BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC
GIÁO TRÌNH
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Lưu hành nội bộ)
Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
Quảng Ninh, năm 2021
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Có thể bạn quan tâm!
- Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 2
- Tóm Tắt Vai Trò Dinh Dưỡng Của Các Vitamin Hòa Tan Trong Nước
- Những Chú Ý Khi Sử Dụng Thức Ăn Ngũ Cốc Và Sản Phẩm Phụ. Hạt Ngũ Cốc Phải Rắn Chắc, Không Thối, Sâu Mọt, Không Mốc. Hạt Có Mùi Thơm, Không Có Vị
- Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 5
- Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 6
Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi là môn cơ sở chuyên ngành của chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Môn học này giúp học sinh nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng: nước, protein, năng lượng, vitamin, khoáng...đối với động vật nuôi. Một số bệnh liên qua đến các chất dinh dưỡng. Kỹ thuật cung cấp thức ăn, chế biến và bảo quản thức ăn, phương pháp sử dụng một số loại thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học trong nuôi dưỡng động vật nuôi...Nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi chuyên khoa.
Giáo trình gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của các chất dinh dưỡng Chương 2: Các loại thức ăn chăn nuôi Chương 3: Chế biến và bảo quản thức ăn
Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Quảng ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021
Người biên soạn
1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
2. Mai Thị Thanh Nga
3. Vũ Việt Hà
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH 1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN 6
Chương 1: VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG 7
Nội dung chính: 7
1. Khái niệm về dinh dưỡng và thức ăn 7
1.1. Khái niệm về dinh dưỡng 7
1.2. Khái niệm về thức ăn 7
2. Dinh dưỡng nước trong cơ thể động vật 8
2.1. Sự phân bổ của nước trong cơ thể 8
2.2. Vai trò của nước 8
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước cho động vật 10
3. Dinh dưỡng protein 11
3.1. Vai trò của protein 11
3.2. Phân loại protein 12
3.3. Axit amin trong dinh dưỡng động vật 13
4. Dinh dưỡng năng lượng 15
4.1. Hydratcacbon 15
4.2. Lipit 16
5. Dinh dưỡng khoáng 17
5.1. Phân loại chất khoáng 17
5.2. Vai trò dinh dưỡng của chất khoáng 17
6. Dinh dưỡng Vitamin 19
6.1. Đặc điểm chung của vitamin 19
6.2. Phân loại và vai trò của vitamin 19
Chương 2: CÁC LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI 23
1.Thức ăn xanh 23
1.1. Đặc điểm dinh dưỡng 24
1.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn xanh 24
2. Thức ăn thô khô 24
2.1. Đặc điểm dinh dưỡng 24
2.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn thô khô 24
3. Thức ăn củ quả 24
3.1. Đặc điểm dinh dưỡng 25
3.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn củ quả 25
4. Thức ăn hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ 25
4.1. Đặc điểm dinh dưỡng 25
4.2. Những chú ý khi sử dụng thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ. 25
5. Kỹ thuật trồng cây thức ăn cho ngựa 25
5.1.Kỹ thuật trồng cỏ voi ((Pennisetum pur pureum) 25
5.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghi-ne (Panicum maximum). 29
5.3. Kỹ thuật trồng chè khổng lồ (Trichantera Gigantea) 32
Chương 3: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN 35
1. Chế biến thức ăn 35
1.1. Phương pháp chế biến vật lý 35
1.2. Phương pháp chế biến hoá học 36
1.3. Phương pháp chế biến vi sinh vật (ủ chua) 37
2. Bảo quản thức ăn 38
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN
Tên môn học/mô đun: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
Mã môn học/môđun: MH 08
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi là môn cơ sở chuyên ngành. Môn học cung cấp những kiến thức về vai trò các chất dinh dưỡng cho động vật nuôi, các loại thức ăn thường sử dụng và các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn.
- Tính chất: Là môn học lý thuyết bắt buộc đối với nghề Chăn nuôi
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
+ Môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi chuyên khoa.
+ Sau khi học xong môn học người học có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và thức ăn dùng trong chăn nuôi. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn học tiếp theo đồng thời vận dụng những hiểu biết về môn học có thể cải tiến các kĩ thuật chăn nuôi cho hiệu quả năng suất cao.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về vai trò của các chất dinh dưỡng, nhu cầu từng chất dinh dưỡng đối với động vật nuôi và nguồn cung cấp
+ Hiểu được đặc điểm dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn gia súc, gia
cầm.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn để thực hiện quy trình
chăn nuôi gia súc- gia cầm , đảm bảo động vật nuôi khỏe mạnh, cho nhiều sản phẩm vệ sinh và an toàn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được vai trò của các các chất dinh dưỡng
+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo.
+ Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu thương động vật.
Nội dung của môn học/mô đun:
Giáo trình gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của các chất dinh dưỡng Chương 2: Các loại thức ăn chăn nuôi Chương 3: Chế biến và bảo quản thức ăn
Chương 1: VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Mã chương: C01
Giới thiệu:
Chương 1 giới thiệu về vai trò của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi.
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò các dưỡng chất đối với sức khỏe và khả năng sản xuất của vật nuôi.
- Đánh giá được mức độ quan trọng của các loại dưỡng chất đối với sự phát triển của vật nuôi.
- Nghiêm túc khi đánh giá vai trò của các dưỡng chất đối với vật nuôi.
Nội dung chính:
1. Khái niệm về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
2. Nước trong dinh dưỡng động vật
2.1. Sự phân bổ của nước trong cơ thể
2.2. Vai trò của nước
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước cho động vật
3. Dinh dưỡng protein
3.1. Vai trò của protein
3.2. Phân loại protein
3.3. Axit amin trong dinh dưỡng động vật
4. Dinh dưỡng năng lượng
4.1. Hydratcacbon
4.2. Lipit
5. Dinh dưỡng khoáng
5.1. Phân loại chất khoáng
5.2. Vai trò dinh dưỡng của chất khoáng
6. Dinh dưỡng Vitamin
6.1. Đặc điểm chung của Vitamin
6.2. Phân loại và vai trò của vitamin
1. Khái niệm về dinh dưỡng và thức ăn
1.1. Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là những hoạt động hóa học và sinh lý để chuyển những chất dinh dưỡng của thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể. Quá trình này thường chia làm 4 giai đoạn: thu nhận thức ăn (tiêu thụ thức ăn), tiêu hóa- hấp thu thức ăn, chuyển hóa thức ăn và bài xuất những chất cặn bã.
1.2. Khái niệm về thức ăn