Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 5

Cày vỡ đất ở độ sâu 20 cm, sau đó cày đảo (cày 2 lần), làm sạch cỏ dại và san phẳng.

Trong trường hợp trồng bằng hạt thì đất phải làm tơi xốp hơn.

Rạch hàng sâu 7- 10cm (đối với gieo hạt) và sâu 10-15cm (nếu trông bằng thân rễ), hàng cách hàng 40-50cm. Có thể bổ hốc khi trông bằng thân (hốc cách hốc 10-12cm)

12- Chuẩn bị đất trồng cỏ Ghi- nê

• Phân bón (tính trên 1 ha)

10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, bón lót toàn bộ theo hàng rạch.

a. – 250 kg super lân, bón lót toàn bộ theo hàng rạch. 150– 200 kg sunphat kali, bón lót toàn bộ theo hàng rạch.

200- 300 kg sunphat đạm, chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch.

13 Bón phân trước khi trồng cỏ Ghi nê ● Cách trồng và chăm sóc Gieo bằng hạt 1

13- Bón phân trước khi trồng cỏ Ghi- nê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

Cách trồng và chăm sóc

Gieo bằng hạt tốt nhất là gieo trong tháng 2-4 khi nhiệt độ trung bình không khí trên 250C.

Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng thân rễ

Hạt giống cần ngâm trong nước ấm 50-55 oC (10- 15p), để ráo nước rồi mang gieo. Sau khi gieo lấp 1 lớp đất mỏng lên trên và tưới nước để kích thích hạt nảy mầm.

14 15 Xử lý hạt cỏ Ghi nê trước khi gieo Nếu trồng bằng thân rễ thì nên 2


14 15 Xử lý hạt cỏ Ghi nê trước khi gieo Nếu trồng bằng thân rễ thì nên 3

14, 15- Xử lý hạt cỏ Ghi- nê trước khi gieo


Nếu trồng bằng thân rễ thì nên trồng nghiêng khoảng 450 hoặc trồng thẳng đứng, khoảng cách khóm 15- 20cm, lấp kín đất 1/3 phần hom giống, dùng chân nén chặt gốc

Kiểm tra mật độ cây sau 10- 15 ngày (với gieo hạt) và 7-10 ngày (trồng thân rễ), tiến hành trồng dặm đối với những cây chết hoặc những cây không mọc.


16,17- Trồng cỏ Ghi- nê bằng thân rễ

Sau khi gieo trồng 30-35 ngày kết hợp bón thúc phân urê sau khi xới và làm sạch cỏ dại.

Thu hoạch

Thu hoạch lần đầu sau khi trồng cỏ 60-65 ngày (trồng hom) và 80- 85 ngày (gieo

hạt).

Khi thu hoạch cắt trừ lại từ mặt đất khoảng 5-7 cm là hợp lý nhất (kích thích gốc

đẻ nhiều nhánh và tiếp tục tái sinh thành 1 bụi lớn).

Chăm sóc sau thu hoạch

Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê (80- 100 kg urê cho mỗi hecta).

5.3. Kỹ thuật trồng chè khổng lồ (Trichantera Gigantea)

+ Nguồn gốc và phân bố

Cây chè khổng lồ thường được gọi là Cây Chè Đại. Có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ. Cây có khả năng sống trong nhiều điều kiện khí hậu và sinh thái khác nhau. Đặc biệt thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới.

+ Đặc điểm sinh vật học

Cây Chè Khổng Lồ là giống cây thuộc dạng thân Gỗ, cây có thể mọc cao 5m đường kính lá 7–10 cm(15cm– 25cm), cành cây có từng mấu lồi nhỏ phân bổ dọc theo thân, tạo thành từng đốt.


Đặc điểm sinh thái học 18 Cây chè khổng lồ Cây thích ứng rộng trong vùng khí 4



+ Đặc điểm sinh thái học

18- Cây chè khổng lồ

Cây thích ứng rộng trong vùng khí hậu nhiệt đới, phát triển tốt cả trên nền đất chua (pH= 4.5) và đất nghèo dinh dưỡng. Chè khổng lồ là cây ưa ẩm, chịu được bóng râm vừa. Cây có tốc độ sinh trưởng đều trong năm.

Chè khổng lồ rất nhạy cảm với phân đạm. Khi thiếu đạm lá ngả màu vàng, nhưng chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng làm lá xanh trở lại.

+ Kỹ thuật trồng

• Chuẩn bị đất

Đất ươm cây giống cần râm mát. Sau khi giâm cành 15-20 ngày, mầm non xuất hiện và khi mầm mới có 2 cặp lá thật có thể đem trồng trên ruộng.

Tốt nhất ươm cây con vào cuối tháng giêng và trồng ra ruộng vào tháng 3

19 20 Cành hom cây chè khổng lồ nảy mầm ● Cách trồng và chăm sóc ● Trồng 5


19 20 Cành hom cây chè khổng lồ nảy mầm ● Cách trồng và chăm sóc ● Trồng 6

19,20- Cành hom cây chè khổng lồ nảy mầm

Cách trồng và chăm sóc

Trồng cây với mật độ 4 cây/1m2 (50 x 50cm). Khi trồng nên xé bầu đất để rễ cây được ngậm nước nhiều hơn, nhanh ra rễ non.

Bón phân hữu cơ hoai mục từ 20- 30 tấn/ ha, phân lân 1000- 1500kg/ ha.

Thu hoạch

Sau 120 ngày có thể thu hoạch lứa đầu ở độ cao của cây 60cm, 90- 100 ngày cho cắt lứa tái sinh.

Chăm sóc sau thu hoạch

Sau mỗi lần cắt nên làm sạch cỏ và bón 80-100kg ure/ha và nên bón cho cây một lượng hữu cơ vào đầu mùa xuân hàng năm.

21, 22- Cây chè khổng lồ tái sinh


Câu hỏi và bài tập

1. Cho biết các nhóm thức ăn được phân loại theo nguồn gốc? Thế nào là thức ăn thô khô, thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu protein? Cho ví dụ?

2. Đặc điểm dinh dưỡng của thức ăn xanh? Những lưu ý khi sử dụng?

3. Khi sử dụng ngô và sắn làm thức ăn cho vật nuôi cần chú ý những gì?

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ voi?

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ cỏ ghi- nê?

6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè khổng lồ?


Phần thực hành

Bài 1. Nhận dạng và phân loại thức ăn theo nguồn gốc?

Bài 2. Lựa chọn giống và trồng cỏ Voi, cỏ Ghi-nê, chè khổng lồ?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về đặc điểm dinh dưỡng, những lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn cho vật nuôi.

Ghi nhớ

Mỗi loại cỏ trồng học sinh phải nắm rõ quy trình ký thuật trồng và chăm sóc.


Chương 3: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN

Mã chương: C03


Giới thiệu:

Để đảm bảo cho đàn gia súc có đủ lượng thức ăn và chất dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh, cho năng suất cao thì việc chủ động chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông là rất quan trọng.

Việc chế biến thức ăn trước khi đem sử dụng cho vật nuôi sẽ làm tăng tính ngon miệng, kích thích quá trình tiêu hóa, tăng giá trị dinh dưỡng đồng thời loại bỏ những độc chất và vi khuẩn gây bệnh có trong thức ăn.

Mục tiêu:

+ Xác định được đúng thời điểm thu hoạch thức ăn

+ Hiểu được các phương pháp chế biến thức ăn trong chăn nuôi

+ Thận trọng, tỉ mỉ, tuân thủ đúng các nguyên tắc trong quá trình chế biến thức

ăn.

Nội dung chính:

1. Chế biến thức ăn

1.1. Phương pháp chế biến vật lý

1.2. Phương pháp chế biến hoá học

1.3. Phương pháp chế biến vi sinh vật

2. Bảo quản thức ăn

1. Chế biến thức ăn

1.1. Phương pháp chế biến vật lý

a. Cắt ngắn: Thường áp dụng với thức ăn thô xanh (thân cây ngô, cây lúa…). Độ dài thích hợp của các loại thức ăn trên đối với trâu, bò, ngựa là 3-5cm, cừu 1.5- 2cm

b. Nghiền: Áp dụng với những thức ăn thô, cứng (hạt ngô, hạt cây họ đậu…). Việc ghiền nhỏ các loại hạt, nguyên liệu thô, cứng gia súc khó tiêu hóa, hấp thu thành các loại thức ăn có kích thước hạt thích hợp làm cho dịch tiêu hóa thấm đều hơn.

c. Xử lý nhiệt: Nhằm loại bỏ một số độc tố có mặt trong thức ăn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi (củ sắn tươi, đỗ tương sống…)



23 Cắt nhỏ thức ăn xanh 24 Nghiền thức ăn hạt 25 Hấp chín thức ăn 1 2 Phương 7


23 Cắt nhỏ thức ăn xanh 24 Nghiền thức ăn hạt 25 Hấp chín thức ăn 1 2 Phương 8

23- Cắt nhỏ thức ăn xanh

24 Nghiền thức ăn hạt 25 Hấp chín thức ăn 1 2 Phương pháp chế biến hoá học 9


24 Nghiền thức ăn hạt 25 Hấp chín thức ăn 1 2 Phương pháp chế biến hoá học 10


24- Nghiền thức ăn hạt 25- Hấp chín thức ăn

1.2. Phương pháp chế biến hoá học

Thức ăn thô chất lượng thấp (như rơm rạ, thân cây ngô già) có nhược điểm cơ bản là dinh dưỡng không cân đối (do thiếu N, khoáng, vitamin và năng lượng dễ lên men) tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn.

Để khắc phục các nhược điểm trên người ta đưa ra các biện pháp xử lý hóa học nhằm làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và khả năng thu nhận thức ăn của vật nuôi.

+ Xử lý bằng urê

Phương pháp xử lý rơm bằng urê cũng gần giống phương pháp ủ chua, tức là trộn rơm với urê và ủ kín khí, nén chặt trong các hố ủ (hào, túi).

Ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 1 tấn rơm khô cần 40 kg urê và 800-1000 lít nước (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1).

Pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân giậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng buộc kín miệng túi.

Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho vật nuôi ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023