Những Chú Ý Khi Sử Dụng Thức Ăn Ngũ Cốc Và Sản Phẩm Phụ. Hạt Ngũ Cốc Phải Rắn Chắc, Không Thối, Sâu Mọt, Không Mốc. Hạt Có Mùi Thơm, Không Có Vị

Giới thiệu:

Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của vật nuôi. Sự trưởng thành và phát triển của vật nuôi chịu sự tác động trực tiếp bởi tính hoàn hảo của thức ăn. Khi đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi thì con vật sinh trưởng và phát triển nhanh, thời gian nuôi ngắn lại, khối lượng xuất chuồng cao và hiệu quả kinh tế cao và ngược lại nếu không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con vật.

Tuy nhiên mỗi loại thức ăn sẽ có giá trị dinh dưỡng riêng và tùy thuộc vào loài vật nuôi, giai đoạn phát triển, tính biệt ... mà lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Tìm ra nhu cầu của động vật đối với các loại chất dinh dưỡng chính là nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý và khả năng sản xuất của con vật.

Mục tiêu:

+ Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng của một số loại thực liệu làm thức ăn cho vật nuôi;

+ Nêu được đặc điểm và kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cỏ năng suất cao thường sử dụng cho vật nuôi

+ Thận trọng trong chế biến và định mức sử dụng thức ăn cho vật nuôi

Nội dung chính: 1.Thức ăn xanh

1.1. Đặc điểm dinh dưỡng

1.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn xanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

2. Thức ăn thô khô

2.1. Đặc điểm dinh dưỡng

2.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn thô khô

3. Thức ăn củ quả

3.1. Đặc điểm dinh dưỡng

3.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn củ quả

4. Thức ăn hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ

4.1 Đặc điểm dinh dưỡng

4.2. Những chú ý khi sử dụng thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ.

5. Kỹ thuật trồng cây thức ăn cho ngựa

5.1. Kỹ thuật trồng cỏ voi

5.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghine

5.3. Kỹ thuật trồng chè khổng lồ

1.Thức ăn xanh

Thức ăn xanh là loại thưc ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi, bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ. thức ăn xanh chiếm tỷ lệ cơ bản trong khẩu phần ăn cho loài nhai lại và động vật ăn cỏ (ngựa…). Thức ăn xanh có thể chia làm hai nhóm chính: cây cỏ tự nhiên và cây cỏ gieo trồng (cỏ stylo, cỏ medi, cỏ voi, cây ngô non và các loại rau bèo khác…)

1.1. Đặc điểm dinh dưỡng

Thức ăn xanh là loại thức ăn rẻ tiền, năng suất cao (1ha rau muống cho 50-70 tấn, 1 ha bèo hoa dâu có thể cho 300- 350 tấn …)

Thức ăn xanh chứa nhiều nước 60-85% (bèo hoa dâu, bèo tấm: 90-95% nước), có hàm lượng protein cao, tỷ lệ xơ ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành là 6-8 %. Thức ăn xanh chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, gia súc thích ăn. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô đối với loài nhai lại là 75-80%, đối với lợn 60-70%.

Thức ăn xanh giàu vitamin như β-Caroten (tiền vitamin A), vitamin E, C, B đặc biệt là vitamin B2. Thức ăn xanh còn nhiều xantofil là sắc tố vàng thực vật của hoa, quả, là chất tạo màu cho lòng đỏ trứng, da gà.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng…Nhìn chung thức ăn xanh ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hầu hết chỉ sinh trưởng vào mùa mưa còn mùa đông và mùa khô thiếu nghiêm trọng.`

1.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn xanh

Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipid và protein giảm.

Cỏ phải có mùi vị thơm ngon, không đắng chát, không ướt sương, lẫn bùn đất và hấp hơi.

Cỏ không bị dập nát, thối rữa. Không được trồng ở những nơi chôn gia súc mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc những nơi có nhiều mầm bệnh kí sinh trùng, vi sinh vật.

2. Thức ăn thô khô

Là tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt ngắn phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô…

2.1. Đặc điểm dinh dưỡng

Thức ăn thô khô thường có hàm lượng xơ thô cao (20-37% theo chất khô), nghèo protein (3,4- 4%), nghèo vitamin (A, D, E), nghèo khoáng (Ca, P, S), nghèo năng lượng và nghèo chất dinh dưỡng. Ở nước ta, do thiếu đất nông nghiệp, bãi chăn thả và diện tích trồng cỏ hạn chế nên ở nhiều vùng thức ăn thô và phụ phẩm nông nghiệp trở thành nguồn thức ăn chính của trâu bò trong mùa khô hay trong vụ đông xuân.

2.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn thô khô

Tỷ lệ cỏ độc hại lẫn trong cỏ khô phải rất nhỏ (< 1%)

Cỏ phải khô kỹ, màu xanh nhạt, mùi thơm, không bị ẩm ốc, thối, màu nâu đen... Rơm phải khô ráo, màu vàng nhạt hoặc vàng tươi, mùi thơm, không mốc thối.. Các thức ăn thô khô phải được bảo quản chu đáo, tránh ẩm ướt...

3. Thức ăn củ quả

3.1. Đặc điểm dinh dưỡng

Thức ăn củ quả là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc, nhất là gia súc cho sữa. Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là: sắn, khoai lang, bí đỏ, khoai tây...

Đặc điểm chung của nhóm thức ăn này là chứa nhiều nước, nghèo protein, chất béo, nghèo các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng nhưng giàu tinh bột, đường và hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu hóa. Thức ăn củ, quả rất thích hợp cho quá trình lên men của dạ cỏ. Do đó chúng có hiệu quả rõ rệt đối với gia súc nhai lại đang cho sữa và thời kỳ vỗ béo.

3.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn củ quả

Những củ quả bị dập nát, mốc thối, hà (khoai lang) thì không nên cho gia súc ăn.

Nếu bị ít thì cắt bỏ phần hỏng và chỉ tận dụng những phần còn tốt.

Củ không được mọc mầm, vỏ xanh (khoai tây) do tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha gây ngộ độc cho vật nuôi (hiện tượng đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy). Một số loại củ (sắn) cần phải sơ chế nhiệt trước khi đem sử dụng nhằm hạn chế độc tính CN (Chất độc CN là gốc của axit HCN). Khi ngộ độc CN con vật có biểu hiện sùi bọt mép, run rẩy, máu có màu vàng óng ánh. Cần cho con vật uống ngay nước đường và tiêm Thyosulphat vào tĩnh mạch.

Củ , quả phải được rửa sạch đất, cát trước khi cho gia súc ăn.

4. Thức ăn hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ

4.1. Đặc điểm dinh dưỡng

Hạt ngũ cốc gồm: Lúa, ngô, lúa mì, cao lương...Phụ phẩm của hạt ngũ cốc bao gồm: cám, tấm...là loại thức ăn giàu tinh bột, giàu năng lượng: 3200- 3400kcalME/ kg. Hàm lượng protein thô biến động trong khoảng 8- 12%. Đây là loại thức ăn nghèo lysine, tryptophane. Hàm lượng xơ thô trong các loại hạt có vỏ như cao lương, lúa gạo, đại mạch từ 7-14%, còn trong các loại hạt trần như ngô, lúa mì thì hàm lượng xơ thô từ 1,8- 3%. Các hạt ngũ cốc nghèo Ca, 1/3- 2/3 P của hạt ngũ cốc ở dạng axit philic có độ lợi dụng kém.

Cám gạo là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo, là nguồn thức ăn cho gia súc. Trong cám gạo có 12- 14% protein thô, 14- 18% dầu, cám gạo có nhiều vitamin nhóm B nhất là B1 (22,2mg/1 kg), 13,3mg B6, 0,43mg biotin và 5,1% axit phitic.

4.2. Những chú ý khi sử dụng thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ. Hạt ngũ cốc phải rắn chắc, không thối, sâu mọt, không mốc. Hạt có mùi thơm, không có vị đắng

Các sản phẩm phụ (cám) không vón cục, không có mùi mốc, không được chua, đắng. Không sử dụng quá nhiều cám gạo trong khẩu phần ăn cho gia súc (làm gia súc thiếu kẽm).

5. Kỹ thuật trồng cây thức ăn cho ngựa

5.1.Kỹ thuật trồng cỏ voi ((Pennisetum pur pureum)

+ Nguồn gốc và phân bố:

Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi, phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam cỏ Voi được coi là một trong những cây cỏ có triển vọng làm thức ăn cho gia súc.

+ Đặc điểm sinh vật học

Là loại cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao từ 4-6 mét, nhiều đốt, những đốt gần gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển trong đất. Lá hình dải, mũi nhọn nhẵn, bẹ lá dẹt ngắn và mềm có khi dài 60cm rộng 2cm. Hoa hình chùy màu vàng nhạt. Rễ phát triển mạnh ăn sâu có khi tới 2m.

Đặc điểm sinh thái 1 Cỏ Voi giai đoạn trưởng thành Cỏ voi có khả năng chịu 1



+ Đặc điểm sinh thái

1-Cỏ Voi giai đoạn trưởng thành

Cỏ voi có khả năng chịu được đất chua hay hơi kiềm, nhưng không chịu được mặn. Nói chung cỏ Voi ưa đất ẩm, pH = 6-7, đất không bùn, úng nước, có năng suất cao ở đất nhẹ, không chịu hạn nếu bị hạn thì phát triển chậm lá ngắn. Biên độ nhiệt độ từ 18-32oC, nhiệt độ thích hợp là 24oC.

+ Kỹ thuật trồng

• Chuẩn bị đất

Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trường hợp trồng chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại đất có tầng canh tác trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20 cm, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm.



● Phân bón 2 Chuẩn bị đất trồng cỏ Voi Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà 2



Phân bón

2- Chuẩn bị đất trồng cỏ Voi

Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 - 400 kg đạm urê; 250 - 300 kg super lân; 150 - 200 kg sulphat kali. Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi.

● Chọn giống 3 Bón phân trước khi trồng cỏ Voi Trồng bằng thân cây hom chọn 3



Chọn giống

3- Bón phân trước khi trồng cỏ Voi

Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 - 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi hecta cần 8

-10 tấn hom.



Kỹ thuật trồng

3,4- Hom đạt yêu cầu trồng

Thời điểm trồng cỏ Voi tốt nhất là từ tháng 2 – 5

Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40 cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú ý không chạm vào thân cây giống). Lúc được 30 ngày tiến hành bón thúc bằng100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.


5- Trồng cỏ Voi 6- Cỏ Voi nảy mầm

Thu hoạch

Cỏ được thu hoạch đợt đầu khi cỏ đạt 70 - 80 ngày tuổi. Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30 - 45 ngày (cỏ có độ cao 80 - 120 cm)

Khi thu hoạch cần cắt cách gốc cỏ 5cm, cắt sạch, không để lại mầm cây để cỏ có thể mọc lại đều.



● Chăm sóc sau thu hoạch 7 Thu hoạch cỏ Voi Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra 4



Chăm sóc sau thu hoạch

7- Thu hoạch cỏ Voi

Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê (100 kg urê cho mỗi hecta)

8 Cỏ mọc sau khi thu cắt lần đầu 5 2 Kỹ thuật trồng cỏ Ghi ne Panicum maximum 5

8- Cỏ mọc sau khi thu cắt lần đầu

5.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghi-ne (Panicum maximum).

+ Nguồn gốc và phân bố

Cỏ Ghinê có nguồn gốc từ các nước châu Phi nhiệt đới và phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới.

+ Đặc điểm sinh vật học

9 10 Cỏ Ghi nê trưởng thành Ghi nê là loại cỏ lâu năm thân cao tới 2 3m không 6


9 10 Cỏ Ghi nê trưởng thành Ghi nê là loại cỏ lâu năm thân cao tới 2 3m không 7

9 10 Cỏ Ghi nê trưởng thành Ghi nê là loại cỏ lâu năm thân cao tới 2 3m không 8

9, 10- Cỏ Ghi- nê trưởng thành


Ghi- nê là loại cỏ lâu năm, thân cao tới 2-3m, không có thân bò, chỉ phân nhánh và tạo thành bụi. Bẹ lá mọc quanh gốc có màu tím, cả bẹ và lá có lông nhỏ và trắng (tập trung ở bẹ lá). Tỷ lệ lá/thân là 5/7, cỏ ghine bộ rễ có nhiều nhánh, phát triển rất mạnh. Cỏ phát triển tạo thành từng cụm như một cái phiễu hứng nước mưa nên khả năng chống hạn cao.


11- Nhánh cỏ Ghi- nê

+ Đặc điểm sinh thái học

Cỏ Ghi- nê thích hợp ở nhiệt độ 18- 28oC và ẩm độ 80%. Độ cao có thể đến 2500 m so với mực nước biển. Lượng mưa bình quân là 1000 mm/năm. Cỏ không có khả năng sinh trưởng ở vùng đất ướt hay bị ngập lụt. Cỏ cũng không chịu hạn nhiều. Cỏ có thể thích ứng với nhiều loại đất nhưng cho năng suất cao khi đất nhiều mùn và dinh dưỡng. Cỏ thích nghi với những việc trồng trên những vùng đất dốc nên nhiều nơi sử dụng chúng để trồng trên các đường đồng mức hay trồng để bảo vệ đất chống xóa mòn.

+ Kỹ thuật trồng

• Chuẩn bị đất

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí