TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Chủ biên: PGS.TS. Phạm Đức Hiếu
Giáo trình
Kế toán đơn vị sự nghiệp
1
NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ Hà Nội, 2014
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 1 - 2
- Đặc Điểm Tổ Chức Quản Lý Của Đơn Vị Sự Nghiệp
- Đặc Điểm Quản Lý Tài Chính Của Đơn Vị Sự Nghiệp
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán đơn vị sự nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của Hệ thống kế toán công, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình tiếp nhận và sử dụng, quyết toán kinh phí; tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình hình chấp hành các dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp.
Nội dung cơ bản của công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp là tổ chức áp dụng chế độ kế toán hành chính - sự nghiệp phù hợp với phân cấp quản lý tài chính, mức độ tự chủ tài chính, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Tính đa dạng và phức tạp trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cũng như yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn, và hiệu quả cho các khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp phát huy mọi khả năng để tăng nguồn thu, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ Ngân sách Nhà nước đã có ảnh hưởng nhất định tới công tác kế toán tại các đơn vị này.
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy, học tập của Trường Đại học Thương mại, phù hợp với nội dung chương trình và quỹ thời gian của học phần, Bộ môn Kế toán quản trị đã tổ chức biên soạn cuốn “Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp”. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tập thể tác giả đã nghiên cứu các quy định của Luật Kế toán, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Hệ thống Chuẩn mực kế toán công quốc tế, tham gia vào nhiều đợt Hội thảo về Chuẩn mực kế toán công quốc tế và Hội thảo về xây dựng Chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam, cập nhật các văn bản pháp lý trong quản lý tài chính - kế toán đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp để nội dung của giáo trình đáp ứng được các yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn, đảm bảo phù hợp với cơ chế quản
lý tài chính của Nhà nước theo hướng tăng cường tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp và giảm dần bao cấp qua Ngân sách.
Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp là một công trình khoa học của tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán quản trị, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Thương mại. Tham gia biên soạn gồm:
- PGS.TS. Phạm Đức Hiếu - Chủ biên, biên soạn Chương 1 và Chương 3
- PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai - Biên soạn Chương 4 và Chương 6
- Ths. Nguyễn Thị Minh Giang - Biên soạn Chương 5
- Ths. Nguyễn Thị Nhinh - Biên soạn Chương 2
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán quản trị, các chuyên gia kế toán và các nhà khoa học mà tập thể tác giả đã trao đổi trong nhiều đợt Hội thảo về Chuẩn mực kế toán công thời gian qua.
Tập thể tác giả cũng hy vọng Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp không chỉ sử dụng cho đào tạo của trường Đại học Thương mại, mà còn là tài liệu tham khảo chuyên môn hữu ích cho các nhà quản lý, cán bộ kế toán cũng như giảng viên và sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo kế toán.
Chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài trường, các chuyên gia kế toán đã có những ý kiến quý báu giúp chúng tôi hoàn chỉnh giáo trình này.
Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THỂ TÁC GIẢ
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 13
1.1. Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp 13
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp 13
1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp 24
1.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp 27
1.2. Vai trò và nguyên tắc kế toán trong đơn vị sự nghiệp 35
1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ kế toán trong đơn vị sự nghiệp 35
1.2.2. Cơ sở kế toán trong đơn vị sự nghiệp và chuẩn mực kế toán
công quốc tế 36
1.3. Nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp 42
1.3.1. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán 42
1.3.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp 44
1.4. Câu hỏi ôn tập chương 1 57
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 1 58
CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN TÀI SẢN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 60
2.1. Kế toán tiền 60
2.1.1. Yêu cầu quản lý và nguyên tắc của kế toán tiền 60
2.1.2. Phương pháp kế toán tiền 64
2.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 85
2.2.1. Nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 85
2.2.2. Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ 86
2.2.3. Phương pháp kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ 87
2.3. Kế toán sản phẩm, hàng hóa 97
2.3.1. Nguyên tắc kế toán sản phẩm, hàng hóa 97
2.3.2. Phương pháp kế toán sản phẩm, hàng hóa 98
2.4. Kế toán tài sản cố định 106
2.4.1. Đặc điểm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định 106
2.4.2. Phân loại tài sản cố định 107
2.4.3. Đánh giá tài sản cố định 109
2.4.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định 113
2.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 2 138
2.5.1. Câu hỏi ôn tập 138
2.5.2. Bài tập 138
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 2 146
CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP 147
3.1. Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp 148
3.1.1. Kế toán các khoản thu sự nghiệp 148
3.1.2. Kế toán các khoản chi sự nghiệp 166
3.2. Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ 198
3.2.1. Kế toán các khoản thu hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ 198
3.2.2. Kế toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ 206
3.3. Kế toán xử lý chênh lệch thu, chi 214
3.3.1. Nguyên tắc kế toán 214
3.3.2. Phương pháp kế toán chênh lệch thu, chi 214
3.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 3 219
3.4.1. Câu hỏi ôn tập 219
3.4.2. Bài tập 220
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 3 227
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP VÀ QUĨ ĐƠN VỊ 228
4.1. Kế toán nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp 228
4.1.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp 228
4.1.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp 230
4.2. Kế toán nguồn kinh phí dự án 242
4.2.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí dự án 242
4.2.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí dự án 243
4.3. Kế toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước 250
4.3.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng
của Nhà nước 250
4.3.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng
của Nhà nước 251
4.4. Kế toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB 255
4.4.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB 255
4.4.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB 256
4.5. Kế toán các quĩ đơn vị 261
4.5.1. Nguyên tắc kế toán các quĩ đơn vị 261
4.5.2. Phương pháp kế toán các quĩ đơn vị 263
4.6. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 4 267
4.6.1. Câu hỏi ôn tập 267
4.6.2. Bài tập 267
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 4 272
CHƯƠNG 5
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 273
5.1. Kế toán các khoản phải thu 273
5.1.1. Nguyên tắc kế toán 273
5.1.2. Phương pháp kế toán các khoản phải thu 275
5.2. Kế toán các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng 283
5.2.1. Nguyên tắc kế toán 283
5.2.2. Phương pháp kế toán tạm ứng và thanh toán tạm ứng 284
5.3. Kế toán các khoản phải trả 286
5.3.1. Nguyên tắc kế toán 286
5.3.2. Phương pháp kế toán các khoản phải trả 287
5.4. Kế toán các khoản thanh toán trong nội bộ 304
5.4.1. Kế toán kinh phí cấp cho cấp dưới 304
5.4.2. Kế toán thanh toán nội bộ 308
5.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 5 314
5.5.1. Câu hỏi ôn tập 314
5.5.2. Bài tập 314
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 5 321
CHƯƠNG 6
BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 322
6.1. Những vấn đề chung về báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp 322
6.1.1. Khái niệm và bản chất báo cáo kế toán 322
6.1.2. Phân loại báo cáo kế toán 324
6.1.3. Mục đích của lập báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp 326
6.1.4. Nội dung của hệ thống báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp 326
6.2. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán
ngân sách trong đơn vị sự nghiệp 330
6.2.1. Qui định về lập và trình bày báo cáo tài chính,
báo cáo quyết toán ngân sách 330
6.2.2. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính,
báo cáo quyết toán ngân sách 338
6.3. Phương pháp lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị
trong đơn vị sự nghiệp 362
6.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo 362
6.3.2. Phương pháp lập và trình bày báo cáo 362
6.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 6 366
6.4.1. Câu hỏi ôn tập 366
6.4.2. Bài tập 366
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 6 370
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG GIÁO TRÌNH
BCTC : Báo cáo tài chính
BH : Bán hàng
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BTC : Bộ Tài chính
CCDC : Công cụ dụng cụ
ĐĐH : Đơn đặt hàng
ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
HCSN : Hành chính sự nghiệp
HĐND : Hội đồng nhân dân
HĐTX : Hoạt động thường xuyên
IPSAS : Chuẩn mực kế toán công quốc tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
KPHĐ : Kinh phí hoạt động
NN : Nhà nước
NS : Ngân sách
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NVL : Nguyên vật liệu
QL : Quản lý
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TGKB : Tiền gửi kho bạc
TGNH : Tiền gửi ngân hàng
TK : Tài khoản
TNCN : Thu nhập cá nhân
TSCĐ : Tài sản cố định
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản