Khái Quát Về Các Doanh Nghiệp Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi Ở Việt Nam


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, cụ thể:

- Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã được thực hiện để xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

- Thiết kế các phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và định lượng để triển khai mô hình đã đặt ra. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm thu thập các thông tin ban đầu làm tiền đề xác định các biến trong mô hình nghiên cứu và mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Đồng thời tìm hiểu, khảo sát về vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đo lường các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình. Phiếu khảo sát được gửi đến 100 doanh nghiệp chế biến TACN ở Việt Nam với 280 phiếu, kết quả sau làm sạch thu được 250 phiếu có thể sử dụng. Kết quả kiểm định sẽ chỉ ra nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến dự định vận dụng và vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Sự kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng làm cho thiết kế nghiên cứu đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Khái quát về các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

4.1.1. Giới thiệu hoạt động chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ra đời và phát triển cùng với ngành chăn nuôi Việt Nam. Kể từ giai đoạn đổi mới những năm 90, ngành công nghiệp CBTACN đã có sự phát triển mạnh mẽ.

Tăng trưởng ngành TACN có động lực mạnh từ sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản có tăng trưởng 5%-10% trong những năm gần đây, phụ thuộc vào diện tích và ngành sản xuất thuỷ sản. Ngành nuôi cá tăng trưởng 5% trong năm 2019 trong khi ngành nuôi tôm tăng trưởng 10%. Ngành TACN Việt Nam sẽ cần thời gian để hồi phục và USDA Post dự báo tăng trưởng ngành TACN Việt Nam năm 2020 là 3%.

Các yếu tố nguyên liệu đầu vào cũng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng của ngành CBTACN Việt Nam.

Đối với nguyên vật liệu ngô, những nhà sản xuất nội địa đối mặt với thách thức lớn với nguồn ngô có giá rất cạnh tranh từ các nước sản xuất lớn trên thế giới như Argentina và Brazil. Từ năm 2016, giá ngô quốc tế đã liên tục thấp hơn giá ngô Việt Nam. Trong những năm tới, nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng: USDA Post dự báo lượng nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục 11 triệu tấn trong niên vụ 2019, 2020.

Dưới những điều kiện thuận lợi, lúa mỳ làm TACN có thể là nguồn nguyên liệu TACN thay thế cho ngô. Nhập khẩu lúa mỳ làm TACN phụ thuộc lớn vào khả năng cạnh tranh về giá với ngô. Niên vụ 2017/2018 và 2018/2019, USDA Post ước tính nhập khẩu lúa mỳ làm TACN tăng mạnh do cạnh tranh về giá tốt so với ngô. Tuy nhiên, luá mỳ làm TACN không thể hoàn toàn thay thế ngô. Ban đầu, lúa mỳ gần như chỉ dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, do giá của lúa mỳ khá cạnh tranh nên đang trở thành một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất TACN tổng hợp cho cả nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. USDA Post dự báo nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam trong niên vụ 2019, 2020 sẽ duy trì ở mức cao, 2,5 triệu tấn do giá cạnh tranh so với ngô, và tăng trưởng của ngành TACN thuỷ sản và vật nuôi.

Thức ăn chăn nuôi bao gồm thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Thức ăn công nghiệp góp phần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, là điều kiện quan trọng để tiếp thu các giống gia súc gia cầm nhập ngoại và quy trình chăn nuôi hiện đại theo hướng công nghiệp hóa.


Đơn vị: Tấn


25,000,000

20,000,000

15,000,000

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp

Thức ăn chăn nuôi tự chế

10,000,000

5,000,000

-

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Hình 4.1. Sản lượng thức ăn công nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây

Nguồn: FAS – VN

Một số đặc điểm nổi bật của thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam:

- Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Ngành thức ăn chăn nuôi nước ta luôn phải đối mặt với thách thức lớn như nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước thiếu hụt, phải phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn cao và bấp bênh theo giá thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi. Nguồn cung các loại nguyên liệu giàu năng lượng như ngô, cám, lúa mỳ thiếu (khoảng 30% - 40%), thức ăn giàu đạm như đỗ tương, bột xương thịt, bột cá thiếu (khoảng 70% - 80%), riêng các loại khoáng chất, vi lượng, phụ gia thì phải nhập khẩu 100%. Bởi thế, khi thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới biến động về cung và cầu ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường trong nước. Việc phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đồng nghĩa với việc người chăn nuôi phải gánh thêm chi phí về vận chuyển, kiểm định, phí lưu kho, lưu bãi…So với các nước trong khu vực giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta luôn cao hơn ( khoảng 15% đến 20%).

Trong những năm gần đây, ngành TACN Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong năm 2018, ước tính 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm TACN, bao gồm TACN công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu. Nguyên vật liệu thô nhập khẩu bao gồm bột đậu tương, ngô, các loại bột ngũ cốc và cám khác từ cùi dừa, hạt cải


và cám gạo. Các nguồn nguyên liệu nhập khẩu còn bao gồm các protein động vật như bột thịt và bột xương và bột cá.

Các nguồn cung nguyên vật liệu nội địa cho TACN bao gồm cám gạo và gạo tấm từ ngành gạo nội địa. Ngành chế biến gạo sản xuất xấp xỉ 5 triệu tấn cám gạo hàng năm, phần lớn sử dụng cho TACN. Gạo tấm sử dụng làm TACN tương đối nhỏ, chỉ khoảng 0,5 triệu tấn do hoạt động xuất khẩu gạo mạnh. Sử dụng sắn trong TACN đang giảm, từ 800.000 tấn năm 2017 xuống còn 500.000 tấn năm 2018 và 2019 do sản xuất không phát triển và nhu cầu sắn cho xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học ở mức cao.

Lúa mỳ đang ngày càng trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành TACN Việt Nam. Nhập khẩu lúa mỳ làm TACN biến động theo từng năm tuỳ vào khả năng cạnh tranh về giá với ngô.

Thức ăn chăn nuôi tự chế phần lớn bao gồm các nguyên liệu nội địa, như ngô, cám gạo, gạo tấm, sắn, các loại rau và từ thực phẩm bỏ đi, cũng chủ yếu từ nguồn địa phương. Tuy nhiên, TACN tự chế không phải là nguồn TACN bền vững cho ngành sản xuất chăn nuôi ngày càng thâm canh.

Thức ăn chăn nuôi thành phẩm nhập khẩu dành cho một nhóm vật nuôi nhất

định, như tôm, cá cảnh và thú cưng.


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Hình 4.2. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam 2017 – 2019

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


- Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường

Theo Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020 cả nước có 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước, chiếm 68% và 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 32%. Số lượng nhà máy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn về sản lượng, chiếm 60% - 65% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra. Ngược lại các doanh nghiệp trong nước có số lượng nhà máy lớn nhất nhưng lại chỉ chiếm 35% - 40% trong tổng sản lượng. Điều này chứng tỏ năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn kém so với các doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài.

Hình 4 3 Thị phần doanh nghiệp TACN trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam Nguồn 1

Hình 4.3. Thị phần doanh nghiệp TACN trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

- Thị trường xuất khẩu TACN có sự thay đổi đáng kể từ năm 2017 đến 2019

Các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài với nguồn lực tài chính dồi dào đã không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, do đó không những đảm bảo tốt nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn dư thừa và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Theo Tổng cục Hải quan năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đạt 585,477 triệu USD, tăng 15,7% so với năm trước. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 4% so với năm 2017 với 609,759 triệu USD, đến năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 695,79 triệu USD, tăng 14,2% so với năm 2018.


Kim ngạch xuất khẩu (USD)

700000000.0

680000000.0

660000000.0

640000000.0

620000000.0

600000000.0

580000000.0

560000000.0

540000000.0

520000000.0

Kim ngạch Xuất khẩu (USD)

Năm Năm Năm

2017 2018 2019


Hình 4.4. Kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam từ 2017 - 2019

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ thì Trung Quốc là thị trường có tỷ trọng lớn nhất, năm 2018 tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 31,7%, đạt 202,19 triệu USD. Đứng thứ hai là thị trường Campuchia, chiếm 12,8% đạt 84,29 triệu USD. Ngoài ra, còn kể đến thị trường có tỷ trọng xuất khẩu TACN chiếm tương đối là thị trường Ấn Độ, Mỹ, Inđonexia…..

Malaisya, 8.100%

Indonexia, 6.800%

Nước khác, 0


Ấn Độ, 7.800%

Trung Quốc, 31.700%

Campuchia, 12.800%

Mỹ, 8.200%

Hình 4.5. Thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan


4.1.2 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Đặc điểm sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi còn gọi là cám được chia thành nhiều loại và được chia theo loại thức ăn cho các nhóm vật nuôi như thức ăn cho lơn: lợn con, lợn thịt, lợn nái…Thức ăn cho gà, thức ăn cho ngan, vịt, thức ăn cho bò… Nếu chia theo dòng thức ăn thì có thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc. Thức ăn hỗn hợp có dạng viên, người chăn nuôi có thể cho vật nuôi ăn trực tiếp mà không cần trộn thêm thức ăn bổ sung. Còn dòng thức ăn đậm đặc khi cho vật nuôi ăn thì người chăn nuôi phải trộn thêm thức ăn bổ sung .

Công ty TNHH Thương mại VIC sản xuất chế biến 2 dòng thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc đậm đặc và sản xuất thức ăn gia súc hỗn hợp dạng viên.

Đặc điểm sản phẩm TACN là mỗi sản phẩm TACN có một công thức riêng, bao gồm tỷ lệ phần trăm từng loại nguyên vật liệu trong 1 kg thành phẩm. Sản phẩm TACN có giá trị nhỏ, sản lượng sản phẩm lớn. Danh mục sản phẩm sản xuất có tính chất ổn định, ít biến động.

Thức ăn cho lợn là loại phổ biến nhất, 82,2% các doanh nghiệp quy mô nhỏ và tất cả các doanh nghiệp quy mô lớn tham gia sản xuất. Sản phẩm phổ biến thứ hai là thức ăn cho gà, sau đó là thức ăn cho bò, trong đó các doanh nghiệp quy mô lớn hơn tham gia sản xuất 2 loại sản phẩm này nhiều hơn. Nếu phân chia thức ăn chăn nuôi thành thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc một cách chi tiết hơn, nhìn chung các doanh nghiệp quy mô lớn hơn có xu hướng sản xuất từng chủng loại thức ăn nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng theo kết quả khảo sát ở Phụ lục 4.1, 100% các doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh đa sản phẩm.

Quy trình sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Đặc điểm công nghệ sản xuất TACN mang tính chất hàng loạt. Quy trình sản xuất TACN là quy trình sản xuất liên tục và khép kín. Quá trình sản xuất sản phẩm không phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, thời gian một quy trình sản xuất ngắn đối với thức ăn đậm đặc là 60 phút/mẻ, đối với thức ăn hỗn hợp là 90 phút/mẻ. Sản phẩm được sản xuất theo từng mẻ sản phẩm. Mỗi mẻ chỉ sản xuất một loại sản phẩm riêng biệt.

- Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho. Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất sẽ được làm sạch các loại tạp chất.

Tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, theo quan sát thực địa, các xe chở nguyên liệu phải được sát trùng trước khi vào khu vực nhập hàng. Các thông tin chi


Ép viên

Làm lạnh


Đóng gói và xếp bao


Sàng lọc

tiết về nguyên liệu sẽ được nhập vào máy tính để làm cơ sở cho việc kiểm tra và truy xuất nguồn gốc của các lô nguyên liệu khi đưa vào sản xuất.

Làm sạch nguyên liệu

Nạp nguyên liệu


Nghiền


Trộn


Hấp chín bằng buồng hơi




Hình 4.6. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Nạp nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất bao gồm nguyên liệu thô và tinh. Nguyên liệu thô như cám mì viên, cám gạo, dầu ăn, đậu tương hạt, bột đá, bột xương thịt…Nguyên liệu tinh là các loại thuốc và kháng vi lượng cần thiết được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Mỗi loại sản phẩm được phòng kĩ thuật xây dựng riêng một công thức về thành phần của các nguyên liệu.

Tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, nguyên liệu được đưa vào bồn chứa bằng một hệ thống tự động và các bồn chứa được thiết kế kín, riêng biệt để đảm bảo các loại nguyên liệu này không bị trộn lẫn và bị nhiễm các loại mầm bệnh gây hại. Các bồn chứa vật liệu được lắp hệ thống kiểm soát nhiệt độ nhằm điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Do đó chất lượng nguyên liệu luôn ổn định.

- Giai đoạn nghiền: Nguyên liệu thô sau khi được đưa vào theo từng mẻ sản phẩm sẽ được đưa vào máy nghiền giúp nguyên liệu được nghiền nhỏ tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau trong quá trình trộn ép viên và tăng khả năng tiêu hoá. Có nhiều loại máy nghiền khác nhau trên thị trường hiện nay, đĩa nghiền và búa nghiền là bộ phận nghiền được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất thức ăn. Sau khi nguyên vật liệu được nghiền nhỏ sẽ được chuyển sang giai đoạn trộn.

- Giai đoạn trộn: Đây là giai đoạn chính và quan trọng nhất. Nguyên liệu thô đã nghiền nhỏ được trộn lẫn với nguyên liệu tinh (thuốc và kháng vi lượng). Nguyên liệu tinh sẽ không qua giai đoạn nghiền mà sẽ đc trộn với nguyên liệu thô sau khi nguyên liệu thô được nghiền nhỏ. Với thức ăn đậm đặc sẽ được trộn trong vòng 5 phút, thức ăn hỗn hợp trộn đều trong vòng 10 phút. Thức ăn hỗn hợp được trộn đều giúp bổ sung dưỡng chất, mùi vị cho nhau giữa các thành phần nguyên liệu. Đồng thời trộn thức ăn còn làm tăng phản ứng hoá học hay sinh học khi chế biến thức ăn.

Ngày đăng: 12/07/2022