lần cho ăn chỉ lấy ra một lượng cỏ ủ bằng với nhu cầu ăn của đàn gia súc và lấy lần lượt từ trên xuống dưới hoặc từ một phía.


Câu hỏi và bài tập

1. Điều kiện để ủ chua thức ăn chất lượng cao?

2. Nêu các phương pháp chế biến thức ăn cho gia súc?

3. Tại sao phải thu hoạch thức ăn cho vật nuôi đúng thời điểm? Nếu thu hoạch sớm quá hoặc muộn quá sẽ có những nhược điểm gì?

Phần thực hành

Bài 3. Thực hiện các biện pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi? Bài 4. Chọn địa điểm và thực hiện bảo quản thức ăn?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về điều kiện và phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi.

Ghi nhớ

Mỗi phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn sẽ có yêu cầu riêng về kỹ thuật.


Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006) Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nhà xuất bản Nông Nghiệp

2. Hoàng Văn Tiến ( 1995) Giáo trình sinh lý gia súc - NXB Nông Nghiệp.

3. Tôn Thất Sơn (2006) Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi- ĐHNN Hà

Nội.


4. Vũ Đình Vượng (2007) Giáo trình vệ sinh gia súc - ĐHNN Hà Nội.

5. Phạm Thị Thanh Vân (1982 ) Giáo trình giải phẫu gia súc– NXB Nông

Nghiệp.

6. Nguyễn Vĩnh Phước (1979) Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc – NXB Nông Nghiệp.

7. Vũ Đình Vượng, Đặng Xuân Bình, Nguyễn Văn Sửu, Phạm Thị Phương Lan (2007) Giáo trình vệ sinh gia súc- NXB Nông Nghiệp.

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí