Mối Liên Quan Giữa Sở Thích Ăn Thực Phẩm Chế Biến Sẵn Với Tình Trạng Dinh Dưỡng

ngoài ra nhiều loại vitamin, khoáng chất đã bị phân hủy. Vì vậy những gia đình cho trẻ sử dụng đồ ăn sẵn thường xuyên có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sở thích ăn uống những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ có ảnh hưởng đến tình trạng TC-BP, mức độ ảnh hưởng này được thể hiện trong Bảng 3.36.

Bảng 3.36. Mối liên quan giữa sở thích ăn thực phẩm chế biến sẵn với tình trạng dinh dưỡng

Sở thích ăn thực phẩm

chế biến sẵn

Tình trạng dinh dưỡng

Thừa cân-béo phì

Bình thường

258

658

Không

270

852

OR

(95%CI)

1,24

(1,01-1,52)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 14

Bảng 3.36 cho thấy, những trẻ có sở thích ăn thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ TC-BP cao gấp 1,24 lần những trẻ không thích ăn thực phẩm chế biến sẵn. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ có sở thích ăn thực phẩm chế biến sẵn tương đối cao (43,8%). Tỷ lệ trẻ mầm non thích sử dụng thực phẩm chế biến tại phường Phương Lâm là lớn nhất (54,7%), thấp hơn là trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ (44,3%) và xã Vân Xuân là 30,7%. Ngoài ra, theo khảo sát của chúng tôi, đa số trẻ trong nghiên cứu có sở thích ăn bánh kẹo ngọt (81,8%), đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ TC-BP ở trẻ. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng TC-BP của trẻ, các gia đình nên hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ngọt, thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn. Các gia đình và nhà trường nên bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, giàu dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

3.1.3. Mô hình hồi quy đa biến logistic dự đoán tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu

Để dự đoán tình trạng SDD và TC-BP của trẻ trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu phỏng vấn đối với phụ huynh của trẻ mầm non. Từ những dữ liệu thu thâp được trong phiếu khảo sát chúng tôi tiến hành xây dựng phương trình hồi quy logistic dự đoán tình trạng SDD và TC-BP của trẻ trong nghiên cứu.

Áp dụng các tiêu chí về mô hình hồi quy logistic tối ưu, chúng tôi tiến hành lựa chọn các biến độc lập là các câu hỏi trong phiếu khảo sát phù hợp với từng biến phụ thuộc. Các biến độc lập được chúng tôi mã hóa thành các biến thứ tự (phụ lục

6) để đưa vào phân tích hồi quy logistic.

+ Mô hình hồi quy logistic với tình trạng SDD thể nhẹ cân là biến phụ thuộc

Các biến độc lập trong mô hình phân tích hồi quy logistic là C1, C2, C6, C34, C38, C39, C40, trong đó :

C1 Nghề nghiệp của bố mẹ?

C2 Trình độ học vấn của bố mẹ?

C6 Sau khi sinh bao lâu thì trẻ được cai sữa mẹ?

C34 Trẻ có hay xem tivi không?

C38 Gia đình dùng nguồn nước nào để ăn uống?

C39 Loại nhà vệ sinh gia đình đang sử dụng?

C40 Theo anh (chị) cần rửa tay sạch cho trẻ khi nào?


Kiểm định Chi bình phương cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với tổng thể (p < 0,05).



Chi bình phương

df

p

Step

95,457

7

0,000

Block

95,457

7

0,000

Model

95,457

7

0,000

Trong mô hình này có trị số -2LL = 1336,595


Step

-2 LL

Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1

1336,595

0,045

0,090

Tỷ lệ dự đoán đúng của phương trình hồi quy dự đoán tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ trong nghiên cứu là 89,2%.


SDD

thể nhẹ cân

Bình thường

Tỷ lệ dự

đoán đúng

SDD thể nhẹ cân

2

224

0,9

Bình thường

2

1862

99,9

Tỷ lệ dự đoán đúng trung bình



89,2

Hệ số hồi quy logistic của các yếu tố trong mô hình hồi quy đa biến được thể hiện trong Bảng 3.37.

Bảng 3.37. Hệ số hồi quy của các yếu tố liên quan trong phương trình hồi quy đa biến dự đoán tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

của trẻ trong nghiên cứu



B

S.E.

p

OR

95,0% CI

Lower

Upper

C1

-0,148

0,116

0,204

0,862

0,686

1,084

C2

0,256

0,115

0,026

1,292

1,031

1,619

C6

0,142

0,107

0,182

1,153

0,936

1,421

C34

0,358

0,168

0,033

1,430

1,029

1,987

C38

0,218

0,125

0,080

1,244

0,974

1,588

C39

0,971

0,187

0,000

2,641

1,832

3,807

C40

-0,701

0,232

0,003

0,496

0,315

0,782

Constant

-0,615

0,785

0,433

0,541



Bảng 3.37 cho thấy, các biến độc lập C2, C34, C39, C40 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là tình trạng SDD thể nhẹ cân (p < 0,05). Phương trình hồi quy đa biến dự đoán tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ trong nghiên cứu:

Y1 = -0,615 + 0,256*C2 + 0,358*C34 + 0,971*C39 – 0,701*C40

Ví dụ: Nếu trẻ có bố mẹ có trình độ học vấn bậc trung học phổ thông (C2 = 4); trẻ thường xuyên xem tivi (C34 = 2); gia đình sử dụng hố xí tự hoại (C39 = 3), trẻ chỉ rửa tay trước khi ăn (C40 = 2) thì ta có:

Y1 = -0,615 + 0,256*4 + 0,358*2 + 0,971*3 – 0,701*2 = 2,636

e 2,636

p = 1 e 2,636

= 0,933 (93,3%)

Xác suất trẻ bị SDD thể nhẹ cân trong trường hợp này là 93,3%

Phân tích tương tự với mô hình hồi quy logistic về tình trạng SDD thể thấp còi và TC-BP của trẻ trong nghiên cứu (Phụ lục 7), chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Mô hình hồi quy logistic dự đoán tình trạng SDD thể thấp còi của trẻ trong nghiên cứu.

Các biến độc lập trong phân tích mô hình hồi quy logistic là C1, C2, C6, C14, C38, C39, C40, C42.

Các biến độc lập C2, C6, C14, C38, C39, C42 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là tình trạng SDD thể thấp còi (p < 0,05). Phương trình hồi quy đa biến dự đoán tình trạng SDD thể thấp còi của trẻ trong nghiên cứu:

Y2 = -3,628 + 0,268*C2 – 0,354*C6 + 0,502*C14 + 0,356*C38 + 1,254*C39 – 0,355*C42

+ Mô hình hồi quy logistic dự đoán tình trạng TC-BP của trẻ trong nghiên cứu.

Các biến độc lập trong phân tích mô hình hồi quy logistic là C1, C2, C6, C14, C30, C31, C34, C39, trong đó:

C1 Nghề nghiệp của bố mẹ?

C2 Trình độ học vấn của bố mẹ?

C6 Sau khi sinh bao lâu thì trẻ được cai sữa mẹ?

C14 Gia đình có thường xuyên theo dòi cân nặng, chiều cao của trẻ không?

C30 Trẻ có hay ăn thực phẩm chế biễn sẵn không

C31 Trẻ có hay ăn bánh kẹo ngọt không?

C34 Trẻ có hay xem tivi không?

C39 Loại nhà vệ sinh gia đình đang sử dụng?


Các biến độc lập C2, C14, C31 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là tình trạng TC-BP (p < 0,05). Phương trình hồi quy đa biến dự đoán tình trạng TC-BP của trẻ trong nghiên cứu:

Y3 = 2,823 - 0,336*C2 +0,597*C14 – 0,541*C31

3.2. Thực trạng sâu răng và các yếu tố liên quan của trẻ trong nghiên cứu

3.2.1. Thực trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu

Sâu răng là một trong những bệnh rất phổ biến ở trẻ em Việt Nam cũng như toàn thế giới, sâu răng để lại nhiều hậu quả cho trẻ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Sâu răng sữa có thể làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa, ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ.

Để đánh giá tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu, chúng tôi dựa vào hai tiêu chí của WHO:

- Tỷ lệ hiện mắc sâu răng để đánh giá tình hình lưu hành sâu răng tại cộng đồng.

- Chỉ số smt để đánh giá nguy cơ sâu răng trong cộng đồng.

Sau khi khám lâm sàng cho tất cả trẻ, chúng tôi thấy tỷ lệ sâu răng chung của trẻ trong nghiên cứu là 56,1%. Tuy nhiên, tại mỗi địa bàn nghiên cứu tỷ lệ sâu răng của trẻ có sự khác nhau, sự chênh lệch về tỷ lệ sâu răng của trẻ trong nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.38.

Bảng 3.38. Tỷ lệ sâu răng của trẻ trong nghiên cứu



Địa bàn nghiên cứu

Tình trạng sâu răng

Sâu răng

Không sâu răng

n

%

p

n

%

Xã Cao Mã Pờ

218

56,2


< 0,05

170

43,8

Phường Phương Lâm

462

45,7

550

54,3

Xã Vân Xuân

492

71,3

198

28,7

Chung

1172

56,1


918

43,9

Bảng 3.38 cho thấy, tỷ lệ trẻ mầm non mắc sâu răng cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là ở xã Vân Xuân (71,3%), thấp hơn là xã Cao Mã Pờ (56,2%), thấp nhất là tại phường Phương Lâm (45,7%), (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Theo WHO, có 3 mức phân loại tình trạng sâu răng của trẻ, xếp loại thấp (tỷ lệ sâu răng <50%), xếp loại trung bình (tỷ lệ sâu răng 50% - 80%), xếp loại cao (tỷ lệ sâu răng > 80%) [173]. Dựa vào thang phân loại của WHO thì tỷ lệ sâu răng chung của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc loại trung bình (56,1%), trong đó tỷ lệ sâu răng của trẻ tại xã Cao Mã Pờ và xã Vân Xuân thuộc loại trung bình (56,1% và 71,3%), tại phường Phương Lâm xếp loại thấp (45,7%).

Tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu có sự khác nhau theo tuổi và giới tính. Sự khác nhau về tỷ lệ sâu răng theo tuổi và giới tính được thể hiện trong Bảng 3.39.

Bảng 3.39. Tình trạng sâu răng của trẻ theo tuổi và giới tính trong nghiên cứu



Tuổi

Giới tính


p

Tỷ lệ sâu răng chung (%)

Nam

Nữ

n

%

n

%

2

62

27,7

74

35,6

> 0,05

31,5

3

148

54

144

49,7

> 0,05

51,8

4

228

70,4

196

64,1

> 0,05

67,3

5

160

70,2

160

67,7

> 0,05

69

Tổng

598

56,9

574

55,2

> 0,05

56,1

Bảng 3.39 cho thấy, tỷ lệ sâu răng trung bình của trẻ nam là 56,9%, trẻ nữ là 55,2%, (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05). Tỷ lệ sâu răng chung của trẻ tăng dần theo nhóm tuổi (thấp nhất là nhóm 2 tuổi: 31,5%; cao nhất là nhóm 5 tuổi: 69%), (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).

Khi phân tích tỷ lệ sâu răng của trẻ trong mỗi địa bàn nghiên cứu theo từng nhóm tuổi cũng có sự khác nhau (Hình 3.10).

90 %

80

70

60

50

40

30

20

10

0

77,5

71,2

63,9

72,8

65 65,5

57,4

48,8

50

40

37,3

25

X. Cao Mã Pờ

P. Phương Lâm X.Vân Xuân

2 3 4 5

Tuổi


Hình 3.10. Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo nhóm tuổi trong mỗi địa bàn nghiên cứu


Hình 3.10 cho thấy, tỷ lệ sâu răng của trẻ tại mỗi địa bàn nghiên cứu đều tăng dần theo độ tuổi (riêng xã Vân Xuân tỷ lệ sâu răng của trẻ nhóm 5 tuổi thấp hơn so với nhóm 4 tuổi). Trong nhóm 2 tuổi, tỷ lệ sâu răng của trẻ cao nhất tại xã

Cao Mã Pờ (48,8%), trong các nhóm 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi thì tỷ lệ sâu răng tại xã Vân Xuân luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (77,5% và 72,8%) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, ngay từ nhỏ trẻ đã rất dễ bị mắc bệnh sâu răng. Sâu răng từ giai đoạn sớm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhai, thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến thể chất của trẻ trong quá trình phát triển.

Khi đánh giá tình trạng sâu răng của trẻ theo các dân tộc, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ sâu răng trung bình của trẻ em dân tộc Kinh, Mường, Mông, Hán, Dao lần lượt là 59,5%, 47,3%, 65,9%, 51,5%, 54,9%. Chỉ có tỷ lệ sâu răng của trẻ mầm non dân tộc Mường xếp loại thấp, còn lại trẻ mầm non các dân tộc khác trong nghiên cứu xếp loại trung bình theo phân loại của WHO [173].

So sánh tỷ lệ sâu răng của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác thu được kết quả thể hiện trong Bảng 3.40.

Bảng 3.40. So sánh tỷ lệ sâu răng của trẻ với một số nghiên cứu


Các nghiên cứu

Tỷ lệ sâu răng

Tỷ lệ chung

2 tuổi

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

Vũ Văn Tâm

(2018)

56,1%

31,5%

51,7%

67,3%

69%

Dye B.A et al.

(US-2015) [100]

22,7%

-

-

-

-

Mahejabeen R. et al.

(Ấn Độ - 2006) [127]

51,4%

-

42,6%

50,7%

60,9%

Carino et.al

(Philippine - 2003) [91]

89,6%

-

85%

90%

94%

Bộ Y tế

(Việt Nam -2010) [1]

81,6%

-

-

-

-

Bảng 3.40 cho thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác trong nước và trên thế giới, đó là có tỷ lệ sâu răng tăng dần giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ sâu răng chung của trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Mahejabeen R. (Ấn Độ - 2006) [127] và Dye B.A. (US-2015) [100] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Carino (Philippine - 2003) [91] và điều tra của Bộ Y tế năm 2010 [1]. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Dye B.A và

cộng sự năm 2015 tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sâu răng của trẻ 2-8 tuổi chiếm 37%, trong đó tỷ lệ sâu răng nhóm 2-5 tuổi là 22,7% [100], tức là tỷ lệ sâu răng của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ răng được điều trị của trẻ nhóm 2-5 tuổi trong nghiên cứu của Dye B.A. rất cao (90%), do đó tỷ lệ sâu răng trong nghiên cứu này rất thấp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự phân bố sâu răng theo vị trí của răng cũng có sự khác nhau, tỷ lệ sâu răng phần lớn ở các răng hàm (Bảng 3.41).

Bảng 3.41. Phân bố sâu răng theo vị trí răng


%

7,8

9,6

2,3

2.3

3,3

2,1

1,2

1,6

8,6

8,4

Răng

55

54

53

52

51

61

62

63

64

65

Răng

85

84

83

82

81

71

72

73

74

75

%

22,3

23,7

2,9

1,2

1,3

1,6

1,0

3,1

26,2

21,3

Bảng 3.41 cho thấy tỷ lệ mắc sâu răng theo vị trí răng của trẻ giảm dần theo trình tự sau: cao nhất là nhóm các răng hàm hàm dưới (21,3% - 26,2%); thấp hơn là các răng hàm hàm trên (7,8% - 9,6%), ít gặp hơn ở các răng tiền hàm, răng cửa, răng nanh (1,0% - 3,3%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Jean-Marc Brodeur (2006) [115], đó là mức độ sâu răng ảnh hưởng nhiều nhất là bốn răng hàm sữa thứ hai (24%) và răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới (21%), các răng cửa trên (4-8%), các răng nanh (1,5-2%), răng cửa hàm dưới ít bị ảnh hưởng (0,7%). Trong bộ răng sữa các răng hàm đóng vai trò nhai chính, cấu trúc giải phẫu có các hố rãnh nên dễ mắc đọng thức ăn và dễ bị sâu hơn các răng khác.

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS) [156], nhằm phát hiện cả các mức độ tổn thương của sâu răng. Kết quả trong Bảng 3.42 cho thấy, các tổn thương sâu giai đoạn sớm (ICDAS 1-2) chiếm 4,8% (trong đó tại phường Phương Lâm tỷ lệ sâu răng sớm cao nhất 10,7%), các tổn thương sâu răng đã hình thành lỗ sâu (ICDAS 3-4-5-6) chiếm 95,2%. Do hạn chế trong quá trình thăm khám tại cộng đồng, điều kiện hỗ trợ về ánh sáng, thổi khô chưa thật chuẩn xác nên quá trình phát hiện các tổn thương sâu sớm có thể còn chưa đầy đủ, nên theo chúng tôi tỷ lệ này có thể cao hơn nữa.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí