Kết Quả Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Cho Đàn Lợn Nuôi Tại Trại


4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề

4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại

4.2.1.1. Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã thường xuyên được tham gia các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt... Kết quả số lợn nái em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian thực tập ở trại được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng

(Đơn vị: con)


Tháng

Nái đẻ, nái nuôi con

Lợn con theo mẹ

6

60

667

7

58

672

8

60

675

9

60

653

10

60

648

11

57

650

Tổng

355

3965

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - 6


Số lượng lợn nái chửa, đẻ em chăm sóc là 355 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối khoảng 100 - 110 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng cám đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra cám


lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái cũng như lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều và tối), lợn bầu ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.

Chăm sóc lợn nái đẻ là một trong những việc quan trọng với chuồng đẻ cũng như sản xuất của trại, sau khi lợn con được cai sữa, lợn nái đẻ sẽ được đưa lên chuồng bầu để tiếp tục phối giống. Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn



TT


Công việc

Số lượng cần thực hiện

(số lần)

Khối lượng công việc thực hiện được

(số lần)

Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được

giao (%)

1

Cho lợn ăn hàng ngày

312

312

100

2

Chăm sóc lợn nái đẻ

355

355

100

3

Chuyển lợn xuống

chuồng cai sữa

6

6

100


Trong thời gian thực tập làm việc tại chuồng đẻ, em còn được tham gia vào công tác chuyển lợn con xuống chuồng cai. Thường thì lợn con tại trại sau 21 ngày sẽ được cai sữa và nuôi thêm 2 - 3 ngày nữa rồi được chuyển xuống chuồng cai sữa. Trước khi chuyển lợn kỹ sư của trại sẽ đi đánh dấu những con lợn nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn bằng mực xanh để thuận tiện cho công nhân lúc bắt. Công nhân sẽ bắt những con lợn nào được đánh dấu thả ra hành lang đi theo đường đã chuẩn bị từ trước xuống chuồng cai. Việc chuyển lợn con được thực hiện trung bình 1 tháng 1 lần, như vậy trong 6 tháng làm tại chuồng đẻ em tham gia được 6 lần (đạt 100%).


* Các công việc hàng ngày em đã thực hiện trong 6 tháng thực tập:

+ Nhận ca: kiểm lợn và kiểm tra quạt gió, bóng đèn. Kiểm tra nhiệt độ đầu chuồng (nhiệt độ thích hợp đầu chuồng là 27oC).

+ Lật máng rồi vệ sinh máng ăn và cho lợn nái ăn theo khẩu phần. Nái chửa cho ăn 2 bữa/ngày, nái nuôi con cho ăn 3 bữa/ ngày. Bón cám cho lợn bỏ ăn.

+ Lau máng và tra cám lợn con tập ăn.

+ Rắc vôi, quét 3 đường hành lang, cuối chuồng.

+ Đỡ đẻ cho lợn nái: Lau vú (nếu bẩn), lau mông, lau sàn: 2 chổi, 1 chổi để lau ô lợn bình thường, 1 chổi lau ô lợn bị tiêu chảy.

+ Cho lợn con uống thuốc phòng bệnh cầu trùng khi được 3 ngày tuổi.

+ Tiêm sắt khi được 1 - 2 ngày tuổi.

+ Thay thuốc sát trùng ngày 1 lần vào 6h30 hoặc 7h sáng.

+ Tiêm kháng sinh cho lợn nái vừa đẻ xong (tiêm liên tục 3 ngày) vào buổi sáng.

+ Điều trị lợn nái viêm vú, viêm tử cung và bại liệt.

+ Đếm lợn con và ghi vào sổ theo dòi vào cuối ngày.

+ Chỉnh lại số liệu bảng thức ăn vào cuối ngày.

- Công việc hàng tuần:

+ Thứ 2: Chuyển lợn nái từ chuồng bầu lên chuồng đẻ.

+ Thứ 3: Cai sữa lợn con (tuần thứ 3), chuyển lợn con từ chuồng đẻ xuống chuồng cai sữa

+ Thứ 4: Phun sát trùng xung quanh trang trại

+ Thứ 5: Phun sát trùng trong chuồng, tiêm Vetri L.A tổng đàn cho lợn con (tuần thứ 2).

+ Thứ 6: Phun sát trùng xung quanh trang trại

+ Thứ 7: Tiêm vắc xin (chuồng 3 tuần tuổi), phun sát trùng trong chuồng

+ Chủ nhật: Tổng vệ sinh chuồng trại, xả vôi, xút gầm.


4.2.1.2. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, nhỏ vắc xin cầu trùng, thiến lợn đực…. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con


STT

Công việc

Số lượng

(con)

Thực hiện

(con)

Tỷ lệ

(%)

An toàn

(%)

1

Đỡ lợn mẹ đẻ

355

120

33,80

100

2

Tiêm Fe

3965

1822

45,95

100

3

Nhỏ vắc xin cầu

trùng

3965

1822

45,95

100

4

Thiến lợn đực

1923

982

51,06

100


Qua bảng 4.3 có thể thấy, trong thời gian thực tập trên chuồng đẻ, em đã thực hiện các công việc thủ thuật trên đàn lợn con và đạt hiệu quả cao.

Em đã đỡ đẻ cho 120 lợn nái an toàn và đúng kỹ thuật, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Em đã thực hiện tiêm sắt cho 1822 lợn con, đạt tỷ lệ an toàn 100%. Tiến hành nhỏ cầu trùng cho 1822 lợn con, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Em tham gia thiến 982 con lợn đực và đạt an toàn 100%.

4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn

4.2.2.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong thời gian thực tập, em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng


chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào

khu chăn nuôi. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại



STT


Công việc


Số lượng


Đơn vị tính

Kết quả so với nhiệm vụ được

giao (%)

1

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2

Lần/ngày

100

2

Phun sát trùng xung quanh trang trại

2

Lần/tuần

100

3

Phun thuốc sát trùng trong chuồng

3

Lần/tuần

100

4

Quét và rắc vôi đường đi

7

Lần/tuần

100

5

Xả vôi, xút gầm

1

Lần/tuần

100


Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong suốt quá trình thực tập, em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do chủ trại, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Ngoài ra, vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, em đã cố gắng thực hiện tốt và đầy đủ công tác trên. Sử dụng Omnicide 3 pha với tỷ lệ 320 ml/1000 lít nước. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện thường xuyên. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hường gió lên tránh lợn con bị sặc, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Xả vôi xút gầm bằng cách cho vôi vào xô sau đó cho nước vào, khuấy đều cho tan vôi, sau đó xả xuống gầm. Mỗi tuần tại cơ sở thực hiện xả vôi xút gầm 1 lần.

4.2.2.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin


Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dich bệnḥ.

Tiêm vắc xin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch ̣ chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng phải được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng lịch quy định nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con. Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại trại được trình bày qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại



Thời gian (Ngày tuổi)


Phòng bệnh


Vắc xin/ Thuốc/chế phẩm


Liều lượng (ml/con)


Số lượng lợn (con)

Số con trực tiếp làm

(con)

Tỷ lệ thực hiện được (%)


An toàn (%)

1 - 2

Thiếu sắt

Fe + B12

2

3965

1822

45,95

100

3

Cầu

trùng

Baycoc 5%

1

3965

1822

45,95

100


7

Suyễn + Viêm đa

xoang

Mycoplasma hyopneumoniae

+ Glasser 1


2


3900


1950


50,00


100

21

Viêm đa xoang

Glasser 2

2

3885

1442

37,12

100

Qua kết quả bảng 4.6, có thể thấy được kết quả tổng quát về việc phòng và trị bệnh cho đàn lợn con tại trại bằng thuốc và vắc xin. Lợn con từ 1 - 2 ngày tuổi được tiêm Fe + B12 phòng thiếu sắt cho 1822 lợn con, đạt an toàn 100%. Sau 3 ngày tuổi được nhỏ thuốc phòng trị cầu trùng, nâng cao sức đề kháng cho


lợn con, 100% lợn con sau khi sinh sẽ được nhỏ thuốc. Trong thời gian thực tập trên chuồng đẻ, em đã nhỏ cầu trùng cho 1822 lợn con và đạt an toàn 100%. Ngoài ra, em còn tiêm vắc xin Mycoplasma hyopneumoniae + Glasser 1 cho 1950 lợn con 7 ngày tuổi phòng bệnh suyễn và viêm đa xoang. Khi lợn 21 ngày em tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh viêm đa xoang cho 1442 con, đạt an toàn

100%.

Số lượng lợn con giảm do bị lợn mẹ đè chết và mắc bệnh tiêu chảy.

4.2.3. Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó, em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dòi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt đông, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác. Kết quả của công tác điều trị bệnh em đã thực hiện trên đàn lợn nuôi tại trại trình bày tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con



STT


Tên bệnh

Số lợn theo dòi (con)

Số lợn mắc bệnh (con)


Phác đồ điều trị

Số lợn khỏi (con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)


Tỷ lệ khỏi (%)



1

Hội chứng tiêu chảy


3965


380


Interflox + Atropin 1ml/10 kg thể trọng, Tiêm bắp.

Điều trị 3 - 5 ngày.


350


9,58


92,11

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Tỷ lệ mắc là 9,58% so với tổng đàn là thấp nhờ có công tác phòng bệnh, chăm sóc đàn tốt.

Số con điều trị khỏi đạt 92,11%. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khả năng khỏi bệnh không cao.

Ngoài việc, chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn con, em còn được tham gia thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái



STT


Tên bệnh

Số lợn theo dòi

(con)

Số lợn mắc

(con)


Phác đồ điều trị

Số lợn điều trị khỏi

(con)

Tỷ lệ mắc (%)

Tỷ lệ khỏi (%)


1

Hiện tượng đẻ

khó


355


36


Oxytocin 2 ml/con


36


10,14


100


2

Bệnh viêm vú


355


15

Chườm nước đá lạnh, tiêm Cefquinom liều

20ml/con/lần


15


4,23


100


3


Bệnh viêm tử cung


355


20

Oxytocin; cồn Iod 10% (pha 1ml/1l nước) làm sạch tử cung, tiêm Cefquinom

với liều 20ml/con/lần


20


5,63


100

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí