Các Chỉ Tiêu Nhân Trắc, Thực Trạng Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan Của Trẻ Trong Nghiên Cứu

+ Để đánh giá mức độ sâu răng sữa của trẻ, chúng tôi sử dụng chỉ số sâu-mất-trám (smt). Chỉ số này nói lên số trung bình răng sâu, mất, trám của trẻ nhằm xác định và đánh giá tình trạng sâu răng hiện có trong miệng [5].

Sâu mất trám răng sữa (smt) được đánh giá: smt (1 người) = s + m + t Trong đó: s: răng sâu; m: răng mất do sâu răng; t: răng sâu được trám Cách tính chỉ số smt quần thể:

smt quần thể = (Tổng số s + m + t)/( Tổng số người được khám)

2.3.7. Phương pháp thống kê

- Số liệu điều tra trong các phiếu phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm WHO AnthroPlus, SPSS 11.5 và EPI - INFO 6.04.

- Sử dụng thống kê mô tả: tần số, tỷ lệ % cho các biến số định tính; giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho các biến số định lượng.

- Sử dụng test χ2 ở mức ý nghĩa α = 0,05, so sánh sự khác biệt giữa 2 hay

nhiều tỷ lệ như tỷ lệ SDD, tỷ lệ sâu răng.

- Sử dụng kiểm định Student-t test để so sánh biến định lượng phân bố chuẩn giữa 2 nhóm độc lập. Sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One way ANOVA) để so sánh biến định lượng của 3 nhóm và sử dụng post-hoc test để so sánh từng cặp 2 nhóm. Kiểm định này dùng so sánh các số đo nhân trắc (chiều cao, cân nặng, BMI, số đo vòng cánh tay duỗi, vòng ngực, vòng đầu ) giữa 3 xã/phường.

- Tính OR (Odds ratio) và 95%CI để tìm mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nguy cơ của tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sâu răng.

- Hệ số tương quan Pearson (r) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến, có giá trị từ +1 đến -1.

+ Nếu r càng tiến về 1 hoặc -1 thì tương quan tuyến tính càng mạnh

+ Nếu r càng tiến về 0 thì tương quan tuyến tính càng yếu

Khi r > 0 cho biết một sự tương quan dương giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia và ngược lại. Khi r < 0 cho biết một sự tương quan âm giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia và ngược lại. Khi r = 0 thì hai biến không có mối tương quan tuyến tính.

- Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính đa biến:

+ Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng: Y = β0 + β1 X1+ β2X2+… Trong đó: X1, X2... là các biến độc lập

Y là biến phụ thuộc; β0, β1, β2… là hệ số hồi quy

- Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến :

+ Phương trình hồi quy logistic đa biến có dạng như sau:

i

pi


Y = Loge =

1 p

= 0 +

1X1 +

2X2 +

3X3 + ….

Trong đó: pi là xác suất xảy ra sự kiện ;

0 là hằng số hồi quy; 1, 2…. là các hệ số hồi quy X1, X2, X3…. là các biến độc lập

e y

Mô hình hàm dự báo : p = 1 e y

Tiêu chí để chọn mô hình logistic đa biến tối ưu trong dự đoán:

+ Mô hình đơn giản, it biến tiên lượng, có thể ứng dụng trong thực tế

+ Mô tả dữ liệu một cách thỏa đáng, tức là tiên đoán gần nhất với giá trị thực tế của biến phụ thuộc trong mô hình

+ Có ý nghĩa trong sinh học, lâm sàng

- Đường cong ROC được sử dụng để diễn dịch kết quả các kiểm tra trong chẩn đoán y học. Mỗi điểm trên đường cong ROC là tọa độ tương ứng với tần suất dương tính thật (độ nhạy) trên trục tung và tần suất dương tính giả (1-độ đặc hiệu) trên trục hoành. Đường biểu diễn càng lệch về phía bên trên và bên trái thì sự phân biệt giữa 2 trạng thái càng rò.

Độ chính xác của chẩn đoán được đo lường bằng diện tích dưới đường cong ROC (RUAC). Mức độ chính xác của chẩn đoán dựa vào hệ thống điểm như sau:

0,9-1: Rất tốt; 0,8-0,9: Tốt; 0,7-0,8: Khá tốt 0,6-0,7: Trung bình; 0,5-0,6: Không có ý nghĩa

2.4. Lập phiếu nghiên cứu cho đối tượng

- Phiếu khảo sát các kích thước nhân trắc của trẻ mầm non và phỏng vấn phụ huynh (phụ lục 1):

+ Thông tin chung của trẻ mầm non: ngày sinh, giới tính, dân tộc, nơi ở, các kích thước nhân trắc khảo sát.

Thông tin chung về bố mẹ: Nghề nghiệp, trình độ học vấn, số con trong gia đình,….Các câu hỏi liên quan đến những hiểu biết về tình hình dinh dưỡng và tình trạng răng miệng của trẻ.

- Phiếu đánh giá tình trạng răng: Ghi nhận các dữ kiện khi khám răng miệng cho đối tượng nghiên cứu (phụ lục 2):

2.5. Kỹ thuật khống chế sai số

Sai số có thể xảy ra khi trẻ mầm non từ chối không tham gia, bỏ cuộc, không cộng tác hoặc cán bộ cộng tác không khách quan khi thu thập số liệu. Do đó khống chế sai số bằng cách:

- Đối với sai số ngẫu nhiên: chọn đủ cỡ mẫu như đã trình bày trên.

- Đối với sai số hệ thống:

+ Thiết kế bộ câu hỏi rò ràng, dễ hiểu, dễ trả lời.

Cán bộ khám, phỏng vấn được tập huấn kỹ và thống nhất cách thu thập số liệu. Không thay đổi cán bộ thu thập các thông tin chính.

+ Số liệu được chuẩn bị tốt trước khi phân tích.

2.6. Hạn chế của nghiên cứu

- Đối tượng trong nghiên cứu là trẻ mầm non 2-5 tuổi nên khi đo các kích thước nhân trắc và khám răng gặp nhiều khó khăn, trong thời gian ngắn trẻ có thể không hợp tác.

- Các trường hợp sâu răng sớm rất khó xác định do đòi hỏi người khám phải có kỹ thuật cao.

- Khi phỏng vấn trực tiếp phụ huynh có thể cố ý trả lời không đúng.

2.7. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được sự đồng thuận, hợp tác của Ban giám hiệu, bố mẹ học sinh các trường được chọn nghiên cứu.

- Mọi thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mất, chỉ công bố dưới hình thức số liệu.

- Quá trình nghiên cứu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các đối tượng tham gia vào nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


3.1. Các chỉ tiêu nhân trắc, thực trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của trẻ trong nghiên cứu

3.1.1. Các chỉ tiêu nhân trắc của trẻ trong nghiên cứu

3.1.1.1. Chiều cao đứng

Chiều cao đứng là một trong những giá trị sinh học cơ bản nhất phản ánh sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể người qua các lớp tuổi. Các nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy, chiều cao đứng thay đổi theo lứa tuổi, theo giới tính và chịu ảnh hưởng của môi trường sống.

Khảo sát chiều cao của trẻ mầm non trong nghiên cứu chúng tôi thấy, chiều cao trung bình của trẻ mầm non đều tăng dần theo tuổi. Chiều cao đứng trung bình ở cả hai giới tính của trẻ mầm non trong nghiên cứu có sự tương đương nhau trong từng nhóm tuổi, sự thay đổi về chiều cao theo tuổi và giới tính được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình (cm) của trẻ theo tuổi và giới tính



Tuổi

Giới tính


p

Chung

X SD

Nam

Nữ

n


X

SD

n


X

SD

2

224

85,4

5,7

208

84,7

6,7

< 0,05

85,1±6,2

3

274

93,0

5,5

290

93,6

6,4

< 0,05

93,3±5,9

4

324

101,3

5,4

306

100,4

5,1

< 0,05

100,9±5,2

5

228

106,9

6,4

236

106,3

6,4

< 0,05

106,6±6,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 8

Chiều cao đứng trung bình của trẻ theo từng nhóm tuổi trong nghiên cứu có sự tăng trưởng nhanh ở cả hai giới, mức tăng chiều cao khá lớn qua từng lứa tuổi. Mức tăng chiều cao của trẻ trong nghiên cứu trung bình 7,2 cm/tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Nam Trà [61], đó là có sự tăng trưởng chiều cao tương đối lớn của trẻ giai đoạn 2-5 tuổi. Tốc độ tăng trưởng chiều cao đứng nhanh nhất là 2-3 tuổi (8,2 cm), thấp nhất là 4-5 tuổi (5,7 cm), sự tăng trưởng chiều cao đứng của trẻ nam và nữ qua các nhóm tuổi tương đối đồng đều.

Chiều cao đứng của trẻ nam các nhóm 2 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi cao hơn trẻ nữ, riêng nhóm 3 tuổi chiều cao của trẻ nữ cao hơn trẻ nam (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05), sự chênh lệch về chiều cao đứng trung bình giữa hai giới trong một nhóm tuổi là không đáng kể.

So sánh chiều cao đứng của trẻ mầm non trong từng nhóm tuổi theo địa bàn nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Chiều cao đứng trung bình (cm) của trẻ theo khu vực nghiên cứu



Tuổi

Nam


p

Xã Cao Mã Pờ

Phường Phương

Lâm

Xã Vân Xuân

n


X SD

n


X SD

n


X SD

2

46

80±6,0

156

86,6±4,6

22

88,2±5,6

< 0,05

3

50

85,6±3,5

112

95±4,2

112

94,2±4,5

< 0,05

4

52

96,3±6,0

162

101,5±4,3

110

103,3±4,9

< 0,05

5

62

101,4±6,6

54

109±6,5

112

109±4,1

< 0,05

Nữ

2

40

75,8±7,4

140

86,8±4,4

28

87,4±4,4

< 0,05

3

38

86,5±3,2

156

96,1±4,6

96

92,3±7,3

< 0,05

4

42

92,9±4,8

170

101,7±3,9

94

101,4±4,3

< 0,05

5

58

100,9±8,5

62

109,6±3,8

116

107,2±4,3

< 0,05

Bảng 3.3 cho thấy, trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ có chiều cao đứng trung bình thấp hơn nhiều so với trẻ thuộc hai khu vực còn lại ở tất cả các nhóm tuổi và ở cả hai giới. Chiều cao đứng trung bình của trẻ mầm non phường Phương Lâm và xã Vân Xuân là gần tương đương nhau, có sự chênh lệch không lớn về chiều cao của trẻ mầm non hai khu vực này ở các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).

Khảo sát sâu về chiều cao trung bình của trẻ mầm non các dân tộc trong nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng trẻ mầm non dân tộc Kinh có chiều cao trung bình lớn nhất (98,7 cm), thấp hơn là trẻ mầm non dân tộc Mường, Dao, Hán (96,8 cm; 91,3 cm; 90,9 cm), thấp nhất là trẻ mầm non dân tộc Mông (90,8 cm) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05).

Chiều cao đứng trung bình của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố kinh tế - xã hội, giáo dục, trình độ dân trí của khu vực có ảnh hưởng tương đối lớn. Chiều cao đứng trung bình của trẻ theo địa bàn trong nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệch rò rệt, có sự khác nhau lớn giữa khu vực miền núi, nông thôn và thành phố. Trẻ em ở xã Cao Mã Pờ là khu vực miền núi sát biên giới, tình trạng giao thông và kinh tế - xã hội còn kém phát triển nên trẻ không được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết để phát triển thể chất, đặc biệt là yếu tố dinh dưỡng so với hai khu vực còn lại.

Để đánh giá sự tăng trưởng hình thái của trẻ trong nghiên cứu, chúng tôi so sánh với giá trị sinh học người Việt Nam thập kỉ 90 - thế kỉ XX theo điều tra của Bộ Y tế năm 2003 [2] và WHO năm 2007 [187].

So sánh chiều cao đứng trung bình của trẻ trong nghiên cứu với kết quả điều tra toàn quốc của Bộ Y tế năm 2003 và WHO năm 2007, chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. So sánh chiều cao đứng trung bình (cm) của trẻ với một số nghiên cứu

Chiều cao đứng trung bình trẻ nam (cm)


Tuổi


Xã Cao Mã Pờ

Phường Phương Lâm


Xã Vân Xuân


Cả 3 khu vực

Bộ Y tế (2003)

[2]

WHO (2007)

[187]

2

80,0

86,6

88,2

85,4

85,3

91,4

3

85,6

95,0

94,2

93,3

92,6

99,5

4

96,3

101,5

103,3

100,9

100,7

106,7

5

101,4

109,0

109,0

106,6

106,1

-

Chiều cao đứng trung bình trẻ nữ (cm)

2

75,8

86,8

87,4

84,7

84

90,2

3

86,5

96,1

92,3

93,6

91,8

98,7

4

92,9

101,7

101,4

100,4

100,1

105,9

5

100,9

109,6

107,2

106,3

105,4

-

Bảng 3.3 cho thấy, chiều cao đứng trung bình chung của trẻ nam trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm 2 tuổi và 5 tuổi cao hơn so với số liệu của Bộ Y tế năm 2003 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05), nhóm 3 tuổi và 4 tuổi sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là do chiều cao đứng trung bình của trẻ nam thuộc xã Cao Mã Pờ thấp hơn so với hai địa bàn còn lại, so với điều tra của Bộ Y tế năm 2003 thì chiều cao trung bình của trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ thấp hơn trung bình 6,04 cm ở mỗi nhóm tuổi. Trong khi đó, chiều cao đứng trung bình của trẻ nam thuộc phường Phương Lâm và xã Vân Xuân đều cao hơn so với điều tra của Bộ Y tế ở tất cả các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). So với kết quả điều tra của WHO năm 2007 thì chiều cao đứng trung bình chung của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn ở tất cả các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).

Tương tự như chiều cao đứng trung bình chung của trẻ nam thì chiều cao đứng trung bình chung của trẻ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với điều tra của Bộ Y tế năm 2003 và thấp hơn so với thống kê của WHO năm 2007 ở tất cả các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Trong đó, chiều cao đứng trung bình của trẻ nữ xã Cao Mã Pờ vẫn thấp hơn so với kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003 (thấp hơn trung bình 7,3 cm ở mỗi nhóm tuổi) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Tuy nhiên ở phường Phương Lâm và xã Vân Xuân là tín hiệu đáng mừng khi chiều cao đứng trung bình của trẻ trong nghiên cứu đã cao hơn đáng kể so với kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05), nhưng chưa đạt đến chiều cao trung bình theo điều tra của WHO năm 2007.

Tóm lại, sự tăng trưởng chiều cao đứng của trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi tuân theo tính quy luật tăng trưởng về chiều cao của trẻ em Việt Nam. Chiều cao đứng trung bình của trẻ thuộc xã Cao Mã Pờ thấp hơn so với điều tra của Bộ Y tế năm 2003, nguyên nhân là do xã này là xã vùng cao biên giới, bao gồm nhiều dân tộc thiểu số, giao thông không thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có chế độ chăm sóc hợp lý để nâng cao tầm vóc cho trẻ. Trong khi đó trẻ ở phường Phương Lâm và xã Vân Xuân đã có sự cải thiện, chiều cao đứng trung

bình tương đương hoặc cao hơn so với điều tra của Bộ Y tế năm 2003. Hai khu vực này có sự phát triển về y tế, giáo dục, kinh tế - xã hội, chế độ chăm sóc và sinh hoạt của trẻ cũng được quan tâm hơn. Mặc dù vậy, trẻ mầm non của cả ba địa bàn trong nghiên cứu đều chưa đạt được chiều cao trung bình theo thống kê của WHO năm 2007. Vì vậy, cần có các biện pháp nhằm cải thiện hơn nữa về kích thước chiều cao của trẻ em trong nghiên cứu cũng như toàn bộ trẻ em Việt Nam.

3.1.1.2. Cân nặng

Trong các điều tra cơ bản về hình thái người, cân nặng cơ thể là một trong những thông số rất quan trọng. Cân nặng liên quan đến nhiều kích thước nhân trắc khác nên thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển cơ thể. Cơ thể trẻ mầm non đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh nên cân nặng cơ thể thường tăng nhanh.

Sự tăng trưởng cân nặng trung bình của trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự thay đổi theo tuổi và giới tính. Tốc độ tăng trưởng cân nặng giữa các nhóm tuổi của trẻ trong tất cả các khu vực đều tương đối cao. Kết quả cân nặng của trẻ theo tuổi và giới tính được thể hiện trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cân nặng trung bình (kg) của trẻ theo tuổi và giới tính



Tuổi

Giới tính


p

Chung

X SD

Nam

Nữ

n


X

SD

n


X

SD

2

224

12,1

1,6

208

11,8

1,9

< 0,05

11,9 ± 1,8

3

274

13,9

1,7

290

14,0

2,0

> 0,05

13,9 ± 1,9

4

324

16,2

2,4

306

16,0

2,7

> 0,05

16,1 ± 2,5

5

228

17,9

2,8

236

17,2

3,0

< 0,05

17,6 ± 2,9

Bảng 3.4 cho thấy, cân nặng trung bình của trẻ trong nghiên cứu tăng dần theo độ tuổi, phù hợp với qui luật tăng trưởng của trẻ em Việt Nam. Cân nặng trung bình của trẻ nam cao hơn ở nữ ở các nhóm 2 tuổi, 5 tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p > 0,05), nhóm 3 tuổi, 4 tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Mức độ tăng cân nặng trung bình của trẻ là 1,9 kg/tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Nam Trà [61]. Tốc độ tăng trưởng cân nặng cao nhất của trẻ là 3-4 tuổi (2,2 kg), thấp nhất là 4-5 tuổi (1,5 kg). Mức độ tăng cân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022